- Người Chu Đáo

https://nhungcaunoihay.vn/tinh-cach-diu-dang-chu-dao-chung-thuy-cua-dan-ong-la-thu-de-khien-phu-nu-xieu-long-nhat.html

Thế nào là một người đàn ông chu đáo?
Sự chu đáo của đàn ông, theo em cũng cần thiết như nhan sắc của đàn bà, nhưng hiếm hoi hơn, quý giá hơn nhiều, đáng để mọi phụ nữ mong ước, nếu người ta đã có (hoặc cứ nhất thiết phải có), một người đàn ông bên cạnh.
Em ước một người đàn ông ân cần, cô bé cùng phòng bảo thế trước khi đi lấy chồng, em không cần đẹp trai hay giàu có, em cần một người biết cách thương yêu em, chăm sóc em, lau nước mắt cho em mỗi khi em khóc vì đau buồn, biết làm cho em dù chỉ một bát mì ăn liền thôi những khi em ốm. Chứ như chị em, chồng chị ấy chẳng mấy khi ở nhà. Chị ấy hàng ngày cơm nước chu đáo cho chồng cho con lắm, thế mà ốm mấy hôm liền vẫn phải dậy tự nấu cơm. Đến khi chồng về nhà, tưởng được chăm sóc thì anh ấy nói bằng giọng rất thông cảm thế này. Thôi, em ốm không phải lo ăn sáng cho anh đâu, anh tự ra phố tìm quán nào đó ăn cũng được. Thế là ra phố tìm quán nào đó ăn thật, không hỏi xem vợ ăn gì. Chỉ là quên, không cố ý… Chị em nằm khóc cả buổi sáng. Em mong em sẽ gặp một người tốt, quan tâm đến vợ, không giống anh rể em.

Thôi thì, con bé còn ít tuổi, nó ước thế cũng chẳng sao. Có ai đánh thuế ước đâu, chẳng lẽ lại một chị nào đó nỡ lòng nói ra với nó rằng không phải trên đời đã hết những người đàn ông ân cần, nhưng họ chỉ ần cần khi ở những chỗ khác thôi, về nhà thì nói chung là không. Sự ân cần sẽ được tháo ra như đôi giày, đặt đôi giày ấy cho đúng chỗ đã là quá chu đáo, quá tầm mong đợi của những người vợ rồi. Cũng có những người chu đáo quá thể là chu đáo, ần cần quá thể là ân cần. Nhưng nếu gặp phải một người như thế, không hiểu sao phần lớn chị em lại khiếp hãi hơn là vui mừng. Các cụ gọi như thế là loại đàn ông đo nọ nước mắm đếm củ dưa hành. Mua về cho vợ một bát phở mà lại vừa sắp đũa vừa kể lể là phải đi mua tận đâu đâu, mất bao nhiêu công, bao nhiêu tiền, ăn không hết phí cả tiền lẫn công, thì tha cứ như ông anh rể của cô bé kia còn hơn.

Chu đáo là nghĩa, là tình, là yêu thương chăm chút từng tý một cả về tinh thần lẫn vật chất, theo cái định nghĩa ấy, chu đáo là một món xa xỉ quá lớn mà chúng em ít khi dám đòi hỏi ở đàn ông. 

Mỗi lần ngồi với nhau, giả sử có ai định kể xem chồng mình, người yêu mình hay bạn trai, anh em trai… đã có lần tỏ ra chu đáo với mình hay chưa thì đều phải cố gắng vắt óc ra để nhớ, dù những dẫn chứng ngược lại thì vô cùng nhiều. Chúng em không dám phủ nhận trong đám đàn ông cũng có nhiều người tốt, không chỉ với phụ nữ bên ngoài mà cả với phụ nữ trong gia đình mình. Có những người cha, người chồng tuyệt vời hy sinh cuộc sống của mình vì vợ, vì con. Nhưng chồng em, vĩ mô thì không nghĩ tới nhưng trong những trường hợp nhỏ bé lẻ tẻ chỉ mong sự quan tâm lẻ tẻ nhỏ bé thông thường. Chẳng hạn khi nào ốm, được hỏi thăm đôi câu và nấu cho ăn, dù chỉ là bát mỳ ăn liền.
Người chu đáo luôn khiến người khác cảm thấy thoải mái

Hà Thị (Chungta)

Những người chu đáo sẽ luôn chu toàn dù là trong công việc hay cuộc sống


(Ảnh: Shutterstock)

Khi tôi đi mua lò vi sóng ở cửa hàng, có một nữ nhân viên đã giới thiệu sản phẩm cho tôi hết sức cặn kẽ. Cô ấy có thể giới thiệu được chức năng và thiết kế của sản phẩm mà không cần xem hướng dẫn sử dụng, sau đó còn hỏi tôi về thói quen ăn uống rằng thường hay sử dụng lò vi sóng vào lúc nào.

Tôi trả lời là vào mỗi sáng sẽ dùng lò vi sóng khi ăn bánh mì, cô ấy suy nghĩ một lát rồi nói: “Nếu vậy thì có lẽ máy nướng bánh mì sẽ tốt hơn là lò vi sóng”. Sau đó, cô ấy giới thiệu cho tôi loại máy nướng bánh mì có giá rẻ hơn rất nhiều so với lò vi sóng, hơn nữa còn rất vui vẻ giới thiệu về ưu điểm của loại máy có chức năng làm nóng bằng tia hồng ngoại này: “Bởi vì nhiệt năng truyền vào bên trong bánh mì, nên sau khi nướng sẽ rất giòn, bên ngoài hơi xém. Ở nhà chúng tôi thích ăn súp kèm bánh mì trắng được nướng bằng cách này là ngon nhất.”

Lời giới thiệu của cô ấy khiến tôi tưởng tượng như đang ở trên bàn ăn, thế là lập tức quyết định mua ngay. Sự chu đáo của cô nhân viên này khiến tôi ghi nhớ tên cô ấy, nếu lần sau cần mua đồ điện gia dụng, tôi vẫn sẽ tìm đến cô ấy.

Mọi người đều thích những ai làm việc chu đáo. Không chỉ trong công việc, mà cả những việc nhỏ nhặt như khi pha một tách trà ngon, sổ tay được viết ngay ngắn rõ ràng, dùng từ cẩn thận khi nói chuyện, để ý giữ gìn những thứ xung quanh v.v…, những người như thế nhất định là sẽ có mối quan hệ rất tốt với nhiều người. Có lẽ vì mọi người đều cảm nhận được những người chu đáo tỉ mỉ như vậy sẽ biết cách xem trọng mọi người và mọi thứ xung quanh.

Cái gọi là chu đáo hoàn toàn không cần phải làm gì đặc biệt, nếu mỗi một việc đều cẩn thận thì sẽ không có đủ thời gian. Chỉ cần trong cuộc sống hàng ngày bạn chú ý đến những thứ đặc biệt thu hút mình, và dưỡng thành thói quen “đã làm thì phải làm tốt nhất có thể” thì tâm trạng tự nhiên sẽ trở nên tích cực hơn. Nếu cứ có suy nghĩ “cứ làm mãi một việc, làm đến mức này là tạm được rồi” thì chúng ta sẽ trở nên tiêu cực.

Càng là việc không muốn làm thì càng phải làm tốt, điều này rất quan trọng. Có lẽ đôi khi bạn sẽ tập trung vào việc này từ lúc nào không hay, thậm chí còn cảm thấy thích việc mà mình vốn ghét.

Tâm trạng của chúng ta sẽ vui vẻ khi làm việc gì cũng chu đáo. Vì vậy, mọi người xung quanh nhìn thấy cũng sẽ cảm thấy tâm trạng thoải mái hơn.

Tác giả Arikawa Mayumi (Minh Ngọc biên dịch -Trithucvn)

Đặc điểm của loại người này

Bây giờ chúng ta sẽ thấy một danh sách các đặc điểm, trong đó những đặc điểm phù hợp nhất về những người có khuynh hướng phản chiếu sẽ được trình bày chi tiết.

1. Năng lực phân tích

Đặc điểm chính mà những người chu đáo thể hiện là kỹ năng phân tích thường khá sắc nét.

Họ là những đối tượng có thể dễ dàng giải thích các tình huống một cách sâu sắc để đi đến kết luận rõ ràng hơn.

2. Lắng nghe tích cực

Một người chu đáo cũng là một người biết cách lắng nghe tích cực, vì anh ta nhận thức được rằng thông qua cuộc thảo luận của người khác, thông tin có giá trị thu được từ đó có thể tiến hành phân tích.

Lắng nghe tích cực bao gồm việc hiểu thông điệp mà người kia muốn truyền đạt cho chúng ta mà không để cảm xúc của thời điểm đó làm sai lệch theo bất kỳ cách nào mà người nói muốn hiểu bằng lời nói của mình, đồng thời họ được khuyến khích cung cấp thêm chi tiết, gửi tín hiệu rằng sự chú ý được chú ý.

  • Có thể bạn quan tâm: "Lắng nghe tích cực: chìa khóa giao tiếp với người khác"

3. Khả năng quan sát

Để có thể phản ánh khách quan hơn về bất kỳ sự kiện nào, việc sử dụng tốt tất cả các giác quan của cơ thể sẽ rất hữu ích. Ngoài việc lắng nghe, quan sát cũng là quyết định để đi đến một kết luận cuối cùng tốt.

Nhìn thấy không giống như quan sát. Khi chúng ta nhìn thấy thứ gì đó là do kích thích thị giác tiếp xúc với phạm vi tầm nhìn của chúng ta; Quan sát không chỉ dừng lại ở đó, nó bao hàm chi tiết các khía cạnh của đối tượng và rút ra kết luận về nó, điều này có thể quyết định cho việc phân tích kịp thời.

4. Họ kiên nhẫn

Như chúng ta đã thấy trước đây, những người chu đáo thường kiên nhẫn và họ biết rằng hành động bốc đồng sẽ phản tác dụng vì sở thích của bạn.

Nói chung, những người phản ánh không hành động ở lần thay đổi đầu tiên, nhưng dành thời gian cần thiết để thu được càng nhiều thông tin càng tốt về chủ đề cho phép phản ánh hoặc phân tích thích hợp.

5. Quản lý cảm xúc

Một người chu đáo có khả năng quản lý tốt cảm xúc của họ, vì họ có thể phản ánh chúng. Điều đó khiến bạn biết những hạn chế của mình và cũng biết khi nào là tốt để tránh sang một bên để không liên quan đến cảm xúc với các khía cạnh chính thức của chủ đề phản ánh.

6. Đánh giá ưu và nhược điểm

Để có một phản ánh tốt, điều quan trọng là phải biết cách phân biệt giữa ưu và nhược điểm của các tình huống mà chúng ta phân tích. Điều này sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn rõ hơn về lợi ích hoặc tác hại mà chủ đề mà chúng tôi đang phản ánh thể hiện và sẽ giúp chúng tôi đi đến kết luận tốt hơn.

7. Khả năng lập kế hoạch

Để phản ánh thành công, bạn phải có khả năng lập kế hoạch xung quanh phản ánh đó, có tính đến nó là một quá trình có cấu trúc, nơi mọi chi tiết đều có giá trị.

Những người phản ánh lập kế hoạch dựa trên thông tin họ có để xem cách họ có thể định hình sự phản ánh của họ, hoặc nếu cần thiết để lấy thông tin mới về chủ đề phân tích.

8. Hướng nội

Đối tượng phân tích thường là những người có xu hướng hướng nội, nghĩa là phần lớn bạn đang tập trung vào suy nghĩ của riêng bạn, tạo cho chúng hình dạng.

9. Họ nội bộ hóa việc học

Khi có những đặc điểm tính cách phản chiếu, những trải nghiệm thường xảy ra với chúng ta được nội tâm hóa theo một cách khá quan trọng, điều này cung cấp cho bạn những hiểu biết đầy đủ về sự kiện mà chúng ta đã trải qua.

https://bestie.vn/2019/11/nguoi-cang-chu-dao-quan-tam-den-nguoi-khac-thi-cang-e-ben-vung

Tổng hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét