Sách cổ điển Trung y có viết: Ngũ vị sở nhập, chua nhập can, cay nhập phế, đắng nhập tâm, mặn nhập thận, ngọt nhập tỳ.
Đông y cho rằng ngũ vị theo thứ tự đối ứng với ngũ tạng của cơ thể, lượng thích hợp có tác dụng bổ ích, quá nhiều lại có thể làm mất cân bằng cơ thể, tạo thành tổn thương cho tạng khí.
Sách Trung y Hoàng Đế nội kinh, phần Tố vấn, chương Tuyên minh ngũ khí có viết: Ngũ vị sở nhập, chua nhập can, cay nhập phế, đắng nhập tâm, mặn nhập thận, ngọt nhập tỳ. Mà trong Bành Tổ nhiếp sinh dưỡng tính luận nhấn mạnh: Ngũ vị không được thiên lệch, chua nhiều thương tỳ, đắng nhiều thương phế, cay nhiều thương can, ngọt nhiều thương thận, mặn nhiều thương tâm.
Do vậy, ngũ vị lượng thích hợp có tác dụng bổ ích đối với ngũ tạng, quá lượng thì có thể làm mất cân bằng cơ thể, tạo thành tổn thương cho tạng khí.
1. Đắng nhiều thương phế
Vị đắng, ví như ăn mướp đắng, tâm sen… có ích cho tâm, có thể thanh nhiệt tả hỏa, trị chứng mất ngủ, bồn chồn … do tâm hỏa vượng. Nhưng đắng nhiều lại có thể thương phế. Đắng quá độ có thể tạo thành tâm hỏa quá vượng, mà khắc chế phế khí. Do đó khi chúng ta ăn vào quá nhều đồ có vị đắng, thì có thể tổn thương chức năng phế. Mà phế chủ bì (da) mao (lông), ăn vị đắng quá nhiều, da có thể mất đi độ bóng, da khô mà lông tóc dễ bị rụng. Nếu bạn là người biểu hiện phế khí hư dễ cảm mạo, ho, ho có đờm… cần hạn chế thức ăn vị đắng.
2. Cay nhiều thương can
Cay vào phế, thường ăn thực phẩm vị cay hành, gừng, tỏi… có thể phát tán phong hàn, hành khí chỉ thống, có ích tuyên tiết phế khí, phòng trừ ngoại tà phạm phế.
Nhưng cay nhiều dễ thương can. Ăn quá nhiều thực phẩm vị cay dễ dẫn tới phế khí thiên thắng, khắc phạt tạng can. Ăn nhiều cay, thì co quắp mà móng khô, can tàng huyết, chủ cân (gân), vị cay quá nhiều, có thể dẫn tới sự đàn hồi của gân bị giảm, huyết không đến được đầu móng, thì dễ bị giòn, dễ gãy, cũng có thể ảnh hưởng huyết dịch lưu thông. Do đó, người bị triệu chứng can hư thường xuyên thị váng đầu hoa mắt, sắc mặt nhợt… nên ít ăn cay.
3. Chua nhiều thương tỳ
Vị chua có thể bổ can, ví dụ như mơ, sơn tra, cam… vốn có tác dụng thu liễm, cố sáp, có thể khắc chế can hỏa, bổ can âm. Nhưng cam chua thương tỳ. Nhiều thực phẩm chua quá có thể dẫn tới can khí vượng, khắc phạm tỳ vị, dẫn đến chức năng tỳ vị mất điều hòa. Ăn nhiều chua, thịt chai da nhăn môi khô, tỳ chủ cơ nhục, vinh nhuận ra môi. Do đó, người triệu chứng tỳ hư chức năng tiêu hóa không tốt, ăn xong bụng chướng, đại tiện nát, nói tiếng bé khẽ khó nghe… cần chú ý ít ăn đồ chua.
4. Mặn nhiều thương tâm
Vị mặn có thể bổ thận, thực phẩm vị mặn là chỉ thực phẩm tươi mặn tự nhiên như rong biển, hải tảo, tảo bẹ, cua… mà không phải là ăn nhiều muối, chúng tương thông với thận khí, có thể tư dưỡng thận tinh, nhuyễn kiên tan kết.
Nhưng mặn nhiều thương tâm. Ăn nhiều mặn, thì mạch ngưng trệ mà biến sắc, tâm chủ huyết, chức năng đó mà không đủ có thể làm cho huyết mạch ngưng tụ, sắc mặt chuyển đen. Vị mặn ăn nhiều có thể tạo thành thận khí quá thịnh mà khắc chế tâm khí, tổn thương chức năng tim. Người có vấn đề như hồi hộp, đoản khí, đau ngực… nhất định phải ăn ít mặn.
5. Ngọt nhiều thương thận
Vị ngọt có thể bổ tỳ, thực phẩm vị ngọt như hoài sơn (củ mài), bí ngô, cơm, khoai lang… là bổ dưỡng khí huyết, trợ thủ điều hòa tỳ vị. Nhưng ngọt nhiều cũng thương thận, ăn nhiều đồ ngọt có thể dẫn tới tỳ khí thiên thắng, khắc phạt tạng thận. Ăn nhiều ngọt, thì xương đau mà tóc rụng, thận chủ cốt tàng tinh, vinh nhuận ra tóc, do đó đồ ngọt nếu ăn nhiều thì có thể đầu tóc mất đi độ bóng, rụng. Người triệu chứng thận hư thường xuyên đau lưng mỏi gối, ù tai, điếc tai… cần khống chế lượng đồ ngọt ăn vào.
Theo Đại Kỷ Nguyên VN
Nhà bẩn thì quét, bát bẩn thì rửa, nội tạng bẩn nhất định phải ‘dọn dẹp’ sạch sẽ
Các cơ quan nội tạng trong quá trình hoạt động sẽ không tránh khỏi việc ‘bám bẩn’ do từ môi trường bên ngoài đưa vào hoặc sinh ra trong quá trình chuyển hoá. Mà nội tạng bẩn lại chính là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh, giảm chất lượng sống và tuổi thọ.
Đồ vật dùng xong phải rửa mới sạch, tại sao không rửa nội tạng?
Danh y sẽ giúp bạn rửa sạch ngũ tạng bằng những bí quyết đơn giản mà hiệu quả sau đâyNội tạng liệu có thật sự bẩn không? Điều này có thể sẽ khiến rất nhiều người khó tin vì chúng ta không hề nhìn thấy, nhưng nếu bạn có thể chứng tận mắt thì đúng là két bẩn đến mức… “không thốt nên lời”.
Các cơ quan nội tạng của chúng ta thực tế rất bẩn. Bản thân chữ “nội tạng” trong tiếng Hán có nghĩa là “có rác bẩn ở bên trong”. Các cơ quan nội tạng thường xuyên biến đổi kể cả về chất lẫn màu sắc. Ví dụ như phổi rất dễ bị xơ hóa, biến thành màu đen.
Còn thận thì bị kết sỏi và có xu hướng cứng lại, gan thì bị nhiễm mỡ, tích mỡ nên có xu hướng nhầy nhụa. Còn não mệt mỏi, nếu thường xuyên thức khuya sẽ gây ra mọc mụn, nổi tàn nhang trên khuôn mặt.
Tất cả những thay đổi bên trong cơ thể, phần lớn đều xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày. Hãy thử nghĩ xem, 1 cặp sinh đôi có xuất phát điểm giống nhau, nhưng nếu lối sống khác nhau thì sức khỏe và tuổi thọ sẽ hoàn toàn khác nhau.
Trong cuộc sống, các vật dụng mà bạn nhìn thấy, sử dụng theo thời gian sẽ bị bẩn, và chúng ta đều phải rửa mới có thể tái sử dụng. Ví dụ như bát đũa cốc chén, bình đun nước hay bất kỳ vật gì. Tất cả đều phải vệ sinh, và đều có hạn sử dụng.
Nếu các cơ quan trong cơ thể của chúng ta theo thời gian, tích tụ lại rất nhiều độc tố, thì việc tẩy rửa như bát đĩa quả thật không thể, và vì thế mọi thứ trở nên không hề dễ dàng.
Một khi các cơ quan nội tạng bị “bẩn”, sẽ dẫn đến một loạt các bệnh, bao gồm thiếu hụt khí huyết, đây là điều nghiêm trọng nhất với sức khỏe.
Theo Giáo sư Bác sĩ Chi Tu Ích, Giám đốc Đại học Y khoa Thủ đô (TQ) và đồng sự của ông, hãy “rửa” sạch nội tạng một cách khoa học và đều đặn. Không chỉ tôi, mà tất cả chúng ta đều nên áp dụng ngay từ hôm nay trước khi quá muộn.
1. Phổi là chiếc máy hút bụi của cơ thể
Trong tất cả các bộ phận cơ thể, phổi là cơ quan có khả năng tự vệ và đề kháng kém nhất, chính vì thế, phổi cũng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất.
Theo giáo sư Chi Tu Ích, vì phổi “yếu ớt” như vậy nên việc hít thở trong môi trường ô nhiễm và hút thuốc hay hít khói thuốc chính là nguyên nhân chính khiến phổi bị tổn thương và bẩn nghiêm trọng.
Mỗi một hơi thở mà chúng ta hít vào đều kèm theo những hạt bụi, chất độc trong không khí, kim loại nặng, vi khuẩn, mầm bệnh… đi thẳng vào phổi. Đây cũng là nguyên nhân gây viêm phế quản, hen, lao phổi, nghiêm trọng có thể dẫn đến ung thư.
Phổi là cơ quan nội tạng dễ bị tổn thương nhất (Ảnh minh họa)
- Da tối màu hơn, sắc mặt xấu
- Hay bị táo bón
- Tâm trạng hay buồn bã, dễ xúc động, mệt mỏi
Giải pháp làm sạch phổi
Ăn nhiều táo: Viện nghiên cứu vệ sinh Mỹ thực hiện nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên ăn táo giảm tới 33% nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp như ho, đờm so với những người không thường xuyên ăn. Điều này là do chất pectin có trong táo và chất chống oxy hóa có thể làm giảm tình trạng viêm phổi.
Hạn chế ra ngoài khi thời tiết xấu: Khi trời nhiều mây âm u, hoặc các hiện tượng thời tiết xấu thì nên hạn chế ra ngoài, tiếp xúc trực tiếp với môi trường thay đổi. Nếu phải đi thì nên đeo khẩu trang để đi ra ngoài, nếu là buổi sáng xấu trời thì càng không nên ra ngoài.
Uống nhiều nước, không hút thuốc: Nếu bạn thường xuyên ở trong môi trường có người hút thuốc hoặc bản thân hút thuốc, hãy nên uống nhiều nước, nhờ nước thúc đẩy việc xả chất độc hại. Thống kê cho thấy, 80% người bị ung thư phổi có liên quan đến nguyên nhân thuốc lá, vì vậy khuyến khích mọi người không nên hút thuốc lá.
2. Đường ruột là nhà vệ sinh của cơ thể
Ruột tự nó đã là một bộ phận bẩn, hãy hình dung quá trình tiêu hóa diễn ra trong đường ruột và những gì thải ra ngoài thông qua đại tiểu tiện, bạn đủ thấy ruột bẩn đến mức nào.
Tất cả thực phẩm ăn vào cơ thể đều ít nhiều có chứa chất độc, hoặc chất không dễ chuyển hóa. Chúng sẽ tích tụ trong cơ thể theo quy trình tiêu hóa. Nếu quá trình vận hành của đường ruột không thông, chất độc sẽ nằm lâu hơn trong cơ thể, đặc biệt là táo bón khiến phân tích lũy khiến chất độc thẩm thấu trở lại cơ thể.
Dấu hiệu cảnh báo ruột bẩn
- Sắc mặt tối, da thô ráp, lỗ chân lông to, nhiều mụn trứng cá.
- Phần cằm xuất hiện nhiều mụn, thường xuyên táo bón.
- Hay ợ hơi, đầy hơi, mùi rắm thối khó chịu hơn bình thường và những triệu chứng tiêu hóa khác: tiêu chảy, đau vùng thượng vị ( vị trí bụng có dạ dày).
Giải pháp rửa sạch đường ruột
Bài tập hỗ trợ người bị táo bón
Ví dụ, ăn thêm táo, chuối và các loại trái cây dễ tiêu hóa khác. Các món ăn chính không nên quá tinh mịn, nên bổ sung nhiều chất xơ thô, nếu bị táo bón thì có thể ăn thêm một chút mật ong.
Tập thể dụng buổi sáng: Bằng động tác xoay eo, lắc mông: Bài thể dục lắc mông xoay tròn vào buổi sáng có tác dụng tốt trong việc cải thiện tình trạng táo bón. Người bị táo bón nên dậy sớm, tập thể dục và đi đại tiện trước 7 giờ sáng. Đây là khung giờ đường ruột hoạt động mạnh mẽ nhất để đào thải phân.
Nên duy trì tập bài tập này bằng cách đứng mở rộng chân bằng vai, xoay mông theo chiều kim đồng hồ từ 30-50 cái, sau đó xoay vòng ngược lại với số lượng trên. Thực hiện hàng ngày cho đến khi đại tiện thuận lợi.
3. Thận là nhà máy xử lý nước thải
Các chức năng chính của thận là đảm nhận vai trò điều chỉnh nội tiết (tiết hóc môn) và bài tiết.
Thận được ví như nhà máy xử lý nước thải của cơ thể: lọc máu và các thành phần thủy phân trong cơ thể.
Một khi thận có vấn đề trục trặc, là hệ thống xử lý nước thải này bị tắc nghẽn, ngưng trệ, chất độc không thể đào thải và thoát ra ngoài, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, tạo ra các triệu chứng gây hại ngay tức thì.
Thận rất dễ bị kết sỏi nếu không chăm sóc đúng cách (Ảnh minh họa)
Dấu hiệu thận bị bẩn
- Phụ nữ kinh nguyệt ra ít hơn bình thường, thời gian ngắn hoặc màu máu sẫm tối.
- Phù nề
- Hàm dưới mọc nhiều mụn
- Dễ dàng mệt mỏi
- Nhiễm độc niệu, buồn nôn và ói mửa, tim đập hồi hộp, nghẹt thở, thậm chí đe dọa tính mạng.
Ăn ít muối, uống nhiều nước: Có khoảng 95% muối có trong chế độ ăn uống đều phải nhờ đến thận xử lý. Nếu ăn uống quá nhiều muối sẽ làm tăng gánh nặng trong việc trao đổi chất của thận, khiến thận làm việc quá sức.
Vì vậy cần duy trì thói quen ăn nhạt dần, giảm lượng muối không cần thiết, uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu, ngăn ngừa sỏi thận, bảo vệ thận khỏi những rắc rối.
Uống 1 cốc nước cam mỗi ngày: Có thể nâng cao nồng độ citrate trong nước tiểu, làm giảm nguy cơ sỏi thận.
Tuyệt đối không nên uống thuốc tùy tiện: Nghiên cứu cho thấy, có 5 nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiễm độc niệu là viêm thận, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh thận đa nang và uống thuốc tùy tiện không theo đơn của bác sĩ.
Gan bẩn thì người bệnh (Ảnh minh họa)
Gan giống như một nhà máy chuyên sản xuất và bào chế hóa chất, ngoài việc đào thải và chuyển hóa rượu khi bạn uống vào, còn có tới hơn 250 chức năng nặng nề khác.
Một khi thận có vấn đề trục trặc, là hệ thống xử lý nước thải này bị tắc nghẽn, ngưng trệ, chất độc không thể đào thải và thoát ra ngoài, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, tạo ra các triệu chứng gây hại ngay tức thì.
Thận rất dễ bị kết sỏi nếu không chăm sóc đúng cách (Ảnh minh họa)
Dấu hiệu thận bị bẩn
- Phụ nữ kinh nguyệt ra ít hơn bình thường, thời gian ngắn hoặc màu máu sẫm tối.
- Phù nề
- Hàm dưới mọc nhiều mụn
- Dễ dàng mệt mỏi
- Nhiễm độc niệu, buồn nôn và ói mửa, tim đập hồi hộp, nghẹt thở, thậm chí đe dọa tính mạng.
Giải pháp làm sạch thận
Không nên ăn nhiều muối, tối đa mỗi ngày chỉ nên từ 5-6g/người (Ảnh minh họa)
Vì vậy cần duy trì thói quen ăn nhạt dần, giảm lượng muối không cần thiết, uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu, ngăn ngừa sỏi thận, bảo vệ thận khỏi những rắc rối.
Uống 1 cốc nước cam mỗi ngày: Có thể nâng cao nồng độ citrate trong nước tiểu, làm giảm nguy cơ sỏi thận.
Tuyệt đối không nên uống thuốc tùy tiện: Nghiên cứu cho thấy, có 5 nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiễm độc niệu là viêm thận, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh thận đa nang và uống thuốc tùy tiện không theo đơn của bác sĩ.
4. Gan là nhà máy sản xuất hóa chất
Gan bẩn thì người bệnh (Ảnh minh họa)
Trong gan có một mạch máu quan trọng (tĩnh mạch cửa gan) dẫn đến ruột, từ đây, các chất khó chuyển hóa trong đường ruột sẽ được đưa trở về gan để gan tái thực hiện chức năng giải độc.
Sát thủ âm thầm làm hại gan
Rượu: Thói quen uống nhiều rượu, uống thường xuyên khiến tốc độ phân giải trong cơ thể không đáp ứng được số rượu uống vào, có thể dẫn đến ngộ độc rượu.
Ăn uống: Thói quen ăn quá nhiều (gọi nôm na là phàm ăn tục uống), sở thích ăn món béo ngậy, nhiều dầu mỡ sẽ khiến gan bị bẩn nhanh chóng. Gan nhiễm mỡ hay men gan cao là căn bệnh điển hình nhất khi bạn quan tâm gan sai cách.
Dấu hiệu khi gan bị nhiễm độc
- Thường xuyên có tâm trạng xấu, hay thở dài.
- Luôn cảm thấy đầy hơi, đau bụng.
- Thiếu tập trung, mệt mỏi.
Giải pháp làm sạch gan
Tâm trạng vui vẻ là một cách hữu hiệu để làm sạch gan
Tập thể dục tối thiểu 10 phút mỗi ngày: Một nghiên cứu được công bố từ năm 2009 trên Tạp chí Bệnh gan của Trung Quốc chỉ ra rằng, 10 phút tập thể dục mỗi ngày có thể đảm bảo cho gan làm việc trong điều kiện tốt nhất.
Đi ngủ trước 11h đêm: 11h đêm là thời điểm gan làm việc nhiều nhất. Là mốc thời gian quan trọng nhất trong ngày để gan khắc phục những mệt mỏi và rủi ro đã gặp trong ngày. Nếu thức khuya quá mức sẽ đi ngược lại quy luật làm việc của gan, gây ra mệt mỏi và bệnh tật.
Duy trì tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc: Đông y cho rằng, gan rất thích vui vẻ và dị ứng với cảm giác tiêu cực. Nếu muốn gan khỏe, trước hết phải điều chỉnh thái độ sống, tâm trạng cần lạc quan vui vẻ, luôn trong trạng thái an bình hạnh phúc. Người có cuộc sống bất ổn, căng thẳng rất dễ mắc bệnh về gan.
5. Mật là kho lưu trữ dịch mật, cửa hàng gia vị
Mật có tác dụng như một cửa hàng lưu trữ và bán các dịch mật, giúp tiêu hóa chất béo, có thể hấp thụ độ ẩm, có vai trò lớn trong việc giúp các chất phát huy hết các tác dụng tốt nhất của nó khi vào trong cơ thể.
Dấu hiệu mật bị bẩn
- Mệt mỏi, buồn ngủ
- Mất cảm giác ngon miệng, không thích các món ăn chứa dầu mỡ,
- Buồn nôn, táo bón
Những sát thủ gây hại cho mật
Sỏi mật
Sỏi do cholesterol thường rất cứng, như đá. Còn sỏi do bilirubin thường nhỏ mịn như cát, bùn. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào ống dẫn mật, gây ra tắc nghẽn hoặc tích tụ chất độc nhiều hơn.
Giải pháp làm sạch mật
Hạn chế ngồi nhiều, tăng cường vận động: Người ngồi nhiều rất dễ bị mỡ tích tụ nhiều ở vùng bụng, giãn thành bụng, nội tạng bị xệ xuống, trong thời gian dài sẽ đè nén lên cuống mật, khiến cho dịch mật khó lưu thông. Dịch mật khi bị dồn ứ và tắc nghẽn sẽ dễ gây ra sỏi.
Rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh: Khi đường ruột bị nhiễm khuẩn, một số vi khuẩn ở đường ruột có khả năng gửi ký sinh trùng lên ống mật và túi mật. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sỏi mật nếu bạn không biết vệ sinh tay chân đúng cách và sạch sẽ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét