Bộ Y tế Mỹ: Thay vì hạn chế ăn trứng, đường mới chính là thứ người dân cần tiết giảmTheo những nghiên cứu mới nhất tại Mỹ và Nhật, trứng không làm tăng cholesterol, dầu mỡ cũng không còn là “sát nhân” số 1 mà kẻ thù đứng đầu với sức khỏe hiện nay chính là đường.Trứng không làm tăng cholesterol, Mỹ bỏ khuyến cáo về trứngCác nghiên cứu mới đã “minh oan” cho trứng với lý do làm tăng mỡ máu.Chuyên gia dinh dưỡng sức khỏe Nhật Bản Hirano Tomomi cho rằng, trứng chứa chất methionin có thể cải thiện chức năng gan và giúp loại bỏ các chất thải, độc tố trong quá trình chuyển hóa tại gan, nhưng cũng có thể thúc đẩy quá trình đốt cháy lượng cholesterol trong máu, để ngăn chặn sự tích tụ mỡ trong gan, gây xơ gan và giảm rủi ro cho động mạch.Ngoài ra, chúng còn là chất dẫn truyền thần kinh, giúp cải thiện tình trạng trầm cảm, kích hoạt não để ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ trong tương lai.Một nghiên cứu khác tại Nhật Bản chứng minh rằng, trứng có một loạt các chất dinh dưỡng thiết yếu với cơ thể, đặc biệt rất giàu axit amin thiết yếu, có thể giảm cân một cách dễ dàng, giúp loại bỏ sự mệt mỏi và tăng khối lượng cơ bắp, không dễ dẫn đến tăng đường trong máu.Trong những năm gần đây, Mỹ đã dỡ bỏ khuyến cáo hạn chế ăn nhiều trứng với mục đích khống chế lượng cholesterol mà trước đó ban hành.Tất nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù vậy thì chúng là cũng không nên ăn quá nhiều trứng hoặc thịt, mặc dù thịt nạc và thịt gia cầm được xem là khá lành mạnh nhưng vẫn chỉ nên ăn ở mức cân bằng, vừa phải.Trên Tạp chí American College of Nutrition đăng một nghiên cứu phân tích quan trọng được tiến hành trên 270.005 người ăn trứng xem có sự liên quan tới bệnh động mạch vành, bệnh tim mạch hay không. Kết quả cho thấy không có sự liên quan rõ ràng.Ngược lại, kết quả nghiên cứu cho rằng, nếu mỗi ngày ăn một quả trứng gà thì có thể giảm 12% nguy cơ mắc đột quỵ, do trứng có thể giàu chất chống oxy hóa, giúp cơ thể giảm stress và giảm viêm.
“Sát thủ” của sức khỏe hiện nay là chính là đườngCũng trong các khuyến cáo trước đây của Bộ y tế Mỹ, để hạn chế bệnh tật, người dân cần hạn chế ăn dầu mỡ nhằm giảm lượng cholesterol – nguyên nhân gây ra mỡ máu và các bệnh nguy hiểm khác.Thông tin mới nhất có thể khiến bạn bất ngờ là Bộ y tế Mỹ cho biets thứ cần phải hạn chế nhất hiện nay không phải dầu mỡ mà chính là đường.Cụ thể, trong tài liệu Kim chỉ nam “Hướng dẫn chế độ ăn uống của người Mỹ giai đoạn 2015-2020” kiến nghị, mỗi người cần tính toán việc ăn các loại đường bổ sung mỗi ngày làm sao để không vượt quá 10% lượng calo/ngày.Nếu mỗi người cần 2000 đơn vị calo/ngày, xấp xỉ 10% nhiệt lượng thì không nên ăn vượt quá 12 thìa cà phê đường/ngày. Cụ thể hơn, trong mỗi lon nước ngọt chứa khoảng 10 thìa cà phê đường, nếu bạn uống 1 lon như vậy là tương đương với lượng đường tối đa có thể tiêu thụ trong ngày.Trong đời sống hàng ngày, có rất nhiều món ăn chứa rất nhiều đường, người ta quen gọi là đường phụ gia ở trong các loại bánh ngọt, các đồ ăn thức uống chế biến sẵn. Bên cạnh đó, có rất nhiều loại trái cây bản thân có chứa đường tự nhiên. Vì vậy, đây cũng là nguồn đường mà bạn cần biết kiểm soát khi tiêu thụ chúng.
https://hitachay.com/duong-nau/
Đối với chất béo bão hòa, muối và tinh bột, trong khi chế biến thực phẩm thì lưu ý nên ăn ít hơn, thay vào đó là ăn nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, hải sản và các sản phẩm từ sữa.
Mặc dù bản Hướng dẫn chế độ ăn uống mới cho người Mỹ chỉ ra các loại đường phụ gia có tác hại lớn hơn cả dầu mỡ, nhưng điều đáng chú ý là đường ở trong thực phẩm tự nhiên, hoa quả, tinh bột cũng là đường. Vì vậy, khi lựa chọn thực phẩm nên cân nhắc để làm sao vừa đủ dinh dưỡng, lại không bị thừa đường.
Đây cũng là một bước tiến mới trong chế độ ăn không chỉ áp dụng đối với người Mỹ, mà các quốc gia khác cũng có thể tham khảo. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải phòng tránh triệt để bệnh tiểu đường.
ĐƯỜNG CÁT TRẮNG LÀM GIẢM TUỔI THỌ, ĐƯỜNG CÁT VÀNG LÀM TĂNG TUỔI THỌ, CHỐNG SÂU RĂNG, LÀM HẠ ĐƯỜNG HUYẾT DÙNG ĐỂ CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG. SỬ DỤNG ĐƯỜNG VÀNG – CÓ RẤT NHIỀU LỢI ÍCH CHO SỨC KHỎE
Đường trắng được sản xuất với công nghệ ngày càng cao hơn một bậc so với sản xuất đường vàng. Sử dụng đường trắng tức là sử dụng loại đường có phần trăm tinh thể đường (nguyên chất) càng cao và chứa ít tạp chất nhất, là biểu hiện của nền “ văn minh công nghiệp” càng cao.
Nhu cầu sử dụng đường trắng của con người ngày một tăng lên, nhất là ở các nước phát triển.
Thế nhưng vì sao người viết bài nầy lại nêu lên một vấn đề có vẻ trái ngược. Thực sự là như thế và trong sự phát triển khoa học kỹ thuật có những điều con người đã làm, đang làm và sẽ làm, nhưng không phải làm vì lợi ích thực tế mà vì những lợi nhuận của kinh tế thị trường (chẳng hạn như sản xuất ra đường trắng và khuyến khích dùng nó, hoặc sự lạm dụng của các loại kháng sinh trong việc chữa trị những bệnh nhẹ, hoặc uống ngừa linh tinh… là những ví dụ ). Chúng tôi muốn nêu lên vấn đề nầy để bạn đọc tham khảo góp thêm dòng suy nghĩ.
Đường là loại thực phẩm quá quen thuộc với mọi gia đình, công dụng của đường trong dinh dưỡng thì có lẻ không phải bàn. Tương tự như nhau, các chất bột đường (glucid), đạm (protid), béo ( lipid) trước khi được hấp thu vào máu để lưu thông khắp mọi nơi đáp ứng cho nhu cầu hấp thu dinh dưỡng của các tế bào ở các mô trong cơ thể, chúng phải qua quá trình biến đổi sinh hóa (do hệ thống enzyme của bộ máy tiêu hóa) thành những dạng chất hữu cơ đơn giản phù hợp cho sự hấp thụ của cơ thể. Đường nói chung cũng như vậy nhưng cũng có một số loại đường cơ thể có thể hấp thu ngay như đường glucose, fructose….
Đối với loại đường bán buôn ở các cửa hiệu tạp hóa ngoài thị trường, thường là đường saccharoza. Ta tạm thời phân ra hai loại đường, đường vàng và đường trắng. Trong nhóm đường trắng có hai dạng. Đường trắng thường còn một số tạp chất do công nghệ sản xuất quá trình tinh luyện chưa cao (các loại đường RS) và loại đường tinh luyện có thể nói coi như không chứa tạp chất (gọi là đường RE).
Đường vàng là những tinh thể đường trắng, nhưng được bao phủ bằng một màng mật mỏng. Màng mật mỏng nầy gồm một số loại đường khác và các chất hữu cơ rất bổ ích…chưa được tẩy sạch thành đường trắng.
Hai loại nguyên liệu chính (cây mía và củ cải đường), ngoài saccharoza với hàm lượng 25 % trong củ cải đường và 13-18 % trong mía. Các chất arabinoza, rafinoza và những loại đường khác có hàm lượng thấp hơn, các loại axid glicolic, glutarovic, adipic, malic, oxycaprilovic, hydro cofeinoic và những acit hữu cơ khác cũng có mặt. Đặc biệt cần nhấn mạnh đến axit fitinovic (inozithesa fotforic) các muối calci magne, chúng là những fitin, một phương tiện của y học với phổ tác dụng rộng trong phòng bệnh và chữa bệnh. Đáng chú ý nhất là axit oleanolovic nó có trong thành phần của hàng loạt triterpenovic glicozid, những hoạt chất chính của nhân sâm hoặc một số cây khác thuộc họ Aralia, ngủ gia bì. Trong củ cải đường axit oleanolovic tồn tại ở dạng glicozid được gọi là “xio keruobensaponin”. Trong mía có brassi kasterin và sitosterin. Sitosterin được biết đến như một trong những thứ thuốc tốt nhất để chữa các bệnh xơ vữa. Trong củ cải đường, các sterin có dưới dạng spinassterin, trong cả 2 loại củ cải đường và mía đều có một tổ hợp lớn của các axit amin, đáng chú ý là một số purin (adenin, guanin) và đặc biệt là vitamin C và các vitamin nhóm B, mía và củ cải đường cũng chứa nhiều nguyên tố vi lượng.
Có nhiều nghiên cứu về đường vàng được tiến hành ở bộ môn sinh lý và dược lý của Viện sinh học biển thuộc Trung tâm khoa học viễn đông của Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô (trước đây) cho thấy tính vô hại của đường vàng với động vật khi sử dụng với liều lượng tới 15 gam trên 1 kg thể trọng, tức gấp nhiều lần lượng đường mà con người vẫn dùng ( chuột có thể chịu được đến 50 gam đường vàng/kg thể trọng hằng ngày, nhưng với liều lượng như vậy thấy có xuất hiện sự kích thích các tuyến sinh dục). Khi cho chuột ăn những lượng lớn đường vàng 2,5-15 gam/kg thể trọng trong thời gian dài (tới 1,5 năm) Đã xác định thấy rằng đường vàng vẫn không độc hoặc không có tác hại gì đối với độ lớn và sự phát triển của động vật, đối với máu và sự tan máu, đối với khả năng sinh sản con cái và không gây sâu răng.
Đường vàng chứa hơn 90 % saccharoza, phần còn lại là những loại đường khác và các chất hữu cơ (thể hiện ở lớp màng mật mỏng bao quanh tinh thể đường trắng) khi ăn đường vàng sẽ không bị những tác hại như với đường trắng.
Một số hiệu quả tích cực của đường vàng đã được chứng minh:
1-Nó kéo dài thời gian hoạt động của chuột bạch, tính theo đơn vị tăng lực (ĐVTL) một gam các chất gắn liền với saccharoza trong đường vàng (225-250 ĐVTL) có tác dụng mạnh gấp vài lần các chiết xuất của nhân sâm (67 ĐVTL) hoặc của Eleuterococ (Ngủ gia bì) (56 ĐVTL).
2-Cải thiện chức năng tái tạo các mô của cơ thể chuột bạch, sức lớn và sự phát triển của chuột bạch.
3-Với liều lượng sử dụng 30 gam đường trắng/kg thể trọng/ngày thời gian sống trung bình của chuột bạch giảm từ 20 tháng ( đối chứng ) xuống 17,5 tháng, nhưng với liều lượng đường vàng như vậy thời gian sống trung bình tăng lên đến 27,5 tháng.
4-Có tác dụng chống sâu răng.
5-Không gây các phá hủy sự trao đổi hydrat carbon như đặc trưng của đường trắng, không thấy có sự tăng vọt hoạt tính cấp phát giảm mức độ đường trong máu ( giảm glucose trong máu- giảm đường huyết).
6-Gây ra sự biến đổi nhỏ trong sự trao đổi lipid : nó làm tăng hàm lượng cholesterin và beta lipoprotein của huyết thanh máu. Cholesterin và lipit của gan chuột ở mức độ thấp hơn rất nhiều. Quan sát trên người, đường vàng làm bình thường hóa khi các chỉ tiêu về đường, beta lipoprotein và cholesterin của huyết thanh máu bị tăng cao.
Xét những điều đã trình bày ở trên. Có thể nói một cách hoàn toàn đúng đắn rằng đường vàng là loại “đường của sức khỏe”. Trong gia đình nên sử dụng đường vàng thường xuyên. Hạn chế hoặc chỉ nên sử dụng đường trắng trong những trường hợp lễ tân, tiếp khách…
Trong công nghệ sản xuất đường trắng (loại đường trắng thường RS). Để làm cho hạt đường trắng, người ta không thể không dùng chất tẩy màu bề mặt, kết hợp ở giai đoạn cuối ly tâm để tách hạt đường với lớp mật mỏng bao quanh tinh thể đường ( như phần đầu đã nói). Tuy nhiên phản ứng tẩy màu không thể xảy ra hoàn toàn, do vậy vẫn còn một số ít dung dịch chất tẩy màu còn xót lại trong đường thành phẩm, với dạng acit tự do, gây không ít độc hại. Trong khi lớp mật mỏng có nhiều bổ dưỡng thì đã được loại bỏ. Còn đối với đường tinh luyện (RE) tuy sản phẩm không còn chứa chất độc hại, nhưng những chất bổ ích (từ mật đường bao quanh các tinh thể đường trắng) thì không còn nữa. Đường tinh luyện chỉ là dạng năng lượng tiêu chuẩn, đơn thuần dễ hấp thụ mà thôi.
Do vậy nếu phải chọn loại đường nào để dùng. Thiết nghĩ chúng ta nên thường xuyên chọn dùng loại đường vàng trong các chế biến thức ăn ở nhà bếp, hoặc dùng để pha cà phê uống, hoặc những sử dụng khác mà chúng ta không cần phải sử dụng đường trắng. Đường trắng chỉ sử dụng trong các dịp lễ tân, tiếp khách chiêu đãi mà thôi.
Ths. Hứa Chu Khem (Khí Công Y Đạo cơ bản)
Các chất tạo ngọt tự nhiên tốt cho sức khỏe
Đường và các sản phẩm tạo ngọt thường được cho là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, từ béo phì đến cao huyết áp.
1. Mật cây thùa (Agave nectar)
Mật cây thùa là một dung dịch nhẹ dịu, được chiết xuất từ cây thùa và có vị ngọt hơn đường tinh luyện.
2. Mật mía
Mật mía thu được sau khi cây mía được đun 3 lần. Mật mía có vị ngọt đậm đà và có thể là chất tạo ngọt tốt cho bột yến mạch và ngũ cốc.
3. Xi-rô gạo lứt
Xi-rô gạo lứt được chế biến từ gạo được nấu chín ủ với men, giúp phá vỡ thành phần tinh bột trong gạo để tạo xi-rô đậm đặc. Xi-rô gạo lứt không quá ngọt nhưng có hương vị bơ đường nhẹ đặc trưng.
4. Đường Fructose
Đường fructose được làm từ các loại đường hoa quả và ngọt hơn đường tinh luyện. Phần lớn đường fructose được bán trong cửa hàng thực phẩm ở dạng hạt.
5. Đường Rapadura
Đường Rapadura rất giống với đường thô. Đường Rapadura là dạng nước ép tinh khiết từ cây mía và bay hơi ở nhiệt độ thấp. Đường Rapadura rất dồi dào các khoáng chất, vitamin và chất dinh dưỡng.
6. Xi-rô lúa mạch
Xi-rô lúa mạch được chế biến từ mầm lúa mạch rang chín và nấu thành xi-rô. Hương vị mạch nha của xi-rô rất phù hợp để làm các loại nước sốt nghiền và ngọt.
7. Mật ong nguyên chất
8. Đường Maltose
Đường Maltose được làm từ tinh bột của mầm ngũ cốc và gạo. Nó được nấu chín và ủ lên men cho đến khi chuyển thành đường. Đường Maltose có thể ở dạng tinh thể hoặc dạng xi-rô.
9. Cỏ ngọt
Cỏ ngọt là một loại thảo dược có vị rất ngọt và sẵn có tại các cửa hàng thực phẩm dưới dạng bột hoặc chất lỏng.
10. Đường dừa
Đường dừa được làm từ nước ép của nụ hoa dừa. Đường dừa rất giàu kali, kẽm, magiê và sắt. Với đặc tính đường huyết thấp hơn, đường dừa là một lựa chọn lành mạnh cho sức khỏe.
11. Đường chà là
Đường chà là là một chất tạo ngọt làm từ quả chà là khô và ép. Chúng rất giàu sắt, kali và vitamin.
12. Nước ép trái cây cô đặc
Nước ép trái cây cô đặc được làm từ nước ép trái cây và rất sẵn có tại nhiều cửa hàng thực phẩm, với đầy đủ hương vị và giá trị dinh dưỡng.
13. Xi-rô cây thích
Xi-rô cây thích được lấy từ nhựa cây thích và đun sôi để cô đặc thành xi-rô. Xi-rô cây thích chứa một lượng lớn canxi.
14. Xi-rô lúa mì
Sau khi lúa mì được thu hoạch, lá của nó được chiết xuất thành một loại nước ép có vị ngọt. Nước ép được đun sôi, sau đó để nguội thành một dạng xi-rô đậm đặc, màu vàng đậm và vị ngọt tinh tế.
15. Đường cây thích
Đường cây thích là sản phẩm còn lại khi toàn bộ chất lỏng được nấu hết thành xi-rô cây thích. Đường cây thích mang hương vị đặc trưng của cây thích và rất dịu nhẹ.
16. Đường Turbinado
Đường Turbinado là các hạt tinh thể màu nâu, nổi tiếng như đường thô và đây là đường được chế biến một phần có chứa mật đường.
17. Nước mía ép bay hơi
Nước mía ép bay hơi là một dạng đường turbinado có màu nhạt hơn. Chúng chứa một số chất dinh dưỡng và vitamin B12.
18. Đường Sucanat
Đường sucanat hơi khác so với đường rapadura vì loại đường này và mật đường được tách riêng trong quá trình chế biến và sau đó kết hợp lại. Vị ngọt của chúng giống với đường rapadura.
19. Đường trái cây
Đường trái cây làm từ sự pha trộn tự nhiên giữa carbonhydrate của nho và gạo. Đây là một sản phẩm làm ngọt tự nhiên mới.
20. Chất tạo ngọt Xylitol
Một chất tạo ngọt tự nhiên có trong trái cây và một số loại rau củ. Xylitol được lưu trữ ở dạng tinh thể tại nhiều cửa hàng thực phẩm và rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Theo TPO
Cty sx đường thốt nốt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét