LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐI BỘ THỂ DỤC  &  XOA

BÓP HAI BÀN CHÂN


Bàn chân có mối liên quan mật thiết tới lục phủ ngũ tạng, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Các nhà nghiên cứu về Cơ Thể Học có một kết luận chính xác giống như tục ngữ vẫn thường nói rằng "Người già, đôi chân già trước !".

Nhiều người cao niên vì tình trạng "đôi chân già trước" nên đi không vững; chân không đỡ nỗi sức nặng của cơ thể nên thường mất thăng bằng, té ngã, gãy xương và đa phần đưa đến tử vong!

Lợi ích của đi bộ
Trong  bài sau đây bạn sẽ thấy giữ cho chân khỏe là sẽ chậm già.
Nhưng ngoài đi bộ ra nếu bạn đi bơi được là tốt nhất vì xuống nước các chi của bạn nhẹ nhàng hơn, phổi sẽ được bơm oxy nhiều hơn. Người đi bơi vừa lên khỏi mặt nước thì tim đập trở lại bình thường ngay, điều nầy không có sau một cuộc chạy bộ. Nếu ai sau khi đi bộ nhanh hay jogging mà chậm hồi phục nhịp tim thì tức là tim yếu.
Tại sao ta không tập DỊCH CÂN KINH của người xưa, rất thích hợp cho những người già yếu và có bệnh kinh niên.

- Tục ngữ có câu : "Người già đôi chân già trước"

12 Con giáp và vận mệnh con người

Từ xưa đến nay, có nhiều cách nói về mối liên quan giữa 12 con giáp với vận mệnh con người và cho rằng nó đóng vai trò quyết định tính cách và vận mệnh của một con người, dựa vào tuổi con gì có thể đoán biết được tương lai, sự nghiệp, thời vận và tình yêu, sự suy đoán này thật ra là dựa vào những đặc tính của con vật để suy ra cho con người.
 Người xưa cho rằng, ngày giờ sinh của mỗi người đều chịu sự chi phối của các thần linh của những con vật trong các con giáp và có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và vận mệnh của người đó. Nghiêm khắc mà nói việc đoán số mệnh qua con giáp là mê tín, nhưng nếu coi đó là một trò chơi giải trí thì không kém phần thú vị. Hơn nữa mỗi một con vật trong các con giáp đều có ưu điểm của nó, vì thế con người ai cũng yêu thích con vật thuộc tuổi của mình và cho rằng mình nên có một số đặc tính nào đó của nó, từ đó trong tư tưởng và hành động họ mô phỏng theo một cách có ý thức hoặc vô thức để từng bước cường điệu hóa những ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm cuối cùng có thể sẽ hình thành đặc trưng tính cách gần giống với con vật đó.
 Tuy nhiên, chúng ta không nên mê tín với những điều bói toán về các con giáp để ảnh  hưởng đến cuộc sống của bản thân và người khác. Vì việc bói toán này không phải là chân lý của khoa học, vận mệnh con người cũng không thể quyết định bởi đặc tính của một con vật. 
Dưới đây căn cứ vào những cách nói chung xin giới thiệu sơ lược về sự liên quan giữa 12 con giáp với vận mệnh con người.
12 CON GIÁP (Kỳ 1/12)



Vì sao chuột lại đứng đầu trong 12 con giáp.

Trong 12 con giáp, chuột được xếp  đầu tiên. Sự oai phong dũng mãnh của rồng và cọp, sự dễ thương thân thiện của thỏ và khỉ, sự ích lợi cho con người của trâu ngựa dê, sự gần gũi với người của heo gà chó, tất cả đều không qua được vẻ ngoài xấu xí, ai thấy cũng đều ghét của con chuột để cho nó vọt lên đứng đầu các con giáp. Mỗi khi nhắc đến chuột, ai nấy đều chau mày nghiến răng, muốn tận diệt hết chúng mới hả dạ. Sở dĩ con người căm ghét chuột đến thế là vì sự phá hoại của chuột đối với đời sống con người vô cùng lớn, từ thức ăn, quần áo, sách vở, qua sự viếng thăm của chuột sẽ trở nên tan nát hư hỏng, nhưng con vật bé nhỏ đáng ghét ấy lại đường đường hoàng hoàng đứng đầu 12 con giáp khiến người ta không khỏi cảm thấy rất hoang đường, một số người mang chủ nghĩa duy mỹ và đạo đức gia càng thấy bất bình, mong sao loại bỏ con chuột khốn kiếp kia khỏi 12 con giáp. Ông Vương Hữu Quang người đời Thanh đã từng viết bài hịch phạt chuột trong cuốn 2 quyển “Ngô hạ ngạn liên”: “Heo xếp đứng cuối là điều đương nhiên, để chuột đứng đầu thoạt chẳng ai phục. Với sự thần linh của rồng, dũng mãnh của cọp là những con vật uy dũng được muôn loài tôn sùng chỉ xếp ở giữa, tuy ở trên heo nhưng lại chịu dưới chuột, thật là chuyện nghịch lý vô cùng!”
12 CON GIÁP (Kỳ 1/12)




Con chuột thông minh, giàu sang sung túc


Vào thời xa xưa, loài người sống bằng việc săn bắt hái lượm, chưa biết phân biệt loại cây cỏ nào không có độc có thể ăn được, loại nào có độc ăn vào sẽ chết, vì vậy thường xuyên bị trúng độc. Dần dần con người phát hiện ra loài chuột rất thông minh, chúng kiếm ăn trong đêm nhưng chưa bao giờ ăn phải thức ăn độc. Từ đó con người học được cách phân biệt các loại thực vật có độc từ chuột.

“Tinh ranh xảo quyệt” dường như đã trở thành ấn tượng về chuột trong dân gian. Quả thật chuột có trí tuệ phi thường. Khi chúng ăn vụn dầu, chúng biết dùng cái đuôi thò vào miệng lọ chật hẹp để thấm dầu rồi rút đuôi ra đưa vào miệng liếm. Chúng còn biết lấy trộm trứng gà để ở trên bàn mang về ổ mà không làm vỡ trứng bằng cách tìm đồng bọn đến giúp, một con nằm ngửa lên bàn dùng 4 chân ôm chặt lấy trứng gà, con kia sẽ cắn lấy đuôi con ôm trứng khéo léo kéo đi dọc theo chân bàn đi xuống đất và về ổ.
12 CON GIÁP. (Kỳ 1/12)



Từ tập quán “Đám cưới nhà chuột” để thấy tâm lý trong phong tục của dân tộc Trung Quốc


Mỗi độ xuân về, cả vùng đất Thần Châu nô nức treo tranh tết hoặc tranh cắt giấy để bày tỏ lời chúc phúc cho một mùa xuân mới tốt đẹp, đồng thời cũng để tăng thêm không khí vui mừng đón tết. Trong những bức tranh tết và tranh cắt giấy phổ biến có bức “Đám cưới nhà chuột” hoặc “Chuột cưới vợ”.

Xem bức tranh “Đám cưới nhà chuột” tưng bừng cờ long đèn hoa, đội lễ nhạc kèn trống rộn ràng, nhà chuột nô nức hân hoan, cảnh đó khác nào bức tranh ngày cưới trong dân gian. Có những bức vẽ đội đưa dâu có 2 con chuột giương cao lá cờ “Chính đại” “Quang minh”, khiến người xem không khỏi phì cười. Bọn chuột ngông nghênh lại ra vẻ đường hoàng ngay thẳng, quả là khôi hài? Đội khiêng kiệu hoa, đội lễ nhạc, đội đưa dâu, tất cả đều vẽ hình chuột, riêng cô dâu chú rể thì mỗi bức vẽ có khác.

Bức tranh tết “Đám cưới nhà chuột” của hiệu tranh Bửu Duyệt Lai tại Thiệu Dương tỉnh Hồ Nam đời Thanh vẽ cô dâu chú rể đều là chuột. Tranh ghép in tại Miên Trúc tỉnh Tứ Xuyên đời Thanh thì chú rể là chuột, cô dâu là người. Tranh tết khắc gỗ đời Thanh tại Giáp Giang tỉnh Tứ Xuyên thì cô dâu chú rể đều là người. Tranh tết dân gian vùng Sơn Tây lại vẽ cô dâu chuột và chú rể mèo.



12 CON GIÁP. (Kỳ 1/12)

“Chuột” trong cuộc sống của người Trung Quốc

“Chuột” _ một con vật với vẻ ngoài không lấy gì đặc biệt, đứng đầu 12 con giáp đã đi sâu vào lòng người Trung quốc. Từ cổ chí kim, nó có ảnh hưởng rất nhiều trong cuộc sống của con người.

Trong dân gian, ngoài “Đám cưới nhà chuột” còn có rất nhiều phong tục liên quan đến chuột.

Trong âm lịch của người Hán có ngày của chuột vào ngày 25 tháng giêng. Ở vùng phía nam tỉnh Chiết Giang, vào ngày này có phong tục “Đánh mắt chuột”, nhà nhà rái đậu đen trong nhà để trừ khử chuột phá hoại.

Người Triều Tiên ở vùng đông bắc có tục “Lửa hun chuột” vào ngày mùng 1 tháng giêng, trẻ con rải rơm trên bờ ruộng rồi đốt, xem ngọn lửa thế nào để dự đoán mùa thu hoạch trong năm.
Sài Gòn nhìn từ trên cao bằng flycam.


Sài Gòn hôm nay thênh thang với những con đường mới



NGƯỜI, CHÓ SĂN & THỎ

Chuyện kể rằng: 
 Một chú chó săn chạy khắp cánh đồng dưới chân núi mà không bắt được con thỏ nào.
 Người chăn dê thấy thế thì cười, trêu chú chó:
- Chú thật bất tài. Con thỏ nhỏ hơn chú bao nhiêu mà còn chạy nhanh hơn.
 Chó săn đáp:
- Ông không biết mục đích chạy của bọn tôi hoàn toàn khác nhau! Tôi chạy chỉ vì miếng ăn, còn thỏ chạy vì tính mạng! Thợ săn nghe cuộc trò chuyện của người chăn dê và chú chó, nghĩ bụng: “Con chó này nói đúng. Nếu ta muốn có nhiều thỏ hơn thì phải nghĩ cách khác”. Một ý nghĩ lóe lên trong đầu thợ săn.
 Đó là tia lửa đầu tiên của khoa học quản lý.

Khoan Dung Với Những Gì Đã Mất



Có một đôi tình nhân rất đẹp đôi, chàng trai cao to, tuấn tú, cô gái xinh đẹp, dịu dàng. Tất cả mọi người đều nói họ là một cặp trời sinh. Nghe vậy chàng trai vui mừng lắm, chỉ mong ngay lập tức được dắt tay cô gái bước vào nhà thờ làm lễ.

Nhưng chàng trai không muốn cầu hôn một cách vội vàng, hấp tấp, vì anh vẫn chưa dành đủ tiền cho cuộc sống riêng tư, anh không muốn sau này cô gái phải chịu khổ cùng mình. Để nhanh chóng được lấy cô gái, chàng trai lao đầu vào kiếm tiền, một ngày anh làm một lúc mấy công việc.

Mặc dù rất mệt, nhưng nhìn số tiền mình kiếm được ngày một nhiều lên, ngay cả khi nằm mơ anh cũng mỉm cười. Trong khi anh đang hạnh phúc, phác thảo nên một tương lai tươi đẹp, cũng là lúc cô gái nói lời chia tay.

- Nhân Cách Người Nhật: "Chuyện về một hầu bàn người Nhật"


Một lời từ chối lịch sự, một cái cúi đầu, một bước đi lùi, một nụ cười thân ái, một gương mặt tự tin chỉ của một người hầu bàn đã một lần nữa làm nên nhân cách người Nhật. 

Cả lượt đi và về Hà Nội – Boston và Boston – Hà Nội, tôi đều quá cảnh ở sân bay Narita, Tokyo chừng dăm tiếng đồng hồ. Khi mua vé, một số người khuyên đừng đi qua Nhật vì có thể bị nhiễm phóng xạ. Nhưng có lẽ vì tôi đã quá cảnh Tokyo nhiều lần rồi nên thành thói quen và cũng thấy nhớ. Và thú thực, tôi cũng muốn được quan sát nước Nhật đang sống như thế nào sau cơn ” tiểu hồng thủy” mới tràn qua cho dù chỉ ở một trong không gian nhỏ là một sân bay. Báo chí đã nói vềbản lĩnh và nhân cách người Nhật sau thảm họa sóng thần cũng như bản lĩnh và nhân cách người Nhật sau khi người Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống đất nước này. Và cả bản lĩnh của người Nhật ngay khi dân tộc họ trở thành một trong những dân tộc giàu có nhất thế giới.

Ở nhiều nơi trong khu vực sân bay Narita, người ta có dán một tờ giấy với nội dung nước Nhật đang gặp khó khăn sau thảm họa sóng thần nên thiếu năng lượng, vì vậy quản lý sân bay xin lỗi hành khách khi hệ thống điều hòa trong khu vực sân bay không thể phục vụ hành khách nhưtrước kia. Lúc đầu không nhìn thấy lời xin lỗi đó, tôi tỏ ra khó chịu với sự nóng bức trong sân bay sau một chuyến bay quá dài. Nhưng khi đọc được lời xin lỗi đó thì tôi lại thầm xin lỗi những người Nhật. Lúc đó, tôi thấy mình thật ích kỷ. Sống tử tế thật khó.  Có lẽ chỉ khi chết rồi con người mới có thể tuyên bố rằng mình đã sống hoàn toàn tử tế.


Một bí quyết nấu ăn rất cần cho mỗi gia đình hằng ngày 

MÓN CHAY, ĂN CHAY

Dùng củ cải trắng nướng thay bột ngọt, bột nêm.
Lựa củ cải ốm ốm, thon thon, nướng đến khi bóc vỏ được là dùng được.
 
Nồi canh cho 6-7 người (3-4 lít nước ), chỉ cần 1 củ cải chừng 250 gram, nướng chín, bóc vỏ, cắt ra nhỏ nhỏ để vô từ khi bắt đầu nấu canh. Nước canh ngọt ngon hơn nêm bột ngọt.
Ai muốn dùng cho các món xào thì cắt củ cải nướng ra mỏng mỏng, xào chung với rau cải, cũng ngọt vậy.
Quí vị nướng củ cải cho chín rồi cắn một miếng nhai thử coi, nó có vị ngọt y chang  bột nêm, bột ngọt.  
Nướng đến khi ta có thể bóc vỏ trọc lóc là coi như chín.

Chú ý : Củ cải nướng mới ngọt. Không nướng không ngọt. 

Tâm Minh

Chuyện phiếm: VỢ DẠI

Có thể nói được rằng tục ngữ ca dao là cái túi khôn của người Việt Nam, đã tích luỹ được biết bao nhiêu kinh nghiệm quí giá.

Xin đưa ra một vài thí dụ cụ thể:
Chẳng hạn như bàn về cái ngu, các cụ ta đã bảo:
– Trên đời có bốn cái ngu,
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu.

Chẳng hạn như bàn về cái khó, các cụ ta đã nói:
– Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà,
Cả ba việc đó đều là khó thay.

Chẳng hạn như bàn về cái khổ, các cụ ta đã cho hay:
– Thứ nhất vợ dại trong nhà,
Thứ hai nhà dột, thứ ba nợ đòi.

- TÓM TẮT CĂN BẢN PHẬT GIÁO



TÓM TẮT CĂN BẢN PHẬT GIÁO


Hỏi: Phật Giáo là gì?
- Đáp: Đạo Phật là một tôn giáo có hơn 1tỷ tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ “buddhi”, có nghĩa “giác ngộ”, “thức tỉnh”. Đạo Phật phát nguồn từ hơn 2,500 năm trước,  tên của Ngài trước khi xuất gia là Thái tử Siddhartha Gautama (Tất-Đạt-Đa Cồ-Đàm), hay Đức Phật, tự mình giác ngộ vào lúc 35 tuổi.

Hỏi: Có phải Phật Giáo chỉ thuần là một tôn giáo?
- Đáp: Đối với nhiều người, Đạo Phật không phải chỉ là một tôn giáo mà còn có thể xem như là một triết học, hay đúng hơn, đó là “một lối sống”. Gọi Đạo Phật là một triết học, vì danh từ “triết học – philosophy” có nghĩa là “sự yêu chuộng trí tuệ”, và con đường của đạo Phật có thể tóm tắt như sau:
(1) sống có đạo đức, (2) nhận thức rõ ràng về mọi ý nghĩ và hành động, và (3) phát triển sự hiểu biết và trí tuệ.

Hỏi: Đạo Phật giúp tôi bằng cách nào?
- Đáp: Đạo Phật giải thích mục đích của đời sống, giải thích hiện tượng bất công và bất bình đẳng trên thế gian, và cung ứng một phương cách thực hành hay một lối sống để đưa đến hạnh phúc thật sự.

Hỏi: Tại sao Đạo Phật trở nên phổ biến?
- Đáp: Đạo Phật ngày càng phổ biến ở các nước Tây phương vì nhiều lý do. Thứ nhất là vì Đạo Phật có những giải đáp cho nhiều vấn đề trong các xã hội vật chất hiện đại. Tiếp đến, cho những ai có chú tâm, Đạo Phật cung ứng một sự thông hiểu sâu sắc về tâm trí con người và các cách trị liệu tự nhiên, mà các nhà tâm lý nổi tiếng trên thế giới đều công nhận là rất cao cấp và rất hiệu quả.

Hỏi: Đức Phật là ai?
- Đáp: Ngài Thái tử Siddhārtha Gautama sinh ra vào năm 563 trước Tây Lịch, trong một hoàng tộc tại Lumbini, nay thuộc xứ Nepal. Vào năm 29 tuổi, Ngài nhận thức rằng tiện nghi vật chất và an ninh trong thế gian không bảo đảm hạnh phúc; vì thế, Ngài đi tìm học các lời dạy, tôn giáo và triết học thời đó, để tìm kiếm chìa khóa đưa đến hạnh phúc. Sau sáu năm học tập và hành thiền, Ngài tìm ra con đường “Trung Đạo” và giác ngộ. Sau khi chứng đắc, Ngài dùng quãng đời còn lại để truyền giảng các nguyên lý trong đạo Phật — gọi là Pháp, hay Chân lý, cho đến khi Ngài nhập diệt vào năm 80 tuổi.

Hỏi: Có phải Đức Phật là Thượng Đế?
- Đáp: Không, Ngài không là Thượng Đế, và Ngài cũng không tuyên bố như thế. Ngài là người giảng dạy con đường đưa đến giác ngộ, từ kinh nghiệm thực chứng của Ngài.

Hỏi: Phật tử có tôn thờ các thần tượng không?
- Đáp: Những người Phật tử tỏ lòng tôn kính các hình ảnh của Đức Phật, nhưng không tôn thờ, cũng không van xin những điều lợi lạc. Một pho tượng Phật ngồi trong tư thế với hai tay dịu dàng đặt trên vế, với nụ cười từ bi, nhắc nhở chúng ta nỗ lực phát triển tình thương và an định nội tâm. Lễ lạy tượng Phật là để tỏ lòng biết ơn về các lời dạy của Ngài.

Hỏi: Tại sao nhiều quốc gia Phật Giáo lại nghèo như vậy?
- Đáp: Không hẳn đúng như vậy. Nhật Bản là một quốc gia có truyền thống Phật Giáo sâu đậm và ngày nay cũng là một quốc gia có kinh tế giàu mạnh. Thái Lan, với Phật giáo là quốc giáo, cũng có một nền kinh tế tương đối vững mạnh và phát triển. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng một trong các điều dạy của Phật Giáo là tài sản của cải không bảo đảm được hạnh phúc, và tài sản của cải cũng không bao giờ thường còn. Dân chúng trong bất kỳ quốc gia nào cũng chịu đau khổ, cho dù họ giàu sang hay nghèo nàn. Chỉ những người nào thông hiểu các lời dạy trong Phật thì mới có thể tìmđược hạnh phúc thật sự.

Hỏi: Có phải có nhiều tông phái Phật Giáo không?
- Đáp: Có nhiều tông phái trong Đạo Phật là vì có những khác biệt về văn hóa và truyền thống lịch sử của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, căn bản của Đạo Phật vẫn không thay đổi, đó là Pháp hay Chân lý.

Hỏi: Có phải các tôn giáo khác đều sai lầm?
- Đáp: Đạo Phật là một hệ thống tín ngưỡng có tính bao dung đối với các tín ngưỡng hay tôn giáo khác. Phật Giáo chấp nhận các lời giảng đạo đức của các tôn giáo khác, nhưng Phật Giáo còn tiến xa hơn, bằng cách cung ứng một mục tiêu dài hạn trong sự hiện hữu của chúng ta, qua trí tuệ và sự hiểu biết thật sự. Phật Giáo chân chính thì rất bao dung, và không quan tâm đến các nhãn hiệu như là “tín hữu Ky-tô giáo”, “tín hữu Hồi giáo”, “tín hữu Ấn-độ giáo”, hay “Phật tử”. Vì vậy, trong lịch sử, không bao giờ có các cuộc thánh chiến mang danh Phật Giáo. Cũng vì thế mà những người Phật tử không đi truyền giảng hay cải đạo người khác; họ chỉ giảng giải nếu được ai hỏi đến.

Hỏi: Đạo Phật có tính khoa học không?
- Đáp: Khoa học là tri thức được kết hợp thành hệ thống, qua các dữ kiện được quan sát và thực nghiệm và đề ra các định luật tổng quát của thiên nhiên. Cốt lõi của Đạo Phật phù hợp với định nghĩa đó, bởi vì Tứ Diệu Đế hay Bốn Sự Thật thâm diệu & Bát Chánh Đạo, có thể được thử nghiệm và minh chứng bởi bất kỳ người nào, và ngay chính Đức Phật cũng đã từng nói với các đệ tử rằng họ phải thực chứng các lời dạy của Ngài, mà không nên chỉ tin suông. Phật Giáo dựa nhiều trên trí tuệ, hơn là lòng tin.

Hỏi: Đức Phật đã dạy những gì?
- Đáp: Đức Phật đã giảng dạy rất nhiều đề tài, nhưng các điều căn bản trong Phật Giáo có thể tóm tắt trong Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo.

Hỏi: Diệu đế thứ nhất là gì?
- Đáp: Khổ Đế, chân lý thâm diệu đầu tiên, nói rằng đời sống là đau khổ, nghĩa là phải chịu đau đớn thể xác, già nua, bệnh hoạn, rồi chết. Ta cũng phải chịu đau khổ về mặt tâm lý như cô đơn, phiền giận, bực bội, sợ hãi, bối rối, thất vọng, sân hận. Đây là một sự kiện hiển nhiên, không thể chối cãi. Đây là thực tế khách quan, không phải bi quan; vì bi quan là mong đợi những điều gì trở nên tệ hại. Mặt khác, Đạo Phật giải thích cách thức giải quyết các đau khổ đó và cách thức để có hạnh phúc thật sự.

Hỏi: Diệu đế thứ nhì là gì?
- Đáp: Tập Đế, chân lý thâm diệu thứ nhì, dạy rằng tất cả mọi đau khổ đều do ái dục và tham thủ. Ta sẽ bị phiền khổ nếu ta mong đợi người khác phải tuân theo ý muốn của mình, phải làm giống như mình, nếu ta không được những gì mình muốn, v.v. Ngay cả khi ta muốn và được, điều này cũng không bảo đảm có hạnh phúc. Tâm khát khao ham muốn cướp đoạt của ta niềm vui được thỏa lòng và hạnh phúc. Thay vì kiên trì chiến đấu để thành đạt điều mong muốn, hãy cố gắng sửa đổi chính cái lòng ước muốn của mình.

Hỏi: Diệu đế thứ ba là gì?
- Đáp: Diệt Đế, chân lý thâm diệu thứ ba, là có thể chấm dứt đau khổ và đạt được trạng thái thỏa lòng và hạnh phúc. Khi ta dứt bỏ ái dục, vốn là vô ích, và tập sống từng ngày, chúng ta bắt đầu sống an vui và tự do. Chúng ta sẽ có nhiều thì giờ và năng lực để giúp đỡ người khác. Trạng thái ấy được gọi là Niết Bàn.

Hỏi: Diệu đế thứ tư là gì?
- Đáp: Đạo Đế, chân lý thâm diệu thứ tư, là con đường đưa đến chấm dứt đau khổ. Con đường này gọi là Bát Chánh Ðạo.

Hỏi: Bát Chánh Đạo là gì?
- Đáp: Đó là con đường gồm 8 yếu tố chân chánh: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, và Chánh Định. Đây là con đường của đạo đức và tỉnh thức — qua lời nói, ý nghĩ và hành động, và phát triển trí tuệ bằng sự nhận thức rõ ràng về Tứ Diệu Đế và bằng sự tăng trưởng lòng từ bi.

Hỏi: Ngũ giới là gì?
- Đáp: Đây là năm điều giới luật đạo đức của Đạo Phật. Đó là: không sát hại, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói dối, và không dùng các chất say làm lu mờ trí óc.

Hỏi: Nghiệp là gì?
- Đáp: Nghiệp hay “nghiệp-quả” là một định luật cho biết rằng mỗi một nguyên nhân đều tạo ra một hậu quả, có nghĩa là các hành động của ta đều có những hậu quả. Định luật đơn giản này đã giải thích nhiều vấn đề: sự bất công trên thế gian, tại sao có người sinh ra lại bị phế tật, có người lại có nhiều tài năng, có người có đời sống rất ngắn ngủi. Nghiệp cho thấy tầm quan trọng về việc tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về các hành động của chính mình, trong quá khứ và hiện tại. Làm thế nào để thử nghiệm tác động nghiệp quả của các hành động của ta? Câu trả lời được tóm tắt bằng cách hãy nhìn xem 3 điểm chính: (1) ý định đằng sau của mỗi hành động, (2) hậu quả của hành động đó vào chính mình, và (3) hậu quả của hành động đó vào những người khác.

Hỏi: Trí tuệ là gì?
- Đáp: Trong Đạo Phật, Trí tuệ phải được phát triển cùng với Từ bi. Trong một cực đoan, bạn có thể là một người tốt bụng nhưng khờ dại, và trong một cực đoan khác, bạn có thể có nhiều kiến thức nhưng lại không có tình cảm. Đạo Phật dạy ta nên giữ thật sự cân bằng và trọn vẹn cả hai, phải trau dồi cả trí tuệ lẫn và từ bi. Trí tuệ cao nhất là thấy rõ ràng rằng trên thực tế, mọi hiện tượng đều không hoàn toàn, không thường còn, và không có một thực thể cố định. Trí tuệ thật sự không phải chỉ vì tin vào những gì được dạy, mà phải chứng nghiệm và thông hiểu chân lý và thực tế. Trí tuệ đòi hỏi phải có một tâm ý rộng mở, khách quan, không cố chấp. Con đường của Đạo Phật đòi hỏi phải can đảm, nhẫn nhục, mềm dẻo và thông minh.

Hỏi: Từ bi là gì?
- Đáp: Từ bi bao gồm các phẩm hạnh của lòng san sẻ, sẵn sàng an ủi người khác, thiện cảm, chăm lo và ưu tư. Trong Đạo Phật, ta chỉ thật sự cảm thông người khác khi nào ta thật sự cảm thông chính mình, qua trí tuệ.

Hỏi: Tôi phải làm thế nào để trở thành một Phật tử?
- Đáp: Bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu và thực nghiệm các lời dạy của Đức Phật. Ngài dạy rằng lời giải đáp cho mọi vấn đề của chúng ta là ở bên trong chúng ta, không phải ở bên ngoài. Ngài nói với các đệ tử không được tin ngay vào lời dạy của Ngài, mà họ phải tự thử nghiệm các lời dạy đó. Như thế, mỗi người tự có quyết định và tự chịu trách nhiệm về các hành động và sự hiểu biết của mình. Điều này cho thấy Đạo Phật không phải là một tập hợp cố định các tín điều cần phải được chấp nhận trọn vẹn. Đây là những lời dạy để mỗi người tự tìm hiểu, học tập và áp dụng theo tình huống riêng của mình.
Người bạn quí mến của tôi...

Xin hãy bảo trọng và giữ gìn sức khỏe…


- Dù bận bịu thế nào đi chăng nữa cũng phải quan tâm tới bản thân mình.

- Bạn bè tuy không thường xuyên liên hệ với nhau, nhưng vẫn cứ nhớ tới nhau.

- Hãy uống ít trà sữa, không nên ăn nhiều đồ ngọt và tránh xa nguồn điện cao thế.

- Ban ngày hãy uống nhiều nước, vào buổi tối cần uống ít đi. Không uống quá 2 cốc cà phê một ngày.

Vạn vật đều có linh: Chuyện sơn lộc báo ân

Vạn vật đều có linh, động vật cũng có tình, làm người chính là sống lương thiện thì sẽ luôn được thần linh cùng vạn vật bảo hộ. Nhân quả là công bình, chỉ vì con người không tin nên không thấy.
vạn vật đều có linh, sơn lộc báo ân, lương thiện, Bài chọn lọc,
 Có một gia đình nọ sống ở vùng núi cao, đương lúc sắp xong hôn sự ngày thứ sáu, cả nhà đang bái lạy tổ tiên, thì bỗng đâu một con sơn lộc (hươu núi) vẻ mặt hoảng sợ chạy vào nhà.
Hóa ra con hươu này đang bị một người thợ săn cùng bầy chó săn đuổi bắt, trong lúc cùng đường không biết chạy đi đâu nên đã chạy vào và chui xuống bàn thờ của gia đình này để trốn.