Điên đảo “độ” cân ăn gian, 1kg còn 6 lạng


TT - Cân khi qua bàn tay ma quái của những tay “độ” có thể nhảy từ 1 - 20 kg/lần cân. Người mua bị mất tiền mà không hay biết.
Cùng cân một khối lượng: cân chuẩn của chợ Bà Chiểu, TP.HCM (trái) có chỉ số 2,3kg, trong khi cân đã được “độ” (phải) lại lên đến gần 2,7kg - Ảnh: Quang Định
Cùng cân một khối lượng: cân chuẩn của chợ Bà Chiểu, TP.HCM (trái) có chỉ số 2,3kg, trong khi cân đã được “độ” (phải) lại lên đến gần 2,7kg - Ảnh: Quang Định
Ngoài việc gắn “phụ kiện” tăng trọng lượng “ảo” cho hàng hóa, nhiều người buôn bán còn giở trò “độ” cân để ăn gian. 
Ông N.V.C. (40 tuổi, quê tỉnh Hải Dương), người có thâm niên gần 15 năm buôn bán trái cây dạo dọc các tuyến đường ở TP.HCM, đúc kết:
“Bán buôn dọc đường quan trọng nhất là thủ thuật ghi giá, giá có bắt mắt mới lôi kéo được người đi đường. Khách mua hàng cứ nghĩ mua được giá rẻ, nhưng thực tế với giá tiền họ bỏ ra chỉ được cân một nửa, thậm chí 1/3 trọng lượng hàng, do cân được “độ” ăn gian từ trước”.
 Ai là người phát minh ra đôi đũa?


Đôi đũa là dụng cụ dùng cho bữa ăn rất độc đáo do người tộc Hán, Trung Quốc phát minh ra. Trong “Hàn Phi Tử - Dụ Lão” ghi: “Vua Trụ dùng ngà voi làm trợ, Ky Tử sợ hãi”. Trụ Vương là vua cuối đời nhà Thương, như vậy có thể thấy loại đũa làm bằng ngà voi đã xuất hiện rất sớm, ngay từ thế kỷ 11 trước CN, có nghĩa là lịch sử dùng đôi đũa đến nay đã hơn 3000 năm.

Đôi đũa là dụng cụ dùng cho bữa ăn rất độc đáo do người tộc Hán, Trung Quốc phát minh ra. Trong “Hàn Phi Tử - Dụ Lão” ghi: “Vua Trụ dùng ngà voi làm trợ, Ky Tử sợ hãi”. Trụ Vương là vua cuối đời nhà Thương, như vậy có thể thấy loại đũa làm bằng ngà voi đã xuất hiện rất sớm, ngay từ thế kỷ 11 trước CN, có nghĩa là lịch sử dùng đôi đũa đến nay đã hơn 3000 năm.

Đôi đũa vừa nhẹ nhàng lại linh hoạt, là công cụ độc đáo trong các đồ dụng cụ dùng cho ăn uống trên thế giới, được người phương Tây khen là “văn minh của phương Đông”. Khởi nguồn của đũa là từ Trung Quốc, tiếng Hán cổ gọi là “trợ” (箸), hoặc “hiệp đề” (挟提). Dùng để kẹp đồ ăn cho vào miệng. Cùng với quá trình di dân, dụng cụ này sau đó ngày càng được phổ biến đến nhiều nơi trên thế giới.



NHỮNG MÓN ĂN KỴ NHAU

Nấu ăn ngon, trình bày đẹp đẽ chưa đủ mà các món ăn còn cần phải được kết hợp đúng cách. Thật vậy có những loại thực phẩm không thể ăn cùng một lúc đươc vì tương khắc với nhau, có thể gây những phản ứng không tốt cho sức khỏe đôi khi còn nguy hại đến tính mạng. 

Dưới đây là một số những kết hợp thực phẩm cần phải tránh:
Kết hợp.

=> Lý do 
1. Thịt dê với nước trà.
Thịt dê rất giàu protein.
 Sau khi ăn hai loại thịt này, nếu bạn dùng ngay một tách nước chè, chất a-xit tanin từ chè sẽ kết hợp với protein trong thịt, tạo thành chất tanalbit.
Chất này làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột, khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, dẫn đến táo bón, gây nguy cơ ung thư.


Sai một phẩy, nhảy ngàn dặm




Phiên tòa xử vụ ly dị, tòa phán với ông chồng:
- Ở với vợ lớn, không được ở với vợ nhỏ.


Ông chồng về nhà đưa bản án cho bà vợ lớn, nhưng sửa lại dấu phẩy:
- Ở với vợ lớn không được, ở với vợ nhỏ

Có người hỏi nhà văn Oscar Wilde (1856 - 1900) sao ông thường có vẻ đăm chiêu.
-  Nhà văn Anh này đáp: "Sáng nay tôi đã bỏ quên một dấu phẩy trong một bài thơ. Chiều nay tôi phải lấy lại".

Một giáo viên tiếng Anh đã đề nghị mỗi sinh viên đặt những dấu thích hợp vào câu sau: “Woman without her man is nothing”.


- Bọn con trai ngắt câu: “Woman, without her man, is nothing” (đàn bà, nếu thiếu nửa kia của mình, thì chẳng là gì cả).
 - Bọn con gái lại ngắt câu như sau: “Woman: without her, man is nothing” (phụ nữ: thiếu cô ta, đàn ông chẳng là gì cả).

Một phụ nữ Mỹ đi du lịch ở châu Âu gửi điện về cho chồng: “Có một chiếc xuyến đẹp mê hồn, giá 75 đô.
- Em mua được không?”
 Anh chồng lập tức trả lời
- “No, price too high” (không, giá quá cao).
 Nhưng nhân viên điện tín mắc một sai lầm nhỏ đã bỏ qua dấu phẩy và thành:
- “No price too high” (không giá nào là quá cao).
 Được lời như cởi tấm lòng, cô vợ mua ngay chiếc xuyến. Khi về Mỹ, cô vợ khoe chiếc xuyến làm người chồng choáng váng. Người chồng đem vụ “bỏ sót dấu phẩy” này ra toà và thắng kiện.

BÍ QUYẾT MẠNH KHOẺ SỐNG LÂU.

Mỗi ngày nhiều lượt chải đầu.
Lưu thông khí huyết, nhớ lâu, giảm phiền.
Thường xuyên xát huyệt dũng tuyền (giữa lòng bàn chân),
Chữa được nhiều bệnh càng yên nỗi lòng.
Nuốt nước bột tưởng lạ lùng,
Nước thần tiêu độc diệt trùng thật hay.

Mẹ dại mới mặc kệ con khóc

Nhiều chị em ưa rèn kỷ luật cho con bằng phương pháp “Makeno” mà không biết hậu quả nghiêm trọng.
Ngày nay, rất nhiều bà mẹ trẻ rỉ tai nhau rằng con khóc cứ mặc kệ, như vậy bé mới không làm nũng mẹ, như vậy mới là ngoan, là khoa học. Tuy nhiên theo tôi, phương pháp này là hoàn toàn sai lầm. Mặc kệ con khi khóc sẽ có những ảnh hưởng cực xấu đến trẻ nhỏ. Tôi xin liệt kê ra đây 10 lý do vì sao ta không nên mặc kệ con khóc:
Mặc kể con khóc ảnh hưởng xấu đến não bộ
Bé sơ sinh nào cũng khóc. Trẻ khóc để cho người lớn nhận thấy trẻ đang có một nhu cầu hoặc đòi hỏi nào đó. Khi mẹ không phản ứng với tiếng khóc của con, không giải tỏa nhu cầu cho con tự nhiên sẽ gây nên một sự bức xúc lên trẻ nhỏ. Cũng giống như khi nhu cầu của chính người lớn không được đáp ứng sẽ nảy sinh những khó chịu dai dẳng vậy.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những ức chế và căng thẳng của trẻ nhỏ sẽ gây nên những tác động xấu đối với não bộ của trẻ. Những trẻ khóc dai dẳng và kéo dài có thể gây tăng huyết áp trong não, tăng áp lực và cản trở máu lưu thông, có nguy hiểm lớn đến não của trẻ. Chưa kể những tác động tâm lý do ảnh hưởng của não bộ, khóc nhiều nhưng không được để tâm sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy sợ hãi khi phải ở một mình, luôn có cảm giác bị tấn công và mất tự chủ. Căng thẳng và ức chế ở trẻ nhỏ còn có những tác hại lớn hơn gấp nhiều lần so với ở người lớn vì hậu quả sẽ xảy ra nhanh hơn gấp nhiều lần.

- Bài Thuốc Quý Từ Mồng Tơi

Mồng tơi là một loại rau quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình, nhưng ít ai biết rằng đây còn là một loài “thuốc quý” giúp chữa được vô vàng căn bệnh.

Mồng tơi – Loại rau sau hè chứa nhiều chất dinh dưỡng ít ai ngờ tới
Mồng tơi là món ăn mát lành rất được rất nhiều người ưa chuộng. Trong ngày hè nắng nóng oi bức hay đến mùa mưa dầm mà được thưởng thức cơm với bát canh mồng tơi nấu cua thì chẳng còn gì sánh bằng.

Dạy trẻ tự tắm, gội và mặc quần áo

1.  Dạy trẻ tự tắm:

Thông thường thì cha mẹ đảm nhận hết cho trẻ; nghĩa là chỉ biết tận lực phục vụ chứ dứt khoát không dạy dỗ, xin miễn bàn tới những cha mẹ này. Thông thường, khi tắm thì phải mở vòi sen pha nước và làm cho ướt người, gội đầu, xả tóc và xát xà phòng lên người, rồi xả nước cho hết xà phòng, tắt nước, lau khô người.
Trước tiên, bạn tắm cho con, hướng dẫn từng giai đoạn, đồng thời cho áp dụng ngay nếu không thì trẻ sẽ quên. Khi thấy con bỡ ngỡ, bối rối, bạn nên đặt bàn tay mình trên tay con mà chỉ dạy; ví dụ như con  không biết bôi xà phòng lên miếng bông tắm hay bàn chải tắm để chà mình và con không biết phải chà như thế nào. Bạn cần làm trước và chậm rãi chỉ cho con làm sau. Mỗi ngày một lần tắm và một lần dạy. Bạn cứ dạy mãi, trẻ sẽ thông thạo và tự tắm một mình.
Nếu bạn không dạy trẻ thì khi bạn bận việc hay khi bạn bị ốm, con sẽ để mình dơ chờ bạn tắm cho.
NHỮNG BÀI CA SÂU LẮNG LÀM ĐẮM SAY BAO NGƯỜI 


MY WAY - HƯƠNG VỊ CUỘC SỐNG




Suy Gẫm Đời Sống: Quả trứng của Jeremy


Jeremy sinh ra trong một thân thể không lành mạnh như những đứa trẻ khác, cậu bé bị chậm phát triển về trí óc và mang trong người một căn bệnh bẩm sinh hiểm nghèo, nó đang từng ngày làm cho cậu chết dần chết mòn đi. Tuy vậy, ba mẹ Jeremy vẫn cố gắng đem đến cho cậu bé một cuộc sống bình thường nhất có thể được, và họ đã gửi cậu vào trường tiểu học Theresa.
Tuy đã được 12 tuổi, Jeremy vẫn chỉ học lớp hai, cậu bé dường như không thể tiếp thu được bài học. Cô giáo của cậu, Doris Miller, thường phải phát cáu với cậu bé. Cậu bé thường ngồi không yên một chỗ, cứ vặn vẹo người trên ghế, mũi thì thò lò, và hay làu bàu những âm thanh khó chịu mà không ai hiểu. Cũng có đôi lần khác, cậu bé nói rõ ràng rành mạch, và đó là những lúc ánh sáng đã chiếu xuyên qua được cái đầu tối tăm của cậu. Nhưng hầu hết là Jeremy làm cho cô giáo của cậu bực mình nhiều hơn.
Suy Gẫm Đời Sống: Chiếc vò nứt

Có một người gánh nước thuê ở Ấn Độ nọ, mỗi ngày anh gánh nuớc từ suối về với hai chiếc vò nặng trĩu trên đôi vai. Một trong hai chiếc vò chẳng may bị nứt, trong khi chiếc bên kia thì nguyên vẹn. Vì thế, sau khi gánh một đoạn đường dài từ suối về, chiếc vò nứt chỉ còn chứa một nửa lượng nuớc trong khi chiếc bên kia thì vẫn đầy tràn.




Chiếc bình nứt

Trong suốt hai năm dài, thay vì hai vò nước đầy, mỗi ngày anh chỉ đem về nhà chủ mình được một vò rưỡi nước mà thôi. Chiếc vò nguyên vẹn rất tự hào về những gì mà nó làm được, nó cảm thấy nó đã làm trọn trách nhiệm mà người ta tạo ra nó. Còn chiếc vò bị nứt lại cảm thấy xấu hổ về điều khiếm khuyết của mình. Nó cảm thấy đau khổ vì mình chỉ có thể hoàn thành được một nửa trách nhiệm của mình mà thôi.

- Đặc trưng tính cách tuổi Thìn

Giới thiệu
Đặc trưng tính cách của người thuộc tuổi Thìn (Rồng) có thể được hiểu và diễn giải như sau:

Cuộc đời vất vả. Thời niên thiếu thường gặp khó khăn hoạn nạn, môi trường xung quanh khiến họ phải đối mặt với nhiều thử thách; ở thời kỳ trung niên họ cũng thường gặp phải những điều phiền phức sầu muộn, chủ yếu do quan hệ giao tiếp với xã hội không hài hòa, dẫn tới những đôi co và hiểu lầm; tới hậu vận mới có cơ mở mày mở mặt, muốn gì được nấy, tràn đầy hạnh phúc và hoan lạc.

- Lan man về từ kỵ húy và ngôn ngữ Nam Bộ

Tiếng nói không những là phương tiện giao tiếp mà còn là một thứ “căn cước” cho biết mình là người miền nào. Nghe tiếng nói người ta phân biệt được người Bình Định với người người Phú Yên, người Gò Công cũng nói không giống người Rạch Giá.

Tuy vậy, không cần phải là một nhà nghiên cứu, ai cũng có thể thấy người Việt, nói chung, có chung một đặc tính kỳ diệu: từ Bắc xuống Nam cùng nói một thứ tiếng Việt phổ thông; sách vở cũng dùng chung một thứ chữ Việt phổ thông. Nếu trong 9 thôn bản của người Mông, Lô Lô, Tày, Pu Péo ở xã Lũng Cú, một xã cực bắc Việt Nam, thuộc huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang, mà có người Việt sinh sống, thì người Việt ở đó, cho đến những người Việt ở Xã Đất Mũi, một xã cực Nam, thuộc Huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cùng đọc hiểu chung một thứ chữ viết, nói chung một thứ tiếng Việt.
Nhưng người ở mỗi địa phương, mỗi miền có cách nói khác nhau, thậm chí có cả từ vựng khác nhau. Thứ tiếng khác nhau đó được coi là phương ngữ: ngôn ngữ “đặc sản” của một địa phương. Chính cái khác nhau của ngữ âm và từ vựng “đặc sản” làm nên tính chất đặc biệt của con người ở vùng miền đó.

Phương ngữ của một địa phương được thể hiện ở hai mặt: ngữ âm (phonectic sounds), và từ đặc trưng của địa phương (local words/phrases).

Về mặt ngữ âm, ngoài sự biến âm tự nhiên (natural change) mang đặc tính vùng miền còn có sự biến âm cưỡng bức (forced change) một cách giả tạo.

Nói một cách sơ lược, sự biến âm tự nhiên của người miền Nam [1] nói chung được thấy rõ trong cách phát âm của một số phụ âm đầu, chủ yếu là hoạt động của âm đệm (hay cũng gọi là âm phụ) /-w-/ (mà chữ viết là o, u như trong các từ ngoan ngoãn, quán quân…).

- Chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh không còn vắng vẻ 

“Vắng như chùa bà Đanh” dường như là thương hiệu có một không hai, biến Bảo Sơn Tự (Kim Bảng, Hà Nam) trở thành điểm tham quan gây tò mò cho nhiều du khách.

Chùa Bà Đanh tên chữ là Bảo Sơn Tự thuộc thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Theo truyền thuyết của địa phương, chùa thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh như tên gọi ngày nay.

Chùa Bà Đanh mặt hướng Nam ra mạn sông Đáy. Ảnh: hatvan

- Giải Nghĩa Từ Hán Việt - Những Điều Cần Suy Gẫm


I / Xuất Xứ của Từ Hán Việt 
Từ thuở khởi đầu dựng nước, Tiền nhân ta đã hình thành và phát triển một nền văn minh rực rỡ. Đó là nền Văn Minh Lúa Nước, cùng lúc chữ viết cũng được hình thành. Chữ Viết này, ngày nay chúng ta gọi là chữ Việt Cổ, tượng Thanh có hình dáng như con nòng nọc, được thể hiện trên các Trống Đồng cũng như trên các di chỉ khảo cổ được tìm thấy (*).