- Câu chuyện trên sông Sài Gòn

Sinh 11 người con và trải qua bao vất vả, ông bà vẫn yêu nhau bền bỉ suốt 60 năm cuộc đời


Nghĩ về một tương lai có thể nắm tay người ấy lúc răng long đầu bạc, 60 năm sau ngày cưới vẫn có thể nhìn nhau bằng ánh mắt âu yếm và cư xử nhẹ nhàng... Đó có phải là bến bờ hạnh phúc nhiều người mơ ước.

Nhiều người nói tình yêu giống như con chim non dễ chết yểu. Để nuôi dưỡng nó, bạn cần thời gian, công sức và tiền bạc. Ở một bối cảnh xã hội ngày càng trở nên phức tạp, tìm kiếm một tình yêu chân thành, mộc mạc, bên nhau chỉ vì yêu nhau dường như đang trở thành giấc mơ của nhiều người.

Hạnh phúc của bạn là gì? Bạn có ở trong số những người nghĩ về tình yêu thực dụng như trên hay không? Đừng mất lòng tin vào cuộc sống vì tình yêu trọn đời là có thật, câu chuyện một túp lều tranh, hai trái tim vàng là có thật. Cho dù đời bao giông tố, dù phải trải qua muôn vàn khó khăn về điều kiện vật chất, người ta vẫn có thể yêu nhau nồng nàn, sâu sắc. Đó cũng chính là cách mà ông Đặng Văn Ngộ (81 tuổi) và bà Võ Thị Sẩm (78 tuổi, phường Mỹ Lợi, quận 2, TP HCM) đã sống bên nhau trong suốt 60 năm cuộc đời.

Hạnh phúc là được ăn chung một bữa cơm, uống chung một ly nước
Năm 20 tuổi, ông Ngộ "cảm nắng" cô gái 17 tuổi tên Sẩm xinh đẹp. Thấy ông Ngộ mồ côi cả cha lẫn mẹ, cuộc sống khó khăn, bà Sẩm cũng nhanh chóng động lòng. Cuộc hôn nhân diễn ra êm đẹp, đơn giản chỉ là ông ngỏ lời, hai bên gia đình đồng ý và thế rồi họ cưới nhau.

Cặp vợ chồng già yêu nhau đến trọn đời.

Ngoảnh mặt nhìn lại, 60 năm đã trôi qua. Nhớ ngày lấy nhau, ông Ngộ có nói với bà Sẩm rằng sau này làm ăn khấm khá, sẽ lo cho bà được sống sung sướng giống như người ta. Thế mà 60 năm lăn lộn, họ lao động cực nhọc, lời hứa ngày nào của ông đến giờ vẫn còn dang dở.

Cuộc sống khó khăn nhưng bà Sẩm chưa khi nào chê trách chồng mình. Từ ngày lấy ông, bà luôn tay làm việc. Trước kia, khi còn sức khỏe, bà làm ruộng thuê, ông bốc vác, phụ hồ. Khi tuổi cao, sức yếu, ông bà chỉ còn cách bám trụ trên khúc sông Sài Gòn vớt ve chai kiếm sống.


Mỗi ngày, họ thức dậy từ sáng sớm, làm việc quần quật đến tận 3-4h chiều. Bà Sẩm kể vào lúc 9-10h sáng, nước sông dâng cao cũng là khi vớt được nhiều chai lọ nhựa.

Trước kia, khi phế liệu còn được thu mua với giá cao, vợ chồng ông bà kiếm chừng 70.000 - 80.000 đồng/ngày, nay giá thành hạ xuống, mỗi ngày, họ chỉ kiếm được khoảng 40.000 đồng. Có ngày mưa gió, chiếc xuồng lật úp, cả hai phải lội bì bõm dưới sông. Dù chẳng kiếm được bao nhiêu nhưng ngày nào, ông bà cũng mò ra sông. Họ nghĩ đơn giản, "mình còn sức thì mình cứ làm".

60 năm sau ngày cưới, hạnh phúc của 2 ông bà đến từ những điều rất bình dị. Đó là có thể ăn chung một mâm cơm, uống ly nước, cùng nhau chèo thuyền kiếm chai nhựa, đêm về bóp chân cho nhau thư giãn... Nghĩ về tương lai, cả hai đều buồn, không biết ai mất trước, ai mất sau và khi một người ra đi, người kia ở lại sẽ thế nào?

Tinh thần tự lập, không nương nhờ vào các con
Nỗi vất vả của ông bà cũng vì họ sinh đẻ không kế hoạch. Họ có 11 người con và 40 người cháu. Ngồi điểm lại tên các con, trong chốc lát, chính ông Ngộ cũng nhầm lẫn, không nhớ nổi thứ tự, tên tuổi của họ.

Sinh nhiều con, họ không có đủ sức chăm lo chu toàn cho chúng. 11 người con, ông bà mất người con thứ 5. 10 người khác từ khi còn nhỏ đã phải mạnh ai nấy bươn chải kiếm sống. Họ sớm lập gia đình rồi sinh con và có những mối bận tâm khác nhau. 

Gia đình ông Ngộ sum vầy.

Bố em đang làm thì té ngã trúng người khác, chở vô bệnh viện bác sĩ nói khô não rồi. Mẹ em vất vả nhiều lắm, cho nên không nuôi nổi ông bà ngoại

Tình cảnh gia đình chị Ly cũng là cảnh chung của 10 anh chị em khác trong gia đình. Ai cũng khó khăn, ai cũng mải làm thuê kiếm tiền nuôi con. "Một người mẹ có thể nuôi được 10 người con nhưng 10 người con lại không nuôi nổi một bà mẹ", câu nói ấy thực tình rất đúng trong hoàn cảnh của vợ chồng ông Ngộ, bà Sẩm. 


Trước con cái còn ở chung thì mình làm việc cực nhọc, con cái lớn hết rồi thì đi mần ve chai kiếm sống vậy thôi cho đỡ chớ bám vào tụi nó, tụi nó cũng không nuôi nổi đâu

Thôi tụi bay giờ vất vả rồi, sau này đừng để con cái vất vả giống tụi bây. Ráng đó mà lo cho con ăn học đi cho bớt khổ. Vậy được rồi chớ khỏi lo cho bố mẹ

Niềm mong ước lúc xế chiều của họ là có một khoản tiền tiết kiệm để trang trải lúc đau ốm. Họ muốn nuôi một con bò để có thêm tiền, không phải lênh đênh trên con nước sông Sài Gòn. Niềm mong ước ấy đã được chương trình Điều ước thứ 7 thực hiện. Chương trình cũng có mặt để giúp đỡ cả gia đình đoàn tụ, nói những lời yêu thương chân thành sau chuỗi ngày mệt nhoài, ít có điều kiện quan tâm nhau chỉ vì cuộc sống mưu sinh vất vả.

Clip chương trình Điều ước thứ 7 số 103: Câu chuyện trên sông Sài Gòn.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét