BÚT KÝ...
Nguyễn Xuân Chiến
Hồi nhỏ, mỗi lần sang nhà ông Cửu Dộp chơi, Tuấn thường tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy một cái giếng cạn chơ vơ giữa vườn, rào chắn cẩn thận. Trên thành giếng có đặt bát nhang lớn. Hương khói nghi ngút bốn mùa.
Ông Cửu Dộp lải nhải:
- Cái giếng cạn này là Bổn Mạng của bác đó. Gia đình ni mà ăn nên làm ra cũng là nhờ nó. Do đó, phải thờ cúng cẩn thận…
Và Tuấn hoang mang. Thế giới người lớn thật kì bí, khó hiểu. Một lần trong nhà có kỵ giỗ, Tuấn và chị Lành bắc ghế đưa đồ cúng lên trang thờ.
- Cái giếng cạn này là Bổn Mạng của bác đó. Gia đình ni mà ăn nên làm ra cũng là nhờ nó. Do đó, phải thờ cúng cẩn thận…
Và Tuấn hoang mang. Thế giới người lớn thật kì bí, khó hiểu. Một lần trong nhà có kỵ giỗ, Tuấn và chị Lành bắc ghế đưa đồ cúng lên trang thờ.
Đặt xôi chè ngay ngắn, thắp ba cây nhang, Tuấn hỏi mẹ:
- Mạ à, mạ thờ cái chi rứa mạ?
Mẹ chưa kịp trả lời, chị Lành nói hớt:
- Bổn Mạng của mạ đó!
Vẫn đưa đôi mắt ngây thơ nhìn mẹ, Tuấn gặng:
- Bổn Mạng là cái chi rứa mạ?
Mẹ lấm lét, trừng mắt:
- Ui chào, không được hỏi bậy bạ. Hừm…
Thế là mẹ ngoe nguẩy bước nhanh, bỏ mặc Tuấn với trang thờ đỏ choét, khói hương lập loè.
Bổn Mạng.
Bổn Mạng? Câu hỏi ấy cứ lởn vởn trong tâm hồn đứa bé hơn mười tuổi, nhưng sớm nhen ngọn lửa ưu tư về cuộc đời.
I
Năm lên Đệ Lục trung học, trong giờ sinh hoạt học đường, giáo sư chủ nhiệm là thầy Lữ Mộng Phương bảo:
- Trò nào có thắc mắc gì về cuộc sống thì, thì nên đưa ra cho cả lớp cùng thảo luận. Thầy sẽ hướng dẫn câu trả lời…
Tuấn nhanh nhảu:
- Thưa thầy, Bổn Mạng là cái gì ạ?
Thầy nhíu mày:
- Sao trò tọc mạch tới những thứ chẳng liên quan gì tới cuộc sống cả?
Run run, tần ngần một lát, Tuấn đánh bạo thưa:
- Trong nhà con có thờ một cái Trang Bà, mẹ con bảo là Bổn Mạng. Rồi bên nhà ông Cửu Dộp cũng thờ một cái giếng cạn, ổng bảo là Bổn Mạng. Con chả hiểu chi hết. Nhờ Thầy chỉ dẫn cho…
Thầy Lữ Mộng Phương vẫn giữ thái độ im lặng, suy nghĩ cố tìm lời giải cụ thể cho đứa học sinh bắt đầu kinh ngạc trước những cảnh tượng xung quanh. Thầy đốt diếu Mélia gắn trên môi, đôi mắt đăm đăm và vầng trán nhăm nhúm. Tuấn và cả lớp nín thờ. Rồi Thầy nhẹ nhàng đặt tay lên vai Tuấn:
- Đúng rồi. Bổn Mạng của mẹ là Trang Bà. Của bác Dộp là cái giếng cạn. Còn trò là học sinh, thì Bổn Mạng chính là Chữ Nghĩa.
- Thưa Thầy, tại sao vậy?
- Vì Chữ Nghĩa sẽ quyết định tất cả cuộc đời người học sinh. Sau này, trò sẽ nên người hữu dụng hay chăng, sẽ giàu sang hạnh phúc hay chăng - hết thảy đều do Chữ Nghĩa mà có. Vậy, Chữ Nghĩa rất đáng cho chúng ta tôn thờ. Nó là Bổn Mạng, là thứ cao quý nhất, linh thiêng nhất. Trò nhớ chưa? Hãy tỏ lòng tôn trọng Chữ Nghĩa bằng cách chăm học hơn nữa, hơn nữa…
Nghe lời Thầy, Tuấn cắm cúi vào việc học. Học không dám chán nản mỏi mệt. Thoáng chốc, mười năm quá nhanh, Tuấn giật bằng cử nhân Toán. Dạo ấy, thành phố Huế số người đậu cử nhân đếm trên đầu ngón tay. Cha mẹ rất hài lòng. Tuấn càng tin tưởng vào Bổn Mạng hơn lúc nào hết.
Chàng vác cái bằng cử nhân, hí hửng tới gõ cửa nhà Lan Anh - nữ sinh tuyệt sắc của trường Đồng Khánh (gọi vậy cho oai!). Cha mẹ nàng tự tay pha trà, vồn vã hỏi chuyện.
Qua giây phút õng ẹo kiểu cách, Lan Anh vui vẻ tiếp chuyện. Nàng luôn luôn để ra một khoảng cách tự nhiên giữa hai người. Chính điều này khiến chàng càng thêm đắm đuối pha lẫn chút kính trọng.
Mặt trời đã lên khá cao, tôi lật tay xem đồng hồ, nói:
- Tụi mình đi uống cà phê cóc ba đồng một ly! Hãy quên mọi thứ và hãy sống những phút giây tươi đẹp như hiện giờ!
Tuấn hí hửng gật đầu:
- Và quên luôn cái bổn mạng và các thứ tà kiến tầm phào ấy đi…
- Mạ à, mạ thờ cái chi rứa mạ?
Mẹ chưa kịp trả lời, chị Lành nói hớt:
- Bổn Mạng của mạ đó!
Vẫn đưa đôi mắt ngây thơ nhìn mẹ, Tuấn gặng:
- Bổn Mạng là cái chi rứa mạ?
Mẹ lấm lét, trừng mắt:
- Ui chào, không được hỏi bậy bạ. Hừm…
Thế là mẹ ngoe nguẩy bước nhanh, bỏ mặc Tuấn với trang thờ đỏ choét, khói hương lập loè.
Bổn Mạng.
Bổn Mạng? Câu hỏi ấy cứ lởn vởn trong tâm hồn đứa bé hơn mười tuổi, nhưng sớm nhen ngọn lửa ưu tư về cuộc đời.
I
Năm lên Đệ Lục trung học, trong giờ sinh hoạt học đường, giáo sư chủ nhiệm là thầy Lữ Mộng Phương bảo:
- Trò nào có thắc mắc gì về cuộc sống thì, thì nên đưa ra cho cả lớp cùng thảo luận. Thầy sẽ hướng dẫn câu trả lời…
Tuấn nhanh nhảu:
- Thưa thầy, Bổn Mạng là cái gì ạ?
Thầy nhíu mày:
- Sao trò tọc mạch tới những thứ chẳng liên quan gì tới cuộc sống cả?
Run run, tần ngần một lát, Tuấn đánh bạo thưa:
- Trong nhà con có thờ một cái Trang Bà, mẹ con bảo là Bổn Mạng. Rồi bên nhà ông Cửu Dộp cũng thờ một cái giếng cạn, ổng bảo là Bổn Mạng. Con chả hiểu chi hết. Nhờ Thầy chỉ dẫn cho…
Thầy Lữ Mộng Phương vẫn giữ thái độ im lặng, suy nghĩ cố tìm lời giải cụ thể cho đứa học sinh bắt đầu kinh ngạc trước những cảnh tượng xung quanh. Thầy đốt diếu Mélia gắn trên môi, đôi mắt đăm đăm và vầng trán nhăm nhúm. Tuấn và cả lớp nín thờ. Rồi Thầy nhẹ nhàng đặt tay lên vai Tuấn:
- Đúng rồi. Bổn Mạng của mẹ là Trang Bà. Của bác Dộp là cái giếng cạn. Còn trò là học sinh, thì Bổn Mạng chính là Chữ Nghĩa.
- Thưa Thầy, tại sao vậy?
- Vì Chữ Nghĩa sẽ quyết định tất cả cuộc đời người học sinh. Sau này, trò sẽ nên người hữu dụng hay chăng, sẽ giàu sang hạnh phúc hay chăng - hết thảy đều do Chữ Nghĩa mà có. Vậy, Chữ Nghĩa rất đáng cho chúng ta tôn thờ. Nó là Bổn Mạng, là thứ cao quý nhất, linh thiêng nhất. Trò nhớ chưa? Hãy tỏ lòng tôn trọng Chữ Nghĩa bằng cách chăm học hơn nữa, hơn nữa…
Nghe lời Thầy, Tuấn cắm cúi vào việc học. Học không dám chán nản mỏi mệt. Thoáng chốc, mười năm quá nhanh, Tuấn giật bằng cử nhân Toán. Dạo ấy, thành phố Huế số người đậu cử nhân đếm trên đầu ngón tay. Cha mẹ rất hài lòng. Tuấn càng tin tưởng vào Bổn Mạng hơn lúc nào hết.
Chàng vác cái bằng cử nhân, hí hửng tới gõ cửa nhà Lan Anh - nữ sinh tuyệt sắc của trường Đồng Khánh (gọi vậy cho oai!). Cha mẹ nàng tự tay pha trà, vồn vã hỏi chuyện.
Qua giây phút õng ẹo kiểu cách, Lan Anh vui vẻ tiếp chuyện. Nàng luôn luôn để ra một khoảng cách tự nhiên giữa hai người. Chính điều này khiến chàng càng thêm đắm đuối pha lẫn chút kính trọng.
Chuyện nắng mưa. Chuyện một năm có mười hai tháng. Nói riết cũng nhàm.
Tuấn khéo léo đặt vấn đề hôn nhân. Nàng tế nhị né tránh, bằng điệp khúc muôn thuở:
- Em còn nhỏ, chưa hề có ý lập gia đình…
Chàng đành đợi chờ, kiên nhẫn cọc cạch đạp xe tới thăm vào mỗi chiều thứ bảy.
Hôm nọ cũng chiều thứ bảy xinh như mộng, nhất là đối với kẻ đang yêu, sau màn trao đổi bâng quơ, vài câu nhạt thếch như lệ thường, chàng rụt rè định ngỏ lời mời nàng đi chơi. Bỗng một chiếc xe honda mới toanh dừng ngay cổng nhà nàng. Trên xe là một gã Ba Tàu bụng bự, tuổi tác cỡ trung niên. Mồm y ngậm ống vố mạ vàng. Y bấm còi vang rân.
Lan Anh vụt chạy ra, cười toét loét. Hai người nói nhỏ đôi ba câu chi đó. Nàng lật đật vào phòng thay quần áo sang trọng rồi quay ra nhã nhặn bảo chàng:
- Anh Tuấn cứ ngồi chơi. Em đi công chuyện ít phút về ngay…
Tuấn ậm ừ. Lòng lục cục như ăn bánh canh bột lọc khó tiêu. Chẳng biết làm sao chừ? Nàng sẽ về, sẽ về. Chốc lát thôi. Mà sao lâu ghê. Chính nàng bảo sẽ về ngay mà. Người đàn ông đôi khi phải biết đợi chờ. Chàng tự nhủ, tuy không mấy yên tâm.
Mãi khi bình trà cạn queo, trời tối mịt, Tuấn mới rõ mình bị leo cây - tòn teng giữa chạc ba tình ái đầy gai góc.
Chàng lúng túng chào từ giã cha mẹ nàng. Chẳng cần khôn ngoan cũng biết mình bị bỏ rơi lộp độp. Huống chi Tuấn, đủ thông minh để xét lại mình. Chàng lập phương trình hôn nhân với ẩn số X bậc N. Vì mấy ai biết lòng thiếu nữ Huế có bao nhiêu bậc? Hì hục suốt mấy tuần lễ, mới tìm ra đáp số: một giáo sư cử nhân mới ra lò, dạy học với chỉ số lương 350, nhân cho 11,5 rồi cộng với các khoản trợ cấp cũng chỉ đủ mua hai tạ gạo. Nhưng gã Ba Tàu kia buôn bán xuất nhập khẩu ở Chợ Lớn, hằng ngày có thể kiếm hơn chục tạ gạo dễ dàng. Nàng chọn hắn là phải, tương lai bảo đảm hơn anh giáo sư quèn, lương ba cọc bốn đồng.
Tuấn đau khổ. Không phải vì mất cô vợ nhan sắc, nhưng lần đầu tiên chàng thấy cái Bổn Mạng của mình bị đo ván thảm hại. Té ra bổn mạng Chữ Nghĩa mà chàng tôn thờ lâu nay, nếu so sánh với gia sản kếch sù của gã Ba Tàu bụng bự, thì chẳng ăn thua gì!
II
Lễ cưới của Lan Anh có lẽ lớn nhất thành phố Huế. Tuấn nhói tim khi nhìn pháo nổ vang phố Chi Lăng. Về nhà, Tuấn quyết định nộp đơn vào trường võ bị Đà Lạt, bất chấp lời khuyên của gia đình và bạn bè.
Buổi đầu tiên khoác bộ quần áo treilli lên người, Tuấn mãi khắc ghi mệnh lệnh của viên trung uý huấn luyện:
- Kể từ giờ phút này, các anh là quân nhân. Bổn Mạng của các anh là Khẩu súng. Có thể mất vợ, nhưng không thể mất súng. Vì mất súng là ở tù. Dính một hạt bụi trên khẩu súng, cũng sẽ bị phạt…
Mặc dù phải nhồi nhét vô số bài học quân sự lẫn văn hoá, nhưng Tuấn luôn cưng giữ khẩu súng còn hơn o bế người yêu. Lấy khăn mùi soa lau chùi hằng giờ hằng phút. Khi ngủ thì bỏ dưới gối. Chưa hề dám buông lơi, dù chỉ trong giây lát, bởi nó đúng là bổn mạng duy nhất của quân nhân. Bổn Mạng ngon lành thì đời mình mới thăng tiến, chức phận, địa vị sẽ là thứ trong tầm tay.
Sau bốn năm “quân trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”, Tuấn tốt nghiệp sỹ quan với cấp bậc thiếu uý. Chàng được bổ nhiệm về Sư đoàn 1 Bộ Binh, thuộc thành phố Huế.
Ngày trình diện đơn vị ở Trung tâm huấn luyện Đống Đa, viên trung tá chỉ huy trưởng lên lớp:
- Kể từ giờ phút này, Bổn Mạng của anh là quân hàm gắn trên cầu vai. Vừa nói, ông ta vừa đưa tay chỉ cái lon đỏ choét nằm vắt ngang vai áo. Chính nó quyết định tất cả tương lai của người sĩ quan. Hãy giữ gìn đàng hoàng và làm sao cho cái Bổn Mạng của mình càng thêm rực rỡ, nhiều hoa mai càng tốt…
Vẫn là cậu bé thuộc bài, Tuấn khắc ghi chỉ thị cấp trên. Chàng nghiêm chỉnh tuân hành mọi mệnh lệnh sắt đá của chỉ huy trưởng bất kể đúng sai, hay dở, thực hiện răm rắp mọi công tác, điều lệnh. Phát huy tác phong của một sĩ quan điển hình của đơn vị. Phải nói thêm rằng, chàng không loại bỏ những hành vi ti tiện, bẩn thỉu để cốt tiến thân, như nịnh nọt, bợ đỡ thượng cấp một cách trơ trẽn hoặc chèn ép những bạn đồng ngành, mong sao cho con đường danh lợi sáng sủa hơn mãi, ai chết mặc nó; thủ đoạn càng mờ ám, càng tàn nhẫn càng hay.
Cứ thế, trong vòng mấy năm, chàng leo lên chức Thiếu-tá, chỉ huy tiểu đoàn tiếp liệu vừa bảo đảm cái đầu trên cổ, vừa dư thừa cơ hội làm giàu. Dĩ nhiên, vị thiếu tá phải có xe Jeep và tài xế riêng. Chàng tậu một biệt thự hào nhoáng nơi hữu ngạn sông Hương, nhờ những áp-phe kín đáo hơn là đồng lương tháng.
Nay là dịp trả thù đời. Chàng cưới một thiếu nữ là một nữ sinh tài sắc Đồng Khánh lúc ấy. Rồi vợ chàng sinh hạ mấy đứa con kháu khỉnh. Tiền bạc theo những cú áp-phe tuôn vô ào ào, như nước sông Hương cuối tháng bảy. Ai cũng thèm khát cái hạnh phúc mà chàng đang nắm trong tay. Tất cả đều nhờ cái Bổn Mạng của chàng tạo nên. Tuấn không bao giờ quên điều ấy.
III
Tháng 4 năm 1975.
Chế độ Sài gòn sụp đổ. Sự tháo chạy mệt mỏi. Tuấn hốt hoảng bước vào trại cải tạo như những sĩ quan khác. Và cái Bổn Mạng to đùng đã trở thành gánh nặng trên vai tên tù tàn binh.
Thời nào cũng thế, tù nhân thì không thể sung sướng, no đủ. Những bữa cơm toàn sắn khô với chút ít cơm trắng. Lâu lâu mới có bữa cơm không độn. Đó là ước mơ duy nhất của những kẻ chờ ngày phóng thích. Hoà bình rồi. Ai nấy mong mỏi trở về cùng vợ con, với cuộc sống bình thường.
Buổi trưa nghỉ ngơi bên cạnh đồng đội cũ, Tuấn thở dài:
- Tương lai tụi mình sẽ ra sao, khi Bổn Mạng đã tan tành như mây khói?...
Thằng Hảo trước ở binh chủng Nhảy dù, vung tay gầm lớn:
- Bổn Mạng cái đéo gì? Cơm. Chỉ cơm mà thôi. Ngày nào có cơm thì cười phơi phới. Không có cơm thì nhăn răng cả lũ. Cơm là linh thiêng nhất. Cơm là nguồn hạnh phúc tuyệt vời…
Quả đúng thế thật. Tuấn lẩm bẩm. Cái đáng tôn thờ là Cơm, và Cơm là Bổn Mạng đích thực, gần gũi của mình hiện nay.
Ngài Thích Chúc Phú, trong tác phẩm CƯ SĨ DỊCH KINH, CUỘC ĐỜI & SỰ NGHIỆP, cũng đã cho chúng ta biết:
“Trong lãnh vực phiên dịch kinh điển Bắc truyền, bên cạnh những thành tựu của các bậc cao tăng với những tác phẩm đồ sộ hiện còn lưu giữ trong Đại tạng kinh, là những đóng góp lặng thầm nhưng rất mực quan trọng của một bộ phận cư sĩ. Xét ra, để toàn tâm chuyên dịch kinh thư, có những cư sĩ đã không màng đến thê tử, vinh hoa để cùng các bậc cao tăng trợ phiên kinh điển.
Sự đóng góp của hàng cư sĩ trong lãnh vực dịch kinh đôi khi không dừng lại trong một thế hệ, bởi lẽ, có những trường hợp cả hai cha con cùng làm việc dưới một dịch trường. Sau khi cha mất, người con kế tục truyền thống gia đình, cùng với các bậc cao tăng tổ chức phiên kinh”.
Tóm lại, cư sĩ vẫn có thể đứng sau lưng người xuất gia để phụ giúp hoằng pháp lợi sanh được, miễn là mình luôn luôn hạ mình khiêm cung phục vụ Tam bảo mà không màng lợi danh - những thứ rơm rác cuộc đời. Phải rứa?
- Em còn nhỏ, chưa hề có ý lập gia đình…
Chàng đành đợi chờ, kiên nhẫn cọc cạch đạp xe tới thăm vào mỗi chiều thứ bảy.
Hôm nọ cũng chiều thứ bảy xinh như mộng, nhất là đối với kẻ đang yêu, sau màn trao đổi bâng quơ, vài câu nhạt thếch như lệ thường, chàng rụt rè định ngỏ lời mời nàng đi chơi. Bỗng một chiếc xe honda mới toanh dừng ngay cổng nhà nàng. Trên xe là một gã Ba Tàu bụng bự, tuổi tác cỡ trung niên. Mồm y ngậm ống vố mạ vàng. Y bấm còi vang rân.
Lan Anh vụt chạy ra, cười toét loét. Hai người nói nhỏ đôi ba câu chi đó. Nàng lật đật vào phòng thay quần áo sang trọng rồi quay ra nhã nhặn bảo chàng:
- Anh Tuấn cứ ngồi chơi. Em đi công chuyện ít phút về ngay…
Tuấn ậm ừ. Lòng lục cục như ăn bánh canh bột lọc khó tiêu. Chẳng biết làm sao chừ? Nàng sẽ về, sẽ về. Chốc lát thôi. Mà sao lâu ghê. Chính nàng bảo sẽ về ngay mà. Người đàn ông đôi khi phải biết đợi chờ. Chàng tự nhủ, tuy không mấy yên tâm.
Mãi khi bình trà cạn queo, trời tối mịt, Tuấn mới rõ mình bị leo cây - tòn teng giữa chạc ba tình ái đầy gai góc.
Chàng lúng túng chào từ giã cha mẹ nàng. Chẳng cần khôn ngoan cũng biết mình bị bỏ rơi lộp độp. Huống chi Tuấn, đủ thông minh để xét lại mình. Chàng lập phương trình hôn nhân với ẩn số X bậc N. Vì mấy ai biết lòng thiếu nữ Huế có bao nhiêu bậc? Hì hục suốt mấy tuần lễ, mới tìm ra đáp số: một giáo sư cử nhân mới ra lò, dạy học với chỉ số lương 350, nhân cho 11,5 rồi cộng với các khoản trợ cấp cũng chỉ đủ mua hai tạ gạo. Nhưng gã Ba Tàu kia buôn bán xuất nhập khẩu ở Chợ Lớn, hằng ngày có thể kiếm hơn chục tạ gạo dễ dàng. Nàng chọn hắn là phải, tương lai bảo đảm hơn anh giáo sư quèn, lương ba cọc bốn đồng.
Tuấn đau khổ. Không phải vì mất cô vợ nhan sắc, nhưng lần đầu tiên chàng thấy cái Bổn Mạng của mình bị đo ván thảm hại. Té ra bổn mạng Chữ Nghĩa mà chàng tôn thờ lâu nay, nếu so sánh với gia sản kếch sù của gã Ba Tàu bụng bự, thì chẳng ăn thua gì!
II
Lễ cưới của Lan Anh có lẽ lớn nhất thành phố Huế. Tuấn nhói tim khi nhìn pháo nổ vang phố Chi Lăng. Về nhà, Tuấn quyết định nộp đơn vào trường võ bị Đà Lạt, bất chấp lời khuyên của gia đình và bạn bè.
Buổi đầu tiên khoác bộ quần áo treilli lên người, Tuấn mãi khắc ghi mệnh lệnh của viên trung uý huấn luyện:
- Kể từ giờ phút này, các anh là quân nhân. Bổn Mạng của các anh là Khẩu súng. Có thể mất vợ, nhưng không thể mất súng. Vì mất súng là ở tù. Dính một hạt bụi trên khẩu súng, cũng sẽ bị phạt…
Mặc dù phải nhồi nhét vô số bài học quân sự lẫn văn hoá, nhưng Tuấn luôn cưng giữ khẩu súng còn hơn o bế người yêu. Lấy khăn mùi soa lau chùi hằng giờ hằng phút. Khi ngủ thì bỏ dưới gối. Chưa hề dám buông lơi, dù chỉ trong giây lát, bởi nó đúng là bổn mạng duy nhất của quân nhân. Bổn Mạng ngon lành thì đời mình mới thăng tiến, chức phận, địa vị sẽ là thứ trong tầm tay.
Sau bốn năm “quân trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”, Tuấn tốt nghiệp sỹ quan với cấp bậc thiếu uý. Chàng được bổ nhiệm về Sư đoàn 1 Bộ Binh, thuộc thành phố Huế.
Ngày trình diện đơn vị ở Trung tâm huấn luyện Đống Đa, viên trung tá chỉ huy trưởng lên lớp:
- Kể từ giờ phút này, Bổn Mạng của anh là quân hàm gắn trên cầu vai. Vừa nói, ông ta vừa đưa tay chỉ cái lon đỏ choét nằm vắt ngang vai áo. Chính nó quyết định tất cả tương lai của người sĩ quan. Hãy giữ gìn đàng hoàng và làm sao cho cái Bổn Mạng của mình càng thêm rực rỡ, nhiều hoa mai càng tốt…
Vẫn là cậu bé thuộc bài, Tuấn khắc ghi chỉ thị cấp trên. Chàng nghiêm chỉnh tuân hành mọi mệnh lệnh sắt đá của chỉ huy trưởng bất kể đúng sai, hay dở, thực hiện răm rắp mọi công tác, điều lệnh. Phát huy tác phong của một sĩ quan điển hình của đơn vị. Phải nói thêm rằng, chàng không loại bỏ những hành vi ti tiện, bẩn thỉu để cốt tiến thân, như nịnh nọt, bợ đỡ thượng cấp một cách trơ trẽn hoặc chèn ép những bạn đồng ngành, mong sao cho con đường danh lợi sáng sủa hơn mãi, ai chết mặc nó; thủ đoạn càng mờ ám, càng tàn nhẫn càng hay.
Cứ thế, trong vòng mấy năm, chàng leo lên chức Thiếu-tá, chỉ huy tiểu đoàn tiếp liệu vừa bảo đảm cái đầu trên cổ, vừa dư thừa cơ hội làm giàu. Dĩ nhiên, vị thiếu tá phải có xe Jeep và tài xế riêng. Chàng tậu một biệt thự hào nhoáng nơi hữu ngạn sông Hương, nhờ những áp-phe kín đáo hơn là đồng lương tháng.
Nay là dịp trả thù đời. Chàng cưới một thiếu nữ là một nữ sinh tài sắc Đồng Khánh lúc ấy. Rồi vợ chàng sinh hạ mấy đứa con kháu khỉnh. Tiền bạc theo những cú áp-phe tuôn vô ào ào, như nước sông Hương cuối tháng bảy. Ai cũng thèm khát cái hạnh phúc mà chàng đang nắm trong tay. Tất cả đều nhờ cái Bổn Mạng của chàng tạo nên. Tuấn không bao giờ quên điều ấy.
III
Tháng 4 năm 1975.
Chế độ Sài gòn sụp đổ. Sự tháo chạy mệt mỏi. Tuấn hốt hoảng bước vào trại cải tạo như những sĩ quan khác. Và cái Bổn Mạng to đùng đã trở thành gánh nặng trên vai tên tù tàn binh.
Thời nào cũng thế, tù nhân thì không thể sung sướng, no đủ. Những bữa cơm toàn sắn khô với chút ít cơm trắng. Lâu lâu mới có bữa cơm không độn. Đó là ước mơ duy nhất của những kẻ chờ ngày phóng thích. Hoà bình rồi. Ai nấy mong mỏi trở về cùng vợ con, với cuộc sống bình thường.
Buổi trưa nghỉ ngơi bên cạnh đồng đội cũ, Tuấn thở dài:
- Tương lai tụi mình sẽ ra sao, khi Bổn Mạng đã tan tành như mây khói?...
Thằng Hảo trước ở binh chủng Nhảy dù, vung tay gầm lớn:
- Bổn Mạng cái đéo gì? Cơm. Chỉ cơm mà thôi. Ngày nào có cơm thì cười phơi phới. Không có cơm thì nhăn răng cả lũ. Cơm là linh thiêng nhất. Cơm là nguồn hạnh phúc tuyệt vời…
Quả đúng thế thật. Tuấn lẩm bẩm. Cái đáng tôn thờ là Cơm, và Cơm là Bổn Mạng đích thực, gần gũi của mình hiện nay.
…
Ngày trở về không có vòng hoa, không có vợ hiền đứng bên cổng đợi chờ cùng nước mắt rưng rưng. Chén rượu tẩy trần cũng không có nốt. Trụi lụi. Lạc lõng. Vợ chàng vượt biên cùng bầy con bé dại. Không rõ tin tức. Cuồng phong ngoài khơi. Hải tặc hung ác thường xuyên xuất hiện. Nếu nàng còn sống với bầy con, thì đã gởi thư và thùng quà về cho gia đình.
Gã tù tàn binh lết tấm thân rười rượi nương náu sự đùm bọc miễn cưỡng của song thân mà chàng chưa một lần báo hiếu. Cha mẹ già, hụt trước thiếu sau. Bữa cơm độn cao-lương không đủ cho hai phần, nay phải chia ba. Chàng cảm thấy tủi nhục với sự bao dung cuả hai đấng sinh thành bèn ngửa tay quyên góp những bà con xa gần được ba trăm bạc sắm chiếc xe đạp bắt đầu hành nghề xe ôm.
Mà buổi thời gì lạ ghê. Xe đạp ôm đông như kiến. Khách thì hiếm hoi như lá mùa thu. Cảnh giành giựt, cãi cọ, đập lộn không tránh khỏi. Tuấn còn luyến tiếc cái sĩ diện hão của một ông sĩ quan cũ, nên lúc nào cũng thiệt thòi. Chàng đóng chốt tại gốc cây cạnh bến xe An Cựu, tình cờ gặp lại anh Thanh, trước ở cùng đơn vị.
Tuấn thở than:
- Chán thiệt. Chẳng biết Bổn Mạng bây giờ hoá ra cái chi rồi, làm sao đời mình lênh đênh, nhọc nhằn như vầy…
Thành nổi cáu văng tục:
- Bổn mạng đếch gì? Khách! Ngày nào nhiều khách thì sống, ế khách thì chết nhăn răng củ kiệu. Cụ mi mê tín quá! Bỏ đi tám!
Tuấn đỏ mặt, cúi đầu nhìn xuống đất. Không trả lời. Anh Thanh nói rất đúng. Hoàn cảnh mình giờ này chỉ có Khách mới là bổn mạng chân chánh. Khách nhiều thì thừa tiền mua gạo, có cơm ăn no mới mạnh khoẻ thì sẽ đạp xe thồ bền dai. Khách là yếu tố duy nhất, quyết định mọi lẽ sống, là ý nghĩa đời mình. Ô, sao mà khách ít ỏi thế này? Khách mà trầm trây thì bổn mạng cũng leo heo, còm cõi…
IV
Buổi trưa.
Chuyến xe Saigòn-Huế tấp vào bến An Cựu. Bọn xe ôm vội vã bu quanh, rước hết những khách sộp. Trơ vơ một nhà sư áo vàng lẻ loi dưới nắng gắt. Tuấn lủi xe tới:
- Thầy đi mô?
- Sư về tịnh xá X. Anh lấy bao nhiêu?
- Tui xin Sư năm đồng, được chứ?
Nhà sư leo lên ngồi sau xe. Tuấn rạp người, đạp thật nhanh cố trốn tránh cái nóng cháy da.
- Sư tu hành ở đâu? Về Huế thăm nhà à?
- Không. Tôi tịnh tu ở đây. Vào Saigon có chút việc …
Cuộc chuyện trò khiến con đường ngắn lại. Tới nơi, nhà sư trả tiền xong, bảo:
- Tôi về bất ngờ thế này, có lẽ dùng cơm tại nhà bếp. Mời anh một bữa cơm chay cho vui…
- Phiền sư quá!
- Không sao. Nhà sư cười hiền. Chẳng qua, nhân duyên với nhau!
Hai người vừa ăn vừa tâm sự vui vẻ. Tuấn không giấu diếm mọi ray rứt về lời giải cho bài toán hạnh phúc, mà mình loay hoay, tìm chưa ra đáp số. Nổi trôi theo những bổn mạng phù du, bất định, bản thân gặt hái khổ não đủ cho một kiếp người. Nếu lấy vợ thêm lần nữa, đẻ con, phải còng lưng đạp xe thồ nhiều hơn để nuôi vợ con. Lao vào vòng lẩn quẩn không lối thoát… Tuấn rùng mình.
- Con có thể xin xuất gia như Sư, được chứ? Tuấn thưa.
Nhà sư thản nhiên:
- Tuỳ anh. Tôi không rủ rê. Mà cũng không ngăn cản. Cửa Phật mở rộng cho bất cứ ai.
Tối ấy, cho tới cả tháng sau, đêm nào Tuấn cũng thao thức.
Dằn lòng chẳng nổi, chàng đành gõ cửa tịnh xá. Nài nỉ:
- Xin sư giúp con xuất gia…
Sư trả lời nhỏ nhẹ:
- Nếu con có duyên với con đường khó nhọc này, thì sớm hay muộn con sẽ toại nguyện. Ta chỉ khuyên con nên suy nghĩ chín chắn và một khi quyết định thì phải bền chí đeo đuổi tới cùng…
Vẫn còn ám ảnh bởi cái Bổn Mạng, Tuấn thưa:
- Người xuất gia lấy chi làm Bổn Mạng cho mình?
- Ta chưa hề nghe Phật dạy gì về cái gọi là Bổn Mạng cả… Đạo Phật không có liên quan đến một thứ tín ngưỡng dân gian như Bổn Mạng, thờ Bà, thờ Ông Địa hoặc thờ ông Thần Tài để mua may bán đắt… chẳng hạn.
Tuấn vô cùng ngạc nhiên:
- Vậy đạo Phật cao siêu lắm hả?
- Không! Đạo Phật chẳng thấp mà chẳng cao. Chỉ một điều là đạo Phật đưa tới cứu cánh siêu việt, còn lời dạy của đức Phật luôn luôn chỉ thẳng vào sự thật của kiếp nhân sinh mà thôi. Và ngài khuyên chúng ta nên thực hiện các phương thức giải thoát…
Vẫn còn loay hoay thắc mắc, Tuấn gạn:
- Theo đạo Phật, bổn mạng là cái gì?
- Bổn mạng hoặc Ông Địa, Thần Tài, Địa mẫu, Ông Chín thượng ngàn… đều là các loại yêu, ma, quỷ, quái… mà thôi! Vì sợ hãi, mong cầu mua may bán đắt - mà dân chúng ít học, kém tư duy bày đặt ra để thờ như một thứ tà kiến.
- Tà kiến, mê tín, con nghe nhiều, nhưng chỉ hiểu lờ mờ, kính mong Sư vui lòng giải thích giùm con?
Sư dằng hắng, rồi từ tốn giảng:
- “Tà kiến là những thấy biết sai lầm, xa rời nhân quả. Thấy cong nhìn ngược, xa rời trí tuệ của đức Phật và Phật pháp. Tà kiến thường khiến chúng ta rối loạn cách nhìn đời, cách nhìn người. Khi đã có cái nhìn trật chìa, thì mọi sự sẽ khổ đau và cuối cùng dẫn tới xa cách, thù hận, căm ghét, đố kỵ vân vân…”
“Đạo Phật là đạo giác ngộ, chỉ làm chúng sanh thức tỉnh. Khi tất cả mọi người tỉnh thức và giác ngộ, thì mọi lẽ thật đều hiện bày rồi mới khởi lòng tin, đó là “chánh tín”. Ngược lại, bày những điều mê hoặc làm mù quáng người đời, ấy là “mê tín”.
“Hoặc tin mà không hiểu rõ, không căn cứ luật tắc nhân-duyên-quả là tin càn tin bướng, là “mê tín”. Như vậy sẽ gây đủ thứ hiểm họa trên đời, và đưa con người đến đường mù tối.”
“Thấy rõ biết đúng mới tin, là sức mạnh vô biên khiến người thành công trên mọi lãnh vực. Thế nên kinh Hoa Nghiêm có câu: “Tin là nguồn của đạo, là mẹ của mọi công đức. Tin hay nuôi lớn các gốc lành”.
“Một tôn giáo chân chánh, không cho phép mê tín len lỏi trong tín đồ mình. Thế mà, trong Phật giáo chúng ta, tệ đoan mê tín vẫn còn nhiều, như là: Đồng cốt, Lịch số, sao hạn, Coi tay, xem tướng, Cúng sao xem hướng, Đốt giấy tiền vàng mã, thờ bổn mạng, ông Địa, thần tài, địa mẫu, vân vân… Thật là… khó nói!”
“Càng mê tín, chúng ta càng trở nên hèn hạ, khờ khạo, và khiếp nhược… không còn mang bản chất con người nữa”.
Qua lời dạy của một nhà tu hành chân chính, mình mới sáng mắt. Thức tỉnh thực sự. Như kẻ lâu nay ở trong bóng tối, bây giờ được mang ra dưới ánh sáng mặt trời. Té ra Bổn Mạng là tà kiến, là thấy biết sai lầm, mà đạo Phật từng trăm triệu lần chối bỏ! Ngay tự bây giờ, mình dù có đi xuất gia hay không, cũng phải thì vứt bỏ các thứ tà kiến, mê tín. Trước hết, là vứt bỏ Bổn Mạng ngay lập tức!
V
Giữa lúc Tuấn phân vân, lúng túng không biết chọn con đường nào, “xuất gia hay không xuất gia”, thì một “đột biến sân khấu” đã xảy ra, khiến chàng không còn quan tâm đến việc gì khác:
Thiên hạ đồn kháo nhau rằng, những người bị đày khổ sai trên ba năm thì sẽ được đi Mỹ. Rồi báo chí tuyên truyền, và công an khu vực thân hành đến nhà Tuấn để giúp làm hồ sơ xuất cảnh. Mấy tháng sau, Tuấn lúc này đã trên 40 tuổi, nhận giấy thông hành mà họ gọi là “hộ chiếu” và tấm vé máy bay. Một cuộc vượt biên công khai!
Cuối cùng, cái số phận đã từng bị đo ván lắm lần làm Tuấn điêu đứng, nay đã qua cơn bĩ cực, giúp chàng “lên hương”! Và như chúng ta biết, Tuấn đã đổi đời và ai cũng mong cho anh ta hạnh phúc trên xứ sở dân chủ và tự do.
Nghe đâu Tuấn qua Mỹ rồi làm ăn cũng tàm tạm. Sức khoẻ: kém. Tài năng: không. Vốn liếng tiếng Anh thì đã quên nhiều - nên chỉ có thể đi làm công ăn lương. Chịu cô đơn không nổi nên lấy đời vợ thứ hai. Đời sống khó khăn, hai người chỉ sanh một cháu gái. Cảnh vợ trẻ chồng già có lẽ đã xảy ra nhiều bi kịch, cho nên cuối cùng họ đã chia tay. Người vợ ra đi bỏ con gái lại cho anh ta chăm sóc, vì thế anh ta bận rộn vừa mưu sinh vừa trông con nhỏ, đến nỗi không về Việt Nam thăm gia đình. Hồi ông cụ và bà cụ mất, anh ta cũng chỉ gởi ít tiền chứ không về.
Hai mươi năm qua, kẻ viết bài này cứ trông ngóng hoài mà mãi không gặp lại Tuấn lần nào. Chỉ muốn bắt tay người tù tàn binh năm xưa để hỏi một câu:
Không biết cái Bổn Mạng đã đưa anh ta trôi nổi đến đâu? Đến bến bờ nào? Hạnh phúc hay còn lận đận?
Vào một ngày chắc chắn là đẹp trời, buổi sáng, tôi dậy sớm công phu niệm Phật và quán niệm hơi thở từ ba giờ rưỡi sáng.
Năm giờ: đi bộ và làm các bài thể dục chống lão hóa. Sáu giờ về nhà thì đứa con gái dọn bữa điểm tâm nhẹ. Rồi tự pha trà, uống một mình. Vui.
Bỗng nhiên có tiếng xôn xao phía cổng, tôi vội mở cửa, một người đàn ông xồn xồn, ăn mặc sang trọng, bước vào:
- Anh Chiến! Còn nhớ tui không?
Một câu hỏi quá bất ngờ, làm sao trả lời ngay được? Định thần một chốc, tôi hét lớn:
- A di đà Phật! Thằng Tuấn phải không?
Hắn. Hắn chớ ai? Người khách lạ bỗng ôm choàng lấy tôi, và tôi cũng dang rộng đôi tay ra. Thế thôi.
Người xưa dẫu có gặp cảnh “tha hương ngộ cố tri’ cũng chẳng vui sướng như bọn tôi bây giờ! Phải nói chúng tôi gặp nhau như từ cõi chết mà bỗng dưng hiện hồn trở về trong khung cảnh ngày xưa mà thấy rất lạ!
Sau khi hàn huyên, chuyện trò đủ thứ, Tuấn nói:
- Thấy anh vẫn hành trì như ngày xưa, tôi mừng quá!
Tôi cười:
- Làm sao rời xa đạo Phật và đức Phật được? Đó là niềm tin và lý tưởng của bọn mình mà! Nhưng, chuyện xuất gia của ông ra sao rồi?
- Chuyện như thế này…
Cách đây mấy năm, tui còn chờ đứa con gái tốt nghiệp đại học và có việc làm, tôi bắt đầu nuôi ý định xuất gia.
Tôi làm quen với các Sư, các Thầy và thường đến nhiều chùa để hỏi đạo, trong đó có thầy trụ trì chùa X. ở gần chỗ tôi cư ngụ. Tình cờ, qua vài bữa nói chuyện, tui bật ngửa ra rằng, thầy trụ trì là đồng đội cũ. Nhờ một số cơ duyên nào đó, anh ta xuất gia đã hơn hai chục năm nay, bây giờ đã thọ giới tỳ-kheo lâu rồi, và là trụ trì chùa X., một ngôi chùa khá lớn ở Nam California.
Thế là, tôi và thầy trụ trì tỏ ra rất mừng rỡ, sung sướng vì tình cố cựu. Nhưng, tôi vô cùng kinh dị khi thấy cái đạo Phật của ông tỳ-kheo này vẫn còn mang đậm màu sắc tà kiến, mê tín, chứ không phải là thứ đạo Phật chân chính như mình đã học từ kinh sách!
Tôi cười giã lả:
- Vâng. Ông ta là thầy tu mà làm trụ trì thì phải a dua theo tín đồ, chiều lòng các đệ tử, thì chùa mới đông đúc, lắm kẻ đua nhau cúng dường!
Tuấn rụt rè, do dự:
- Hình như là, người ta khi mới vào đạo thì nghe lời Thầy, không dám trái ý. Còn nếu thâm niên đi chùa, là đệ tử lão làng rồi, thì… bắt buộc Thầy phải nghe lời mình. Cái tệ của số ít Phật tử là tà kiến và mê tín. Đã theo đức Phật rồi, từng tuyên bố trước mười phương tam bảo rằng: “Đệ tử quy y Phật, thề trọn đời không quy y thiên, thần, quỷ, vật”. Nói thì nói cho vui vậy thôi, chứ mấy mụ mấy ông vẫn thờ Thần Tài, Ông Địa, Trang Bà, Bổn Mạng,… Và Thầy thì vì các món lợi trước mắt, sợ đệ tử bỏ rơi, nên cũng nghe lời họ, mà bẻ cong cái Chánh kiến của mình cho… vẹn cả đôi đàng!
Từ ấy, các tập đoàn tà kiến, mê tín đó dựa lưng ông trụ trì, mới ngang nhiên đi vào chùa, kiếm chỗ ngồi bề thế, ngon lành… bằng vai vế với các A-la-hán, Bồ-tát vân vân…
- Chà, ở Mỹ mà vẫn còn mê tín và tà kiến hỉ?
- À, có chuyện này, kể anh nghe. Một hôm, Thầy trụ trì mời tôi ghé chùa ở lại chơi, Thầy dẫn đi khắp chùa để khoe chùa to như thế nào, lộng lẫy như thế nào. Đến một cái hòn non bộ đã cũ rích, trên thành non bộ có đặt bát nhang lớn. Hương khói nghi ngút ngày đêm.
Tôi mới hỏi: Sao Thầy không kêu thợ vào thay mới cho phù hợp cảnh quan trong chùa?
Tức khắc, Thầy xua tay:
- Ấy chết! Hòn non bộ này chính là Bổn Mạng của Thầy. Cái chùa này mà ăn nên làm ra cũng là nhờ nó. Do đó, phải thờ cúng cẩn thận…
Vừa nghe qua, tôi tá hoả tam tinh, suýt té sấp cạnh hòn non bộ. Gượng dậy, tôi cà lăm cà cặp:
- Ồ… ồ, … tui có bận chút việc nhà. Hẹn Thầy bữa sau ghé chơi lâu hơn!
Và tôi lật đật bỏ ra về. Quên cả tiếng Good Bye. Cả người run run như thi vô quốc tịch Mỹ mà bị đánh rớt. Ra đến bãi đậu xe mà đút nhầm chìa khoá xe. Hồi lâu, mới tỉnh. Cái Bổn Mạng của tui đã chết như thế đó.
Nghe qua câu chuyện phiêu lưu ly kỳ của bổn mạng, tôi cười ngặt nghẽo. Rồi nhìn vào mặt người bạn thân cũ, hỏi:
- Bây giờ ông còn tính chuyện xuất gia nữa hay thôi?
Tuấn trầm tĩnh:
- Cả mấy năm nay tôi công phu mỗi ngày hai lần, khuya và tối. Mỗi lần hành trì một giờ rưỡi cho đến hai giờ, gồm quán niệm vô thường và niệm Phật. Đương nhiên không quên phát bồ-đề tâm hàng giờ, hàng phút. Bây giờ mà đi xuất gia thì quá trễ muộn.
Tôi nói với vẻ quyết liệt:
- Mà vấn đề không phải là xuất gia hay cư sĩ tại gia - mà là mình gắn kết với Phật Pháp như thế nào? Nếu làm người xuất gia mà ăn rồi đi cúng lấy tiền và truyền bá tà kiến, mê tín, thì… thà chết sướng hơn.
Làm cư sĩ cũng được, vấn đề là mình dám đem hết chân tình mà tu tập hay chăng, và mình có dám dũng mãnh gánh vác lý tưởng hoằng pháp lợi sanh hay chăng?
Thời đại rất gần đây, Việt Nam có các cư sĩ như Lê Đình Thám đã từng dịch kinh Lăng Nghiêm và mở nhiều lớp học cho các thượng toạ, đại đức. Cư sĩ Thiều Chửu, Nguyễn Hữu Kha, Cư sĩ Mai Thọ Truyền, Cư sĩ Đoàn Trung Còn… đã đóng góp nhiều công trình vĩ đại trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam cận đại.
Gã tù tàn binh lết tấm thân rười rượi nương náu sự đùm bọc miễn cưỡng của song thân mà chàng chưa một lần báo hiếu. Cha mẹ già, hụt trước thiếu sau. Bữa cơm độn cao-lương không đủ cho hai phần, nay phải chia ba. Chàng cảm thấy tủi nhục với sự bao dung cuả hai đấng sinh thành bèn ngửa tay quyên góp những bà con xa gần được ba trăm bạc sắm chiếc xe đạp bắt đầu hành nghề xe ôm.
Mà buổi thời gì lạ ghê. Xe đạp ôm đông như kiến. Khách thì hiếm hoi như lá mùa thu. Cảnh giành giựt, cãi cọ, đập lộn không tránh khỏi. Tuấn còn luyến tiếc cái sĩ diện hão của một ông sĩ quan cũ, nên lúc nào cũng thiệt thòi. Chàng đóng chốt tại gốc cây cạnh bến xe An Cựu, tình cờ gặp lại anh Thanh, trước ở cùng đơn vị.
Tuấn thở than:
- Chán thiệt. Chẳng biết Bổn Mạng bây giờ hoá ra cái chi rồi, làm sao đời mình lênh đênh, nhọc nhằn như vầy…
Thành nổi cáu văng tục:
- Bổn mạng đếch gì? Khách! Ngày nào nhiều khách thì sống, ế khách thì chết nhăn răng củ kiệu. Cụ mi mê tín quá! Bỏ đi tám!
Tuấn đỏ mặt, cúi đầu nhìn xuống đất. Không trả lời. Anh Thanh nói rất đúng. Hoàn cảnh mình giờ này chỉ có Khách mới là bổn mạng chân chánh. Khách nhiều thì thừa tiền mua gạo, có cơm ăn no mới mạnh khoẻ thì sẽ đạp xe thồ bền dai. Khách là yếu tố duy nhất, quyết định mọi lẽ sống, là ý nghĩa đời mình. Ô, sao mà khách ít ỏi thế này? Khách mà trầm trây thì bổn mạng cũng leo heo, còm cõi…
IV
Buổi trưa.
Chuyến xe Saigòn-Huế tấp vào bến An Cựu. Bọn xe ôm vội vã bu quanh, rước hết những khách sộp. Trơ vơ một nhà sư áo vàng lẻ loi dưới nắng gắt. Tuấn lủi xe tới:
- Thầy đi mô?
- Sư về tịnh xá X. Anh lấy bao nhiêu?
- Tui xin Sư năm đồng, được chứ?
Nhà sư leo lên ngồi sau xe. Tuấn rạp người, đạp thật nhanh cố trốn tránh cái nóng cháy da.
- Sư tu hành ở đâu? Về Huế thăm nhà à?
- Không. Tôi tịnh tu ở đây. Vào Saigon có chút việc …
Cuộc chuyện trò khiến con đường ngắn lại. Tới nơi, nhà sư trả tiền xong, bảo:
- Tôi về bất ngờ thế này, có lẽ dùng cơm tại nhà bếp. Mời anh một bữa cơm chay cho vui…
- Phiền sư quá!
- Không sao. Nhà sư cười hiền. Chẳng qua, nhân duyên với nhau!
Hai người vừa ăn vừa tâm sự vui vẻ. Tuấn không giấu diếm mọi ray rứt về lời giải cho bài toán hạnh phúc, mà mình loay hoay, tìm chưa ra đáp số. Nổi trôi theo những bổn mạng phù du, bất định, bản thân gặt hái khổ não đủ cho một kiếp người. Nếu lấy vợ thêm lần nữa, đẻ con, phải còng lưng đạp xe thồ nhiều hơn để nuôi vợ con. Lao vào vòng lẩn quẩn không lối thoát… Tuấn rùng mình.
- Con có thể xin xuất gia như Sư, được chứ? Tuấn thưa.
Nhà sư thản nhiên:
- Tuỳ anh. Tôi không rủ rê. Mà cũng không ngăn cản. Cửa Phật mở rộng cho bất cứ ai.
Tối ấy, cho tới cả tháng sau, đêm nào Tuấn cũng thao thức.
Dằn lòng chẳng nổi, chàng đành gõ cửa tịnh xá. Nài nỉ:
- Xin sư giúp con xuất gia…
Sư trả lời nhỏ nhẹ:
- Nếu con có duyên với con đường khó nhọc này, thì sớm hay muộn con sẽ toại nguyện. Ta chỉ khuyên con nên suy nghĩ chín chắn và một khi quyết định thì phải bền chí đeo đuổi tới cùng…
Vẫn còn ám ảnh bởi cái Bổn Mạng, Tuấn thưa:
- Người xuất gia lấy chi làm Bổn Mạng cho mình?
- Ta chưa hề nghe Phật dạy gì về cái gọi là Bổn Mạng cả… Đạo Phật không có liên quan đến một thứ tín ngưỡng dân gian như Bổn Mạng, thờ Bà, thờ Ông Địa hoặc thờ ông Thần Tài để mua may bán đắt… chẳng hạn.
Tuấn vô cùng ngạc nhiên:
- Vậy đạo Phật cao siêu lắm hả?
- Không! Đạo Phật chẳng thấp mà chẳng cao. Chỉ một điều là đạo Phật đưa tới cứu cánh siêu việt, còn lời dạy của đức Phật luôn luôn chỉ thẳng vào sự thật của kiếp nhân sinh mà thôi. Và ngài khuyên chúng ta nên thực hiện các phương thức giải thoát…
Vẫn còn loay hoay thắc mắc, Tuấn gạn:
- Theo đạo Phật, bổn mạng là cái gì?
- Bổn mạng hoặc Ông Địa, Thần Tài, Địa mẫu, Ông Chín thượng ngàn… đều là các loại yêu, ma, quỷ, quái… mà thôi! Vì sợ hãi, mong cầu mua may bán đắt - mà dân chúng ít học, kém tư duy bày đặt ra để thờ như một thứ tà kiến.
- Tà kiến, mê tín, con nghe nhiều, nhưng chỉ hiểu lờ mờ, kính mong Sư vui lòng giải thích giùm con?
Sư dằng hắng, rồi từ tốn giảng:
- “Tà kiến là những thấy biết sai lầm, xa rời nhân quả. Thấy cong nhìn ngược, xa rời trí tuệ của đức Phật và Phật pháp. Tà kiến thường khiến chúng ta rối loạn cách nhìn đời, cách nhìn người. Khi đã có cái nhìn trật chìa, thì mọi sự sẽ khổ đau và cuối cùng dẫn tới xa cách, thù hận, căm ghét, đố kỵ vân vân…”
“Đạo Phật là đạo giác ngộ, chỉ làm chúng sanh thức tỉnh. Khi tất cả mọi người tỉnh thức và giác ngộ, thì mọi lẽ thật đều hiện bày rồi mới khởi lòng tin, đó là “chánh tín”. Ngược lại, bày những điều mê hoặc làm mù quáng người đời, ấy là “mê tín”.
“Hoặc tin mà không hiểu rõ, không căn cứ luật tắc nhân-duyên-quả là tin càn tin bướng, là “mê tín”. Như vậy sẽ gây đủ thứ hiểm họa trên đời, và đưa con người đến đường mù tối.”
“Thấy rõ biết đúng mới tin, là sức mạnh vô biên khiến người thành công trên mọi lãnh vực. Thế nên kinh Hoa Nghiêm có câu: “Tin là nguồn của đạo, là mẹ của mọi công đức. Tin hay nuôi lớn các gốc lành”.
“Một tôn giáo chân chánh, không cho phép mê tín len lỏi trong tín đồ mình. Thế mà, trong Phật giáo chúng ta, tệ đoan mê tín vẫn còn nhiều, như là: Đồng cốt, Lịch số, sao hạn, Coi tay, xem tướng, Cúng sao xem hướng, Đốt giấy tiền vàng mã, thờ bổn mạng, ông Địa, thần tài, địa mẫu, vân vân… Thật là… khó nói!”
“Càng mê tín, chúng ta càng trở nên hèn hạ, khờ khạo, và khiếp nhược… không còn mang bản chất con người nữa”.
Qua lời dạy của một nhà tu hành chân chính, mình mới sáng mắt. Thức tỉnh thực sự. Như kẻ lâu nay ở trong bóng tối, bây giờ được mang ra dưới ánh sáng mặt trời. Té ra Bổn Mạng là tà kiến, là thấy biết sai lầm, mà đạo Phật từng trăm triệu lần chối bỏ! Ngay tự bây giờ, mình dù có đi xuất gia hay không, cũng phải thì vứt bỏ các thứ tà kiến, mê tín. Trước hết, là vứt bỏ Bổn Mạng ngay lập tức!
V
Giữa lúc Tuấn phân vân, lúng túng không biết chọn con đường nào, “xuất gia hay không xuất gia”, thì một “đột biến sân khấu” đã xảy ra, khiến chàng không còn quan tâm đến việc gì khác:
Thiên hạ đồn kháo nhau rằng, những người bị đày khổ sai trên ba năm thì sẽ được đi Mỹ. Rồi báo chí tuyên truyền, và công an khu vực thân hành đến nhà Tuấn để giúp làm hồ sơ xuất cảnh. Mấy tháng sau, Tuấn lúc này đã trên 40 tuổi, nhận giấy thông hành mà họ gọi là “hộ chiếu” và tấm vé máy bay. Một cuộc vượt biên công khai!
Cuối cùng, cái số phận đã từng bị đo ván lắm lần làm Tuấn điêu đứng, nay đã qua cơn bĩ cực, giúp chàng “lên hương”! Và như chúng ta biết, Tuấn đã đổi đời và ai cũng mong cho anh ta hạnh phúc trên xứ sở dân chủ và tự do.
Nghe đâu Tuấn qua Mỹ rồi làm ăn cũng tàm tạm. Sức khoẻ: kém. Tài năng: không. Vốn liếng tiếng Anh thì đã quên nhiều - nên chỉ có thể đi làm công ăn lương. Chịu cô đơn không nổi nên lấy đời vợ thứ hai. Đời sống khó khăn, hai người chỉ sanh một cháu gái. Cảnh vợ trẻ chồng già có lẽ đã xảy ra nhiều bi kịch, cho nên cuối cùng họ đã chia tay. Người vợ ra đi bỏ con gái lại cho anh ta chăm sóc, vì thế anh ta bận rộn vừa mưu sinh vừa trông con nhỏ, đến nỗi không về Việt Nam thăm gia đình. Hồi ông cụ và bà cụ mất, anh ta cũng chỉ gởi ít tiền chứ không về.
Hai mươi năm qua, kẻ viết bài này cứ trông ngóng hoài mà mãi không gặp lại Tuấn lần nào. Chỉ muốn bắt tay người tù tàn binh năm xưa để hỏi một câu:
Không biết cái Bổn Mạng đã đưa anh ta trôi nổi đến đâu? Đến bến bờ nào? Hạnh phúc hay còn lận đận?
* * *
VI. – ĐOẠN KẾTVào một ngày chắc chắn là đẹp trời, buổi sáng, tôi dậy sớm công phu niệm Phật và quán niệm hơi thở từ ba giờ rưỡi sáng.
Năm giờ: đi bộ và làm các bài thể dục chống lão hóa. Sáu giờ về nhà thì đứa con gái dọn bữa điểm tâm nhẹ. Rồi tự pha trà, uống một mình. Vui.
Bỗng nhiên có tiếng xôn xao phía cổng, tôi vội mở cửa, một người đàn ông xồn xồn, ăn mặc sang trọng, bước vào:
- Anh Chiến! Còn nhớ tui không?
Một câu hỏi quá bất ngờ, làm sao trả lời ngay được? Định thần một chốc, tôi hét lớn:
- A di đà Phật! Thằng Tuấn phải không?
Hắn. Hắn chớ ai? Người khách lạ bỗng ôm choàng lấy tôi, và tôi cũng dang rộng đôi tay ra. Thế thôi.
Người xưa dẫu có gặp cảnh “tha hương ngộ cố tri’ cũng chẳng vui sướng như bọn tôi bây giờ! Phải nói chúng tôi gặp nhau như từ cõi chết mà bỗng dưng hiện hồn trở về trong khung cảnh ngày xưa mà thấy rất lạ!
Sau khi hàn huyên, chuyện trò đủ thứ, Tuấn nói:
- Thấy anh vẫn hành trì như ngày xưa, tôi mừng quá!
Tôi cười:
- Làm sao rời xa đạo Phật và đức Phật được? Đó là niềm tin và lý tưởng của bọn mình mà! Nhưng, chuyện xuất gia của ông ra sao rồi?
- Chuyện như thế này…
Cách đây mấy năm, tui còn chờ đứa con gái tốt nghiệp đại học và có việc làm, tôi bắt đầu nuôi ý định xuất gia.
Tôi làm quen với các Sư, các Thầy và thường đến nhiều chùa để hỏi đạo, trong đó có thầy trụ trì chùa X. ở gần chỗ tôi cư ngụ. Tình cờ, qua vài bữa nói chuyện, tui bật ngửa ra rằng, thầy trụ trì là đồng đội cũ. Nhờ một số cơ duyên nào đó, anh ta xuất gia đã hơn hai chục năm nay, bây giờ đã thọ giới tỳ-kheo lâu rồi, và là trụ trì chùa X., một ngôi chùa khá lớn ở Nam California.
Thế là, tôi và thầy trụ trì tỏ ra rất mừng rỡ, sung sướng vì tình cố cựu. Nhưng, tôi vô cùng kinh dị khi thấy cái đạo Phật của ông tỳ-kheo này vẫn còn mang đậm màu sắc tà kiến, mê tín, chứ không phải là thứ đạo Phật chân chính như mình đã học từ kinh sách!
Tôi cười giã lả:
- Vâng. Ông ta là thầy tu mà làm trụ trì thì phải a dua theo tín đồ, chiều lòng các đệ tử, thì chùa mới đông đúc, lắm kẻ đua nhau cúng dường!
Tuấn rụt rè, do dự:
- Hình như là, người ta khi mới vào đạo thì nghe lời Thầy, không dám trái ý. Còn nếu thâm niên đi chùa, là đệ tử lão làng rồi, thì… bắt buộc Thầy phải nghe lời mình. Cái tệ của số ít Phật tử là tà kiến và mê tín. Đã theo đức Phật rồi, từng tuyên bố trước mười phương tam bảo rằng: “Đệ tử quy y Phật, thề trọn đời không quy y thiên, thần, quỷ, vật”. Nói thì nói cho vui vậy thôi, chứ mấy mụ mấy ông vẫn thờ Thần Tài, Ông Địa, Trang Bà, Bổn Mạng,… Và Thầy thì vì các món lợi trước mắt, sợ đệ tử bỏ rơi, nên cũng nghe lời họ, mà bẻ cong cái Chánh kiến của mình cho… vẹn cả đôi đàng!
Từ ấy, các tập đoàn tà kiến, mê tín đó dựa lưng ông trụ trì, mới ngang nhiên đi vào chùa, kiếm chỗ ngồi bề thế, ngon lành… bằng vai vế với các A-la-hán, Bồ-tát vân vân…
- Chà, ở Mỹ mà vẫn còn mê tín và tà kiến hỉ?
- À, có chuyện này, kể anh nghe. Một hôm, Thầy trụ trì mời tôi ghé chùa ở lại chơi, Thầy dẫn đi khắp chùa để khoe chùa to như thế nào, lộng lẫy như thế nào. Đến một cái hòn non bộ đã cũ rích, trên thành non bộ có đặt bát nhang lớn. Hương khói nghi ngút ngày đêm.
Tôi mới hỏi: Sao Thầy không kêu thợ vào thay mới cho phù hợp cảnh quan trong chùa?
Tức khắc, Thầy xua tay:
- Ấy chết! Hòn non bộ này chính là Bổn Mạng của Thầy. Cái chùa này mà ăn nên làm ra cũng là nhờ nó. Do đó, phải thờ cúng cẩn thận…
Vừa nghe qua, tôi tá hoả tam tinh, suýt té sấp cạnh hòn non bộ. Gượng dậy, tôi cà lăm cà cặp:
- Ồ… ồ, … tui có bận chút việc nhà. Hẹn Thầy bữa sau ghé chơi lâu hơn!
Và tôi lật đật bỏ ra về. Quên cả tiếng Good Bye. Cả người run run như thi vô quốc tịch Mỹ mà bị đánh rớt. Ra đến bãi đậu xe mà đút nhầm chìa khoá xe. Hồi lâu, mới tỉnh. Cái Bổn Mạng của tui đã chết như thế đó.
Nghe qua câu chuyện phiêu lưu ly kỳ của bổn mạng, tôi cười ngặt nghẽo. Rồi nhìn vào mặt người bạn thân cũ, hỏi:
- Bây giờ ông còn tính chuyện xuất gia nữa hay thôi?
Tuấn trầm tĩnh:
- Cả mấy năm nay tôi công phu mỗi ngày hai lần, khuya và tối. Mỗi lần hành trì một giờ rưỡi cho đến hai giờ, gồm quán niệm vô thường và niệm Phật. Đương nhiên không quên phát bồ-đề tâm hàng giờ, hàng phút. Bây giờ mà đi xuất gia thì quá trễ muộn.
Tôi nói với vẻ quyết liệt:
- Mà vấn đề không phải là xuất gia hay cư sĩ tại gia - mà là mình gắn kết với Phật Pháp như thế nào? Nếu làm người xuất gia mà ăn rồi đi cúng lấy tiền và truyền bá tà kiến, mê tín, thì… thà chết sướng hơn.
Làm cư sĩ cũng được, vấn đề là mình dám đem hết chân tình mà tu tập hay chăng, và mình có dám dũng mãnh gánh vác lý tưởng hoằng pháp lợi sanh hay chăng?
Thời đại rất gần đây, Việt Nam có các cư sĩ như Lê Đình Thám đã từng dịch kinh Lăng Nghiêm và mở nhiều lớp học cho các thượng toạ, đại đức. Cư sĩ Thiều Chửu, Nguyễn Hữu Kha, Cư sĩ Mai Thọ Truyền, Cư sĩ Đoàn Trung Còn… đã đóng góp nhiều công trình vĩ đại trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam cận đại.
Ngài Thích Chúc Phú, trong tác phẩm CƯ SĨ DỊCH KINH, CUỘC ĐỜI & SỰ NGHIỆP, cũng đã cho chúng ta biết:
“Trong lãnh vực phiên dịch kinh điển Bắc truyền, bên cạnh những thành tựu của các bậc cao tăng với những tác phẩm đồ sộ hiện còn lưu giữ trong Đại tạng kinh, là những đóng góp lặng thầm nhưng rất mực quan trọng của một bộ phận cư sĩ. Xét ra, để toàn tâm chuyên dịch kinh thư, có những cư sĩ đã không màng đến thê tử, vinh hoa để cùng các bậc cao tăng trợ phiên kinh điển.
Sự đóng góp của hàng cư sĩ trong lãnh vực dịch kinh đôi khi không dừng lại trong một thế hệ, bởi lẽ, có những trường hợp cả hai cha con cùng làm việc dưới một dịch trường. Sau khi cha mất, người con kế tục truyền thống gia đình, cùng với các bậc cao tăng tổ chức phiên kinh”.
Tóm lại, cư sĩ vẫn có thể đứng sau lưng người xuất gia để phụ giúp hoằng pháp lợi sanh được, miễn là mình luôn luôn hạ mình khiêm cung phục vụ Tam bảo mà không màng lợi danh - những thứ rơm rác cuộc đời. Phải rứa?
* * *
Mặt trời đã lên khá cao, tôi lật tay xem đồng hồ, nói:
- Tụi mình đi uống cà phê cóc ba đồng một ly! Hãy quên mọi thứ và hãy sống những phút giây tươi đẹp như hiện giờ!
Tuấn hí hửng gật đầu:
- Và quên luôn cái bổn mạng và các thứ tà kiến tầm phào ấy đi…
Theo Thuvienhoasen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét