Ấu Học Quỳnh Lâm
“Ấu Học Quỳnh Lâm” là cuốn sách giáo khoa cung cấp kiến thức nền tảng cho giáo dục trẻ em các nước Á Đông thời xưa. (Gu Ruizhen /The Epoch Times)
- Bài 1: Thất chính và Tam tài"Ấu Học Quỳnh Lâm" làm một cuốn sách giáo khoa hàng đầu được xuất bản vào cuối triều đại nhà Minh, đầu triều đại nhà Thanh, và lưu truyền khá phổ biến ở Việt Nam. Bên cạnh cuốn “Tăng Quảng Hiền Văn", thì cuốn “Ấu Học Quỳnh Lâm” thường được người dân thời bấy giờ chọn đọc nhất. Điều này cho thấy tầm quan trọng của cuốn sách với nền giáo dục đương thời.
"Ấu Học Quỳnh Lâm" hàm chứa nội dung bao la rộng lớn của nhiều lĩnh vực gồm Thần thoại, thiên văn học, địa lý và nhân văn, cũng như chế độ luân lý, đạo trị quốc. Có thể nói đây là một bộ bách khoa toàn thư đơn giản nhất giúp nuôi dưỡng nhân tài một cách toàn diện. Bởi vì cuốn sách này lấy nguồn gốc vũ trụ học rộng lớn "Thiên - nhân hợp nhất" của người thời xưa với nội hàm vĩ đại, bí ẩn, sâu sắc và khó có thể diễn tả thành lời. Ngày nay, người lớn đọc còn cảm thấy vô cùng kinh ngạc, khó mà tưởng tượng nổi trẻ em thời cổ đại được hưởng một nền giáo dục khoa học lớn đến như vậy.
“Ấu Học Quỳnh Lâm" ban đầu được gọi là "Ấu Học Tu Tri". Tác giả cuốn sách này là Trình Đăng Cát (tự Doãn Thăng) ở Tây Xương vào cuối thời nhà Minh, một thuyết khác cho rằng là của Tiến sĩ Khâu Tuấn đời Minh biên soạn. Vào thời Càn Long nhà Thanh, Trâu Thánh Mạch bổ sung và đặt tên là “Ấu Học Cố Sự Quỳnh Lâm”, gọi vắn tắt là “Ấu Học Quỳnh Lâm”.
Vì nội dung cuốn sách này khá phong phú, chúng tôi sẽ chọn lọc những chương phù hợp để trình bày với độc giả, để người đọc hiểu được bề rộng và chiều sâu của văn hóa truyền thống Á Đông.
Bài 1: Thất chính và Tam tài
Nguyên văn chữ Hán
混沌初開,乾坤始奠。氣之輕清上浮者為天,氣之重濁下凝者為地。日月五星,謂之七政;天地與人,謂之三才
Hán Việt
Hỗn độn sơ khai, càn khôn thủy điện. Khí chi khinh thanh thượng phù giả vi thiên, khí chi trọng trọc hạ ngưng giả vi địa. Nhật nguyệt Ngũ tinh, vị chi Thất chính; Thiên địa dữ nhân, vị chi Tam tài.
Bính âm
Hùn dùn chū kāi, qián kūn shǐ diàn. Qì zhī qīng qīng shàng fú zhě wéi tiān, qì zhī zhòng zhuó xià níng zhě wéi dì. Rì yuè wǔ xīng, wèi zhī qī zhèng; tiān dì yǔ rén, wèi zhī sān cái.
Giải nghĩa từ ngữ(1) 混沌 (Hỗn độn): trạng thái trước khi trời đất được khai mở.
(2) 乾 (Càn): Trời, thuộc Dương.
(3) 坤 (Khôn): Đất, thuộc Âm.
(4) 奠 (Điện): đặt định.
(5) 凝 (Ngưng): Sự kết tụ.
(6) 五星 (Ngũ tinh): dùng để chỉ năm ngôi sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
(7) 政 (Chính): sự vận hành của nhật nguyệt Ngũ tinh là cội nguồn và tham chiếu rõ ràng, rành mạch, có trật tự của nhân loại, quốc gia, chính sự, nên được gọi là “chính”.
(8) 才 (Tài): tài năng.
Bản dịch tham khảo
Khi trời và đất chưa được hình thành thì ở trạng thái hỗn mang, và khi sự hỗn mang tách ra thì trời và đất được hình thành. Khí trong nhẹ bốc lên tạo thành trời, khí đục nặng chìm xuống và ngưng tụ lại tạo thành đất. Mặt trời, Mặt trăng, Sao Kim, Sao Mộc, Sao Thủy, Sao Hỏa và Sao Thổ được gọi là Thất chính; Trời, Đất và con người được gọi là Tam tài.
Giải thích văn bản
Người xưa tin rằng, vùng đất Trung Nguyên là Thần Châu, và là trung tâm của nền văn hóa do Thần truyền lại. Con người là hậu duệ của Nữ Oa, thế giới và vạn vật đều do Thần tạo ra, con người và văn hóa đều do Thần truyền lại, nên được gọi là văn hóa Thần truyền. Tất cả những thứ của con người đều đến từ Thiên thượng. Vì vậy, cuốn sách "Ấu Học Quỳnh Lâm" phản ảnh quan niệm truyền thống về vũ trụ, quan niệm về Thiên nhân hợp nhất. Mãi cho đến thời kỳ cận đại, con người vẫn còn quan niệm như thế, nên từ đời sống, lịch sử, văn hóa, đều hòa nhập với trời đất. Họ cho rằng, vạn sự vạn vật của con người đều tương ứng với trời đất. Dù là thường dân hay hoàng đế, cũng đều biết tôn trọng và hành xử theo lẽ Trời, kính qúy Trời Đất, trọng đức hành thiện, có trật tự rõ ràng, là quốc gia tuân thủ lễ nghi.
Vì vậy, con người thời bấy giờ đều biết nguyên lý Âm dương, Ngũ hành. Mở đầu bài viết này là nói về nguồn gốc của vạn vật trên thế giới, nhằm giải thích cụ thể cho các em những kiến thức nhân văn cơ bản nhất của thế giới mà con người trực tiếp nhìn thấy như Âm, Dương, Ngũ hành và mối liên quan mật thiết đến cuộc sống của con người. Để con người không quên nguồn gốc và sứ mệnh của bản thân được Trời ban cho. Với tư duy vĩ đại, khôn ngoan và nền văn hóa bác đại tinh thâm, con người sẽ không bao giờ có thể tách khỏi nền văn hoá lịch sử này.
Người xưa tin rằng, vùng đất Trung Nguyên là Thần Châu, và là trung tâm của nền văn hóa do Thần truyền lại. Con người là hậu duệ của Nữ Oa, thế giới và vạn vật đều do Thần tạo ra, con người và văn hóa đều do Thần truyền lại, nên được gọi là văn hóa Thần truyền. Tất cả những thứ của con người đều đến từ Thiên thượng. Vì vậy, cuốn sách "Ấu Học Quỳnh Lâm" phản ảnh quan niệm truyền thống về vũ trụ, quan niệm về Thiên nhân hợp nhất. Mãi cho đến thời kỳ cận đại, con người vẫn còn quan niệm như thế, nên từ đời sống, lịch sử, văn hóa, đều hòa nhập với trời đất. Họ cho rằng, vạn sự vạn vật của con người đều tương ứng với trời đất. Dù là thường dân hay hoàng đế, cũng đều biết tôn trọng và hành xử theo lẽ Trời, kính qúy Trời Đất, trọng đức hành thiện, có trật tự rõ ràng, là quốc gia tuân thủ lễ nghi.
Vì vậy, con người thời bấy giờ đều biết nguyên lý Âm dương, Ngũ hành. Mở đầu bài viết này là nói về nguồn gốc của vạn vật trên thế giới, nhằm giải thích cụ thể cho các em những kiến thức nhân văn cơ bản nhất của thế giới mà con người trực tiếp nhìn thấy như Âm, Dương, Ngũ hành và mối liên quan mật thiết đến cuộc sống của con người. Để con người không quên nguồn gốc và sứ mệnh của bản thân được Trời ban cho. Với tư duy vĩ đại, khôn ngoan và nền văn hóa bác đại tinh thâm, con người sẽ không bao giờ có thể tách khỏi nền văn hoá lịch sử này.
Khoa học hiện đại đã thừa nhận vũ trụ được tạo nên bởi Ngũ hành, nhân loại cũng là một phần trong vũ trụ, do đó cũng do ngũ hành tạo nên. Chỉ cần nắm được ngũ hành của một người, người ta có thể dự đoán được vận mệnh lên xuống của người đó (Hình: NTDVN)
Theo cách nói hiện đại thì Nhật nguyệt Ngũ tinh nằm trong phạm vi hệ Mặt trời. Năm ngôi sao tượng trưng cho Ngũ hành, mặt trời và mặt trăng đại diện cho âm và dương, và năm yếu tố âm dương này tạo thành vạn sự vạn vật trong vũ trụ. Các bậc Thánh vương thời xưa cai quản đất nước phải nhìn thấu các hiện tượng thiên văn, thấu hiểu ý Trời và Đạo Âm dương Ngũ hành để quản lý dân chúng, đất nước theo ý Trời, luôn tuân theo Ngũ thường Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.
Biểu hiện bên ngoài trực tiếp nhất học theo sự sắp đặt của Nhật nguyệt Ngũ tinh để quốc gia với hình thức quân thần ai ở vị trí người ấy, người nào thực hiện bổn phận trách nhiệm người ấy, và các ngành các nghề đều làm theo Thiên ý. Vì vậy, trong thời kỳ hoàng kim của vương triều, mọi người đều biết rằng trên đầu 3 thước có Thần linh, và đạo đức nói chung được duy trì trong trạng thái nhân đức và có trật tự khá cao.
Trời, đất và con người được gọi là Tam tài, sự kết hợp của con người với Trời đất trực tiếp sẽ thể hiện ra vũ trụ quan Thiên nhân hợp nhất, con người sinh ra từ Trời đất, cũng cho thấy loài người có trí tuệ siêu phàm có thể kết thông với Trời đất. Vì vậy, người xưa chưa bao giờ dám làm trái ý Trời, dám muốn gì làm nấy, rất biết quý trọng sinh mệnh, cho rằng mạng người liên quan đến Trời. Vì vậy, nền văn hóa năm nghìn năm được huy hoàng là nhờ tôn trọng và đề cao sự thiện lương. Sau này, điều đó được thế giới ca ngợi nền văn hóa của Trời ban.
Kể chuyện
Bàn Cổ khai thiên tịch địa
Tương truyền, thuở sơ khai trời đất, vạn vật, vũ trụ hỗn mang, giống như quả trứng. Trong quả trứng này đã sinh ra Bàn Cổ, người tạo ra thế giới.Bàn Cổ khai thiên tích địa, sáng tạo ra vũ trụ (Hình NTDVN)
Bàn Cổ đã ngủ trong một quả trứng tròn suốt 18.000 năm. Khi tỉnh dậy, thấy trước mặt là một khối đen, vừa duỗi tay ra vừa đạp chân thì quả trứng tròn bị vỡ. Khí Dương nhẹ trong bay lên và biến thành một bầu trời cao xanh. Khí Âm nặng đục hạ xuống và biến thành đất rộng lớn. Kể từ đó, vũ trụ được phân chia thành trời và đất.
Bàn Cổ đứng sừng sững giữa trời đất. Từ đó về sau, bầu trời mỗi ngày tăng thêm một trượng (khoảng 3m), mặt đất mỗi ngày dày thêm một trượng, và Bàn Cổ mỗi ngày cũng cao thêm một trượng. Sau 18.000 năm nữa trôi qua, trời không thể cao, đất không thể sâu hơn. Bản thân Bàn Cổ đã trở thành một người khổng lồ dài 90.000 trượng, đội trời đạp đất, nâng đỡ trời và đất để chúng không quay trở lại tình trạng hỗn mang khi xưa.
Sau khi Bàn Cổ khai mở ra thế giới, ông là người duy nhất trên trái đất. Trái đất thuận theo cảm xúc của ông mà thay đổi. Khi ông vui thì sẽ không có mây, khi ông giận thì thời tiết u ám, khi ông khóc, trời mưa thành sông hồ, khi ông thở dài, mặt đất nổi gió, khi ông chớp mắt là bầu trời nổi sấm, khi ông ngáy, thì có tiếng sấm ầm ầm trên bầu trời.
Không biết đã trải qua bao nhiêu năm, trời và đất không còn cần đến Bàn Cổ nữa, và Bàn Cổ nằm trên đất bất động. Cơ thể của ông đã tạo cho vũ trụ có hình dạng và đồng thời tạo ra các vật chất trong vũ trụ. Đầu của ông biến thành Đông Sơn, chân biến thành Tây Sơn, thân biến thành Trung Sơn, cánh tay trái biến thành Nam Sơn, và cánh tay phải biến thành Bắc Sơn. Năm ngọn núi thiêng có bốn góc thành 1 hình vuông. Những ngọn núi đó mỗi một ngọn nằm giữa 1 khu vực.
Bàn Cổ đã sử dụng cơ thể của mình để biến thành vũ trụ trời đất.
Nữ Oa tạo ra con người
Sau đó, một nữ Thần tên Nữ Oa xuất hiện giữa trời và đất.
Theo truyền thuyết, Nữ Oa dùng đất tạo ra con người. (The Epoch Times)
Nữ Oa làm việc rất chăm chỉ mỗi ngày để tạo ra nhiều người đất nhỏ, nhưng nặn bằng tay vẫn khá chậm. Vì vậy, Nữ Oa đã ngâm sợi dây vào trong bùn vàng, sau đó kéo sợi dây ra khỏi bùn, khi kéo lên những giọt bùn này văng tung tóe, và chúng lập tức trở thành người sống.
Tuy nhiên, tuổi thọ của những người này khá ngắn ngủi. Vì thế, để ngăn chặn sự diệt vong của loài người, người mẹ tốt bụng này đã thiết lập mối quan hệ hôn nhân cho loài người, cho phép họ có con và sinh sản từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Huy Hải- Theo Lưu Như - Epoch Times
=> https://www.ntdvn.com/search?q=%E1%BA%A4u+H%E1%BB%8Dc+Qu%E1%BB%B3nh+L%C3%A2m
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét