Quán đông. Thấy có khách chờ bên ngoài, anh bán hàng tỉnh rụi:
- Chị đem hộp cơm ra cho ông kia, lấy 25k giùm.
Tui răm rắp làm theo. Tới phiên, ảnh hỏi:
- Chị mua ăn hay cho ai? Cho đứa nhỏ ở nhà.
Ảnh nói:
- Nếu vậy lấy nhiều cơm chút. Người đẹp như chị ăn ít cơm, chứ mấy đứa học sinh nghỉ hè thì ăn nhiều. ????
Quán bún bò gần nhà cũng vậy. Gặp lúc chủ quán bán liền tay, khách tự lấy rau, chanh. Có lúc tui chưa kịp lấy ớt thì bả nằng nặc:
- Quên ớt em ơi.
Tui nói:
- Nhà em có ớt.
Bả lắc đầu:
- Phải là ớt chỗ chị mới đúng vị nghe cưng.
Mới đây vào siêu thị, lúc tính tiền tui xin thêm cái bao. Cô bán hàng lạnh tanh:
- Không có.
Một dì thấy vậy liền hỏi:
- Cháu không phải người Sài Gòn?
Cô bán hàng ngớ người. Dì này nhỏ nhẹ:
- Chị ấy xin thêm cái bao nghĩa là đang rất cần. Siêu thị không vì cái bao mà thất thoát. Cháu học cách buôn bán của người Sài gòn đi ha.
Thì ra người Sài gòn có cách buôn bán rất riêng. Vậy đó. Dễ thương quá chời ❤
Bài chia sẻ từ Minh Nguyen Huu
-------------
Sống ở Sài Gòn hầu như không bao giờ thấy mình bị lỗ. Đi bơm xe mà bạn bơm một bánh, hiếm khi "bị" mất tiền. Người Sài Gòn cái gì cho được là họ cho. Đã từng được ông chú sửa xe ven đường cho một cái áo mưa bịch khi trời đang mưa lúc đó mới hiểu Người Sài Gòn là thế nào!
Bỏ chững điều tử tế ra khỏi triết lý kinh doanh, doanh nghiệp cũng đồng thời loại bỏ chính mình.
Đây là cửa hàng xăng dầu đầu tiên có 100% vốn FDI tại thị trường Việt Nam. Được biết, IQ8 là công ty liên doanh giữa Kuwait International Petroleum của Kuwait và Idemitsu Kosan của Nhật Bản thành lập hơn một năm trước, mỗi bên sở hữu 50% vốn điều lệ.
Liên doanh này có kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, lẻ các sản phẩm dầu khí, thông qua việc xây dựng các trạm dịch vụ trên cả nước. Dự kiến, sau IQ8 khai trương tại Hà Nội, Idemisu Q8 sẽ lần lượt xuất hiện tại một số tỉnh khu vực phía nam.
Nhân viên cây xăng lâu kính ôtô cho khách. Ảnh: Infonet.
Theo tiết lộ của đại diện doanh nghiệp xăng này, trạm xăng IQ8 trang bị một hệ thống phần mềm quản lý trạm tự động cho phép thanh toán bằng thẻ POS với nhiều tính năng ưu việt mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.
Hệ thống phần mềm cho phép quản lý chính xác số lượng nhiên liệu đến 0,01 lít, cung cấp báo cáo chi tiết các giao dịch cho khách hàng. Bên cạnh đó, trạm xăng dầu được thiết kế và trang bị các công nghệ mới nhất gồm: Bể chứa nhiên liệu 2 lớp, hệ thống đường ống dẫn bằng vật liệu tổng hợp nhằm ngăn chặn tối đa việc rò rỉ nhiên liệu gây tác động môi trường.
Chỉ ít ngày sau khi trạm xăng này mở cửa, trên mạng xã hội đã xuất hiện một đoạn video ghi lại hình ảnh "rất hiếm có" tại trạm xăng này. Theo đó, trong khi đổ xăng, xe ôtô của khách hàng còn được lau kính và lau gương hoàn toàn miễn phí. Khi đổ xăng, những nhân viên tại đây cũng có thái độ rất cởi mở và thân thiện với khách hàng.
có mặt tại trạm xăng dầu Thăng Long, ông đội mưa hàng tiếng đồng hồ, cúi chào khách vào đổ xăng. Ảnh: Infonet.
Không chỉ nhân viên, ngay cả chủ cây xăng cũng có những hành động khiến nhiều người ngưỡng mộ. Theo ghi nhận của báo Infonet, vào chiều 10/10, ông Hiroaki Honjo, Tổng giám đốc Công ty Xăng dầu IQ8 có mặt tại trạm xăng dầu Thăng Long, ông đội mưa hàng tiếng đồng hồ, cúi chào khách vào đổ xăng.
Mặc dù vậy, cũng có một số ý kiến tỏ ra hoài nghi, cho rằng đây mới chỉ là giai đoạn đầu Idemitsu Q8 vận hành nên lượng khách hàng vẫn còn ít và nhân viên mới thời gian để lau kính xe cho khách hàng. Đến khi lượng khách hàng đông lên và hệ thống mở rộng, rất khó để Idemitsu Q8 có thể đảm bảo được chất lượng dịch vụ của mình.
=>> Petrolimex treo khẩu hiệu ủng hộ hàng Việt: “Không phải như phản đối Uber, Grab” Sự phát triển của mạng xã hội đã tạo nên thời đại của những người “tiêu dùng thông minh”, và điều này cũng đang mở ra thời đại của người kinh doanh tử tế. Bởi, nếu loại bỏ chữ tử tế ra khỏi triết lý kinh doanh, doanh nghiệp cũng đồng thời loại bỏ chính mình.
Tử tế với khách hàng
Một du học sinh Việt Nam ở Nhật Bản đã chia sẻ câu chuyện như sau:
Một lần, cô bạn cần thực hiện giao dịch chuyển khoản ngân hàng nhưng không biết thao tác trên máy ATM như thế nào nên đã quyết định chuyển tiền tại quầy giao dịch thay vì chuyển tại máy; và tất nhiên, việc chuyển tại quầy sẽ mất phí cao hơn.
Giao dịch viên tại quầy năm giải thích rằng cô nên chuyển tiền trên máy ATM để giảm chi phí, thậm chí đề nghị làm thêm thẻ ngân hàng để chuyển khoản miễn phí. Tuy nhiên, vì chưa quen thao tác trên máy ATM nên cô bạn vẫn một mực xin làm tại quầy, chấp nhận cước phí cao. Sau một hồi thuyết phục khách hàng không được, giao dịch viên đứng dậy rời khỏi quầy, dẫn cô đến tận máy ATM và thao tác giúp tất cả các bước trừ việc nhập mật khẩu.
Vậy đấy, sự tử tế không chỉ dừng lại ở việc đưa thông tin đúng sự thật cho khách hàng lựa chọn mà còn là giúp họ đạt được lợi ích tốt nhất, bất chấp việc họ chưa nhận thức ra điều đó. Đó không chỉ là một câu khẩu hiệu, một bài học mang tính lý thuyết mà cần đến từ nhận thức của mỗi người làm dịch vụ, kinh doanh, sản xuất… Khi bạn có thể làm được điều này, thành công chắc chắn đang ở rất gần.
Tử tế với nhân viên
Bà Kathleen Henson – nhà sáng lập kiêm CEO của công ty Henson Consulting (công ty PR-Truyền thông trụ sở chính tại Chicago, Mỹ) chia sẻ: “Trong môi trường kinh doanh vốn được định nghĩa “thương trường là chiến trường”, sự tử tế dường như là một điều xa lạ. Với tư cách là một CEO, tôi luôn áp dụng triết lý “lãnh đạo bằng sự tử tế” trong điều hành công ty của mình.
Suốt 25 năm làm việc, tôi nhận ra rằng việc lãnh đạo nhân viên bằng những hành động tử tế tốt hơn nhiều việc bạn luôn ra lệnh bằng những văn bản và quy định cứng nhắc. Điều này giúp các nhân viên và cộng sự của bạn làm việc trong môi trường thoải mái, tin tưởng lẫn nhau; từ đó giúp công ty phát triển hơn, thu về nhiều lợi nhuận hơn. Tôi luôn cố gắng tiếp cận những thử thách hay những tình huống căng thẳng với đồng nghiệp bằng thái độ điềm đạm và nhân hậu”.
Thái độ coi thường, la mắng nhân viên nơi công sở là điều tồi tệ nhất mà một người chủ, người quản lý, giám đốc có thể làm. Hãy thử nghĩ xem, bạn có thể trông mong kết quả công việc tốt đẹp từ những người luôn mang tâm trạng sợ sệt hoặc căm ghét bạn hay không? Tất cả chúng ta đều mong muốn được đánh giá đúng, được công nhận và được động viên. Nếu bạn hỗ trợ nhân viên của mình, tôn trọng họ, chắc chắn họ sẽ nỗ lực hết mình để thực hiện công việc thay vì chỉ đối phó giả tạo khi bạn có mặt.
Tử tế với xã hội
Thực tế, mỗi công ty đều nên tham gia vào các hoạt động xã hội và đóng góp cho cộng đồng. Nếu trước đây, các chương trình xã hội dành cho cộng đồng được xem như phần phụ trong các hoạt động truyền thông – quảng bá của thương hiệu, thì nay, sự khác biệt trong tư duy của người tiêu dùng đã khiến cho cục diện hoàn toàn thay đổi.
Xu hướng “kinh tế chia sẻ” ngày càng lan tỏa rộng rãi trong xã hội trên toàn thế giới. Dù phương thức và cách làm của doanh nghiệp có thể khác nhau nhưng đều mang chung một ý nghĩa: giải quyết các bài toán cho cộng đồng, mang lại nhiều giá trị thặng dư hơn nữa cho xã hội.
Theo nghiên cứu tiêu dùng của Công ty IBM, niềm tin của người tiêu dùng đối với các tổ chức, chính phủ, doanh nghiệp ngày càng ít dần. Sự lên ngôi của mạng xã hội đã kết nối người tiêu dùng lại với nhau và người tiêu dùng chỉ tin tưởng những người tiêu dùng khác. Họ chỉ muốn lựa chọn những doanh nghiệp làm đúng lương tâm, làm những việc có đạo đức. Vậy nên, thay vì sử dụng những chiêu trò quảng cáo, PR rầm rộ, đã đến lúc các doanh nghiệp cần dùng sự chân thành và tử tế để tạo ra một “mạng lưới” lòng tin và tình cảm của người tiêu dùng.
“Tiếng lành đồn xa”, “Hữu xạ tự nhiên hương”, những giá trị nhân văn mà doanh nghiệp tạo ra sẽ nhanh chóng lan truyền và trở thành những “hạt giống thần kỳ” đưa công ty vươn lên mạnh mẽ. Đó là tài sản vô hình, là tài sản uy tín xã hội của một doanh nghiệp và có tầm quan trọng ngang với vốn tiền mặt hay vốn con người.
Nhiều người chỉ quan tâm đến lợi nhuận, họ tìm mọi cách để tối đa hóa lợi nhuận, sử dụng đủ mọi chiêu trò trong kinh doanh mà quên mất rằng chính giá trị tạo ra cho cộng đồng mới đem lại giá trị vật chất bền vững cho công ty. Vẫn biết Khoảng cách giữa “chúng tôi” và “chúng ta” vốn không dễ lấp đầy, bởi để đến được chữ “ta”, doanh nghiệp phải hy sinh cái lợi trước mắt, phải dũng cảm rời bỏ con đường cũ kỹ đang đi, để đương đầu khám phá con đường mới. Nhưng, trong khi mà cả thế giới đều đang hướng đến sự tử tế, doanh nghiệp liệu có còn lựa chọn nào khác?
Thực tế, bạn không sống tử tế chỉ vì người khác, mà còn vì chính bản thân bạn. Thay vì mong đợi xã hội này tử tế với bạn, hãy sống tử tế với chính mình, với xã hội trước. Mỗi cá nhân sống tử tế là tiền đề để một xã hội tử tế. Cả xã hội tử tế thì thế giới này sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc. Hãy luôn ghi nhớ: Tiền không mua được tất cả nhưng có thể làm người ta bị mất đi tất cả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét