- Nợ tiền mà không trả

Tự Gieo Nghiệp, Nhân Quả Nghèo Hèn, Nhục Nhã
Dân gian có câu nói truyền miệng “tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”.
Câu này có ý nghĩa là dù yêu quý nhau đến cỡ nào thì vẫn nên minh bạch trong vấn đề tiền bạc. Tiền bạc là mồ hôi, là công sức lao động của mỗi người. Nếu vì yêu quý nhau, thân thiết nhau mà lợi dụng tiền bạc của nhau thì đến một ngày tình cảm cũng sẽ sứt mẻ.

Đời người có những thứ không nên nợ "trách nhiệm, ân tình, thời gian và tiền bạc". 
Đặc biệt nếu nợ tiền mà không trả chính là tạo nghiệp cho chính mình, chẳng những bị bạn bè khinh thường mà còn ghét bỏ.

Có vay có trả đó là lẽ tự nhiên mà ai cũng biết. Người ta cho mình vay tiền là vì tình vì nghĩa, vì sự tin tưởng. Thế nhưng ở đời, nhiều người vay tiền không muốn trả. Có người “xù nợ”, có người trả nợ không đủ lại còn tỏ vẻ oán giận người cho vay. 

Theo đạo lý, nợ tiền mà không trả là đang tự gieo nghiệp cả đời nghèo hèn, bị mọi người ghét bỏ, khinh thường, lý do là vì:


1. Luật nhân quả
Chiếu theo luật nhân quả trong đạo Phật thì hành vi đó chính là cách gieo nghiệp nghèo hèn cho mình. Hành vi “vay tiền không trả”, hoặc “vay tiền không muốn trả” là một biểu hiện của tâm ích kỷ, tráo trở. . Nhanh thì cho đời này, muộn thì cho những đời sau. Có câu nói “Vì sao kiếp này làm trâu ngựa, bởi vì kiếp trước nợ tiền không trả hết nợ”, đó chính là luật nhân quả mà những người đó phải chịu.

Khi nợ ai đó cái gì đó chính là ta đang gánh trên cuộc đời mình một món nợ. Nợ tiền cũng vậy, có nợ có trả. Sẽ chẳng biết quả báo sẽ đến khi nào mà tránh, cả đời sẽ vô cùng vất vả, khốn khó.

2. Phụ lòng tốt của người cho vay
Dân gian có câu nói truyền miệng rất hay đó là “tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”. Câu này có ý nghĩa là dù yêu quý nhau đến cỡ nào thì vẫn nên minh bạch trong vấn đề tiền bạc. Tiền bạc là mồ hôi, là công sức lao động của mỗi người. Nếu vì yêu quý nhau, thân thiết nhau mà lợi dụng tiền bạc của nhau thì đến một ngày tình cảm cũng sẽ sứt mẻ.

Không phải tự dưng lại đi vay tiền, vạn bất lắm mới cần. Người có đạo đức họ sẽ ăn không ngon ngủ không yên khi chưa trả được nợ. Còn người thiếu đạo đức thì thường họ không có cảm giác đó. Ngược lại với họ, vay được là mừng, còn không cần biết là khi nào sẽ trả. Khi nào người khác đòi nợ thì họ sẽ chây ì mặc cho “ân nhân” của mình đau khổ, tức giận thế nào.

Vì thế, trong cuộc đời này, người cho vay tiền kỳ thực có công đức rất lớn. Do đó, không nên phụ lòng tốt của họ, đánh mất niềm tin nơi người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn.

3. Bị người đời khinh bỉ, ghét bỏ

Nợ tiền không trả tức là đang tự gieo nghiệp nghèo cả đời nghèo hèn. Không những thế còn bị mọi người rè bỉu, chì chiết, đay nghiến, ghét bỏ… Đi đâu cũng sẽ bị gọi là kẻ vay tiền không chịu trả, kẻ bùng nợ… mà dằn vặt tâm can, sống trong khổ sở, mang tiếng xấu cả cuộc đời không thể xoá bỏ. Sau này, cũng không còn ai muốn tiếp cận, giao tiếp hay giúp đỡ mình nữa.

Nếu người cho vay là người tốt, hiền lành họ có thể cho không thèm đòi nữa tha những cũng mất đi thứ tình đã từng có, sự tin tưởng người ta dành cho mình. Nhưng nếu vay xã hội đen, cầm đồ hay lãi ngân hàng mà không trả nổi sẽ bị hành xử theo pháp luật, luật giang hồ, bị dán ảnh, thông tin khắp nơi thì khó lòng mà trốn thoát nổi. Lúc này không chỉ là việc của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh trong gia đình như cha mẹ, vợ/chồng, con cái… Khiến họ sống trong khổ nhục ê chề.

Do đó dù thân đến mấy chuyện tiền nong cũng phải rõ ràng, minh bạch, tiền vay là số đếm, ân tình lại không thể cân đong, trả với tấm lòng biết ơn, vậy nên khi trả cũng cần tránh chi li từng đồng. Đừng đưa ra bất kỳ lý do nào để bùng tiền rồi sẽ nhận quả báo không ngờ. Đã có gan vay nhất định phải có gan trả nhớ nhé!

Tổng hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét