Hiển thị các bài đăng có nhãn Suy Niệm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Suy Niệm. Hiển thị tất cả bài đăng

=>> ĐÊM GIAO THỪA NHỚ MẸ

Tuỳ bút Trần Mạnh Hảo

 Thật hạnh phúc cho những ai ngoài tuổi tri thiên mệnh vẫn còn có mẹ, để ngày tết còn niềm nương tựa và an ủi lớn nhất trong đời. Mẹ ngồi đó, tóc bạc như hoa mơ hoa mận, bên nồi bánh chưng quây quần con cháu. Trong mắt mẹ, tôi dù bao nhiêu tuổi vẫn cứ là trẻ thơ, vẫn còn nằm trong tã lót của tình mẹ thuở lọt lòng. Và đêm giao thừa, trước ngọn lửa, mẹ đồng nghĩa với tuổi thơ tôi. Ôi những ngày thơ bé, những tết nghèo thơm nức ổ rơm, chiều ba mươi tết tôi như con chó con ngồi bên mẹ, cùng mấy đứa em xem mẹ làm bếp, ngồi chờ ăn tóp mỡ. Ngoài trời, mưa bụi bay như sương, thi thoảng gió xuân mang hơi lạnh mùa đông còn sót lại sột soạt ngoài đầu hè, tiếng lá chuối khô cọ vào nhau nghe như tiếng đồng tiếng sắt. Tôi mê những ngày tết có rét, có mưa bụi bay, có hoa cải vàng ngoài vườn và bướm trắng dẫn đường con trẻ chạy.

- Người Sài Gòn

“Bà đi đi, có người trước trả tiền cho bà rồi”

Họp ra trễ, tôi chạy một vòng đường Hoàng Hoa Thám ở Bình Thạnh kiếm cái gì đó bỏ vào bụng. Rồi quyết định ghé một tiệm cơm gà chiên da giòn ở lề đường.

Lúc vào tôi đã thấy một bà cụ 2 tay xách 2 túi nylon ngồi ăn rất ngon lành. Nhìn hình ảnh bà cụ ăn, tôi bâng quơ nghĩ lại chắc lâu lắm rồi mình chưa được ăn một cách ngấu nghiến, ngon lành như bà. Rồi cũng tự trả lời "chắc là do cuộc sống giờ đủ đầy quá nên mình không thèm nữa, hay vì món ăn giờ không ngon? Hay vì tâm ta cứ mãi suy nghĩ đâu đâu trong khi ăn?"... Lúc bà cụ kêu "tính tiền cho tui đi cô ơi", bà chủ trả lời: "Bà đi đi, có khách trước trả tiền luôn cho bà rồi". Bà cụ cảm ơn cô chủ quán rồi lầm lũi bước đi.

- Tranh Với Vô Thường?

Ngày tháng còn lại trong đời còn được bao lâu, không ai có thể  đoán trước được.
Sống ở hiện tại, xem nhẹ những được mất của đời người, chẳng phải là quá tốt hay sao!


Một đời người ta rốt cuộc được bao lâu, không ai có thể đoán trước được.
Thời gian mấy chục năm, chúng ta chỉ có thể mặc cho số phận không ngừng đi về phía trước, bất cứ ai đều không & cũng không thể đo ni đóng giày cho bản thân mình, duy chỉ có thể thuận theo tự nhiên mà thôi.

- Tản mạn chuyện bói toán


Sáng nay trên đường đi cầu kinh, người ngồi bên cạnh bỗng nhiên hỏi:
- Năm nay là năm gì của Âm Lịch vậy anh?
- Năm Nhâm Dần.

Nghe vậy, nàng liền đáp:
- Năm nay ai mà sinh con gái thì không tốt. Con gái mang tuổi dần thường có tướng sát phu, đàn ông con trai ít ai dám bén bảng tới!

- Về già _ chúng ta dựa vào ai?

Khoảng chục năm nay chúng tôi bắt đầu nghĩ về cuộc sống khi về già. 
Ở cùng con là lựa chọn truyền thống và phổ biến nhất từ trước tới nay ở Việt Nam. Nhưng ở thế hệ chúng tôi, lựa chọn này đã không còn dễ dàng như với các thế hệ trước.


Chúng tôi đi học xa nhà từ 18 tuổi rồi tự lập luôn ở thành phố lớn, hầu như không có bà con họ hàng, quê hương… bên cạnh. Rồi con cái cũng vậy, chúng hầu hết đều đi học ở nước ngoài và không muốn về Việt Nam. Thế hệ chúng tôi lại ít con, mỗi nhà hai đứa là nhiều nhất, và cũng không ít người không lập gia đình hay không có con. Cho nên khi bọn nhỏ muốn định cư ở nước ngoài thì cha mẹ hầu như đều được khuyên rằng về già thì theo con sang đó sống.

TRUYỆN CỔ PHẬT GIA

"Kỹ nữ yêu hoa dồi phấn son,
Động phòng mỗi tối biết bao chồng;
Một đôi tay ngọc ngàn người gối,
Nửa đêm môi son vạn khách hung;
Mang lớp lục màu, trang yểu điệu,
Bày trò giả dối cả tâm trường;
Nghinh tân tống cựu biết bao kẻ,
Nay bộ thướt tha đà ngập ngừng."
(tr. 210)

Đây là bản gốc truyện, một thời ấu niên phải uốn chiếu tổ ong phủ mền che sáng, trốn Ông Thân thương con mà nghiêm khắc, khơi đèn loe lét "dùi mài" đêm thâu... (Mà thời đó - giải phóng vài năm, điện Sài Gòn như thiếu nữ nhà quan..., dầu hôi quý lắm, dân lén lút mua từng xị). Nay nhân duyên gặp lại Pho truyện hay, xin trình quí huynh đệ... coi & chiêm nghiệm:

- Tìm Nơi An Vui Hạnh Phúc

Diệt Ngã - Xả Tâm

Thắng lợi gây thù hận,
Thất bại chịu khổ đau,
Từ bỏ mọi thắng bại,
An tịnh liền theo sau.
(Kinh pháp cú)

Phật dạy La Hầu La cách tu tập và ứng xử
Nếu Tâm rộng lớn bao la vô lượng như nước, thì có thể tiếp nhận và chuyển hoá tất cả mọi bất công, oan ức...và những thứ ấy sẽ không thể làm cho con người đau khổ và buồn tủi.

- Nuôi dưỡng lòng biết ơn

Xin dành một phút vào buổi sáng của bạn và biến một phút này thành một thói quen hàng ngày, để nhớ đến những người đã làm một điều gì đó tốt, đẹp cho bạn.

- Lời Khuyên Để Ngủ Ngon

 

ĐỌC 8 LỜI NÀY MỖI TỐI TRƯỚC KHI NGỦ CÓ THỂ THAY ĐỔI VẬN MỆNH SỐNG CỦA BẠN

- THẦN TÍCH NƯỚC NAM (Kỳ 1)

Thánh Nguyễn Minh Không, Hồ Tây và con trâu vàng phương Bắc 

(Hình minh họa - Tổng hợp)

Lời tựa:
Trong Sấm ký, bản quốc ngữ Hương Sơn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm mở đầu bằng câu thơ: “Nước Nam thường có thánh tài” như một lời khẳng định nước Nam là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Thành ngữ Trung Hoa có câu “Sơn Tiên Thủy Long” tạm hiểu là: “núi không cần cao vẫn có tiên ở nên danh nổi, nước không vì sâu vẫn có rồng nằm nên hóa linh”, cũng có thể dùng để nói về nước Nam ta vậy.

Bởi thế, nội dung của loạt bài này sẽ là về những Thần tích nước Nam. Đây là những câu chuyện dẫu có lúc chẳng phải chính sử, mà dựa trên huyền sử, dã sử… vẫn bàng bạc sắc màu của văn hóa thần truyền. Dẫu là tác phẩm phóng tác, tình tiết đôi lúc hư thực khó phân... vẫn thấm đượm tinh thần và hào khí nước Nam.

Đó vẫn là những tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt và nhân loại nói chung, mà chúng tôi muốn góp phần nhỏ bé để truyền tải và lưu giữ.

- Hiền lành là mạnh nhất

Hiền lành là mạnh bởi chẳng có ai chống lại bạn. Hiền lành là mạnh bởi vì bạn không còn tách rời khỏi cái toàn thể - và cái toàn thể mới mạnh. 
Một sư hỏi Phật: Cái gì mạnh nhất và cái gì sáng tỏ nhất?
Phật nói:
Hiền lành là mạnh nhất.

- BỘ BÁCH KHOA TOÀN THƯ NUÔI DƯỠNG NHÂN TÀI

Ấu Học Quỳnh Lâm

“Ấu Học Quỳnh Lâm” là cuốn sách giáo khoa cung cấp kiến thức nền tảng cho giáo dục trẻ em các nước Á Đông thời xưa. (Gu Ruizhen /The Epoch Times)
 - Bài 1: Thất chính và Tam tài
"Ấu Học Quỳnh Lâm" làm một cuốn sách giáo khoa hàng đầu được xuất bản vào cuối triều đại nhà Minh, đầu triều đại nhà Thanh, và lưu truyền khá phổ biến ở Việt Nam. Bên cạnh cuốn “Tăng Quảng Hiền Văn", thì cuốn “Ấu Học Quỳnh Lâm” thường được người dân thời bấy giờ chọn đọc nhất. Điều này cho thấy tầm quan trọng của cuốn sách với nền giáo dục đương thời.

"Ấu Học Quỳnh Lâm" hàm chứa nội dung bao la rộng lớn của nhiều lĩnh vực gồm Thần thoại, thiên văn học, địa lý và nhân văn, cũng như chế độ luân lý, đạo trị quốc. Có thể nói đây là một bộ bách khoa toàn thư đơn giản nhất giúp nuôi dưỡng nhân tài một cách toàn diện. Bởi vì cuốn sách này lấy nguồn gốc vũ trụ học rộng lớn "Thiên - nhân hợp nhất" của người thời xưa với nội hàm vĩ đại, bí ẩn, sâu sắc và khó có thể diễn tả thành lời. Ngày nay, người lớn đọc còn cảm thấy vô cùng kinh ngạc, khó mà tưởng tượng nổi trẻ em thời cổ đại được hưởng một nền giáo dục khoa học lớn đến như vậy.

- LÀM SAO TÌM ĐƯỢC "TRI KỶ" CHO MÌNH?

 - Người tri kỷ trước tiên phải là người hiểu ta

- Đồng tông (tâm thức - tông môn)
- Đồng chí
- Đồng khí
- Đồng thanh
- Bao bọc che chở cho ta
- Sướng khổ cùng hưởng - họa phúc cùng chia, mất đi người tri kỷ người còn lại trở nên cô độc.
=> "Đắc nhất tri kỷ, khả dĩ bất hận" .  

- Đừng Tìm Mặt Trái Của Chân Lý

Đi tìm một trái ớt ngọt

Một trong những câu truyện mà tôi thích nhất là câu truyện của ông Nasrudin, một tu sĩ Sufi. Một hôm, người ta thấy ông Nasrudin ra ngồi ở giữa chợ, nước mắt và nước mũi chảy ròng ròng, và trước mặt ông là một giỏ ớt thật to. Ông cứ đều đặn đưa tay vào giỏ lựa một trái ớt bỏ vào miệng nhai, rồi ông lại khóc than kêu lên thật to mà không kềm chế được.

- THAY ĐỔI VẬN MỆNH

Trong đời của mỗi một con người chúng ta, việc đáng quan tâm nhất, hẳn là chính mình; mà trong vấn đề chính mình, quan trọng hơn cả chính là vận mệnh, số phận hay số kiếp. 



Về cách nhìn vận mệnh, có người cảm thấy rằng bất cứ việc gì của mình cũng không bằng người ta, vận mệnh lận đận éo le, liền giận trời trách người; có người thì tin rằng tất cả họa phước giàu nghèo đều là do sự sắp đặt của số phận, vì vậy khi gặp phải những khó khăn thì chỉ biết cam chịu số phận; có người thì lại bằng lòng với số phận, vì thế họ không còn lo sợ gì cả, đối với những khó khăn khốn đốn trong cuộc sống, thì lại an bần thủ tiết.

- CÁCH ĐỐI TRỊ SỢ HÃI THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO

 Bhante T. Seelananda

Fearful face_0Sợ là một cảm xúc khó chịu phát khởi chủ yếu từ lòng tham. Tham và sự bám chấp là nhân cho nhiều thứ bất thiệnphiền não và ác nghiệp trong đời. Vì hai thứ này mà chúng ta lang thang trong vòng luân hồi sinh tử (samsāra). Ngược lại, tâm vô úy, không sợ hãi, là trạng thái của sự bình an, tĩnh lặng tuyệt hảo, và là thứ ân sủng cao thượng nhất mà tất cả chúng ta có thể đạt được.

Dĩ nhiên, tất cả chúng sanh đều trải nghiệm sợ hãi. Họ sợ hiện tạiquá khứ hay tương lai. Mọi người đều được gọi là chúng sanh (satta) vì tất cả đều chấp vào ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Khi nào ta còn bám chấp vào năm uẩn này, ta còn sợ. Chỉ có các bậc A-la-hán là hoàn toàn thoát khỏi sự sợ hãi. Họ đã đạt được trạng thái vô úy (không sợ hãi). Đó là lý do tại sao họ được gọi là asatta.(1) Chúng ta bám vào không chỉ năm uẩn mà còn với nhiều thứ vật chất hay tinh thần quanh ta. Do đó, khi nào ta còn bám víu, chấp giữ vào vạn vật, ta không tránh khỏi sợ hãi

- Cách phân biệt người chính, kẻ tà

Phân biệt thiện ác dĩ nhiên là điều không phải dễ dàng. Đối với những người khéo che giấu hay giỏi ngụy trang sự thật của bản thân thì lại càng khó phân biệt hơn.

- Duyên Nợ Trong Gia Đình

Con cái - cha mẹ, bạn hữu ở kiếp này có duyên nợ gì với nhau?

Đức Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ. Cùng khám phá nghiệp quả giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái...

“Có thể người vợ ở kiếp này là người bạn chôn kiếp trước, tới trả nợ cho bạn. Đứa con trai ở kiếp này, là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, để đòi món nợ chưa trả. Đứa con gái ở kiếp này, là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt. Người tình kiếp này, là vợ chồng của kiếp trước tới nối tiếp phần duyên phận chưa dứt. Hồng nhan tri kỷ của kiếp này là anh em của kiếp trước tới chia sẻ những tâm sự chưa nói hết. Người giàu có kiếp này là người giàu lòng thiện kiếp trước, tới nhận phần công đức đã phát ra từ kiếp trước….. Đây không phải là mê tín mà là nhân quả luân hồi, là số kiếp. Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ”.

- VƯỜN THIỀN CHÙA TÔI

“Bản tánh con người vốn tự thanh tịnh”

"Ở đâu đó, tại một chỗ vượt lên trên mọi đúng và sai có một khu vườn, nơi đó có bạn và tôi…”

Rumi (1207-1273)

Chùa tôi là cái chùa mà gọi nhà cũng được gọi chùa cũng xong. Bởi, Phẩm Diệu Hạnh trong kinh Pháp bảo đàn có đoạn Lục Tổ Huệ Năng dạy thiện tri thức “tự tu, tự hành, tự thành Phật đạo”.