- Gala mừng U23 Việt Nam... Vinh Quang và Cạm Bẫy

Thầy trò HLV Park Hang Seo đã quên đi bao mệt mỏi và cũng chẳng thấy đói để cùng hòa vào bài hát Niềm tin chiến thắng...







Cập nhật danh sách Facebook thật của U23 Việt Nam

Sau khi giành quyền vào chung kết U23 châu Á, các tuyển thủ của đội tuyển U23 Việt Nam nhận được rất nhiều sự quan tâm của người hâm mộ, đặc biệt là các fan nữ. Nhưng hiện tại có rất nhiều tài khoản Facebook giả mạo các VĐV dùng để trục lợi, do đó chúng tôi sẽ cung cấp tài khoản chính xác cho mọi người.

1. Thủ môn Bùi Tiến Dũng
https://www.facebook.com/cechtien.dung

2. Tiền vệ Nguyễn Quang Hải
https://www.facebook.com/hai.nguyenquang.370

3. Hậu vệ Đoàn Văn Hậu
https://www.facebook.com/vanhau99

4. Tiền vệ Nguyễn Trọng Đại
https://www.facebook.com/dai.nguyentrong.7923

5. Tiền vệ Bùi Tiến Dụng
https://www.facebook.com/choikang.ta.543

6. Tiền đạo Hà Đức Chinh
https://www.facebook.com/chinh.ha.758

7. Hậu vệ Vũ Văn Thanh
https://www.facebook.com/vatha.vu

8. Hậu vệ Trần Đình Trọng
https://www.facebook.com/trongtran1997

9. Hậu vệ Bùi Tiến Dũng
https://www.facebook.com/tiendung.bui.90

10. Tiền vệ Lương Xuân Trường
https://www.facebook.com/truong.plaboy

11. Tiền đạo Nguyễn Công Phượng
https://www.facebook.com/nguyen.congphuong.73

12. Tiền vệ Nguyễn Văn Toàn
https://www.facebook.com/vantoan.nguyen09

13. Tiền vệ Phan Văn Đức
https://www.facebook.com/phanvanduccot

14. Hậu vệ Nguyễn Duy Mạnh
https://www.facebook.com/profile.php?id=100003304208076

15. Tiền vệ Nguyễn Phong Hồng Duy
https://www.facebook.com/nguyenphong.hongduy.7

Theo Truyền Nguyễn (Thể Thao 247)

U23 Việt Nam vs Uzbekistan: Đối thủ đã quen với cái rét âm độ

Trận đấu giữa tuyển U23 Việt Nam và đội tuyển Uzbekistan là một kèo đấu cân tài cân sức, thậm chí là quá khó khăn đối với các chàng trai Việt Nam. Lý do là, đội tuyển trẻ Uzbekistan ngoài sự quy củ trong đội hình còn có kỹ thuật rất tốt và trên hết - là một sức khỏe bền bỉ được rèn luyện bởi thời tiết khắc nghiệt ở quê nhà Trung Á của họ.Uzbekistan có mùa đông giá rét với nhiệt độ thường xuyên ở mức âm.

Các cầu thủ của đội tuyển U23 Uzbekistan - đối thủ của U23 Việt Nam tại trận chung kết U23 châu Á

15h00 chiều nay 27.1, trận chung kết lịch sử giữa đội tuyển U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan sẽ diễn ra ở Thường Châu, Trung Quốc. Thời tiết tại đây đang khá bất lợi cho đội tuyển Việt Nam: nhiệt độ hạ thấp và tuyết rơi.
Tuy nhiên, đối với các cầu thủ Uzbekistan - quốc gia từng thuộc Liên xô cũ - kiểu thời tiết này không còn lạ lẫm. Mùa đông ở Uzbekistan rất lạnh, với nhiệt độ thường xuyên dưới mức âm.

Theo trang Advantour, Uzbekistan có khí hậu lục địa do vị trí địa lý vô cùng đặc biệt: không tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ đại dương nào, nằm sâu trong lục địa Á-Âu. Điều này khiến cho chênh lệch nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè rất cao.
Những tháng nóng nhất năm ở Uzbekistan là tháng 7 và tháng 8. Trong thời gian này, nhiệt độ có thể lên tới 41-42 độ. Mức nhiệt cao nhất được ghi nhận ở thành phố Termez vào tháng 7 năm 1944: 50 độ.

Nhưng vào mùa đông, nhiệt độ trung bình tại Uzbekistan chỉ là khoảng âm 23 độ
Nhưng vào mùa đông, nhiệt độ trung bình tại Uzbekistan chỉ là khoảng âm 23 độ, theo trang Uztravelguide. Trong những đợt rét khắc nghiệt, mức nhiệt thấp nhất giảm xuống còn âm 38 độ như từng ghi nhận ở cao nguyên Ustyurt, theo trang people-travels.

Nếu so sánh hai mức nhiệt cực đại và cực tiểu thì chênh lệch nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè ở Uzbekistan lên tới 88 độ C.

Dù nhiệt độ giảm thấp ở các tỉnh phía bắc Uzbekistan, tuyết ở đây không rơi dày và kéo dài. Trung bình tuyết chỉ rơi với lượng 5-15cm, theo Uztravelguide. Ngoài ra, trong mùa đông, Uzbekistan còn bị bao phủ bởi lớp sương dày đặc vào buổi sáng.

Dù nhiệt độ giảm thấp ở các tỉnh phía bắc Uzbekistan, tuyết ở đây không rơi dày và kéo dài.

Tại thủ đô Tashkent nằm ở phía đông đất nước, nhiệt độ trung bình là 2,5 độ C trong tháng 1 và 27,5 độ C vào tháng 7.

Theo trang Climatestotravel, trong những năm gần đây, mùa đông được đánh giá bớt “dữ dội” hơn. Ví dụ, vào tháng 1 năm 1969, nhiệt độ tụt xuống âm 29 độ C, nhưng vào tháng 1 năm 2008, sóng lạnh chỉ khiến nhiệt giảm còn âm 18 độ C.
Uzbekistan nằm ở trung tâm khối lục địa Á - Âu, lưu giữ một phần những di sản cổ xưa nhất của nhân loại - Con đường tơ lụa. Do nằm sâu trong lục địa, quốc gia này có khí hậu thực sự rất khắc nghiệt - kiểu khí hậu đặc trưng của các quốc gia nằm sâu trong lục địa Trung Á.

Ngay trong vùng lãnh thổ Uzbekistan đã có sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa hai vùng Nam Bắc; đồng thời giữa các mùa trong năm, nhiệt độ cao nhất vào mùa hè và thấp nhấy ở mùa Đông có thể chênh lệch nhau tới hơn 70 độ C. Mùa hè và những tháng ấm áp trong năm thương chỉ kéo dài từ tháng 4 tới tháng 10, khoảng thời gian còn lại trong năm là thời điểm Uzbekistan chìm trong băng tuyết và giá lạnh.


Shahi Zinda - Uzbekistan đang ngập trong tuyết trắng.





Thủ đô của Uzbekistan là Tashkent, vào thời cổ còn được gọi là Chach bởi người Trung Quốc. Vào mỗi mùa đông, thành phố này lại chìm trong băng tuyết rơi dày và giá lạnh thường trực ở mức -10 độ C.

Là thành phố lớn thứ hai của Uzbekistan và là thủ phủ của tỉnh tỉnh Samarqand, cách thủ đô Tashkent khoảng 350 km, Samarkand là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng ở khu vực Trung Á .

Nhiệt độ mùa hè có thể lên đến 40 độ C nhưng sang mùa đông thì xuống chỉ còn - 20 độ C. Vì thế dù là một trong những thành phố lớn nhất Uzbekistan nhưng ở Samarkand dân cư rất thưa thớt.

Mùa đông ở Samarkand cũng không hề dễ chịu hơn chút nào.

Đây từng là cố đô của Uzbekistan, có lịch sử gần 3000 năm, trước đây từng là nơi sinh sống của các đoàn du mục và thổ dân. Thành phố nổi bật với vị trí trung tâm trên con đường tơ lụa nối giữa Trung Quốc và phương Tây, và còn là một trung tâm nghiên cứu Hồi giáo với nhiều kiến trúc Hồi giáo được khảm bằng đá quý cũng như những lăng mộ của các vua chúa.

Khi mùa đông tới, Samarkand cũng khoác lên mình tấm áo choàng trắng tinh khôi như thủ đô Tashkent vậy. Nhìn thì đẹp, nhưng không hề dễ chịu chút nào cả.





Tuyết phủ trắng trên con đường tơ lụa huyền thoại và cổ xưa. 3000 năm đã trôi qua, và mỗi mùa đông tới, Samarkand lại chìm trong băng tuyết lạnh lẽo.

Từ trên một mái đền thờ Hồi Giáo, Samarkand vẫn giữ nguyên nét cổ kính từ nghìn năm qua.

Và mặc cho Uzbekistan vào mùa đông có lạnh tới mức nào đi nữa, người dân vẫn cứ thoải mái chống chọi với giá lạnh để sinh hoạt bình thường. Vào mùa đông, tuyết thường xuyên rơi dày từ 5 đến 12cm trên nhiều khu vực thuộc lãnh thổ Uzbekistan, thế nhưng thế vẫn chưa là gì đối với người Uzbekistan. Do đã quen sinh sống trong thời tiết lạnh lẽo, người Uzbekistan có thể lực và sức bền khá tốt.


Một khu chợ đang họp ở Urgut, Uzbekistan. Người dân trao đồi hàng hóa và các sản phẩm giữa trời tuyết rơi lạnh cóng như thể chẳng có gì đáng ngại.




Trời có lạnh mấy thì cũng phải ra đường thôi mà...


Tuy nhiên người Uzbekistan cũng không lấy gì làm thoải mái nếu phải ra đường vào trời lạnh. Trên ảnh là quảng trường"The Registon" - biểu tượng của Uzbekistan chỉ loáng thoáng vài bóng người giữa trời tuyết rơi.





Tuyết rơi và giá lạnh không thể ngăn cản người Uzbekistan cũng như nhiều du khách ngừng lại các hoạt động leo núi và thám hiểm. Điểm đến nổi tiếng và thường xuyên nhất của du khách tứ xứ tại Uzbekistan chính là đỉnh Chimgan.

Đỉnh Chimgan đồng thời cũng là khu du lịch, trượt tuyết nổi tiếng, thu hút người dân trong nước và bạn bè du lịch quốc tế vào mùa đông hàng năm.

Mùa đông ở Uzbekistan rất lạnh, với nhiệt độ trung bình trong tháng 1 tại thủ đô Tashkent là - 2 độ C.

Nằm ở trung tâm của khối lục địa Á – Âu, Uzbekistan có kiểu khí hậu lục địa khắc nghiệt với nhiệt độ chênh lệch lớn giữa các mùa và các vùng, theo Bradt Guides.

Khu vực phía nam là nơi có khí hậu ấm nhất và khu vực phía bắc là nơi có khí hậu lạnh nhất. Ở phía bắc, nhiệt độ mùa hè thường vượt 40 độ C trong khi nhiệt độ mùa đông có thể giảm xuống -20 đến -35 độ C.

Mùa đông ở Uzbekistan thường bắt đầu vào cuối tháng 10 trên vùng núi, cao nguyên và đến muộn hơn ở khu vực phía nam vào cuối tháng 12. Tháng 4 thường là thời điểm đánh dấu mùa đông kết thúc. Ảnh: Advantour.


Tháng 1 là tháng lạnh nhất năm với nhiệt độ trung bình ở thủ đô Tashkent vào khoảng -2 độ C. Trong ảnh, người dân Uzbekistan đi trượt tuyết tại khu resort Chimgan. Ảnh: Wikipedia.


Người dân ở thành phố Bukhara dọn tuyết trước nhà. Video: YouTube.


Vào mùa đông, tuyết rơi trung bình khoảng 5 cm trên khắp Uzbekistan và dày khoảng 10-12 cm ở các khu vực đồi núi. Ảnh: Globaltableadventure.


Một phụ nữ đẩy con bằng xe nôi dạo phố ở thủ đô Tashkent. Ảnh: Prokerala.


Tuyết phủ trắng xe ôtô ở thủ đô Uzbekistan vào mùa đông. Ảnh: Flickr.


Người dân Uzbekistan đã quen với mùa đông giá lạnh. Ảnh: Xinhua.


Vị trí địa lý tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ lớn ở Uzbekistan. Tháng 7 là tháng nóng nhất năm của thủ đô với nhiệt độ trung bình là 26 độ C. Trong ảnh, quảng trường Registan ở thành phố Samarkand. Ảnh: Globaltableadventure.



U23 Việt Nam và cuộc chiến với cạm bẫy vinh quang

Giới hạn chịu đựng trước cám dỗ cũng là một thách thức mà các em sẽ phải chiến thắng nó, bằng cách sống và làm việc thực sự chuyên nghiệp.

Chưa có một đội bóng nào trong lịch sử bóng đá Việt Nam trở về từ một giải đấu với hiệu ứng như U23 vừa rồi. Những Quang Hải, Bùi Tiến Dũng, Xuân Trường, Văn Thanh... đã thực sự trở thành niềm cảm hứng của cả dân tộc, niềm cảm hứng được thắp lên qua từng trận đấu và kết lại bằng hình ảnh đỉnh điểm của Duy Mạnh, với lá quốc kỳ cắm trên tuyết trắng Thường Châu.

Ở Thường Châu, sự quả cảm của những người trẻ ấy đã đánh thức rất nhiều trái tim, tâm hồn vốn dĩ đang lãnh đạm dần bởi sự khắc nghiệt và trớ trêu của đời sống. Có lẽ, chính các cầu thủ cũng không ngờ rằng hiệu ứng mà họ mang lại lớn lao đến như thế.

Và tất nhiên, ở những ngày đầu tiên đặt chân sang Trung Quốc, họ cũng chẳng ngờ rằng khi trở về họ đã trở thành những ‘”siêu sao” trong mắt cộng đồng.


U23 Việt Nam đã chơi tốt ở giải U23 châu Á. Ảnh: Hoàng Hà.

Kể từ sau thế hệ vàng của Hồng Sơn, Huỳnh Đức..., có lẽ đây là lần đầu tiên có một tập thể ở cấp độ Đội tuyển của bóng đá Việt Nam được cả nước nhớ tên, thậm chí được thần tượng đến mức say mê. Và trước hào quang rực rỡ ấy, bắt đầu có những lo ngại cho tương lai của họ, khi thành công đến quá nhanh sẽ dễ kéo theo những cám dỗ quá lớn.

Nước lên thì thuyền lên, áp lực và sự nổi danh cũng như thuyền với nước. Càng nổi danh nhiều, áp lực càng lớn. Và một trong những áp lực chính là làm sao chống lại cám dỗ, làm sao đối diện cám dỗ và chiến thắng nó. Đó là một trận đấu khác mà các tuyển thủ sẽ phải thi đấu, một trận đấu dai dẳng hơn, không chia hiệp, không luân lưu và có khi còn không có hồi kết.

Ở trận đấu thường ngày này, họ còn cần hơn nữa lòng quả cảm, thứ quả cảm mà họ thể hiện ở Thường Châu, trong một đêm tuyết mù sa và đối thủ thì quá mạnh. Và chắc họ chưa quên, đã từng có một vài ngôi sao gục ngã trong trận đấu của đời này, mà điển hình là Văn Quyến, một cầu thủ mà tài năng đủ ở tầm “cầu thủ quốc dân”.

Trong một bảng báo giá gần đây mà người viết nhận được từ một người bạn làm trong ngành quảng cáo, đơn vị đang quản lý hình ảnh của thủ môn Bùi Tiến Dũng đã ra mức giá tới trăm nghìn USD cho việc khai thác hình ảnh của cầu thủ điển trai này. Mức giá ấy phải nói là ngang tầm với những ngôi sao showbiz số 1 hiện nay. Và mức giá ấy là xứng đáng.


Thành công của U23 Việt Nam khiến làng bóng đá châu lục bất ngờ. Ảnh: Hoàng Hà.

Hơn 10 năm trước, khi trả lời người quen làm giám đốc nhãn hàng của một thương hiệu nổi tiếng, người viết cũng từng nhận định “đừng đùa với Công Vinh, tầm ảnh hưởng của cậu ấy với công chúng không thua gì Mỹ Tâm đâu”. Lúc ấy, không có một Thường Châu đại địa chấn trong bóng đá để khiến thế hệ Công Vinh bật vọt như U23 bây giờ. Vậy mà đến nay, sức hút của Vinh vẫn còn bền bỉ lắm.

Nhưng để giữ được sức hút bền bỉ ấy, Công Vinh đã luôn phải thắng trước các trận đấu cám dỗ thường ngày. Mà cám dỗ thì muôn hình vạn trạng. Một vài chai bia thôi cũng là cám dỗ; một mỹ nhân cũng là cám dỗ; những xa hoa danh vọng thảm đỏ kiểu giải trí cũng là cám dỗ. Thoát khỏi muôn trùng vây ấy, thật khó.

Các cụ xưa vẫn nói về sự ghê gớm của cái bả vinh hoa. Ở đỉnh cao của danh vọng, người ta rất dễ ảo tưởng về quyền lực vô hình và tầm ảnh hưởng của mình. Hơn nữa, ở đỉnh cao của danh vọng, người ta cũng thường được cộng đồng “cấp” cho một biên độ rộng hơn về đạo đức hành xử. Chẳng hạn, điều cấm kỵ nhỏ mà người thường không nên làm, người nổi tiếng sẽ dễ được tha thứ, nhiều khi chỉ đơn giản vì câu “có tài thì có tật”.

Nhưng tận dụng biên độ hành xử đó thế nào lại là chuyện khác. Khi đã vượt qua ngưỡng tận dụng, để thành lạm dụng, chủ thể rất dễ sa bẫy. Mà cái bẫy vinh quang thì nguy hiểm vô chừng.

Quang Hải, một trong những ngôi sao chơi hay nhất tại giải U23 châu Á. Ảnh: Hoàng Hà.

Tất nhiên, sẽ có những người cho rằng “khó khăn, thách thức như cơn mưa tuyết Thường Châu còn không khiến các em sờn lòng, thì há chi những cám dỗ ngoài đời. Các em thừa lòng quả cảm để vượt qua nó”. Đúng, các em thừa lòng quả cảm nhưng cám dỗ cuộc đời không đơn thuần chỉ như một trận “tuyết chiến”, nơi mà các em đang được khích lệ vô bờ bến bởi những CĐV yêu mến mình. Trước cám dỗ, người ta cần hơn cả lòng quả cảm, người ta cần cả sự tỉnh táo và khôn ngoan.

Giữa những tôn vinh, yêu mến, si mê hôm nay là cả nghìn trùng vây vô hình đang chờ đợi. Chỉ một tích tắc lơ là, cái giá phải trả thật khó lường. Nghĩ đến đó, tự nhiên thấy các em thật khổ. Các em có vẻ cô đơn trong chính sự suy tôn mình, cô đơn chống chọi lại những cạm bẫy vẫn được đặt ra mỗi ngày.
Nhưng điều các em khiến người viết tin tưởng vào nhất chính là cái khí chất đàn ông mà các em đang sở hữu.

Thế hệ U23 này cho thấy sự trưởng thành hơn hẳn so với các thế hệ trước đó. Các em cũng hấp thụ nhiều kiến thức hơn, va chạm nhiều hơn và rõ ràng, đúc rút kinh nghiệm sống sớm sủa hơn.
Hơn nữa, các em cũng hơn hẳn các thế hệ trước khi bắt đầu có những đơn vị, cá nhân chuyên nghiệp giúp việc cho mình trong chuyện xây dựng hình ảnh. Chính họ sẽ là rào cản bước đầu để gạn lọc bới những “nhiễu sóng” thường ngày, cũng như những cám dỗ thường ngày.

Và quan trọng nhất, bên cạnh các em cũng có những “tỉnh táo viên” đủ níu giữ các em lại. Một câu chuyện đơn giản, nhưng nhiều ý nghĩa, là trái bưởi mà cô chú của Bùi Tiến Dũng tặng thủ môn này khi anh vừa hạ cánh. Ông chú muốn nhắc đến những ngày khổ cực, với trái bóng bằng qủa bưởi của thời ấu thơ, để Bùi Tiến Dũng không sa đà vào trong những hào quang và ảo tưởng.

Thể thao, suy cho cùng, là một cuộc chiến với chính mình, thách thức chính giới hạn của bản thân mình, và kiếm tìm chiến thắng trong thách thức ấy. Giới hạn chịu đựng trước cám dỗ cũng là một thách thức mà các em sẽ phải chiến thắng nó, bằng cách sống và làm việc thực sự chuyên nghiệp.

Cuộc chiến ấy, nếu U23 chiến thắng, sẽ không chỉ có lợi cho bản thân họ, bởi nó tạo ra một hình mẫu cho những thế hệ cầu thủ bóng đá Việt Nam sau này.
Tứ Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét