- Nghiên cứu từ Anh: Hầu hết chúng ta đang 'nấu cơm sai cách' ...

Các nhà khoa học Anh cho rằng hàng triệu người trên thế giới có thể đang nấu cơm sai cách, không loại bỏ được các chất tồn dư độc hại, khiến bản thân và gia đình có nguy cơ nhiễm thạch tín.



Hiểu về asen có trong gạo
Liên quan đến bài viết "Nghiên cứu từ Anh: Hầu hết chúng ta đang 'nấu cơm sai cách'", đặc biệt là những thông tin về việc chất asen có trong gạo, xin tiếp tục phản ánh về vấn đề này với sự tham khảo của bài viết trên chương trình 'Trust me I'm a Doctor' của BBC, nhằm trả lời câu hỏi liệu chúng ta có nên lo ngại về asen trong gạo không, và nếu có, chúng ta nên làm gì?

Người dân Anh ngày càng sử dụng nhiều gạo. Ngoài ra, chúng ta cũng thường ăn những chiếc bánh gạo và xem đó là đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe, thậm chí còn dùng nước gạo thay cho sữa. Các sản phẩm từ gạo dành cho trẻ em cũng ngày càng nhiều.

Trước hết, cần khẳng định asen là một yếu tố tự nhiên có thể tìm thấy trong đất và nước. Asen có thể độc hại, đặc biệt khi ở dạng asen vô cơ (iAs) được Liên minh châu Âu phân loại là chất gây ung thư loại 1, có nghĩa là asen sẽ gây ra ung thư ở người.

Mức độ asen trong gạo
Do asen có thể được tìm thấy trong đất và nước, nên một lượng nhỏ asen có thể thâm nhập vào thực phẩm, nhưng nhìn chung mức độ này quá thấp và không gây ra mối lo ngại nào. Tuy nhiên, gạo có lượng asen cao hơn khoảng 10-20 lần so với các loại ngũ cốc khác. Điều này là bởi gạo được trồng trong điều kiện ngập nước, khiến asen dễ dàng rời đất và ngấm vào gạo.

Giáo sư Andy Meharg (bên phải trong ảnh)

Andy Meharg, giáo sư khoa học sinh vật học tại trường Đại học Queens University Belfast, đã nghiên cứu về lĩnh vực này trong nhiều thập kỷ. Ông thường thử nghiệm gạo và các sản phẩm từ gạo nói chung, và ông phát hiện ra những điều sau:

- Gạo basmati chứa hàm lượng asen thấp hơn các loại gạo khác (gạo basmati là một loại gạo hạt dài được trồng chủ yếu ở Ấn Độ và Pakistan).

- Gạo lức thường chứa nhiều asen hơn gạo trắng.

- Mức độ asen trong gạo không thay đổi mấy khi trồng lúa hữu cơ.

- Bánh bạo có thể chứa lượng asen cao hơn so với cơm.

- Hàm lượng asen trong sữa gạo cao hơn nhiều so với lượng asen được phép có trong nước uống.

Trước đây, giáo sư Meharg nhận thấy hàm lượng asen trong các sản phẩm từ gạo là không được phép, nhưng nay đã có những quy định giới hạn về hàm lượng asen được phép có trong gạo.

Năm 2014, Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm của Liên hợp quốc đã ra những quy định về mức độ asen trong gạo. Liên minh châu Âu cũng đã đặt ra những mức độ đối với asen trong gạo và các sản phẩm từ gạo bán tại châu Âu, trong đó hàm lượng asen được phép trong các sản phẩm từ gạo dành cho trẻ em thấp hơn so với các sản phẩm khác.

Tuy nhiên, vẫn có những tranh cãi về việc liệu những quy định này có gì thiếu sót. Giáo sư Meharg tin rằng cần phải có thêm các quy định nhằm bảo vệ những người ăn nhiều sản phẩm từ gạo và để bảo vệ trẻ em, vì đã có những bằng chứng cho thấy việc trẻ tiếp xúc với chất asen sẽ gặp các vấn đề về phát triển sau này.


Các nhà chức trách nói gì?

Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm của Liên hợp quốc nói rằng: "Gạo là loại thực phẩm rất quan trọng tại nhiều nơi trên thế giới và là nguồn thực phẩm quan trọng đảm bảo an ninh lương thực. Một số chất gây ô nhiễm, như asen, có thể gây hại đến con người và cần có các biện pháp nhằm xác định mức độ gây hại đó là rất thấp, đủ để chúng ta sử dụng gạo như một thực phẩm giá trị cho sức khỏe. Chẳng hạn với asen, mức cho phép cao nhất là 0,2 mg/kg asen vô cơ".

Còn Cục tiêu chuẩn thực phẩm (Anh) đưa ra lời khuyên như sau: "FSA khuyên người tiêu dùng nên ăn chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và phong phú, gạo và các sản phẩm từ gạo là một phần trong chế độ ăn này. Tuy nhiên, chúng tôi đặc biệt khuyên trẻ (trong tuổi 1-4,5 tuổi) không nên uống các thức uống chế biến từ gạo thay cho sữa mẹ, sữa công thức hay sữa bò. Bởi vì việc tiêu thụ sữa mang lại sự phát triển tốt hơn".

Hiệp hội Gạo Anh cho biết: "Các nhà chế biến gạo đã tiến hành các bước nhằm đảm bảo gạo bán trên thị trường phù hợp với các quy định. Từ tháng 1/2016, hơn 1000 mẫu gạo đã được thử nghiệm và 99,5% đúng với yêu cầu của các cơ quan chức năng".

Nên tiêu thụ gạo ở mức độ nào?

Theo BBC, một số phép tính toán đã được thực hiện để đưa ra đáp số về việc hàng ngày chúng ta nên ăn bao nhiêu cơm và các sản phẩm từ gạo, để không phải lo ngại đồng thời tốt nhất cho sức khỏe. Những tính toán này dựa trên thông tin về gạo chứa hàm lượng asen trong mức cho phép hạn chế của Liên minh châu Âu.

Những kết quả này cũng không nên được xem là kết quả chuẩn cho lượng gạo ăn hàng ngày, chúng cũng không tính đến lượng asen có thể vào cơ thể chúng ta qua các nguồn thức ăn, nước uống khác.


Cách nấu cơm tốt nhất để loại bỏ chất asen

May mắn là, nếu bạn lo lắng về hàm lượng asen, có một số cách đơn giản giúp bạn giảm hàm lượng này trong gạo. Giáo sư Meharg đã thử nghiệm một số cách nấu cơm khác nhau. Trong quá trình nấu, hàm lượng asen sẽ rời khỏi gạo và hòa lẫn vào nước cơm.

Như vậy, nếu bạn nấu cơm cho đến khi cơm cạn, hoặc dùng nồi cơm điện, chất asen đơn giản là đã hấp thụ trở lại vào cơm. Tuy nhiên, nếu bạn dùng nhiều nước hơn, tất cả chất asen sẽ không quay trở lại gạo mà vẫn ở trong nước.

Như VnReview.vn đã đề cập trong bài trước, cách nấu tốt nhất được cho là dùng 5 lần nước 1 lần gạo, và sau đó khi cơm sôi sẽ chắt bớt phần nước thừa ra. Với cách này, chỉ 43% chất asen còn trong gạo. Khi kết hợp với việc ngâm gạo qua đêm trước khi nấu, chỉ 18% chất asen còn trong gạo.

Cụ thể, cách làm từng bước như sau:
- Ngâm gạo qua đêm – ngâm sẽ giúp gạo nở và chất asen sẽ thoát ra ngoài.

- Rửa sạch gạo.

- Cho 5 phần nước và 1 phần gạo, đun sôi và chắt nước ra.

- Tiếp tục xóc rửa gạo lại bằng nước nóng cho đến khi loại bỏ bớt chất asen.

- Nấu phần gạo này thành cơm và sử dụng.

Lưu ý, như đã nói ở phần đầu bài viết, nhìn chung mức độ asen trong thực phẩm nói chung là thấp và không gây lo ngại nào. Nhưng nếu bạn vẫn muốn loại bỏ asen trong cơm thì đơn giản làm theo các bước trên đây.

Hoàng Lan

Cây lúa được trồng trong môi trường ngập nước nên hóa chất dễ dàng xâm nhập hạt gạo. (Ảnh minh họa từ Internet)

Hóa chất tồn dư từ thuốc trừ sâu và chất thải công nghiệp có thể lưu trong đất qua nhiều thập kỷ và dễ dàng xâm nhập vào gạo do đặc điểm canh tác lúa nước. Các nhà khoa học Anh cho rằng hàng triệu người trên thế giới có thể đang nấu cơm sai cách, không loại bỏ được các chất độc hại có trong gạo trước khi nấu, trong đó có arsen (hay còn gọi là thạch tín), theo Telegraph.

Arsen tồn tại ở dạng hữu cơ và vô cơ, trong đó arsen vô cơ từ các loại thuốc trừ sâu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Ủy ban châu Âu năm 2015 quy định hàm lượng arsen vô cơ trong gạo nấu cơm không được vượt quá mức 0,2 mg/kg, có hiệu lực từ tháng 1/2016.

Nhiều người cho rằng arsen sẽ mất đi sau khi gạo được nấu chín, thế nhưng các nhà khoa học tuyên bố rằng điều này chỉ đúng khi gạo đã được ngâm qua đêm.

Trong một chương trình của BBC, giáo sư Andy Meharg tại Đại học Queens Belfast (Anh) thử nghiệm 3 phương pháp nấu cơm để kiểm tra khả năng loại bỏ các hóa chất độc hại, đặc biệt là arsen tồn dư từ thuốc trừ sâu, ra khỏi gạo sau khi nấu.

Trong thử nghiệm thứ nhất, Meharg nấu cơm với tỷ lệ nước và gạo là 2:1, số nước này sẽ bốc hơi hết trong quá trình nấu. Ở thử nghiệm thứ hai, ông nấu với tỷ lệ 5:1, lượng nước thừa sẽ được đổ bỏ trong quá trình nấu. Kết quả kiểm tra cho thấy lượng arsen tồn dư trong thử nghiệm này chỉ bằng một nửa so với thử nghiệm thứ nhất.

Trong thử nghiệm thứ ba, Meharg ngâm gạo qua đêm trước khi nấu. Kết quả cho thấy lượng arsen tồn dư trong cơm giảm đến 80%.

Từ đó, chuyên gia này rút ra cách nấu cơm tốt nhất để loại bỏ hóa chất tồn dư khỏi gạo như sau:

- Ngâm gạo qua đêm, vo kỹ đến khi nước trong, cho gạo vào nồi với tỷ lệ 5 nước 1 gạo, , cho thêm chút muối nếu thích và trộn đều.

- Nấu lửa to đến khi sôi rồi giảm nhiệt độ về mức thấp nhất và đậy kín vung nồi, giữ nguyên nhiệt độ trong 10-15 phút và không mở vung cho cơm chín tới.

Dấu hiệu của nhiễm độc thạch tín


Theo các nhà khoa học, arsen ngấm vào cơ thể một cách từ từ nên làm người bị bệnh thường rất khó có thể phát hiện ngay lập tức. Tuy nhiên, các biểu hiện của bệnh bên ngoài có thể nhìn thấy được thông qua mắt thường. Những biểu hiện đặc trưng bên ngoài của bệnh: rối loạn sắc tố có các chấm nhạt hoặc là đậm bất thường so với màu da, dày sừng ở những vùng da ít tiếp xúc…

Tích tụ arsen lâu ngày còn gây nên tình trạng da mặt sạm, rụng tóc, giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, viêm dạ dày, làm kệt sức.

Tinh Hoa


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét