- Chuyện lạ ở làng

Chuyện lạ về đất "trường thọ" và xã "thẹn khi cười"...

Có xã toàn người móm ngay từ khi còn trẻ, lại có vùng đất mà người sống ở đó trường thọ và có ngôi làng người dân toàn nói tiếng "kỳ lạ"...

1. Xã "không cười" vì cứ 30 tuổi là... móm

Đó là xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, Yên Bái. Cứ đến 30 tuổi, nhiều người trong xã bị rụng hết cả hàm răng. Một số người có tiền thì lắp răng giả, không thì chịu cảnh bị móm. Những người phụ nữ Mông sống ở đây rất duyên dáng và xinh đẹp nhưng ít khi cười và giao tiếp với người lạ vì... không có răng.

Chị Vàng Thị Rủ (31 tuổi) chỉ còn 4 chiếc răng ở hàm dưới. Mâm cơm nhà chị ngoài nồi cơm còn có một bát cháo. Do bị rụng răng nên chị Rủ phải dùng cháo thay cơm. Đến giờ, chị vẫn không hiểu mình và các chị em ở đây vì sao bị rụng răng.
Chị Vàng Thị Rủ chỉ còn 4 chiếc răng ở hàm dưới.

- ĐỒ DÙNG HẾT HẠN?

Nhiều lần, bệnh nhân của tôi rất quan tâm, lo ngại về việc thuốc “hết hạn”, quá “đát”, cho dù trên lọ thuốc ghi rõ là còn vài ba ngày nữa mới hết hạn. Về đến nhà, tôi mở tủ lạnh ra, thì, ôi thôi, một mớ đồ ăn cũng đã “hết hạn”, và quá “đát”. Bệnh nhân của tôi, nhiều người sẵn sàng quăng thuốc vào thùng rác, và lũ “Mỹ con” nhà tôi cũng thế, nhanh tay vứt đồ ăn vào thùng rác cho dù có những thức ăn đóng hộp chưa khui ra bao giờ.
Nhớ lại thời nhỏ, tôi đã từng đi lượm đồ ăn hay thuốc men từ những “hầm bứa” mà quân đội Mỹ quăng đồ hết hạn vào đấy. Cho đến giờ phút nầy tôi vẫn còn sống “nhăn răng”, chẳng chết con ma nào, và đang viết bài “hết hạn” cũng nhờ vào những “của quý” lượm được từ những hố rác ấy. Thế thì, đâu là giới hạn của sự an toàn của đồ ăn hay thuốc men đã hết hạn?

- Kế thừa đặc trưng văn hóa Sài Gòn cho đô thị mới Thủ Thiêm

Nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho chúng ta thấy, Thành phố là một đô thị tuy còn rất trẻ song chứa đựng nhiều giá trị Văn hóa – Nhân văn và Văn hóa – Lịch sử. Có thể nói Sài Gòn – TP.HCM là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa, thể hiện khá độc đáo bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam ở vùng đất phía Nam của Tổ quốc. 
Ngày nay chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều dấu ấn của người Việt, người Hoa, người Chăm, người Khơ-me, người Pháp, người Anh, người Ấn, người Nhật… trên các công trình được xây dựng trong thành phố, trong những sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng dân cư, trong các hoạt động lễ hội… 

- Nhà báo đầu tiên viết về vụ quán Xin Chào được tặng bằng khen

TPO - Chiều 25/4, ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TPHCM đã thay mặt lãnh đạo TP trao bằng khen cho nhà báo Hàn Ni - Phóng viên báo SGGP - Người đầu tiên đưa vụ việc “chủ quán Xin Chào bị khởi tố” ra trước công luận.
Ông Nguyễn Thành Phong trao Bằng khen cho Nhà báo Hàn Ni

Với tiêu đề “Chậm đăng ký kinh doanh 5 ngày- Bị khởi tố hình sự” đăng báo SGGP ngày 19/4, bài báo của Hàn Ni đã là 'phát súng' đầu tiên 'đánh' vào các sai phạm của các cơ quan Tư pháp huyện Bình Chánh trong vụ khởi tố quán Xin Chào và sau đó là nhiều tờ báo khác vào cuộc. Từ thông tin của các báo, cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương đã vào cuộc và bước đầu vụ án đã bị đình chỉ, trưởng Công an huyện Bình Chánh và Viện trưởng viện kiểm sát Bình Chánh cũng đã bị đình chỉ công tác do sai phạm từ vụ khởi tố chủ quán Xin Chào.

Phát biểu tại buổi trao Bằng khen, ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TPHCM cho biết vụ việc quán cà phê Xin Chào nhiều ngày qua đã tạo ra dư luận không tốt, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của TPHCM. Lẽ ra chính quyền Bình Chánh phải tạo điều kiện cho người dân buôn bán vì vụ việc chưa đến mức phải khởi tố.

Ông Nguyễn Thành Phong đánh giá cao sự phát hiện của báo SGGP trong vụ việc chủ quán Xin Chào bị oan và mạnh dạn đấu tranh, giúp các cơ quan chức năng kịp thời xử lý vụ việc, lấy lại công ký cho người dân. Việc cơ quan chức năng đã đình chỉ vụ án cho thấy báo chí đã phản ánh đúng, kịp thời những bức xúc của người dân. Ông Phong mong muốn các cơ quan truyền thông, báo chí tiếp tục đồng hành cùng chính quyền và nhân dân thành phố trong việc chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, gây mất lòng tin của nhân dân và các nhà đầu tư.

Được biết, Hàn Ni cũng chính là nhà báo đầu tiên đưa vụ việc khởi tố chủ khu đất có quán Xin Chào bị khởi tố vì dựng chòi nuôi vịt hiện đang được các ngành chức năng xem xét để đình chỉ.

- Hình phạt do đỗ xe linh tinh

Để lại giấy nhắc, viết chữ lên thân xe, thậm chí tháo bánh xe… là những ‘độc chiêu’ dùng để cảnh báo những người đỗ xe sai quy định.

Loạt hình phạt mà người dân dành cho những kẻ cố tình làm sai quy định dưới đây chắc chắn sẽ khiến các chủ xe phải dè chừng mỗi lần định tìm chỗ “hạ cánh” bừa.

Hình như là đỗ nhầm vào địa bàn của “xã hội đen” rồi.

- Hồ sơ môi trường cộm cán của Formosa

TS Trần Bắc Hải (từ Úc) | 25/04/2016 15:00

Formosa nhận giải "Hành tinh đen" năm 2009. Đây là một giải do Ethecon - tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức dành cho những cá nhân/tổ chức "đóng góp" vào việc phá hủy môi trường.

- Đã có cảnh báo cấm mua/bán - vậy họ thu mua cá chết để làm gì?

Tác giả: Theo FB Đoàn Đoàn
 KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Đọc mà kinh hãi. Người dân nghèo cực quá nên cứ có tiền là làm. Nhưng quản lý chính quyền ở cơ sở ở đâu, làm gì, không có những động thái xử lý một cách chủ động và chuyên nghiệp, cứ để mặc “xe đông lạnh” thu mua kiểu này, thì không chỉ cá chết, mà sẽ có nhiều người chết. Vụ ngộ độc của 200 người ở Quảng Bình do ăn hải sản hẳn chưa phải là vụ việc đầu tiên, cũng không phải vụ việc cuối cùng.

Thật xót đau và lo sợ!

- KIỆN TẬP ĐOÀN FORMOSA RA TÒA ÁN QUỐC TẾ

Cá ngư dân đánh bắt ở biển về được chất thành đống tại chợ Đồng Hới vì ế ẩm, không có người mua sau vụ cá chết do Formosa gây ra. Ảnh của Lê Phi Long báo Lao Động
Cách đây chỉ 2 hôm, 23/4/2016, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, 171 quốc gia, trong đó, có Việt Nam, đã ngồi vào ký kết Công ước bảo vệ môi trường thế giới vì lo ngại hiểm họa môi trường từ những tham vọng của con người đã gây ra từ sự phát triển công nghiệp.
Ba tháng nay, lần đầu tiên miền Tây Nam Việt Nam hạn hán ngập mặc sâu đến hơn 90km vào đất liền, người dân Tây Nam Bộ không có nước để uống, thủy hải sản nước ngọt cũng chết vì dịch, con người cũng khô vì hạn, chỉ vì phá rừng, đắp đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, nhưng chính phủ cũng không lên tiếng.

- Formosa gây thảm họa môi trường Vũng Áng, Hà Tĩnh

- Campuchia từng ''gửi trả'' Formosa chất độc

  Tin tức nóng
Campuchia từng ''gửi trả'' Formosa chất độc

- "Rõ mặt" kiểu ăn gian vàng

Vàng không đạt chất lượng theo công bố; sử dụng cân không kiểm định; cân 'điêu'... và đủ các kiểu móc túi người mua vàng nữ trang được Bộ Khoa học - Công nghệ phát hiện sau khi kiểm tra 1.718 đơn vị sản xuất, kinh doanh vàng và mỹ nghệ trên 51 tỉnh thành cả nước.
"ro mat" kieu an gian vang hinh anh 1
Có tới 432 cơ sở vi phạm với mức sai số gấp hàng chục lần tỷ lệ cho phép. Nhưng bên cạnh ăn gian tuổi vàng, nhiều đơn vị còn lách qua giá để móc túi người mua.

- Bánh mì từ thiện ấm lòng người nghèo Quảng Ngãi

08:31 | 25/04/2016
Tamnhin.net - Chiếc bánh mì, suất cơm chay tuy không lớn về giá trị vật chất đối với nhiều người nhưng với những người nghèo xứ Quảng, đó là một sự sẻ chia rất đáng trân trọng.


Chàng trai 32 và tủ bánh mì từ thiện
Cụ bà Trần Thị Quý, 73 tuổi, bắt đầu một ngày đi bán vé số vào lúc 6h sáng. Từ nơi ở - xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa – bà mất khoảng một giờ đồng hồ để lên đến thành phố Quảng Ngãi, trên chiếc xe đạp cũ kỹ. Các con của bà đi làm ăn xa, nên dù ở cái tuổi “cổ lai hy” nhưng bà cũng phải bươn chải kiếm sống. “Con cái nó còn phải lo nuôi con của nó, mình còn “cựa quậy” được ngày nào thì cũng phải đi làm kiếm thêm chút tiền để sống chú à”, bà Đông chia sẻ.

Trưa nay, sau khi rong ruổi qua các ngã đường của thành phố cùng túi vé số, bà ghé lại trước Rạp phim Thuận Thiên, số 300-302 đường Phan Đình Phùng, thành phố Quảng Ngãi. Hôm nay, ngày Rằm tháng Ba, bà sẽ được nhận suất cơm chay từ thiện miễn phí của Hội Hạnh Từ Bi.
Tủ bánh mì từ thiện trên đường Phan Đình Phùng, TP. Quảng Ngãi

- Lão nông đầu tư hơn 40 tỷ đồng để trồng chuối xuất ngoại

Dân trí- Để nâng tầm thương hiệu chuối “Made in Viet Nam”, lão nông Võ Quan Huy (61 tuổi- người ta còn gọi ông là 'Huy Đất',  nhiều đất...) đã mạnh dạn đầu tư gần 2 triệu USD (hơn 40 tỷ đồng) trồng 140 ha chuối theo “quy trình sạch” chuẩn quốc tế. Mỗi năm ông xuất khẩu khoảng 500 tấn chuối ra những thị trường khó tính như Nhật Bản, Malaysia, Singapore…

- Tiếng khóc chim Én

Dân trí - Đã từ lâu đàn chim én bay về vào mỗi mùa xuân tô điểm cho bức tranh yên bình của làng quê Việt. Nhưng với thực trạng đánh bắt bừa bãi như hiện nay, có lẽ không xa nữa, đàn chim én sẽ chỉ bay về trong những giấc mơ!
‘Sứ giả mùa xuân’ lên… bàn nhậu
Đánh bắt sứ giả mùa xuân.
Những ngày này đi dọc qua các đồng lúa của Diễn Châu, Quỳnh Lưu (Nghệ An) không khó để bắt gặp những tốp thợ đánh én.

Chỉ cần bỏ ra từ 200 ngàn đến 1 triệu đồng người ta đã có ngay một bộ đồ nghề đánh én. Bao gồm một đoạn lưới, rộng từ 2 - 3 mét, dài khoảng 20 mét.

Điều đáng nói mỗi ngày đánh chim, một tay thợ cừ khôi có thể đánh bắt được từ 50 - 100 con én. Còn với những tay nghiệp dư mới chập chững bước vào nghề cũng kiếm được dăm ba chục con.

“Hiện nay một con chim én có giá từ 3 - 4 ngàn đồng, được các đầu mối vào tận nhà thu mua. Có bao nhiêu mua hết bấy nhiêu, thậm chí người ta còn mua cả những con bị chết nhưng với giá rẻ hơn một chút”, một tay thợ có thâm niên trong nghề cho biết.

Cứ thế những chú chim én sẽ là những món đồ nhậu trong các nhà hàng và nó hiển nhiên trở thành đặc sản mà nhiều thực khách mong muốn được thưởng thức.

- BIỂN CHẾT



Nhà báo Dương Xuân Nam - Nguyên Tổng biên tập báo Tiền Phong

11:08 | 24/04/2016

 Cá chết, biển chết, người sống được sao?

- Mục sở thị ống xả thải của Formosa dưới đáy biển Vũng Áng

CHO PHÉP HỦY DIỆT MÔI SINH, HỦY DIỆT GIỐNG NÒI!?

Hãy nghe các kỹ sư môi trường nói về quy trình xử lý nước thải ở Formosa

Tác giả: Theo FB Đức Bảo Phạm

 KD's blog: Những ý kiến này rất đáng chú ý. Vì nguồn tin dường như bí mật, nhưng vấn đề viện dẫn lại có vẻ rất logic
Cá voi chết trôi dạt vào bờ ở xã Phú Hải, huyện Phú Vang. Ảnh: nld.com.vn

Để đối phó với cơ quan chức năng, người ta bỏ tiền xử lý một lượng vô cùng nhỏ, rồi cho cá vào nuôi để qua mặt. Còn phần lớn là xả trộm qua một đường ống lớn chạy ngầm dưới biển anh ạ. Cơ quan chức năng có đến kiểm tra cũng không bao giờ biết được vi thấy họ nuôi cá bằng nước thải đã qua xử lý, cá vẫn sống ngon ơ. Với lại, cơ quan chức năng cũng không nắm được quy trình xử lý nữa.