- Một số hình ảnh tại "Phiên chợ Xanh Tử Tế" Quận 3

Chợ phiên Xanh Tử tế là phiên chợ cuối tuần chuyên bán các sản phẩm nông nghiệp với tiêu chí xanh - sạch. 
Hiện phiên chợ này đang được tổ chức đều đặn vào 2 ngày cuối tuần tại 2 địa điểm 135A hoặc 163 Pasteur, P. 6, Quận 3.


Phiên chợ Xanh Tử tế là ý tưởng để đưa các sản phẩm xanh sạch từ tay nhà sản xuất trực tiếp đến các gia đình. Mô hình hoạt động là đơn vị tổ chức sẽ đứng ra tổ chức, thuê địa điểm, tiếp thị,... và các doanh nghiệp hoặc nông hộ sẽ đăng ký gian hàng để bày bán các sản phẩm của mình.

Chưa rõ tiêu chí yêu cầu để một sản phẩm đủ điều kiện bày bán tại phiên chợ này. Tuy nhiên chúng tôi tin rằng ban tổ chức và người bán đủ "tử tế" để đem đến sản phẩm sạch đến với người nội trợ.

Nhà Nông Làm giàu chia sẻ với các bạn một số hình ảnh tại Phiên chợ Xanh tử tế tổ chức tại 135A Pasteur, P. 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh (gần ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Pasteur).


Địa điểm tổ chức khá trung tâm, dễ dàng đi lại




Khách nước ngoài cũng đi chợ



Sản phẩm gạo sạch Cỏ May



Hạt điều đặc sản Gia Bảo - Bình Phước

Bánh gạo lứt nguyên hạt Hello Rice

Hello Rice mang đến chợ phiên máy làm bánh trực tiếp và bán để khách hàng có thể xem được qui trình sản xuất








Lịch trình tổ chức những tháng cuối năm​ 2016

Còn khá nhiều gian hàng khác nữa, thời gian đầu số lượng gian hàng có thể nói là còn ít nhưng hi vọng thời gian tới sẽ có nhiều gian hàng tham gia để sản phẩm trở nên đa dạng và phong phú hơn.

Fanpage của phiên chợ các bạn có thể truy cập: https://www.facebook.com/PhienChoXanhTuTe

Nhanonglamgiau.com

Kinh doanh tử tế, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp trong thời đại tiêu dùng thông minh


Sự phát triển của mạng xã hội đã tạo nên thời đại của những người “tiêu dùng thông minh”, và điều này cũng đang mở ra thời đại của người kinh doanh tử tế. Bởi, nếu loại bỏ chữ tử tế ra khỏi triết lý kinh doanh, doanh nghiệp cũng đồng thời loại bỏ chính mình.

Tử tế với khách hàng
Một du học sinh Việt Nam ở Nhật Bản đã chia sẻ câu chuyện như sau:
Một lần, cô bạn cần thực hiện giao dịch chuyển khoản ngân hàng nhưng không biết thao tác trên máy ATM như thế nào nên đã quyết định chuyển tiền tại quầy giao dịch thay vì chuyển tại máy; và tất nhiên, việc chuyển tại quầy sẽ mất phí cao hơn.

Giao dịch viên tại quầy năm giải thích rằng cô nên chuyển tiền trên máy ATM để giảm chi phí, thậm chí đề nghị làm thêm thẻ ngân hàng để chuyển khoản miễn phí. Tuy nhiên, vì chưa quen thao tác trên máy ATM nên cô bạn vẫn một mực xin làm tại quầy, chấp nhận cước phí cao. Sau một hồi thuyết phục khách hàng không được, giao dịch viên đứng dậy rời khỏi quầy, dẫn cô đến tận máy ATM và thao tác giúp tất cả các bước trừ việc nhập mật khẩu.

Ông chủ người Nhật ở Việt Nam đứng dưới mưa mời khách vào đổ xăng

Vậy đấy, sự tử tế không chỉ dừng lại ở việc đưa thông tin đúng sự thật cho khách hàng lựa chọn mà còn là giúp họ đạt được lợi ích tốt nhất, bất chấp việc họ chưa nhận thức ra điều đó. Đó không chỉ là một câu khẩu hiệu, một bài học mang tính lý thuyết mà cần đến từ nhận thức của mỗi người làm dịch vụ, kinh doanh, sản xuất… Khi bạn có thể làm được điều này, thành công chắc chắn đang ở rất gần.

Tử tế với nhân viên

Bà Kathleen Henson – nhà sáng lập kiêm CEO của công ty Henson Consulting (công ty PR-Truyền thông trụ sở chính tại Chicago, Mỹ) chia sẻ: “Trong môi trường kinh doanh vốn được định nghĩa “thương trường là chiến trường”, sự tử tế dường như là một điều xa lạ. Với tư cách là một CEO, tôi luôn áp dụng triết lý “lãnh đạo bằng sự tử tế” trong điều hành công ty của mình.

Suốt 25 năm làm việc, tôi nhận ra rằng việc lãnh đạo nhân viên bằng những hành động tử tế tốt hơn nhiều việc bạn luôn ra lệnh bằng những văn bản và quy định cứng nhắc. Điều này giúp các nhân viên và cộng sự của bạn làm việc trong môi trường thoải mái, tin tưởng lẫn nhau; từ đó giúp công ty phát triển hơn, thu về nhiều lợi nhuận hơn. Tôi luôn cố gắng tiếp cận những thử thách hay những tình huống căng thẳng với đồng nghiệp bằng thái độ điềm đạm và nhân hậu”.

Bà Kathleen Henson – nhà sáng lập kiêm CEO của công ty Henson Consulting

Thái độ coi thường, la mắng nhân viên nơi công sở là điều tồi tệ nhất mà một người chủ, người quản lý, giám đốc có thể làm. Hãy thử nghĩ xem, bạn có thể trông mong kết quả công việc tốt đẹp từ những người luôn mang tâm trạng sợ sệt hoặc căm ghét bạn hay không? Tất cả chúng ta đều mong muốn được đánh giá đúng, được công nhận và được động viên. Nếu bạn hỗ trợ nhân viên của mình, tôn trọng họ, chắc chắn họ sẽ nỗ lực hết mình để thực hiện công việc thay vì chỉ đối phó giả tạo khi bạn có mặt.

Tử tế với xã hội

Thực tế, mỗi công ty đều nên tham gia vào các hoạt động xã hội và đóng góp cho cộng đồng. Nếu trước đây, các chương trình xã hội dành cho cộng đồng được xem như phần phụ trong các hoạt động truyền thông – quảng bá của thương hiệu, thì nay, sự khác biệt trong tư duy của người tiêu dùng đã khiến cho cục diện hoàn toàn thay đổi.

Xu hướng “kinh tế chia sẻ” ngày càng lan tỏa rộng rãi trong xã hội trên toàn thế giới. Dù phương thức và cách làm của doanh nghiệp có thể khác nhau nhưng đều mang chung một ý nghĩa: giải quyết các bài toán cho cộng đồng, mang lại nhiều giá trị thặng dư hơn nữa cho xã hội.

Xu hướng “kinh tế chia sẻ” ngày càng lan tỏa rộng rãi trong xã hội trên toàn thế giới

Theo nghiên cứu tiêu dùng của Công ty IBM, niềm tin của người tiêu dùng đối với các tổ chức, chính phủ, doanh nghiệp ngày càng ít dần. Sự lên ngôi của mạng xã hội đã kết nối người tiêu dùng lại với nhau và người tiêu dùng chỉ tin tưởng những người tiêu dùng khác. Họ chỉ muốn lựa chọn những doanh nghiệp làm đúng lương tâm, làm những việc có đạo đức. Vậy nên, thay vì sử dụng những chiêu trò quảng cáo, PR rầm rộ, đã đến lúc các doanh nghiệp cần dùng sự chân thành và tử tế để tạo ra một “mạng lưới” lòng tin và tình cảm của người tiêu dùng.

“Tiếng lành đồn xa”, “Hữu xạ tự nhiên hương”, những giá trị nhân văn mà doanh nghiệp tạo ra sẽ nhanh chóng lan truyền và trở thành những “hạt giống thần kỳ” đưa công ty vươn lên mạnh mẽ. Đó là tài sản vô hình, là tài sản uy tín xã hội của một doanh nghiệp và có tầm quan trọng ngang với vốn tiền mặt hay vốn con người.

Người tiêu dùng chỉ muốn lựa chọn những doanh nghiệp làm đúng lương tâm, làm những việc có đạo đức.

Nhiều người chỉ quan tâm đến lợi nhuận, họ tìm mọi cách để tối đa hóa lợi nhuận, sử dụng đủ mọi chiêu trò trong kinh doanh mà quên mất rằng chính giá trị tạo ra cho cộng đồng mới đem lại giá trị vật chất bền vững cho công ty. Vẫn biết Khoảng cách giữa “chúng tôi” và “chúng ta” vốn không dễ lấp đầy, bởi để đến được chữ “ta”, doanh nghiệp phải hy sinh cái lợi trước mắt, phải dũng cảm rời bỏ con đường cũ kỹ đang đi, để đương đầu khám phá con đường mới. Nhưng, trong khi mà cả thế giới đều đang hướng đến sự tử tế, doanh nghiệp liệu có còn lựa chọn nào khác?

Mỗi cá nhân sống tử tế là tiền đề để một xã hội tử tế

Thực tế, bạn không sống tử tế chỉ vì người khác, mà còn vì chính bản thân bạn. Thay vì mong đợi xã hội này tử tế với bạn, hãy sống tử tế với chính mình, với xã hội trước. Mỗi cá nhân sống tử tế là tiền đề để một xã hội tử tế. Cả xã hội tử tế thì thế giới này sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc. Hãy luôn ghi nhớ: Tiền không mua được tất cả nhưng có thể làm người ta bị mất đi tất cả.

Nguồn ảnh: ajcnews.net

“Omotenashi” – Nghệ thuật hiếu khách bằng cả trái tim của người Nhật


Nhật Bản nổi tiếng toàn thế giới bởi dịch vụ khách hàng với tinh thần “Omotenashi“. Lịch sự, thân thiện, chu đáo,… là những điều đã in đậm dấu ấn trong lòng du khách về tinh thần hiếu khách khó quên của người Nhật.

Nhân viên tại một trung tâm thương mại cúi chào khách hàng. (Ảnh: Japan Times)

“Omotenashi” nghĩa là gì?
Trong tiếng Nhật, “Omotenashi” nghĩa là đón tiếp khách hàng bằng cả tấm lòng, bằng sự chân thật, không giả tạo, không giấu giếm. Đó là sự quan tâm và những hành động giúp khách hàng cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Hơn thế, có thể cho rằng trong nền tảng những quy định và tác phong bắt buộc tại công ty Nhật đều có “Omotenashi”.


Tinh thần hiếu khách “Omotenashi” trong cộng đồng
Omotenashi được định nghĩa là một nghệ thuật hiếu khách “hết lòng, quên mình”, đây là một nền tảng trong văn hóa Nhật Bản. Được chào đón ai đó đến nhà hay có thể đoán trước được mọi nhu cầu của họ được xem là niềm vinh hạnh với chủ nhà.


Bạn có thể thấy được “Omotenashi” hàng ngày tại Nhật Bản. Một tài xế taxi tự động mở ra và đóng cửa cho hành khách của mình; những chiếc ô và túi được đặt sẵn trong tầm tay ở một cây ATM tại Nhật Bản; những người dọn vệ sinh trên các chuyến tàu Shinkansen cúi chào hành khách khi họ làm việc cũng là một biểu hiện nổi tiếng của omotenashi.

Nhật Bản nổi tiếng toàn thế giới bởi dịch vụ khách hàng với tinh thần “Omotenashi“. (Ảnh: Pixta)

Nhà vệ sinh vô cùng sạch sẽ, sẵn sàng phục vụ mọi người ở hầu hết địa điểm công cộng. Thức ăn luôn được trình bày đẹp để đem lại trải nghiệm tốt hơn cho thực khách. Ở dưới hoặc bên cạnh bàn ăn nhà hàng hay quán bar luôn có một chiếc giỏ nhỏ để bạn để túi xách hay áo khoác.


Tham quan bất kỳ một cửa hàng Nhật Bản được mở vào buổi sáng, mỗi nhân viên cúi chào khi bạn bước vào thực sự là một trải nghiệm khó quên. Omotenashi còn được thể hiện khi người bán hàng có thể đoán trước đươc nhu cầu của khách hàng và đưa ra sản phẩm và dịch vụ tốt nhất mà khách hàng không ngờ tới. “Omotenashi” là một niềm tự hào và nỗ lực trong việc chào đón du khách đến với cửa hàng của mình.


Nhiều nhà sử học cho rằng gốc rễ của Omotenashi chính là từ lễ trà truyền thống của Nhật Bản. Trên thực tế, từ “omotenashi” bắt nguồn từ tiệc trà. Chủ tiệc trà cố gắng hết sức để tạo không khí giúp khách thư giãn, tỉ mỉ chọn kiểu bát, hoa và cách trang trí thích hợp nhất mà không mong mỏi được đáp lại. Các khách mời nhận thức rõ nỗ lực của chủ nhà, và đáp lại bằng thái độ tôn trọng. Cả chủ và khách tạo ra môi trường hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau, theo niềm tin rằng việc tốt cho cộng đồng quan trọng hơn nhu cầu cá nhân.


Cũng vì truyền thống đó mà làm việc trong ngành dịch vụ ở Nhật được coi là phải có sự tôn trọng và thành thật ở mức tối đa.

Nhiều nhà sử học cho rằng phần lớn phép tắc của người Nhật bắt nguồn từ các nghi lễ trang trọng trong tiệc trà và võ thuật. (Ảnh: Constant Contact)

Omotenashi như là một phần của văn hóa Nhật Bản, đất nước sẽ tổ chức Thế vận hội vào năm 2020. Người phát ngôn Christel Takigawa đã hứa rằng Tokyo sẽ mang đến cho các vận động viên và khách du lịch một sự chào mừng độc đáo, với truyền thống từ thời tổ tiên nhưng vẫn ăn sâu vào văn hóa hiện đại của Nhật Bản. Omotenashi giải thích lý do tại sao người Nhật chăm sóc lẫn nhau cũng như chăm sóc khách đến thăm rất tốt.


Ở Nhật, mọi nhân viên cửa hàng, không kể là ai, đều phải chào khách bằng cách nói to và lịch sự “irasshaimase” (Kính chào Quý khách). Tuy ở các cửa hàng Walmart hay GAP cũng có người chào hỏi nhưng ở Nhật, quan niệm chào đón một người nào đó là trách nhiệm của tất cả mọi người. 

Đa số các nhân viên bán hàng ở Nhật sẽ cúi đầu trước sàn bán hàng (sales floor) mỗi khi họ đi ra hay quay vào nhà kho, như một biểu hiện của sự tôn trọng. Tại cửa hàng Louis Vuitton ở Roppongi, nhân viên bán hàng sẽ kín đáo trao đổi qua tai nghe để đồng nghiệp biết khách hàng đang di chuyển về khu vực của họ. Ở Tokyo, chắc chắn bạn sẽ không bắt gặp nhân viên bán hàng nào tỏ vẻ chán nản hay ngồi nghịch điện thoại trong quầy bán hàng.

Tất nhiên các dịch vụ tuyệt vời này được thực hiện mà không có sự kỳ vọng sẽ nhận được tiền tip. Ở nhà hàng Nhật, phục vụ không hề được nhận tiền tip. Trong thực tế, nếu bạn đưa tiền tip cho ai đó, họ sẽ từ chối, có người còn coi đó là một sự xúc phạm. Omotenashi là trao đi mà không kỳ vọng, tính toán mình sẽ giành được phần thưởng.

Tất nhiên, tiền phục vụ đó đã được các nhà hàng tính trong lương nhân viên. Các chuyên gia trong ngành dịch vụ của Nhật được dạy cần tin rằng: Một khách hàng hài lòng sẽ giới thiệu đến nhiều khách, việc kinh doanh tiếp tục phát triển như vậy mới là phần thưởng đáng giá nhất.

Theo Tinh Hoa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét