- Tai nạn và hệ lụy

Thái Lan trước đây là một đất nước nông nghiệp nhưng vẫn có những nét hiện đại và phong cách phương Tây. Trong quá trình phát triển của đất nước, những vị vua của Thái đã du nhập những nền văn minh của thế giới để mang lại sự phát triển cho Thái Lan, đặc biệt là hệ thống đường sá khá hoàn hảo, đây chính là bước ngoặc tạo cho sự phồn thịnh của của đất nước Chùa Vàng!

Tuy nhiên ý thức không theo kịp đã gây ra nhiều hệ lụy...

Vận tải xe buýt chiếm ưu thế ở khoảng cách xa và ở Bangkok, còn xe máy thống trị ở các khu vực nông thôn cho các chuyến đi ngắn, thay cho xe đạp. Giao thông vận tải đường bộ là hình thức chính của vận tải hàng hóa tại quốc gia này. Tàu chậm từ lâu đã là một cơ chế vận chuyển đường dài ở nông thôn, mặc dù các kế hoạch đang được tiến hành để mở rộng dịch vụ với tuyến đường sắt tốc độ cao mở rộng đến một số khu vực chính của Thái Lan.

Xe ô tô tư nhân, với mức tăng trưởng nhanh chóng góp phần vào tình trạng tắc nghẽn giao thông nổi tiếng của Bangkok trong hai thập kỷ qua, được sử dụng ngày càng nhiều đặc biệt trong giới khách du lịch, người nước ngoài, tầng lớp thượng lưu, và tầng lớp trung lưu.


Trên khắp các con đường, đại lộ lúc nào cũng xuất hiện đầy các chiếc ô tô đủ kích thước, chủng loại và màu sắc. Giao thông ở Thái Lan, đặc biệt là đường phố Bangkok với đủ loại xe bán tải dùng để chở hành hóa, chở người.

Chính phủ Thái Lan khuyến khích người dân đi xe ô tô để đảm bảo tốt hơn cho sự an toàn tính mạng. Xăng dầu ở Thái cũng rẻ hơn ở Việt Nam nên một gia đình bình thường vẫn có khả năng sở hữu một chiếc xe hơi.

Với chiếc xe hơi đầu tiên, chính phủ Thái sẽ hỗ trợ 100 ngàn baht (70 triệu đồng tiền Việt), còn lại bạn sẽ trả góp trong vòng nhiều năm. Và khi chưa trả xong, bạn vẫn có thể bán để đổi lấy chiếc khác. Trên các đường phố mà bạn sẽ nhận thấy hầu như vắng bóng tiếng còi xe. Không có những tiếng còi đinh tai, nhức óc mà là những dòng xe cộ vẫn nối đuôi nhau trong trật tự.


Không tiếng còi xe.

Vào những giờ cao điểm, các tuyến đường tại thủ đô Bangkok chật kín xe cộ, tám làn đường được phủ kín bới những chiếc ô tô, taxi, xe máy nối đuôi nhau. Tắc nghẽn giao thông cũng là một đặc trưng của Bangkok, có khi tắc đường kéo dài từ 2- 4 tiếng đồng hồ.

Tuy đông đúc là thế nhưng không hề ồn ào, lộn xộn. Các bạn sẽ không nghe tiếng còi xe nào trên đường phố. Người Thái chạy xe không bóp còi ngay cả khi muốn chạy nhanh. Tất cả các phương tiện đều đi đúng phần đường của mình và đặc biệt ngoài tiếng động cơ xe, không hề có bất kì âm thanh của tiếng còi. Hàng ngàn chiếc xe nối đuôi nhau chầm chậm di chuyển trong trật tự.

Ở Thái Lan, các phương tiện thường chạy với tốc độ cao, kể cả đó là ô tô, xe máy hay xe túc túc nên người đi bộ sang đường sẽ rất nguy hiểm, nguy cơ tai nạn cao. Nhưng ngược lại, tại những nơi được phép sang đường, có vạch trắng và đèn báo đầy đủ, chỉ cần người đi bộ bước xuống đường là tự các phương tiện sẽ giảm tốc độ và dừng hẳn để cho người đi bộ qua hết đường mới tiếp tục hành trình.

Luật pháp Thái Lan rất nghiêm, không có chuyện “xe lớn phải đền xe nhỏ”. Nếu người đi bộ sai luật mà bị tai nạn thì có khi còn phải đền ngược lại. Thế nên đi bộ ở Thái Lan tốt nhất là chấp hành luật, chỉ sang đường ở những nơi cho phép, hoặc chịu khó đi xa một chút để tìm cầu vượt.

Tại những điểm du lịch Thái Lan nổi tiếng như Cung điện Hoàng gia luôn được bố trí nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn người đi bộ qua đường an toàn. Chỉ cần có một người ra hiệu muốn sang đường, lập tức các nhân viên sẽ xếp hàng báo hiệu cho các phương tiện giao thông dừng lại để người qua đường an toàn. Và các phương tiện luôn chấp hành rất nghiêm túc hiệu lệnh.


Ngoài ra, ở Thái còn có hệ thống tàu điện ngầm, tàu điện trên không hiện đại nhằm làm giảm tải các phương tiện giao thông mặt đất. Xe bus lớn ở Thái còn phục vụ miễn phí cho người dân.

Lí giải được cho là hợp lý nhất của vấn đề này là 90% dân số Thái Lan theo đạo Phật, vì vậy ngay từ nhỏ họ đã rèn luyện và xây dựng cho mình đức tính hiền hòa, nhẫn nhịn, điềm tĩnh. Thói lịch sự và thái độ tôn trọng người khác là những gì dễ nhận thấy ở con người Thái Lan.

Những phẩm chất này được biểu hiện ngay cả ở việc thực hiện “văn hóa giao thông” của người dân Thái Lan. Chẳng thế mà mọi người luôn nói “ý thức quyết định hành vi”.

Chính giao thông ở đây đã đóng góp quan trọng trong việc thay đổi đời sống sinh hoạt của người dân Thái Lan. Nhiều gia đình ở Bangkok không có nhà bếp, họ ăn uống ở ngoài và về nhà để nghỉ ngơi. Cuối tuần, cả gia đình rủ nhau đi ra các tỉnh, thành phố để vui chơi. Đồng thời, ý thức chấp hành giao thông của người Thái cực kỳ tốt như không giành đường, không bóp còi và tuân thủ đầy đủ luật giao thông…
Nguồn: Sưu tầm.

Những điều khác biệt từ văn hóa giao thông tại Thái Lan

Nhắc đến Thái Lan là nhắc đến một đất nước Phật giáo, khi có đến 90% dân số nước này theo đạo Phật. Chính vì vậy mà người dân Thái Lan từ già đến trẻ, đức tính hiền hòa, nhẫn nhịn, điềm tĩnh đã ngấm sâu vào máu thịt. Một trong những biểu hiện của đức tính hướng Phật là qua việc thực hiện văn hóa giao thông. Những hình ảnh đẹp của văn hóa giao thông khiến cho mỗi du khách quốc tế khi đến với Thái Lan đều hết lời khen ngợi.

Giống như Việt Nam, phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân Thái Lan là ô tô và xe máy. Tuy nhiên, việc di chuyển này có những điểm khác biệt khá rõ.

Thứ nhất: Việc di chuyển theo làn đường. Thái Lan khuyến khích người dân sử dụng ô tô cho việc đi lại. Vào những giờ cao điểm, các tuyến đường tại thủ đô Bangkok cũng chật kín xe cộ, tắc đường xảy ra như bất kỳ thành phố lớn nào trên thế giới. Tắc nghẽn giao thông được ưu ái gọi là "đặc sản" của Thái Lan, có khi tắc đường cả nửa ngày. Nhưng điều đáng nói ở đây là dù tắc đường nhưng giao thông không hề ồn ào, lộn xộn. Tất cả các phương tiện đều đi đúng phần đường của mình, không chen lấn, không lách qua lại các làn đường. Xe cộ nối đuôi nhau chầm chậm di chuyển trong trật tự.


Vỉa hè của Thái Lan khá rộng rãi, nhưng chúng tuyệt đối chỉ dành cho người đi bộ. Dù có tắc đường đến đâu, lâu đến mức nào thì các phương tiện giao thông nhất là xe máy cũng không bao giờ leo lên vỉa hè để đi cho nhanh. Sự kiên nhẫn đã như thấm vào máu. Khác hẳn tình trạng giao thông lộn xộn ở Việt Nam.



Trật tự của các phương tiện giao thông trên một tuyến phố ở thủ đô Bangkok

Thứ hai, bất kì một du khách nào cũng đều ấn tượng với một Thái Lan không tiếng tiếng còi xe. Tiếng còi là âm thanh quen thuộc trên những tuyến đường phố ở Việt Nam, một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng “ô nhiễm âm thanh” tại các thành phố lớn. Tuyệt nhiên không có tiếng còi xe inh tai, nhức óc ở Thái Lan, nhưng dòng xe cộ vẫn nối đuôi nhau rất trật tự. Người lái xe ở Thái Lan sử dụng tiếng còi xe để biểu thị sự đã hết mức kiên nhẫn đối với cách lái xe của người bên cạnh hay ở phía trước.



Các phương tiện di chuyển rất có trật tự.

Nhắc đến văn hóa giao thông Thái Lan đồng thời phải nhắc đến ứng xử giữa con người với con người qua hành động nhường đường. Ở Thái Lan, các phương tiện giao thông bao gồm tất cả ô tô, xe Tuk Tuk, xe thô sơ, xe máy... đều sẽ dừng lại nhường đường nếu người đi bộ có tín hiệu muốn sang đường. Người dân Thái không bon chen, họ có tâm lý nhường nhịn nhau, chính vì thế, khi có người qua đường, đặc biệt là khách du lịch, người dân rất vui vẻ dừng lại chờ họ qua đường, không chỉ khách du lịch mà người dân Thái tự nhường nhau. Sự kiên nhẫn nhường đường, chờ người đi bộ sang đường rồi mới tiếp tục đi tạo ấn tượng sâu sắc nhất là khi hầu hết các du khách nước ngoài đến với Thái Lan đều thích đi bộ để trải nghiệm đất nước này. Ngoài nhường đường cho người đi, người Thái Lan còn có thể dừng và nhường đường cho các loài vật mà người Thái không ăn, không giết như voi, rắn hay chim chóc...

Rất ít khi gặp cảnh sát giao thông đứng trên đường phố Thái Lan. Hệ thống camera được lắp khắp các tuyến đường, theo dõi bất kì hành vi vi phạm luật nào. Việc thi lấy bằng ở đây rất khó khăn. Nếu anh vi phạm luật giao thông, cảnh sát giao thông sẽ không làm khó anh. Nhưng sẽ rất phiền phức nếu bị thu bằng lái. Vì vậy tốt hơn hết là làm theo đúng luật giao thông.


Luật Giao thông Thái Lan quy định, khi phạm lỗi, ngoài khoản tiền phạt phải nộp, người lái xe còn bị trừ điểm trong quỹ điểm bằng lái. Một khi bị trừ điểm là đồng nghĩa với treo bằng và bị cấm sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định, nặng hơn nữa phải thi lại để lấy bằng lái xe.


Chính vì những điều khoản khắt khe trong Luật Giao thông cộng với ý thức của chính mỗi người tham gia giao thông mà văn hóa giao thông Thái Lan trở thành một hình ảnh đẹp, đáng khen ngợi và học tập.



Giao thông Việt Nam giờ tan tầm (Ảnh st)

Trong khi đó, nghĩ về giao thông tại Việt Nam, còn quá nhiều điều đáng nói. Trước hết là những hành vi nhỏ như đi trên vỉa hè, vượt đèn đỏ, không nhường người sang đường tại vạch kẻ ngang, bấm còi ầm ĩ khi đang dừng đèn đỏ, chen lấn vượt nhau giữa các làn đường... Những hành động nhỏ thiếu chuẩn mực, dần dần sẽ trở thành những hiểm họa khó lường, tai nạn giao thông vẫn trở thành câu chuyện thường nhật. Chính chúng ta khiến cho cuộc sống của bản thân bị đe dọa, khiến cho mỗi lần bước ra đường là như bước vào một trận chiến sinh tử.

Thu Huyền (lược dịch)

Các cung đường tử thần và tai nạn giao thông kinh hoàng ở Thái Lan

Mức độ tử vong vì tai nạn đường bộ ở Thái Lan cao thứ 2 thế giới. Ý thức người tham gia giao thông ở quốc gia này dường như này là 1 vấn đề nan giải.
Cứ đến gần 2 dịp lễ lớn trong năm ở Thái Lan (cuối tháng 12 trước năm mới dương lịch, và vào tháng 4 có Tết cổ truyền Songkran), lại có một nghi lễ đã trở nên quen thuộc với người Thái Lan. Đó là, chính phủ Thái Lan sẽ đề ra mục tiêu giảm số ca tử vong do tai nạn giao thông trên các con đường khét tiếng nguy hiểm của nước này, động viên người dân không phóng nhanh vượt ẩu, hoặc không lái xe sau khi uống rượu bia.



Một phụ nữ Thái Lan bày tỏ buồn đau trước các nạn nhân tai nạn giao thông. Ảnh: BBC.

Một số công dân có trách nhiệm cũng sẽ thực hiện một số hoạt động truyền thông cộng đồng, như trường hợp một người sản xuất quan tài đã mời các nhà báo tới quay phim đống quan tài rất nhiều mà các công nhân của ông này đang đóng cho kỳ nghỉ lễ sắp tới.

Tuy nhiên các nỗ lực như trên năm nào cũng thất bại. Các con số khủng khiếp về số người chết và bị thương ở Thái Lan trong các vụ tai nạn đường bộ được tập hợp trong mỗi ngày trên các phương tiện truyền thông, và dường như cứ năm sau lại tệ hơn năm trước.

Thảm khốc ngay từ đầu năm
Những ngày đầu năm mới 2017 này, đã có 478 người thiệt mạng trên các con đường của Thái Lan chỉ trong 7 ngày.

Trong vụ đụng xe kinh hoàng ở tỉnh Chonburi (Thái Lan) vào ngày 2/1, 25 người đã chết – một vài người trong số họ đã bị thiêu đến chết do bị kẹt trong chiếc xe khách bẹp rúm chật ních khách.

Các con đường của Thái Lan hiện được Tổ chức Y tế Thế giới xếp thứ nhì thế giới về mức độ chết người, chỉ sau Libya. Điều đáng lưu ý là Thái Lan đã và đang bình yên và ngày càng giàu có sau nhiều thập kỷ, với y tế và cơ sở hạ tầng có nhiều tiến bộ.

Năm 2011 chính phủ Thái Lan khi đó công bố 10 năm tiếp theo là “Thập kỷ Hành động vì An toàn Đường bộ” của Thái Lan. Họ tuyên bố năm 2012 là năm mà 100% người đi xe máy đội mũ bảo hiểm.

Năm 2015 Cục Phòng chống Thảm họa, phụ trách an toàn giao thông đường bộ bên cạnh vấn đề lũ lụt và lở đất, đã mạnh dạn công bố mục tiêu giảm 80% số ca tử vong do tai nạn đường bộ.


- 24.000 người chết mỗi năm trong các tai nạn giao thông đường bộ ở Thái Lan. Mức độ tử vong ở Thái Lan chỉ thua mỗi Libya



- 73% số ca tử vọng là người đi xe máy

- Thái Lan có 37 triệu xe cơ giới, trong đó có 20 triệu xe máy. 

(Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới)

Nhưng những nỗ lực vẫn chưa có hiệu quả đáng kể. Việc lái xe trên đường cao tốc của Thái Lan chẳng khác nào chơi một trò chơi điện tử đầy kịch tính. Các video tai nạn cho thấy những sự cẩu thả chết người trên xa lộ. Việc lái xe trong tình trạng say xỉn là một vấn đề lớn.

Năm 2014 và 2015, ba người nước ngoài gồm một cặp đôi người Anh và một nam giới Chile đạp xe quanh thế giới và sắp kết thúc chặng cuối trong hành trình của mình. Khi đạp xe xuyên Thái Lan, họ đã thiệt mạng. Một lái xe tải, khi cố với lấy chiếc mũ trên sàn ô tô đã húc vào cặp đôi người Anh. Tài xế chỉ bị phạt 30 USD và được hưởng án treo.

Ratana Winther, giám đốc chi nhánh Thái Lan của Quỹ Phòng chống Chấn thương châu Á (có trụ sở ở Mỹ) giải thích: “Đường của Thái Lan rất đẹp. Và người ta có xu hướng phóng rất nhanh. Sát thủ số một là tốc độ”.

Viên cảnh sát Kanthachat Nua-on xác nhận điều đó. Tại một điểm bắn tốc độ ở một đoạn cao tốc ở ngoại ô Bangkok, anh nhìn theo những chiếc ô tô nối nhau lao qua chỗ này với tốc độ vượt giới hạn tới 80km/h. Nhưng anh không buồn xử phạt họ.

“Nếu mà chúng tôi tuân thủ chặt chẽ theo luật thì chúng tôi sẽ phải xử phạt tất cả mọi người”.



Hiện trường một vụ tai nạn giao thông đường bộ ở Thái Lan. Ảnh: EPA.

Trong các năm gần đây, có một số trường hợp lái xe là người của các gia đình giàu có gây tai nạn chết người nhưng chỉ bị xử phạt rất nhẹ.

Năm 2012 cháu trai của một doanh nhân thu bội tiền từ thuốc tăng lực Red Bull đã làm chết một viên cảnh sát khi phóng nhanh bằng chiếc ô tô Ferrari. Anh này bị buộc tội nhưng liên tục không chịu ra hầu tòa.

Vụ khác, một thiếu nữ 16 tuổi của một gia đình có thế lực đã lái xe dù chưa có bằng lái, tông vào một xe khách và làm 9 người trong đó thiệt mạng. Cô này hưởng án treo và bị yêu cầu lao động công ích nhưng 2 năm sau đó, người ta phát hiện ra là cô ta chẳng làm gì cả.

Vấn đề thực thi pháp luật

Giám đốc Ratana Winther nói, “Thực thi là khâu then chốt. Nhưng vấn đề không phải chỉ là cảnh sát thực thi pháp luật. Cảnh sát nên ưu tiên giám sát thay vì quản lý giao thông”.

Vẫn Winther nói: “Đây là một thách thức đa ngành. Mức phạt phải đủ mạnh để người vi phạm thấy sợ. Và các chiến dịch tuyên truyền phải liên tục, chứ không phải là theo đợt. Sau đó chúng ta mới đề cập tới các vấn đề như nâng cao khía cạnh kỹ thuật của đường”.

Cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nikorn Chamnong thì nói mạnh hơn: “Chúng ta cần thay đổi gene của đất nước. Giáo dục, ngay từ nhà trường, là quan trọng.”

Ông Chamnong đã kêu gọi Quốc hội Thái Lan hành động nhiều hơn nữa. Nhưng không ai chắc luật pháp về giao thông sẽ được thực thi tốt.

Công chúng tỏ ra bi quan. Pongsak Putta, một lái xe ôm bị ô tô con tông gây chấn thương ngay đầu năm mới 2017, bộc bạch: “Người ta vẫn nói là, một người Thái Lan chính cống sẽ tuân theo các quy tắc của riêng mình”.

Chị Pornpen Wongbantoon phàn nàn về chất lượng lái xe bus mà chị dùng để đi làm: “Chừng nào tai nạn chưa xảy ra với họ thì người ta chẳng quan tâm đến vấn đề an toàn”.

Tách xe máy sang làn xe riêng?
Tiến sĩ Liviu Vedrasco, phụ trách an toàn giao thông đường bộ tại Tổ chức Y tế Thế giới, tin rằng cách tốt nhất để cắt giảm số ca tử vong đáng sợ do tai nạn đường bộ là tập trung vào nhóm dễ tổn thương nhất, đó là nhóm đi xe máy, chiếm tới 80 % trường hợp chết người.



Cha mẹ của Modpai, một tai nạn giao thông.

Ông nói: “Nếu anh không thể giảm số xe máy thì cách tốt nhất tiếp theo là tách xe máy ra. Tạo một làn đường riêng cho xe máy, có thể không được 100% số đường ở Thái Lan nhưng hãy cố gắng tăng tỷ lệ đường có làn xe máy riêng – điều này chắc chắn sẽ có tác động lớn”.

Trong khi đó, Trung tâm Chỉ đạo An toàn Giao thông Đường bộ chịu trách nhiệm về vấn đề này nhưng họ lại nằm trong Cục Phòng chống và Giảm nhẹ Thảm họa, mà cục này đến lượt mình lại nằm trong Bộ Nội vụ. Đường bộ thì thuộc trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải.

Trong vụ tai nạn ở Chonburi, cô Hathaitip Modpai 26 tuổi là một nạn nhân. Cô đi xe khách trở về Bangkok sau chuyến thăm cha mẹ vào đầu năm mới. Ở thủ đô, Modpai là nhân viên phòng sales bán ô tô. Cô là con một trong gia đình.

Sau tang lễ Modpai, mẹ cô, bà Wimol ngẫm nghĩ về tác động sau này từ cái chết của con gái mình. Bà nói: “Tôi mong chính phủ sẽ làm nhiều hơn nữa. Sau tai nạn người ta có xới xáo lên một thời gian, nhưng khi mọi việc lắng xuống, mọi thứ đâu lại vào đấy.”/.

Theo Trung Hiếu/VOV.VN, BBC

TAI NẠN TRÊN MỌI CUNG ĐƯỜNG




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét