- Những thói xấu khó bỏ của người Việt

Lâu nay người Việt cứ ru nhau bằng những từ hoa mỹ mà chẳng bao giờ nhìn nhận thẳng vào sự thật xấu xí của mình như thói lừa lọc dối trá, sĩ diện hão, thói ham ăn, hay ghen tỵ...
Tôi có từng đọc cuốn sách "Người Trung Quốc xấu xí "của tác giả Bá Dương. Đây là cuốn sách phê phán những cái xấu của đời sống văn hoá, chính trị Trung Quốc. Ngay khi vừa xuất bản, cuốn sách đã được nhiều người đón nhận. Ngay cả ở Trung Quốc, nhiều người cũng thích thú cuốn sách này vì họ có dịp nhìn lại mình để hoàn thiện.

- Con đường thiên lý

Chúng ta hẳn có lần trong đời từng băn khoăn, rằng tại sao chúng ta lại sinh ra trên đời vào cái thời điểm này, thời đại này, dưới thân phận này. Tại sao không phải khác đi?
Câu hỏi đó thậm chí là một ám ảnh suốt đời, chứ không chỉ là đôi lần tự vấn. Và chẳng có ai trả lời cả, bạn phải tự biết mình là ai, ý thức về sư tồn tại quý giá của mình, sự duy nhất và chỉ có một lần ấy.

- Trung Quốc và 5 giai đoạn xâm lấn Biển Đông từ 1946 đến nay

Lợi dụng các khoảng trống quyền lực nước lớn tại Đông Nam Á/Biển Đông, Trung Quốc từng bước trắng trợn chiếm đoạt biển đảo của các quốc gia khác tại Biển Đông.
Từ sau Hiệp ước 6/6/1884 ký giữa Pháp với triều đình Việt Nam, nước Pháp đại diện quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại và việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Trong khuôn khổ sự cam kết chung đó, Pháp tiếp tục thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Giới thiệu ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng

4 nhân sự cho 4 vị chủ chốt gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội vừa được giới thiệu sáng nay.

Sáng nay, 24/1, Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim xác nhận Ban Chấp hành Trung ương khoá 11 đã thống nhất giới thiệu 4 vị chủ chốt của Ban Chấp hành Trung ương khoá 12.
Ông Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu làm Thủ tướng.

Theo đó gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội lần lượt giới thiệu cho các ông, bà: Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân.

Theo ông Vũ Trọng Kim, khi Đại hội Đảng 12 kết thúc và việc bầu 4 vị trị chủ chốt theo đúng như công tác chuẩn bị nhân sự của Ban chấp hành Trung ương khoá 11 thì chỉ có Tổng Bí thư là giữ ngay trọng trách của mình.

3 chức danh còn lại là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội phải chờ đến Quốc hội khoá 14 vào khoảng tháng 5/2016.

Nếu lúc đó, Quốc hội thống nhất bầu cả 3 nhân sự còn lại thì lúc đó mới chính thức nhận nhiệm vụ.

C.Hoàng - X.Linh (VNN)

- Đàn ông cần gì ở người vợ

Đa số đàn ông khẳng định cuộc đời mình cần tới ba người đàn bà. 
Đó là người vợ, người tình và người bạn. 

Còn gì lý tưởng hơn khi người vợ đảm nhiệm được chức năng của hai người kia. Nghĩa là người vợ đồng thời là một người tình và một người bạn. 

Thường thì điều ấy chỉ xảy ra ở người đàn bà hoàn hảo. Song, độ hoàn hảo lại theo đánh giá của từng tuýp đàn ông. Và ai tự nhận mình hoàn hảo? Bởi thế không ít người đàn ông cả đời chẳng thôi khát khao tìm kiếm một nửa của mình.


Sự tìm kiếm đó không chỉ xảy đến với những chàng trai trẻ, những người có cá tính, hay ai đó thiếu hụt tình cảm, mà ở cả người bề ngoài thành đạt và đủ đầy. Nhiều khi càng đủ đầy người ta càng thấy thiếu, càng khát vọng một người phụ nữ như ý. 

- Hồ Gươm có nên có rùa nữa hay không?

Theo GS Biền, rùa xuất hiện một cách tự nhiên trong Hồ Gươm và hiện tại trong hồ có nhiều rùa nên không cần phải thay thế.

Có 2 rùa ở Hồ Gươm (?!)
Trước sự ra đi của "cụ rùa" Hồ Gươm, một vấn đề được không ít người đặt ra đó là nên thả rùa vào đây thay thế hay để Hồ Gươm không có rùa.

Trao đổi với chúng tôi, GS. TS Trần Lâm Biền, một nhà nghiên cứu về văn hóa Việt Nam cho rằng, không ai gọi rùa hồ gươm là "cụ" mà ở đây chỉ có PGS.TS Hà Đình Đức gọi như vậy.

"Tôi không gọi là "cụ rùa" được, bởi nếu thế thì gọi là "cụ chim" hay "cụ chuột" nữa sao? Ở đây, không ai định tuổi được con rùa đó cả nên đừng nói rằng nó có từ thời Lê Sơ, gắn với Lê Lợi.

Điều đó hoàn toàn không có chứng cứ về mặt khoa học mà chỉ là truyền thuyết dân gian", GS Biền nói.

Theo nhà nghiên cứu này, rùa mới qua đời xuất hiện một cách tự nhiên trong Hồ Gươm và hiện tại trong hồ có nhiều rùa nên không cần phải thay thế.

"Khi tôi được ban quản lý mời đi thuyền ra để góp ý tu bổ Tháp Rùa thì PGS Hà Đình Đức có đi theo ra đó. Ra đến nơi, trèo đến tầng 3 thì chúng tôi đều nhìn ra thấy có 2 con rùa, lưng lập lờ trên mặt nước.

Một con đầu trắng và một con đầu như mũ màu cỏ úa hay màu áo bộ đội, đều to cả. Một con ở gần và một con ở xa.

Tôi cũng đã nói nhiều lần với ông Đức về việc này và hỏi tại sao ông lại chỉ nói có 1 rùa, nhưng ông ấy chỉ im, không nói gì cả.

Như vậy, trong hồ có rùa nữa nên không cần phải thay thế làm gì cả", GS Biền nói.

Một trong hai cá thể rùa mắc vào lưới của ông Khôi và đã bơi vào Hồ Gươm từ năm 2011. Ảnh do ông Khôi cung cấp.

- Quyền Linh....

Quyền Linh, đôi dép tổ ong và những "gian lận" vì bà con gây xúc động

Từ hình ảnh Quyền Linh đi dép tổ ong, âm thầm đến viếng hiệp sĩ đường phố vừa qua đời, cư dân mạng lại nhớ đến những lần anh "gian lận" khi bấm giờ trên truyền hình để lợi cho bà con tham gia show.
Mới đây, cư dân mạng xúc động với hình ảnh của MC Quyền Linh khi đến viếng 2 hiệp sĩ đường phố vừa qua đời và thăm hỏi 3 hiệp sĩ bị trọng thương. Âm thầm, lặng lẽ đến tận nơi thăm hỏi, anh còn thuê xe đưa linh cữu và người thân của các hiệp sĩ về quê, đồng thời hỗ trợ ngay gia đình của họ, nhằm chia sẻ, giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn.

Không chỉ bởi lòng tốt, sự giản dị của Quyền Linh khi đến viếng, mặc chiếc quần jeans, đi đôi dép tổ ong khiến nhiều người hâm mộ càng thêm thương mến anh. Nhiều cư dân mạng đã chia sẻ hình ảnh của Quyền Linh và phải nhận định rằng: "Lòng tốt chẳng bao giờ cần đến sự phô trương!"


Quyền Linh đến viếng hiệp sĩ đường phố tử vong vì bắt cướp.

- Chủ quyền quốc gia là lợi ích tối cao, thiêng liêng

An ninh, an toàn, tự do hàng hải trên Biển Đông không chỉ là vấn đề lợi ích của các quốc gia ven biển trong khu vực mà còn là lợi ích của hầu hết các nước trên thế giới.

Sáng 23-1, bên lề Đại hội XII, đại biểu Hoàng Bình Quân, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, đã có cuộc trao đổi thẳng thắn về chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và vấn đề bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc.

- Các thế lực thù địch ráo riết thực hiện “diễn biến hòa bình”, “cách mạng màu”

Các thế lực thù địch ráo riết thực hiện “diễn biến hòa bình”, “cách mạng màu”
Theo tham luận của Đảng bộ Công an Trung ương, 5 năm qua, bên cạnh tình hình thế giới phức tạp, ở nước ta, các thế lực thù địch, phản động ráo riết thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, “cách mạng màu”… nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Sáng 22/1/2016, trong phiên thảo luận các văn kiện Đại hội Đảng 12, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an trình bày tham luận của Đảng bộ Công an Trung ương về Đổi mới toàn diện công tác Công an đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Trung Quốc dùng Biển Đông để tác động lên Đại hội Đảng?

Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh tư liệu.

Trang mạng The Diplomat ngày 23/01/2016, đã đăng một bài viết nêu lên khả năng là Trung Quốc biểu dương lực lượng ở Biển Đông để tác động lên Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, vào lúc mà cuộc đấu đá giành chức tổng bí thư Đảng giữa hai ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng chưa thật sự ngã ngũ.

- Lời kêu gọi của BT Bùi Quang Vinh liệu có khả thi?

Kết quả hình ảnh cho Lời kêu gọi của BT Bùi Quang Vinh liệu có khả thi?
Bộ Trưởng Kế Hoạch Đầu Tư Bùi Quang Vinh phát biểu tại Đại Hội Đảng CSVN lần 12 ngày 22/1/2016.

Một điều gây sôi nổi trong ngày thứ hai đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 được nói là kêu gọi đổi mới thể chế chính do đại biểu Bùi Quang Vinh, bộ trưởng Kế hoạch- Đầu tư, nêu ra.

- Tiết lộ rợn người của chủ buôn hoa quả Trung Quốc 15 năm

"Dù không dám ăn một miếng, song, do ngày nào cũng phải dùng tay nhặt hoa quả cân bán cho khách nên móng tay bị biến dạng xù xì giống như bị cho vào lửa đốt cháy dở, còn 10 đầu ngón tay thì vàng ố,... Giờ đây, cả hai vợ chồng tôi luôn phải đeo găng tay cao su mỗi khi cầm nắm các loại hoa quả Trung Quốc để tránh phải sờ trực tiếp vào chúng".

Đó là câu chuyện của chị Nguyễn Thị Thoa quê ở Vĩnh Tường làm nghề bán hoa quả tại một khu chợ tự phát phục vụ công nhân ở khu công nghiệp Khai Quang (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).

Xây nhà lầu, sắm xe ô tô nhờ buôn hoa quả Tàu

Chị Thoa kể, từ năm 2.000), cả hai vợ chồng chị đi buôn hoa quả về các chợ tại địa phương để bán lẻ kiếm lãi 100.000-200.000 đồng/ngày. Theo chị, vào thời điểm đó ngày kiếm được từng đó tiền là đã hơn rất nhiều so với việc ở nhà cấy lúa, trồng rau.

Ngày nào cũng như ngày nào, 3-4h sáng, hai vợ chồng chị đi xe máy ra chợ Thổ Tang hay khu vực buôn dưa hấu ở Đại Đồng (Vĩnh Tường) lấy hàng về bán. Lúc đó, hàng bán chạy, thường chỉ bán trong vòng buổi sáng, đến buổi chiều đã hết hàng và được nghỉ ngơi.
Nhờ buôn hoa quả Trung Quốc mà nhiều người kiếm được tiền tỷ, xây được nhà lầu

- Chủ tiệm bánh mì từ thiện ở Sài Gòn


"Người ta đến gặp tôi và bật khóc vì bị hiểu nhầm là... tham"

Cô Lan, chủ tiệm bánh mì từ thiện ở Sài Gòn kể lại: người đàn ông lấy 3 ổ bánh mì trong thùng bánh mì từ thiện đã đến gặp cô, bật khóc thanh minh rằng tại gia đình quá khó khăn, đông con nên mới lấy chừng đó. Anh rất buồn khi bị hiểu lầm là tham lam.

Gần đây, một đoạn đang được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội về việc một số người lạm dụng thùng bánh mì từ thiện ở Sài Gòn. Theo đó, tại nơi đặt thùng bánh mì từ thiện thỉnh thoảng lại xuất hiện một số người lấy nhiều hơn một ổ bánh mì. Nhiều người còn khắt khe đặt câu hỏi tại sao đi xe máy vẫn vào lấy bánh mì hoặc vì sao bánh mì lại trở thành phần ăn sáng cho tất cả đối tượng chứ không riêng gì người nghèo?

Tuy nhiên, ít ai biết rằng một trong những nhân vật trong đoạn clip đã sống trong buồn tủi khi bị hiểu nhầm là kẻ tham lam, ích kỷ.

Tủ bánh mì đã được thiết kế thêm nắp đậy ngay chỗ đưa tay vào lấy để tránh bụi.

Đi chơi Tết, bị trộm thản nhiên vào nhà "vét" sạch đồ

Dịp Tết là thời điểm mà nhiều tên đạo chích lợi dụng sự sơ sểnh, bất cẩn của các gia đình để trộm cắp, đặc biệt là những gia chủ vắng nhà về quê hay đi nghỉ.

Thời điểm trước và trong Tết luôn là dịp "làm ăn béo bở" của bọn trộm. Lợi dụng sự sơ hở của chủ nhà, sự vắng mặt đi về quê ăn Tết, đi du lịch của chủ nhà mà bọn đạo chích nhanh chóng ra tay hành sự. Những vụ trộm này thường là những tình huống mà bất cứ gia đình nào cũng gặp trong dịp trước và trong Tết.

Đi chúc Tết chỉ nửa buổi, trộm đã "rinh" hơn 700 triệu đồng

Theo báo An ninh Thủ đô, vào mùng 2 Tết (tức ngày 20/2) năm 2015, cả gia đình bà Hoàng Như N.(Hà Nội) đi chúc tết người thân, đến 12h trưa cùng ngày, khi trở về thì vợ chồng bà N. hốt hoảng khi thấy cửa chính ra vào nhà đã bị bẻ khóa, có dấu hiệu bị kẻ gian đột nhập.

Theo bà N, tài sản bị mất ước tính hơn 700 triệu đồng, gồm: 400 triệu đồng, 10.000 USD và 3 máy tính bảng.
Ngôi nhà bị "sao quả tạ" rơi trúng, mất hơn 700 triệu đồng (Ảnh An ninh Thủ đô).

- Giải thiêng cho rùa

Một cá thể rùa sống lâu năm ở hồ Gươm (Hà Nội) vừa chết, được phát hiện vào chiều 19-1. Chuyện sống chết của một con rùa lẽ ra không trở thành vấn đề...

Vì có lẽ cá thể rùa ở hồ Gươm đã phải gánh lấy một truyền thuyết dân gian, là một trong chuỗi truyền thuyết liên quan đến việc người Việt thời phong kiến chống lại sự đô hộ của phương Bắc (thời vua Lê Lợi đánh giặc Minh). Huyền thoại rùa trao gươm báu để vua đánh thắng giặc ngoại xâm phổ biến còn hơn cả tình tiết trong chính sử, được dạy trong sách giáo khoa, coi là sự tích để đặt địa danh cái hồ ở giữa trung tâm thủ đô.

Trong tâm thức dân gian, cá thể rùa sống trong lòng hồ Gươm mặc nhiên là “hiện thân sống động” của một huyền thoại; thậm chí, gửi gắm nhiều ý hướng tốt đẹp (và trong chiều hướng ngược lại, lắm khi là sự mê tín của người bình dân) trong những thời đoạn lịch sử Xã hội đầy bất trắc, con người mất tự chủ đời sống của mình là chuyện dễ hiểu.

Thêm vào đó, như nhiều vị giáo sư cũng đã từng phân tích, rùa là một trong tứ linh vật (Long - rồng, Ly - kỳ lân, Quy - rùa và Phụng - chim phượng) trong văn hóa Việt Nam nên con rùa ở hồ Gươm mang nhiều yếu tố cấu thành một huyền thoại sống.

Biểu tượng văn hóa đi xuyên qua lớp sương mù truyền thuyết đã ăn quá sâu vào tâm thức dân gian, khiến cho một cá thể rùa - một sinh vật - bỗng trở thành một linh vật sống khoác áo thiêng. Ở Hà Nội đã có nhà “quy học”, chuyên nghiên cứu về rùa hồ Gươm, thậm chí từng đề nghị chứng nhận cá thể rùa này là bảo vật quốc gia. Trong những lần bị tai nạn bởi ô nhiễm nước, bị các sinh vật khác tấn công, cá thể rùa ở đây được chăm sóc đặc biệt và được người dân lẫn nhiều tờ báo kính trọng gọi là “cụ”. Ngay cả khi rùa nổi hay chìm cũng được người ta suy diễn ứng với biến cố nọ, sự kiện kia... Và lắm lúc, thay vì phải trực tiếp giải quyết những chuyện hệ trọng cụ thể đó một cách có phương pháp, khoa học và lý tính thì người ta lại đi dựa vào sự ngoi lên ngụp xuống của một cá thể rùa để giải mã sao cho có lợi nhất.

Thay vì được giải thiêng, trả truyền thuyết về cho truyền thuyết để công việc bảo tồn sự đa dạng sinh học (nếu có) diễn ra vì môi trường sinh thái thì cá thể rùa hồ Gươm mang trên mình gánh nặng theo chiều hướng mê tín của một bộ phận cộng đồng; “cụ” phải chịu một cuộc sống không bình thường.

Như thế, dễ hiểu vì sao cái chết của cá thể rùa này đã trở thành một sự kiện thực sự, một biến cố để nhiều người tiếp tục dựa vào đó mà suy diễn ra nhiều thứ, khuếch đại sự mê tín. Điều hài hước là những biểu hiện đó lại diễn ra trong kỷ nguyên của công nghệ thông tin và những tiến bộ sinh học - nơi không có chỗ cho những niềm tin mù quáng hay thứ vô thức tập thể ngây ngô. Đời sống văn hóa tâm linh cần được đặt ở chiều kích khác để đem lại những giá trị nhân văn, nhân bản chứ không làm con người ngụp lặn trong ao hồ của sự mông muội.

- Sự tàn nhẫn của nút Like qua những bức ảnh

Không ít người hưởng ứng lời kêu gọi trên Facebook rằng bấm Like để thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ và dẫn đến điều vô lý là ảnh càng thương tâm lại càng nhiều người Like (thích).

Like trên Facebook hiện đã được biến tấu và mang nhiều ý nghĩa khác nhau trong những hoàn cảnh cụ thể. Đôi khi nó chỉ có tính chất thông báo là "tôi đã đọc thông điệp của bạn" hay "tôi rất thông cảm", nhưng không gì có thể biện minh cho việc mọi người "thích" một status nói rằng ai đó vừa qua đời, vừa bị tai nạn, mắc bệnh hiểm nghèo... Tuy nhiên, chuyện Like như vậy lại rất phổ biến trên Facebook.

Do đó, một công ty quảng cáo ở Singapore đã thực hiện chiến dịch Crisis Relief Singapore bao gồm các tấm hình về những số phận đau khổ, vây xung quanh là một loạt ngón tay cái giơ lên đầy thích thú (biểu tượng của Like). Chiến dịch khẳng định nút Like là vô nghĩa, hãy có những hành động thực, tình nguyện tham gia cứu trợ trong các thảm họa thiên nhiên để thay đổi cuộc sống.