- GỬI CÁC BẠN CHUẨN BỊ CÁCH CHỐNG CON VIRUS VŨ HÁN.

VŨ KHÍ duy nhất chúng ta đang có là KHÁNG THỂ


Zinc cho phụ nữ (1 ngày) 8 milligrams (mg), Nam 11 (mg) -(nếu viên 20mg thì cắn đôi), 4 mg trẻ em dưới 6 tháng tuổi, 5mg cho 1 tuổi và 7mg cho 2 tuổi, 8mg cho 3 tuổi, 9mg cho 4 - 5 tuổi, 10mg cho 5-7 tuổi và 8 tuổi trở lên uống theo người lớn.
Chúng ta cũng có thể uống trà gừng pha đường mỗi ngày -  gừng kích thích hệ hô hấp tiết ra protein interferon-beta. Khi interferon-beta xuất hiện làm cho con Vũ Hán bực bội - Vũ Hán sẽ phản ứng với interferon-beta, khi đó Kháng Thể T-Cell biết rõ địch đang nằm ở đâu để tìm & diệt. Người khỏe mạnh có kháng thể tốt thì kháng thể T-Cell dễ dàng làm thịt con Vũ Hán trước khi nó đủ thì giờ nhân bản.
Đây là mình nói ra hết tâm rồi, còn ai không tin thì tùy nhé. Trong 3 ngày ở phòng lab, mình suy nghĩ rất nhiều và tạm thời tìm ra phương pháp chống con Virus Vũ Hán mà mình nghĩ là hiệu quả vì chưa có Vaccine nên VŨ KHÍ duy nhất chúng ta đang có là KHÁNG THỂ.

Mình sẽ giải thích cho mọi người rõ là Kháng Thể chúng ta nếu có ZINC thì hóa chất này sẽ trợ giúp Kháng Thể khỏe mạnh hơn rất nhiều bình thường để chống loại virus Corona này. Hiện nay ZINC rất rẻ và chỉ là một phần Vitamin nên rất tốt để uống ngay từ bây giờ.

(1) Zinc là "chiếc xe tăng", sử dụng chuyên chở tới 8 kháng thể (ZnT8), islet β-cell, một màn hạ tiết của protein - với chiến xa này, kháng thể chúng ta nhanh chóng phản ứng khi Virus Vũ Hán vào cơ thể. Đây là phần chiến đấu.

(2) Các Vitamin giúp làm mạnh, hỗ trợ Kháng thể là Vitamin A, B6, C, D và E. Nhất là C, mỗi ngày uống nước một trái chanh.

(3) Ngoài ra, chúng ta chuẩn bị các thứ cần thiết để chiến đấu trong lúc bệnh là thuốc Tylenol, thuốc ho, chanh, gừng, trà đen (black tea), khăn lạnh đắp đầu và các chai nước uống.

(4) Cần thiết để gần người bệnh là humidifier máy giữ độ ẩm trong phòng để diệt virus xổng chuồn từ người bệnh khó tồn tại lâu bên ngoài.

Ngay bây giờ uống Zinc mỗi ngày giúp kháng sinh tập đánh giặc - Vào lúc bệnh thì cần các thức ăn như đậu nấu soup canh gà, cơm, khoai tây, chuối để ăn lúc bệnh - thịt bò nghiền nhỏ, gà sắt nhỏ và trứng là các món hỗ trợ kháng thể - trứng ăn mỗi ngày 2 quả nhưng thịt bò, gà không giới hạn - ăn chung với rau cải như cải xoăn, bông cải xanh và bắp cải và luôn uống một ly nước trong bữa ăn.

Những thứ TRÁNH trong lúc bị Vũ Hán là sữa, cheese, cafe, caffeine như nước uống coke, ớt, đồ chiên dầu mở và nhất là bia rượu, thuốc lá là cấm tuyệt.

Cứ thế mà làm theo, hy vọng cho các bạn tăng thêm kháng thể đề phòng Vũ Hán và nhất là quý cô chú bác đang bị tiểu đường thì Zinc cộng Vitamin A, B6, C, D và E là rất tốt. Nhớ là uống theo hướng dẫn mỗi ngày vì Zinc cần cho phụ nữ mỗi ngày là 8 milligrams (mg), còn Nam là 11 milligrams (mg) đừng uống nhiều hơn (nếu viên 20mg thì cắn đôi), 4 mg of zinc cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi, 5mg cho 1 tuổi và 7mg cho 2 tuổi, 8mg cho 3 tuổi, 9mg cho 4 - 5 tuổi, 10mg cho 5-7 tuổi và 8 tuổi trở lên uống theo người lớn. Tốt cho trẻ em từ 0-8 tuổi là loại làm từ rau cải zinc gluconate. Thai phụ ok.

Chú ý: khi sử dụng các loại thuốc như kháng sinh quinolone hoặc tetracycline, thuốc viêm khớp dạng thấp penicillamine, hay thuốc lợi tiểu thiazide thì Zinc có thể giảm tác dụng các loại thuốc này, do đó nếu người đang sử dụng thuốc này thì uống Zinc cách xa 2 giờ với thuốc nêu trên.

Đây là 3 ngày suy nghĩ và nhiều năm kinh nghiệm y khoa mới viết lên những dòng này để giúp người VN chống lại Virus Vũ Hán.
Hãy thương mình, đường chửi nữa!
(*) Xin quý anh chị giúp share khỏi cần hỏi - thân ái (Dr. Thùy Trang).








KHẨU TRANG CHƯA ĐỦ CHỐNG LÂY NHIỄM.
Đeo khẩu trang chỉ chặn được virus lỡ khi một người bệnh nào đó ho hoặc nói chuyện văng nước miếng vào miệng hoặc mũi mình.

Vậy thì những tình huống dưới đây bạn chống bằng cách nào? Nguy hiểm hơn nữa khi cánh, bàn tay bạn bị nứt, có vết thương nhỏ hoặc trầy v.v
(1) Người bệnh ho, lấy tay che miệng, virus dính vào tay và nắm vào tay nắm cửa ở siêu thị, chợ, shopping, cầu tiêu công cộng v.v

(2) Khi bạn vào thuê khách sạn, thường chúng ta hay để tay lên bàn tiếp tân nhưng không biết trước đó có người bệnh đã quẹt mũi vào tay và bôi lên trên bàn.

(3) Khi mua trái cây, thông thường người mua sẽ thử ăn một trái xem - đâu ai biết trước đó có người bệnh đã rơi nước miếng vào trái cây rồi.

(4) Khi chạy xe máy ngoài đường lúc dừng đèn đỏ, khi đèn bắt đầu xanh và người chạy xe phía trước ho thì nước miếng bay về phía sau trúng vào mắt bạn

(5) Thử nồng độ cồn, mặc dù có loại máy thử thay ống mới, tuy nhiên máy thổi bị người bệnh trước đó cầm vào tay dính nước miếng, hoặc mũi.

(6) Người bệnh cầm tiền, thối qua, thối lại cho khách

(7) Vào quán uống cafe, người bệnh quẹt mũi vào bàn, nước miếng vào ly - cô tiếp viên không đeo bao tay khi cầm ly đi rửa sẽ lây nhiễm khi cô ấy quẹt vào mũi, miệng và sau đó nói chuyện với khách mới vào.
Đó chỉ nói lên vài trường hợp cho bạn rõ cần phải tránh cho dù là đeo khẩu trang vẫn bị dính. Trong thời gian này, mình nghĩ bạn cần 3 thứ (1) Khẩu trang (2) mắt kính loại không độ, kính mát hoặc kính hỗ trợ khi lái xe ngoài đường (3) Bạn cần một bao (găng) tay mỏng - nếu không có găng tay thì luôn đem theo lọ Ô-xy già hoặc chai lotion cho bàn tay. Khi cầm tay nắm cửa thì sử dụng một vật gì đó bọc lại như một tờ giấy rồi vứt đi.

Bạn chỉ cần cẩn thận trong 3 tháng này, chờ khi bệnh dịch giảm đi thì ít lo lắng hơn.







Điều cần biết để phòng lây virus corona từ Trung Quốc

Virus corona gây bệnh viêm viêm phổi cấp tại Trung Quốc đang có xu hướng bùng phát mạnh, có nguy cơ lan sang Việt Nam dịp Tết Nguyên đán.

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn và đoàn công tác kiểm tra và xác nhận 2 cha con người Trung Quốc nhiễm virus corona đang được cách ly tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM.

Ngày 23/1, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn kiểm tra công tác chống dịch viêm phổi cấp mới tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM. Theo báo cáo của bệnh viện, hai bệnh nhân được cách ly vì dương tính với virus corona.

Trường hợp đầu là ông Li Ding (sinh năm 1954), nhập viện ngày 22/1 với chẩn đoán viêm phổi chưa loại trừ do virus corona bội nhiễm, đái tháo đường type II, u phổi phải đã phẫu thuật, bệnh mạch vành đã đặt stent.

Con trai bệnh nhân là Li Zichao, sinh năm 1992, khởi phát sốt ngày 17/1, nhiệt độ sốt không rõ, không kèm ho, không sổ mũi, không đau họng, không đau đầu, không đau nhức cơ. Người này đã tự mua thuốc uống không giảm sốt.

Đến ngày 22/1, bệnh nhân Li Ding cùng con trai đến khám tại Bệnh viện Bình Chánh, được tư vấn nhập Bệnh viện Chợ Rẫy. Bệnh nhân được ghi nhận đến từ Vũ Xương - Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc, hiện là vùng dịch tễ của chủng virus corona gây viêm phổi cấp.
Hai bệnh nhân cho biết không tiếp xúc người nghi ngờ nhiễm virus corona trong hai tuần gần đây.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn (bên trái) kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM, ngày 23/1. Ảnh: Trương Khởi.


Về lịch trình di chuyển, hai bệnh nhân thông tin từ 13/1, họ đi từ Vũ Hán đến Hà Nội cùng vợ, cư trú tại Hà Nội đến ngày 16/1.

Ngày 17/1, bệnh nhân tiếp tục đi từ Hà Nội đến Nha Trang bằng máy bay, cư trú tại Nha Trang đến 19/1.

Cũng trong ngày 17/1, con trai của ông Li Ding là Li Zichao (28 tuổi, ngụ Long An) đi từ Long An đến Nha Trang gặp cha mẹ và ở đến ngày 19/1.

Ngày 19/1, 3 người đi bằng tàu hỏa về TP.HCM. Ngày 20/1, ba người đi về Long An bằng taxi.
Đến ngày 22/1, bệnh nhân đi khám bệnh và được theo dõi vì nghi ngờ nhiễm virus corona, sau đó được chỉ định nhập viện.

Hành trình di chuyển của hai cha con người Trung Quốc dương tính với virus corona. Ảnh: Minh Hồng.

Hiện, các thông tin về chuyến bay và tàu hỏa mà hai bệnh nhân đi chưa khai thác được.
Bệnh nhân nhanh chóng được đưa vào khu vực cách ly tuyệt đối hai lớp và chăm sóc theo đúng quy trình theo phác đồ của Bộ Y tế.

Đại diện bệnh viện cho biết khi điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, bệnh nhân có dấu hiệu hồi phục tốt. Hiện tại, hai bệnh nhân khỏe, ăn uống được.

Một trong hai người Trung Quốc (trái) đang được cách ly tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM. Ảnh: Trương Khởi.

Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra công điện khẩn yêu cầu Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan khẩn trương công tác phòng, chống dịch bệnh. Chỉ đạo tổ chức kiểm soát chặt chẽ hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu, bao gồm đường bộ, đường thủy và đường hàng không.
Nếu phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh phải lập tức tổ chức cách ly, quản lý kịp thời, có phương án đáp ứng phù hợp, hiệu quả với tình hình dịch bệnh.

Bên trong phòng cách ly 2 ca nhiễm corona ở Bệnh viện Chợ Rẫy Hai cha con người Trung Quốc đến từ Vũ Hán nhiễm virus corona đang điều trị tại phòng cách ly BV Chợ Rẫy, TP.HCM. Người con có thể đi lại, nói chuyện, còn người cha tỏ ra mệt mỏi.

Theo thông tin mới nhất từ Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam, đến ngày 23/1, Trung Quốc ghi nhận 541 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 17 người tử vong, 15 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh.

Các trường hợp mắc bệnh được ghi nhận tại 13 tỉnh, thành phố gồm: Hồ Bắc, Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh, Quảng Đông, Chiết Giang, Sơn Đông, Giang Tây, Hà Nam, Hồ Nam, Tứ Xuyên và Vân Nam.

Một số nước, vùng lãnh thổ trong khu vực đã ghi nhận các trường hợp bệnh xâm nhập như: Thái Lan (4 trường hợp), Nhật Bản (1), Hàn Quốc (1), Đài Loan, Trung Quốc (1), Ma Cao, Trung Quốc (1), Hong Kong, Trung Quốc (1), Mỹ (1).


Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV đã có khả năng lây truyền hạn chế từ người sang người

Những điều cần biết về virus viêm phổi corona từ TQ

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage caption

Giới chức đang xem xét virus mới này và khả năng biến thể của nóVirus viêm phổi corona từ Vũ Hán, Trung Quốc đã lan sang Hàn Quốc, Hong Kong và Thái Lan.

Cũng có tin về khả năng du khách từ Trung Quốc bị nghi lây nhiễm virus này tới Đà Nẵng, Việt Nam.
Chiều 15/1, Bộ Y tế Việt Nam đã có cuộc họp khẩn để bàn về biện pháp phòng chống dịch viêm phổi cấp tính - gây ra do chủng virus corona mới.

Hôm 14/1, hai du khách đến từ thành phố Vũ Hán hạ cánh tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng đã bị nước chủ nhà cách ly và theo dõi về loại virus corona mới.

Các mẫu bệnh phẩm lấy từ hai du khách này đang được gửi về Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm; việc lập danh sách những người tiếp xúc gần với hai bệnh nhân đang được tiến hành.

Các triệu chứng

Người mắc virus viêm phổi corona có triệu chứng bệnh đường hô hấp, sốt cao, ho, hụt hơi và khó thở.
Các triệu chứng này nhắc lại dịch virus viêm phổ cấp Sars, cũng thuộc dòng coronavirus, - bệnh dịch giết chết 774 hồi đầu thập niên 2000, chủ yếu ở châu Á.

Cấu trúc di truyền của virus mới này gần với Sars hơn là các loại coronavirus lây lan ở người.
"Chúng tôi quan sát loại coronavirus mới, và muốn biết bệnh lý nghiêm trọng tới đâ. Hiện nó mới chỉ trên mức bị cảm cúm, và đó cũng là lo ngại, tuy chưa nặng bằng Sars," giáo sư Mark Woolhouse từ ĐH Edinburgh, Scotland nói.
Lây lan với tốc độ thế nào?
Bản quyền hình ảnhAFPImage captionNhà ga Thượng Hải: Hàng triệu dân TQ di chuyển dịp Năm mới tạo ra lo ngại về sự lây lan của virus viêm phổi coronaPhát hiện hồi tháng 12/2019 ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc virus này đã giết chết ba người ở Trung Quốc.

DịpTết Nguyên đán là lúc hàng triệu người di chuyển khắp Trung Quốc, gây lo ngại khả năng lây lan bệnh sẽ tăng lên.
Chỉ trong cuối tuần qua, có thêm hơn 130 trường hợp được xác nhận tại Trung Quốc, đưa tổng số lên trên 200.


Bản quyền hình ảnhTWITTERImage captionThông báo của WHO trên mạng TwitterBa người tử vong vì bệnh đường hô hấp.

Nhật Bản, Hàn Quốc, và Thái Lan cũng xác nhận các trường hợp nhiễm bệnh.
Một báo cáo của trung tâm bệnh truyền nhiễm - MRC Centre for Global Infectious Disease Analysism thuộc Đại học Imperial College London cho rằng có thể đã có trên 1.700 trường hợp lây nhiễm.

Có thể lây từ người sang người?

Cho đến nay, giới khoa học tin rằng đã có các trường hợp lây truyền qua người.Bà Jodie Golding
Wang Lin-Fa, từ trường y Duke-NUS Medical School, Singapore, người đã thăm Vũ Hán gần đây, cho hay giới chức TQ theo dõi kỹ các triệu chứng lây truyền trong dân cư, từ người sang người.
"Thế nhưng với Tết năm mới đang đến và 400 triệu người di chuyển trong cả nước, vì thế ai cũng lo lắng và chúng ta cần theo dõi kỹ Trung Quốc."

Trang South China Morning Post ở Hong Kong hôm 19/01 cho hay các nhà khoa học Anh đã giải mã di truyền của virus mới này và cho hay nó thuộc nhóm 2C trong các loại coronavirus, còn Sars thuộc nhóm 2B.

"Điều này có nghĩa là đột biến gen của hai loại hoàn toàn không giống nhau."
Theo báo này, quan chức Hong Kong cho rằng không có khả năng bùng nổ đại dịch mới như hồi có dịch Sars.
Có thể ngăn chặn lây lan được không?

Bản quyền hình ảnh- Máy soi hành khách từ Đông Á xuống sân bay

Bệnh nhân được cách ly ngay để tránh lây lan, và chợ đồ biển ở Vũ Hán bị đóng cửa và dọn rửa.
Người dân được khuyên không tiếp xúc trực tiếp với động vật, gia cầm sống mà thiếu bảo hộ, khi chế biến thịt, trứng cần đun nấu kỹ, và cũng cần tránh tiếp xúc với với người có triệu chứng như bị cảm cúm.
Chính quyền Singapore, Hong Kong bắt đầu kiểm dịch với khách từ Vũ Hán.
Hoa Kỳ cũng ra tuyên bố tương tự về việc kiểm dịch hành khách tới ba sân bay San Francisco, Los Angeles và New York.
Bạn có phải lo ngại?

Người dân Vũ Hán đeo khẩu trang ngoài phố và trên xe bus.

GS Jonathan Ball, ĐH Nottingham cho rằng "cần lo ngại về bất cứ loại virus nào có thể xâm nhập lần đầu và sống trong cơ thể người".Bà Josie Golding, bác sĩ từ quỹ Wellcome Trust, nói cần có thêm thông tin thì mới biết được là phải lo lắng tới đâu.

"Hiện ai cũng nhớ về Sars và lo sợ, nhưng nay chúng ta đã được chuẩn bị tốt hơn để ứng phó với loại dịch bệnh này."

Còn GS Jonathan Ball, từ ĐH Nottingham cho rằng "cần lo ngại về bất cứ loại virus nào có thể xâm nhập lần đầu và sống trong cơ thể người".

"Một khi nó vào bên trong tế bào và nhân bản trong đó thì nó có thể tạo ra biến thể rồi lây lan hiệu quả hơn, và trở nên nguy hiểm hơn,
"Chúng ta cần ngăn không cho virus có khả năng làm như vậy."

Cho đến ngày 20/01/2020, giới chức Anh tin rằng nguy cơ coronavirus lan tới nước này "là rất thấp".
Chủ đề liên quan

Hiện ai cũng nhớ về Sars và lo sợ, nhưng nay chúng ta đã được chuẩn bị tốt hơn để ứng phó với loại dịch bệnh này

BBC.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét