Xin dành một phút vào buổi sáng của bạn và biến một phút này thành một thói quen hàng ngày, để nhớ đến những người đã làm một điều gì đó tốt, đẹp cho bạn.
Những ví dụ tôi đưa ra dưới đây, dựa trên kinh nghiệm bản thân, và của một số người tôi đã trò chuyện, có thể không hoàn toàn giống với cuộc đời của tất cả các bạn. Nhưng xin bạn hãy chọn những cách phù hợp với mình.
Một vị tu sĩ cúi lạy đống đổ nát sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng xảy đến nước Nhật năm 2011 - chính thái độ không oán hận đó đã làm nên tinh thần Nhật Bản mà cả thế giới ngưỡng mộ
1. Hãy dành một khoảng thời gian vào buổi sáng cho sự “tri ân”.
Xin dành một phút vào buổi sáng của bạn và biến một phút này thành một thói quen hàng ngày, để nhớ đến những người đã làm một điều gì đó tốt, đẹp cho bạn, và nghĩ đến tất cả những gì bạn chịu ơn trong cuộc đời mình.
Bạn sẽ không nghĩ được hết mọi điều trong một phút, nhưng như thế cũng đủ rồi. Và một phút ấy sẽ ngay tức khắc làm cho ngày của bạn khởi sắc hơn, và giúp bạn bắt đầu một ngày nhẹ nhàng, đúng hướng. Bạn có nghĩ ra cách nào tốt hơn cho một phút ấy?
2. Khi bạn có một ngày khó khăn… hãy lập một danh sách những gì trong đời mà bạn mang ơn.
Tất cả chúng ta đôi lúc không tránh khỏi một vài ngày không vui, những ngày mà chúng ta thức dậy với cảm giác nặng nề. Chúng ta quá căng thẳng vì công việc. Chúng ta bị ai đó nhăn nhó, hay nạt nộ. Chúng ta vừa mất một người thương. Chúng ta làm tổn thương người yêu. Chúng ta mất một hợp đồng bạc tỉ, hay dự án triển khai không vay được vốn đầu tư.
Một trong những điều có thể làm cho một ngày “xấu”của ta khả quan hơn nhiều là nghĩ đến những thứ ta mang ơn trong đời. Ai trong chúng ta lại không chịu ơn nhiều người, và nhiều thứ: những người sinh thành, dạy dỗ ta, những người yêu thương giúp đỡ ta, sức khỏe, công việc ta đang làm, một mái nhà che nắng mưa, và quần áo ấm trong một ngày đông giá...? Và chính cuộc sống, từng ngày ta đang sống, chẳng đáng cho chúng ta tri ân sao?
3. Thay vì nổi giận với ai đó, hãy thể hiện lòng biết ơn.
Đây là một sự thay đổi hành vi thật khác biệt - giống như một cái xoay mình 180 độ. Và không phải lúc nào ta cũng làm được như ta búng đồng xu vậy. Nhưng tôi cam đoan với bạn điều này rất tuyệt vời. Chẳng hạn, nếu bạn nổi nóng với anh bạn đồng nghiệp vì một điều gì đó, hãy kiềm chế để đừng bắn ra những lời nặng nề, gay gắt, hay phản ứng trong cơn thịnh nộ. Thay vào đó, hít vài hơi thở sâu, tự trấn tĩnh rồi dịu xuống.
Hãy nghĩ đến những lý do bạn biết ơn một ai đó. Người ấy có làm một việc nào tốt cho bạn?Người ấy đã từng giúp một ai khác? Hãy cố tìm một việc tốt nào đó, dù có khó khăn. Hãy tập trung vào những điều khiến bạn mang ơn họ.
Chẳng hạn, bạn có thể nghĩ về phần mềm diệt vi-rút rất hiệu quả mà anh ấy giới thiệu cho bạn, hay quyển sách anh ấy tặng lần trước. Chính điều này sẽ thay đổi cơn giận dữ lúc đó. Nếu bạn cảm thấy khá hơn, hãy thể hiện lòng biết ơn của bạn.
Bạn có thể dần cải thiện được tính khí, quan hệ, và mọi việc sẽ nhẹ nhàng, khả quan hơn. Sau khi nói lời cám ơn, bạn có thể nhờ giúp đỡ : Xin anh ấy lần sau đừng xé bỏ giấy tờ quan trọng của bạn. Và điều bạn xin giúp đỡ theo sau lời cám ơn không phải là điều khó chấp nhận.
4. Thay vì chỉ trích người yêu, chồng hay vợ của mình, hãy nói lời cám ơn.
Giống như với người bạn đồng nghiệp, lòng biết ơn có thể thay đổi cuộc hôn nhân hay mối quan hệ của bạn. Nếu bạn không ngừng chỉ trích, phê phán người chồng/ vợ của mình, là bạn đang dần hủy hoại cuộc hôn nhân của mình.
Tôi xin cam đoan với bạn điều này: Ai cũng cần nói ra những vướng mắc, nhưng không ai muốn bị phê bình mãi. Khi thấy lòng bực bội, chỉ muốn chì chiết cho hả giận, hãy cố ngưng lại, hít một hơi thở sâu. Cố gắng dịu xuống, nghĩ đến những gì người vợ/ chồng đã làm cho mình để thấy biết ơn.
Nói lời cám ơn càng sớm càng hay. Mối quan hệ của bạn sẽ tốt đẹp hơn. Người vợ/ chồng bạn sẽ học điều này từ bạn - nhất là khi bạn thường xuyên thực hành. Tình yêu của bạn sẽ được nhân lên, và mọi chuyện sẽ thuận thảo, êm ái hơn.
5. Thay vì phàn nàn về con cái, hãy cám ơn các con.
Nhiều cha mẹ hay tỏ ra chán nản với con mình. Nào là chúng quá chậm chạp, không làm được chuyện gì ra hồn. Hoặc chúng chưa ngoan: chúng không thể tự làm vệ sinh cá nhân, hay chúng cứ ngoáy mũi và cắn móng tay? Thật không may, nếu cha mẹ cứ trút những chán ngán lên đầu con trẻ, con cái sẽ cảm thấy mình tệ hại. Chuyện này thực không hay chút nào, nhưng quả thực là chuyện dài của các ông bố bà mẹ.
Có một cách hay hơn: tuân theo phương pháp trên để bình tâm lại, và nghĩ đến những gi khiến mình phải cám ơn các con. Nói ra điều đó với các con. Sau đó tìm một dịp tốt để bảo ban, thay vì mắng mỏ, phê phán con cái.
6. Khi đối mặt với một trở ngại lớn, bạn phải cám ơn khó khăn này.
Nhiều người trong chúng ta thường xem những khó khăn trong công việc, trong cuộc sống là điều tệ hại. Nếu có gì đó trục trặc, bạn chỉ phàn nàn hay ca cẩm - làm thế chẳng giải quyết được gì!
Thay vì than thở, hãy cám ơn những thách thức, trở ngại ấy bởi đó là cơ hội để bạn lớn lên, để học, và để biết cách làm tốt hơn. Điều này sẽ biến đổi bạn - từ một người hay than thở thành một người tích cực luôn đối mặt với khó khăn và hoàn thiện mình. Bạn sẽ được yêu mến hơn và bạn sẽ thành công hơn. Như thế, trở ngại không phải là điều tệ hại phải không?
7. Khi bạn gặp một bất hạnh, một tai họa, xin bạn hãy cám ơn vì bạn còn được sống.
Gần đây tôi mất một người cô, và các con tôi mất đi một người bà. Các bi kịch, mất mát này có thể khiến ta bị thương tật nếu ta không vượt qua được. Bạn không thể nào không buồn thương - điều đó là điều phải làm vì bạn không là người vô cảm.
Nhưng bạn có thể nghĩ thêm một điều gì khác, dễ chịu hơn nỗi bất hạnh này: hãy cám ơn đời - bạn còn được sống. Hãy cảm nhận vẻ đẹp mong manh của cuộc sống vô thường. Tình yêu người vẫn còn đó trong trái tim bạn. Xin hãy nhân cơ hội này thể hiện yêu thương với những người còn hiện hữu trong đời bạn. Và nhất là hãy vui sống đi khi bạn còn có thể.
8. Thay vì nghĩ suy, đau khổ về những gì bạn không có, hãy nhìn xem bạn có gì.
Bạn đã bao giờ ngồi tính sổ và than thở “Chao ơi, sao tôi có ít thế?”. Hay “Sao tôi chưa có được ngôi nhà mơ ước?”, “Sao mình vẫn chưa đổi được chiếc xe đời mới đẹp hơn?” hoặc “Sao người hàng xóm hay anh bạn cùng lớp mình có việc làm tốt thế, ăn mặc sang trọng, xài toàn những thứ đắt tiền nhất!”.
Nếu thế, xin bạn hãy xem đây là lúc thích hợp để bạn cám ơn cuộc đời và những gì bạn có. Thật dễ dàng khi bạn quên đi hàng tỉ người trên hành tinh này còn sống trong nghèo khổ - những người chưa có một mái nhà (dù lụp xụp) che nắng mưa hay manh áo ấm, chưa đủ cơm ăn, những người không có một chiếc xe máy và sẽ chẳng bao giờ có, những người không có một thứ tiện nghi, thiết bị hiện đại nào và thậm chí còn không biết đến tên các thứ ấy.
Còn nữa: những người không có một việc làm, hoặc chỉ làm những việc lao động tay chân quần quật, nhọc nhằn: bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Xin bạn so sánh cuộc đời bạn với của họ, để cám ơn cuộc đời và những gì bạn đang có. Và hãy nhận ra rằng bạn đã có nhiều hơn sự đủ đầy, nhất là hạnh phúc không phải là một điểm đến của ngày mai, - hạnh phúc đang ở đây, trong những gì bạn có và trong lòng bạn.
(Lược theo: 8 Tremendously Important Ways That Gratitude Can Change Your Life, bản dịch của Lý Thu Linh)
Hành động đẹp của HLV Park Hang-seo: Khi lên đến đỉnh cao cũng cần phải có lòng biết ơn
Sau chiến thắng vang dội của các học trò ở giải AFF Cup, HLV Park Hang-seo đã không nghỉ ngơi mà vội vã bay vào Quảng Nam để tham dự một sự kiện. Tại đây HLV Park gặp ông Đoàn Nguyên Đức – người đã mời ông sang làm việc tại Việt Nam và hiện tại đang trả lương cho ông…
Trao duyên cũng phải tri ân
Tại sự kiện này, ông Park đã dành cho “bầu Đức” những lời tri ân đặc biệt:
“Thành công của đội tuyển hôm nay là nhờ ông đã mời tôi đến Việt Nam. Trong thời gian làm việc, ông Đức đã nhiều lần gặp gỡ, tư vấn giúp tôi đưa ra những quyết định đúng đắn cho các giải đấu. Tôi có mặt sớm ở đây là để cảm ơn ông đã trao cho tôi cái duyên với bóng đá Việt Nam”.
Phải nói thêm rằng ông Đoàn Nguyên Đức là người rất có tâm huyết với bóng đá Việt Nam. Ông là người đặt nền móng xây dựng và phát triển lò đào tạo Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG – nơi bồi dưỡng những tài năng trẻ theo tiêu chuẩn châu Âu. Như đã nói, ông Đức cũng là người đưa HLV Park Hang-seo đến với bóng đá Việt Nam, và đổi lại, ông Park cũng không phụ sự kỳ vọng ấy.
Hai con người, một tấm lòng nhiệt huyết với bóng đá. Tấm chân tình và những lời cảm ơn của ông Park Hang-seo, nói như người xưa tuy là “đạm bạc như nước” (quân tử kết giao đạm nhược thủy) nhưng lại rất đỗi chân thành sâu sắc, không hào nhoáng phô trương.
Khi đang ở trên đỉnh cao của thành công vang dội, người ông Park muốn tỏ lòng tri ân chính là người đã đưa ông đến với con đường hiện tại. Đó cũng chính là nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt: “Thi ân mạc niệm, thọ ân mạc vong” (người làm ơn có thể có thể không cần nhớ, nhưng người thọ ơn chắc chắn không được phép quên), hay:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây về trồng”.
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây về trồng”.
Người biết hàm ơn luôn trân trọng từ những điều nhỏ nhất
Trong cuốn Tăng Chi Bộ Kinh 2 có viết: “Có hai hạng người khó gặp trong đời. Thế nào là hai? Đầu tiên là người có lòng tử tế, và thứ là người biết ơn hành động tử tế của người đã làm cho mình”.
Vì sao nói người biết hàm ơn là hiếm có và khó gặp trong đời? Có lẽ bởi tiêu chuẩn về sự tử tế và biết ơn thời xưa khác biệt quá xa so với bây giờ.
Thời nay, người ta lại đem cân đo xem cái ‘ông’ mất đi và cái ‘tôi’ được về có ngang bằng không. Nếu được nhiều hơn thì tôi ắt phải cảm ơn ông, nhưng nếu với ông việc đó quá đơn giản và không mất mát gì nhiều, kiểu như: “Ông biếu chân giò, bà thò chai rượu” thì cũng là lợi cả đôi đường thôi, khỏi cần khách sáo!
Nhưng với bậc quân tử thời xưa, vốn là những người luôn tu dưỡng để ‘cứ ba ngày lại thấy mình khác đi’ theo chiều hướng tốt hơn, cao thượng hơn, thì ngay cả những việc tất yếu mà người khác làm cho ta cũng là điều ta cần phải ghi lòng tạc dạ. Ví như có người đem đồ ăn dư thừa trong nhà cho người nghèo đói, đối với kẻ nghèo đói kia, đó cũng là điều khiến họ ghi nhớ suốt đời.
Tiêu chuẩn đạo đức của cổ nhân quả thật rất cao. Câu chuyện nổi tiếng về Hàn Tín là một ví dụ
Thời Hán – Sở tranh hùng, có bà Phiếu Mẫu sống nhờ nghề giặt đồ thuê. Dù cuộc sống long đong lận đận, thiếu trước hụt sau, nhưng vì xót thương cậu thanh niên Hàn Tín đói khát nên bà thường chia cơm cho cậu. Tín lấy làm cảm tạ mà nói rằng: “Tôi ngày sau công thành danh toại sẽ xin báo đáp”.
Phiếu Mẫu nói: “Kẻ đại trượng phu không nuôi nổi thân, tôi thương cậu mà cho cơm ăn, há lại mong đền ơn ư?”.
Hàn Tín nghe xong thì cảm thấy xấu hổ. Từ đó càng thêm cố gắng, ôm chí lớn quyết tâm làm nên đại sự.
Về sau Hàn Tín phò tá Lưu Bang và lập nên cơ đồ nhà Hán. Ông không quên bát cơm khi xưa đã cưu mang mình từ thuở hàn vi, nên đã lấy ngàn vàng để biếu tặng cho Phiếu Mẫu.
Sau này khi Khoái Triệt khuyên Hàn Tín phản lại Lưu Bang, ông từ chối và nói rằng:
“Vua Hán đãi tôi rất hậu, tự đem xe cho tôi đi, tự cởi áo cho tôi mặc, tự sẻ cơm cho tôi ăn. Tôi nghe: Đi xe người ta thì mang lo cho người ta, mặc áo người ta thì bận nghĩ vì người ta, ăn cơm người ta thì chết về việc người ta. Tôi há tham lợi mà quên nghĩa ư!”.
Cái ân nghĩa của người quân tử xưa sâu đến vậy: Biết ơn từ miếng cơm, manh áo được ban cho mà không tiếc ngàn vàng; không màng quyền cao chức trọng. Biết ơn phải đến mức như thế thì quả là hiếm có, khó gặp.
Thế nên, đối với ông Park, người mang đến cơ hội thành công cũng là người mà ông trân trọng và ghi tâm khắc cốt. Chẳng phải là sự trao qua đổi lại, trả giá công bằng, mà là một ân huệ đối với những người thành tín.
Ông Park Hang-seo là một con chiên ngoan đạo, lại được nuôi dưỡng từ một nền văn hóa truyền thống coi trọng ân huệ của tạo hóa. Lại nói, người Hàn Quốc có một câu quen thuộc trước mỗi bữa ăn là: “잘 먹겠습니다” (dịch nghĩa: Tôi sẽ ăn ngon miệng) để tỏ lòng biết ơn cuộc sống no đủ, cảm tạ Đất Trời đã ban cho, lương thực để con người sinh tồn, đồng thời cũng là lời tri ân đối với nỗi vất vả của người nấu ăn. Có lẽ chính vì thế, văn hóa biết hàm ơn đã ảnh hưởng sâu sắc tới suy nghĩ và tính cách của ông Park.
Biết ơn để biết khiêm nhường, biết đủ
Không ai có thể tự mình làm nên tất cả. Trong suốt cuộc đời, mỗi người đều sẽ phải chịu ơn của một ai đó, ít nhất thì những gì mà ta biết ơn trước tiên là đấng tạo hóa đã cho ta sinh mệnh và điều kiện để sinh tồn, là cha mẹ, người thầy của mình, v.v… Thế nên, lòng biết ơn đối với những điều đơn giản nhất, chẳng phải là ai cũng cần phải có hay sao?
Ngay từ khi sinh ra, từng hơi thở của chúng ta đã gắn liền với tự nhiên. Cơm ăn, nước uống, ánh nắng mặt trời, không khí… cũng là của “Mẹ thiên nhiên”. Cho nên những phong tục tế tự Thần linh, trời đất xưa nay đều đang nhắc nhở con người nhớ tới ơn dày của tạo hóa.
Người Nhật có một câu rất hay: “Trên mỗi hạt gạo đều có 7 vị thần”. Trước khi ăn, họ đều nói một câu: “Itadakimasu!” (頂きます) nghĩa là ‘cung kính đón nhận’. Họ hiểu rằng mỗi món ăn đều là sự hy sinh của rất nhiều sinh mệnh, cho nên họ trân quý điều đó. Sự “cung kính” ấy còn thể hiện lòng biết ơn đến các vị Thần đã cho mưa thuận gió hòa, cảm ơn thiên nhiên đã ban tặng thực phẩm, cảm ơn người nông dân vất vả một nắng hai sương để làm ra hạt gạo… Họ cho rằng trước khi ăn mà không làm vậy là hành vi bất kính.
Lễ Tạ Ơn – Thanksgiving là một ngày lễ hàng năm được tổ chức chủ yếu ở Hoa Kỳ, Canada, một số đảo ở Caribe và Liberia. Đây là ngày mừng thu hoạch được mùa và tạ ơn Thiên Chúa đã cho sống no đủ và an lành. Ở phương Đông có tết Trung Thu được diễn ra vào ngày Rằm tháng Tám; với khởi nguồn là tạ ơn Trời Đất, Thần Nông, ông bà tổ tiên sau vụ mùa bội thu.
Dù là Đông phương hay Tây phương thì những nghi lễ cổ xưa như vậy không chỉ thể hiện thái độ phục tùng trước thiên nhiên mà còn để nhắc nhở con người rằng: kẻ biết hàm ơn thì trong tâm mới cảm thấy đủ. Khi cảm thấy đủ, con người chẳng phải sẽ ức chế được dục vọng và sự tham lam của mình hay sao? Bởi thế họ sẽ không tranh đoạt và biết sẻ chia những điều tốt đẹp cho người khác. Lòng biết ơn còn thể hiện sự khiêm nhường của con người. Khi người ta hiểu rằng những gì mình đạt được là nhờ đâu mà có, họ sẽ không có thái độ kiêu căng và ngạo mạn.
Lòng biết ơn luôn song hành với hành động tri ân. Nếu chưa biết dùng hành động nào bày tỏ lòng biết ơn của mình thì hãy nói lên lời cảm ơn tự đáy lòng. Trên con đường sạch sẽ, tinh tươm hàng ngày ta bước, trong món ăn, thức uống đủ đầy có thứ nào không do công lao của bao người góp lại? Trong cuộc đời này những người chúng ta cần cảm ơn là quá nhiều. Vậy nên khi đối diện với công lao to lớn, những nghĩa cử cao đẹp hay khi ta đạt được thành tựu gì đó thì cũng nên nói ra một lời cảm ơn chân thành nhất.
Đông Phong
Bếp từ Canzy sản xuất Thái Lan
Trả lờiXóaHàng Thái Lan luôn được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng lựa chọn, từ những thương hiệu lâu đời của xe máy Honda Thái Lan, SH Thái Lan với độ bền cao, được nhiều người yêu thích. Đó cũng là mục đích sản xuất những sản phẩm chất lượng nhất tới tay người tiêu dùng mà mức giá phải chăng. Bên cạnh các dòng sản xuất Malaysia Canzy cũng sản xuất các dòng Bếp từ, Bếp điện từ sản xuất Thái Lan để phục vụ người tiêu dùng Việt.
Đây là bước đột phá mới trong sản xuất bếp từ do Canzy đi đầu với những sản phẩm chất lượng nhất tới tay người tiêu dùng. Bếp được in Malde in Thailand trên mặt bếp để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ chuẩn tránh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng...