=> SỨC MẠNH CHỮA LÀNH CỦA THỰC VẬT



Tự chữa lành là một khả năng tuyệt vời tồn tại trong mỗi chúng ta. Nó là thứ thôi thúc ta đứng dậy và tiếp tục hành trình sống mỗi khi gặp khó khăn. 

Cho dù có tích cực đến đâu, vẫn có lúc chúng ta cảm thấy đau buồn và nản lòng bởi những thử thách mà cuộc đời mang đến. Khi đó, sự chữa lành sẽ là thứ xoa dịu bạn và giúp bạn bước tiếp. 

1. “Điều tuyệt vời nhất ở con người chính là khả năng tự chữa lành. Khó khăn, thách thức hay cái chết cũng không thể cản chúng ta hy vọng và tìm kiếm niềm vui” – Bram Stoker (tác giả của cuốn tiểu thuyết Dracula, 1897). 

=> UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

 Đền Nội: Nơi con Lạc cháu Hồng phụng thờ Quốc tổ Lạc Long Quân

Từ xưa đến nay, vào dịp lễ hội, đều có đoàn thủ từ của đền Hùng – Phú Thọ về dâng hương Quốc tổ Lạc Long Quân và xin rước chân nhang ở hương án Đề nhất của đền Nội về thờ với ý nghĩa cung kính đón Quốc tổ về dự hội Đền Hùng vào ngày 10/3 âm lịch.


Ảnh (https://huynhhieutravel.com/lac-long-quan/)

=> Nhạc phim CÂY TÁO NỞ HOA

"Nếu lòng ta chứa chan những hi vọng
Thì bình minh mỗi ngày mỗi đón chờ"

(Dv. Trâm Anh)
Nữ đạo diễn xuất sắc
, đã chuyên tải sáng tạo remake nội dung kịch bản phù hợp các tầng nấc trong xã hội, phản ánh thực trạng góc khuất cuộc sống đời thường. Trong đó lấy đức hy sinh làm trung tâm lan tỏa & gắn kết các thành viên vừa làm nền có tính mô phạm giúp cảm hóa cái ngã sở, tính ích kỷ, chấp trước cố hữu của mọi người, phim chỉnh chu hoàn hảo. Tuổi đời diễn viên cao, thấp mỗi vẻ nhưng đều được kết nối hợp lý, ê kíp chuyên nghiệp dài nhưng không gây sự nhàm chán, phim tạo lực hút rất mạnh, liền mạch xuyên suốt. 

=> VÌ SAO TÔI THEO ĐẠO PHẬT

TÍNH MINH TRIẾT CỦA ĐẠO PHẬT

Đại đức Thích Huệ Thông

Hiện nay Phật giáo có tiếng nói vô cùng quan trọng đối với Liên hiệp quốc, vì đã đánh thức được lương tri, lương tâm con người. Đạo Phật có tính ưu việt đồng thời mang tính minh triết và tồn tại gần 26 thế kỉ. Đức Phật đã truyền thông điệp giác ngộ và giải thoát xuyên suốt lịch sử trong quá trình hình thành và bây giờ truyền bá khắp thế giới. Vào thời đại văn minh, người ta sống không phải dễ tin bất cứ một điều gì nên chúng ta cần khơi gợi lại những điểm sáng của đạo Phật để có niềm tin không phai mờ. Cũng chính điều đó mà đạo Phật khác hẳn các tôn giáo áp đặt niềm tin.

=> Buông Bỏ

Buông Bỏ Không Phải Là Từ Bỏ


Buông bỏ (hay buông xuống) không phải là từ bỏ, bản chất của hai chữ này không giống nhau, kết quả cũng khác nhau. Chọn ‘buông bỏ’ hay ‘từ bỏ’ là cách bạn quyết định cuộc đời mình hạnh phúc hay lụi tàn…

=> Năm Giới - Thiện Pháp Của Con Người

Bài giảng "Năm giới thiện pháp của con người", đức Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy phật tử Tp.HCM ngày 28/1/2009 tại tổ đường Tu viện Chơn Như. 

Thầy dạy rằng: Thầy mong muốn các phật tử biết được pháp Thầy, biết cách xả tâm để đem lại bình an cuộc sống của mình. Thầy mong các phật tử luôn nhìn cuộc sống bằng nhân quả.

=> NHÓM THỰC PHẨM GIÀU CHẤT DINH DƯỠNG THUẦN CHAY

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĂN THUẦN CHAY


Chế độ ăn thuần chay có rất nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe của chúng ta, tiêu biểu là:
- 3/4- 1/2 giảm tỷ lệ huyết áp cao
- 2/3 giảm tỷ lệ nguy cơ tiểu đường loại 2
- Giảm nguy cơ mắc bệnh u.n.g t.h.ư đến 15-20%
- Giảm mức cholesterol đáng kể

=> GIỮ GÌN TUỔI THỌ

Hội nghị quốc tế về sức khoẻ ở Victoria (Úc) đưa ra một tuyên ngôn gồm có ba vấn đề: ăn uống cân bằng, vận động có ôxy và trạng thái tâm lý tốt, hoàn toàn giống với tư tưởng Thiền. Giáo sư y khoa Tề Quốc Lực ( người Mỹ gốc Hoa, đã từng làm việc cho tổ chức y tế thế giới-WHO nhiều năm) triển khai ba vấn đề trên như sau:

=> DINH DƯỠNG VÀ TUỔI THỌ

Lời Nói Đầu
Bài nói chuyện có tựa đề là “Dead Doctors Don’t Lie” của Tiến sĩ Joel D. Wallach
[Tiến sĩ J.D.Wallach là Kỹ sư Nông học (chuyên khoa Dinh Dưỡng), Bác sĩ Thú y, Tiến sĩ Khoa học ngành Liệu pháp tự nhiên (Naturopathy)]
Ban Biên Tập
Tôi lớn lên ở một trang trại miền tây Tiểu bang Saint-Louis. Vào thập niên 50, gia đình tôi bắt đầu nuôi bò thịt. Chúng tôi trồng cỏ để nuôi chúng. Cỏ được nghiền bằng máy xay, rồi trộn thêm nhiều sinh tố (vitamin) và chất khoáng cho bò ăn, để sau sáu tháng, chúng tôi có thể đem chúng đi bán cho người ta giết thịt.

Tôi ngạc nhiên so sánh: Bữa ăn của chúng tôi không hề được bổ sung sinh tố và chất khoáng mà chúng tôi vẫn sống khoẻ mạnh, ai nấy đều cảm thấy mình có thể sống đến trăm tuổi! Tôi đem thắc mắc hỏi cha tôi thì ông bảo: “Có gì đâu, vì hằng ngày con đều ăn thức ăn tươi ở trang trại thì việc gì phải thêm sinh tố và chất khoáng nữa.” Tôi vẫn vương vấn chuyện này nhưng không quấy rầy ông nữa.

- Trị Vài Bệnh Thông Thường Bằng Phương Pháp OHSAWA.


Giáo Sư Georges Ohzawa tên thật là Sakurazawa Nyoichi (1893-1966) thuở nhỏ rất yếu đuối, bị ung thư bao tử và lao phổi trầm trọng, do lây bệnh từ thân mẫu. Vào thời đó, mẹ ông bị bệnh lao phổi là một bệnh nan y nên bà từ trần lúc tuổi đời chỉ mới 30. Ít lâu sau, ông may mắn được một thiền sư đem về chùa chữa trị và truyền dạy về y học. Khỏi bệnh ông chuyên tâm nghiên cứu về y học cổ truyền. Năm 20 tuổi ông bắt đầu hành y, đã chữa trị thành công cho rất nhiều người. Để mở rộng thêm kiến thức, năm 30 tuổi ông sang Pháp du học về Tây Y và Sinh Vật Học ở Viện Pasteur. Về nước phản đối chính phủ gây chiến tranh xâm lược, ông bị tuyên án tử hình, may sau đó nhờ quân đội Mỹ đổ bộ lên nước Nhật kịp thời, ông đã được phóng thích. Nhìn thấy những bệnh tật của con người ngày một gia tăng, trong đó có nhiều bệnh nan y mà Tây y tỏ ra bất lực, ông cố công nghiên cứu Vô Song Nguyên lý và Dịch Kinh Đông phương, lấy âm dương làm nền tảng, lấy khang kiện làm cứu cánh, ông cùng phu nhân quyết định rời xa quê hương, xuất dương du thuyết, phổ biến triết lý âm dương ở các nước Âu châu, truyền bá phương pháp chữa bệnh mới do ông khai sáng mang tên Macrobiotics tức Phương Pháp Trường Sinh Ohsawa, dùng ẩm thực để chữa lành, hầu hết các bệnh, từ thông thường đến nan y một cách dễ dàng và nhân bản.

=> LỜI DẠY CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT

 LỜI DẠY CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT

"Này các đệ tử, các vị phải tha thiết tìm kiếm con đường giải thoát. Toàn thể thế giới từ những vật thể đang vận động cho đến các vật thể không vận động cũng đều không thường còn, và không có thực thể, rồi phải đến lúc hoại diệt".

=> Tâm & Tầm Của Vị Tổng thống

"Khi một nước tấn công một nước khác, điều này có nghĩa là nỗi sợ hãi đã vượt quá giới hạn và cũng là sự vô minh của tập thể. Khi nhìn sâu, ta biết rằng hạnh phúc không đến từ việc sở hữu một ai đó hay bất cứ thứ gì, mà hạnh phúc đến từ sự tử tế, giúp người bớt khổ".

 

NƯỚC CỜ CAO TAY

=> Đồng thanh tương ứng

"Tri thức làm chuyển đổi tư tưởng, chỉ khi hệ tư tưởng đồng nhất mới có thể cùng đồng hành". 

Có ý thức tìm cầu, sự giản dị và chân thật sẽ sinh ra trí tuệ, vàng bạc châu báu trang phục hoa lệ chỉ tượng trưng cho sự ngạo mạn hiếu thắng. 

 

(cùng tiếng thì đáp lại nhau, cùng tính thì tìm đến nhau)

=>> https://youtube.com/shorts/OJbdEg0vokA?si=qwlZOKsUl-K7A_Jt

Nhiều năm trước, trong một diễn đàn Phật giáo tiếng Anh, một vị sư đề cập đến bài kinh này, nhưng không nêu rõ xuất xứ, về một hiện tượng tâm lý rất phổ thông xảy ra trong tăng chúng cũng như trong xã hội từ thời xưa cho đến thời nay. Người ta thường tụ hội thành từng nhóm vì cùng chung một mục đích nào đó hay khuynh hướng nào đó, thiện hay bất thiện. 

Tôi thích bài kinh đó nhưng rồi quên đi. Thỉnh thoảng nhớ lại, nhưng không tìm được nguồn gốc chính xác. Sáng nay có lẽ đã đủ duyên, đến nhờ bác Gờ giúp và tìm được bài kinh. Xin ghi lại đây bản dịch Việt và Anh. 

*

=> BƯỚC ĐẦU TẬP HÀNH THIỀN

Hòa thượng Gunaratana (2014)
Bình Anson lược dịch (2022)
Trích: Bhante Gunaratana (2014), Meditation on Perception (Hành thiền quán tưởng).*

Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
…”Ở đây, vị tỳ-khưu đi đến khu rừng, hoặc đi đến gốc cây, hoặc đi đến nơi thanh vắng, ngồi xuống, chân xếp chéo, giữ thân thẳng và thiết lập niệm luôn hiện diện. Có niệm vị ấy thở vào, có niệm vị ấy thở ra.
Trong khi thở vào dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào dài.’
Trong khi thở ra dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra dài.’
Trong khi thở vào ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào ngắn.’
Trong khi thở ra ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra ngắn.’ …”