=> DINH DƯỠNG VÀ TUỔI THỌ

Lời Nói Đầu
Bài nói chuyện có tựa đề là “Dead Doctors Don’t Lie” của Tiến sĩ Joel D. Wallach
[Tiến sĩ J.D.Wallach là Kỹ sư Nông học (chuyên khoa Dinh Dưỡng), Bác sĩ Thú y, Tiến sĩ Khoa học ngành Liệu pháp tự nhiên (Naturopathy)]
Ban Biên Tập
Tôi lớn lên ở một trang trại miền tây Tiểu bang Saint-Louis. Vào thập niên 50, gia đình tôi bắt đầu nuôi bò thịt. Chúng tôi trồng cỏ để nuôi chúng. Cỏ được nghiền bằng máy xay, rồi trộn thêm nhiều sinh tố (vitamin) và chất khoáng cho bò ăn, để sau sáu tháng, chúng tôi có thể đem chúng đi bán cho người ta giết thịt.

Tôi ngạc nhiên so sánh: Bữa ăn của chúng tôi không hề được bổ sung sinh tố và chất khoáng mà chúng tôi vẫn sống khoẻ mạnh, ai nấy đều cảm thấy mình có thể sống đến trăm tuổi! Tôi đem thắc mắc hỏi cha tôi thì ông bảo: “Có gì đâu, vì hằng ngày con đều ăn thức ăn tươi ở trang trại thì việc gì phải thêm sinh tố và chất khoáng nữa.” Tôi vẫn vương vấn chuyện này nhưng không quấy rầy ông nữa.
I. Quá trình học hỏi tìm tòi để kết luận:
CHẾT THƯỜNG DO SỦ DỤNG DINH DƯỠNG KHÔNG ĐÚNG

Sau khi tốt nghiệp kỹ sư Nông học và bác sĩ Thú y, tôi sang châu Phi làm việc hai năm. Tôi được phụ việc cho nhà khoa học lớn Marlin Perkins mà chắc nhiều vị ngồi đây còn nhớ những cuốn sách do ông viết. Nhân dịp Viện Chăm Sóc Sức Khoẻ Quốc Gia trích cho Sở thú Saint-Louis ngân sách 78 triệu đô la để họ giải phẫu tìm hiểu những con vật tự nhiên mà chết, tôi được về làm việc ở đó. Tôi còn làm việc cả cho các sở thú Brook-Work, Chicago và New York… nữa.

Thế là tôi lần lượt tiến hành nhiều, rất nhiều, ca mổ cả con vật và con người tự nhiên chết nhằm tìm hiểu do đâu mà chết. Qua 17.500 ca mổ đó, tôi đi đến kết luận: “Cái chết của những người và các con vật này – suy cho cùng – đều do thiếu dinh dưỡng mà ra!”

Các kết quả phân tích hoá sinh thật chính xác đã chứng minh được rằng: “Cái chết tự nhiên xảy ra là do dinh dưỡng không đúng cách”.

Tôi đã viết 75 bài báo và công trình khoa học, hợp tác với các giảng viên soạn tám cuốn sách giáo khoa và một cuốn do mình tôi viết mà người ta đem bán cho sinh viên y khoa với giá 140 Mỹ kim một cuốn. Tôi viết cho 17 tờ tạp chí và còn phát biểu cả trên truyền hình. Nhưng khốn nỗi, ngày ấy, hồi thập niên 60, các công trình khoa học về dinh dưỡng chưa được lưu tâm. Tôi đành phải đi học lại và trở thành y sĩ.

Tôi đã làm công việc thầy thuốc lâm sàng ở Tormoond, tiểu bang Arigon 15 năm. Tôi đã có điều kiện để vận dụng tất cả những hiểu biết về dinh dưỡng học ở học đường và trong công tác của chuyên gia thú y. Đó chính là lý do vì sao tôi có thể nghiên cứu thành công đề tài này.

Hôm nay tôi muốn chia sẻ cùng các bạn những kết luận rút ra được trong mươi – mười hai năm gần đây! Từ bài nói chuyện này, bạn chỉ cần rút ra độ 10% những điều tôi nói thôi, bạn sẽ tránh được nhiều khổ đau, bất hạnh, tốn kém tiền của và thọ thêm được nhiều năm.

Sở dĩ ta không sống được lâu thêm như tiềm năng vốn có do tạo hoá sinh ra là vì ta thiếu thông tin về dinh dưỡng và thiếu những cố gắng cần thiết đó thôi.

II. TIỀM NĂNG CON NGƯỜI CÓ THỂ THỌ TỚI 120 – 140 TUỔI
Theo cuốn “Viễn cảnh bị che khuất” của James Hilton viết năm 1964, có năm dân tộc phương Đông, Tây Tạng và miền Tây Trung Quốc có những người tiêu biểu sống hơn 120 – 140 tuổi.

Người sống lâu nhất là lương y họ Lý, sinh ở Tây Tạng năm 1667. Ông đã hai lần được sắc khen của Nhà vua khi ông tròn 150 và 200 tuổi. Ông mới mất năm 1923 ở tuồi 256. Các tạp chí York Times và London Times đã đưa tin và xác nhận các số liệu trên.

Tại Armenia, Apkhadia, Azerbaizan… cũng có những người sống tới 120 – 140 tuổi. Tạp chí National Geography, số tháng Giêng 1973, đã cung cấp tư liệu với ảnh chụp rõ ràng. Có tấm ảnh chụp một cụ bà ngồi ghế bành, hút xì gà Cuba, uống rượu Vodka, dự tiệc tối trong gia đình. Cụ thọ tới 136 tuổi mới mất. Ảnh thứ hai chụp một cặp vợ chồng làm lể kỷ niệm lần thứ 115 ngày cưới của mình. Ảnh thứ ba là hình chụp một cụ ông, trên núi Armenia, đang vừa hái chè vừa nghe chiếc máy thâu thanh nhỏ. Cụ đã 167 tuổi, người nhiều tuổi nhất thế giới lúc bấy giờ.

Ở Tây Bán Cầu cũng có những người Indian Volcoband, người Ecuador sống trên dãy Andes ở Tây Nam Peru, người các bộ lạc Titi-Caca, Machu-Picchu… nổi tiếng sống lâu. Những người tiêu biểu của họ đều sống trên 120 tuổi.

Bà cụ Margaret Pich ở tiểu bang Virginia là phụ nữ già nhất nước Mỹ được ghi vào sách Guiness. Bà chết ở tuổi 115 do suy dinh dưỡng, cơ thể thiếu calcium chứ không phải các bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường… Bà chết vì bị ngã ba tuần trước đó.

Một ông ở Syria chết tháng 7.1993, thọ 133 tuổi. Tên ông đã được vào sách kỷ lục vì sau khi cưới bà vợ thứ tư năm 80 tuổi, hai ông bà còn sinh được 9 người con nữa. Có nghĩa là khi người con út ra đời, ông đã ở tuổi 100.

Vậy chúng ta có quyền lạc quan lắm chứ!

Tháng 1.1993, ở tiểu bang Arizona, có một thí nghiệm rất thú vị. Ba cặp thanh niên nam nữ được bố trí sống cách ly với xã hội. Họ tự trồng trọt, chăn nuôi, ăn thức ăn “sạch”, thở không khí trong lành, uống nước không bị ô nhiễm. Sau ba năm, họ được các chuyên gia khoa Tích Tuổi Học của viện Khoa Học California ở Los Angeles khám nghiệm và nghiên cứu. Mọi số liệu đều được đưa vào máy điện toán để phân tích. Dự báo của máy là: Nếu tiếp tục sinh hoạt như vậy, họ hoàn toàn sống được tới 120 – 140 tuổi.

Tuổi thọ bình quân của dân Mỹ hiện nay là 75,5 tuổi. Nhưng trớ trêu thay, tuổi thọ bình quân của các vị y sư, bác sĩ nước Mỹ chỉ có 58 tuổi thôi. Vì vậy, nếu bạn muốn tham gia vào cuộc sống thêm 20 năm nữa, tôi khuyên các bạn chớ nên thi vào ngành y…

Những điều cơ bản cần làm để được đứng vào hàng ngũ những người sống lâu:

1. Trước hết cần tránh xa những nơi nguy hiểm. Nếu bạn hút thuốc, uống rượu, chạy long nhong giữa xa lộ cao tốc vào giờ cao điểm thì không cách gì bạn có thể sống nổi đến 120 tuổi. Điều này nói ra có vẻ kỳ cục thật, song thực tế vẫn có hàng ngàn người chết vì những chuyện ngu ngốc như vậy.

2. Để phòng bệnh, nhất là để khỏi cần chữa bệnh, bạn hãy bổ sung vào thức ăn 90 chất vi lượng, gồm 60 chất khoáng, 16 loại sinh tố (vitamin), các acid amin và ba acid béo. Không làm như vậy, bạn sẽ bị các chứng bệnh liên quan đến thiếu dinh dưỡng tấn công ngay.

Bài báo tôi tâm đắc nhất là bài đăng trên tạp chí Times ngày 06.4.1992. Đó là bài báo nêu nhiều vấn đề nhất, trong đó có nói tới “các sinh tố (vitamin) thắng được các bệnh ung thư, các bệnh tim mạch và các chứng lão hoá”. Trong sáu trang đề cập đến các lời khuyên ở bài báo này, chỉ có một ý kiến ngược lại của bác sĩ Victor Herbert, Giáo sư Y khoa, trường Mount Sinai Medical School, tại New York. Ông nói: “Tất cả các sinh tố bổ sung vào thức ăn chỉ làm được một việc là: biến nước tiểu của bạn thành thứ đắt giá hơn mà thôi.” Nói dễ hiểu hơn là, “Chúng ta làm công việc vô bổ là đái ra đô la”. Có điều ông không chịu nói toạc ra mà thôi.

Tôi xin phép được thưa lại với các bạn thế này: Qua 17.500 ca mổ, trong đó có 14.500 ca mổ đủ các loại động vật trên trái đất này, và 3.000 ca mổ người, kinh nghiệm từ đó rút ra được kết luận, nếu nói theo kiểu vị bác sĩ kể trên thì có nghĩa là “Chớ nên đầu tư thêm vào các sinh tố và khoáng chất cho mình nữa mà hãy đầu tư vào thuốc để làm giàu cho các thầy thuốc.”

Tôi khẳng định chính chúng ta đang tạo điều kiện để làm giàu cho các thầy thuốc đó, nếu chúng ta không chịu ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.

III. PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH BẰNG SINH TỐ (VITAMINS) VÀ CÁC CHẤT KHOÁNG VI LƯỢNG (TRACE MINERALS)
Ở đây tôi xin chia sẻ cùng các bạn một khối lượng thông tin lớn:
1. Loét dạ dày (lỡ bao tử)
Trước đây người ta cho loét dạ dày là do bị căng thẳng (stress). Nhưng 50 năm trước, ngành thú ý đã biết chứng loét dạ dày ở heo (lợn) là do vi khuẩn gây ra và đã dùng một khoáng chất là Bismutch để chữa bệnh này cho heo – không phải phẫu thuật – chỉ tốn chừng năm Mỹ kim cho một con lợn bị loét dạ dày.

Nếu cũng mổ cho heo để trị bệnh như người thì rất tốn kém. Sau đó, nếu bán được con heo được giải phẫu đó thì giá bán một ký thịt hẻo như vậy phải lên tới 550 Mỹ kim ngay.

Mãi đến năm 1994 các viện và các trường Đại học quốc gia mới công bố: Bệnh loét dạ dày có thể được chữa khỏi bằng các chất khoáng Bismuth và Tetracycline.

2. Ung thư

Ung thư, căn bệnh đáng sợ, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ. Đầu năm 1993, Viện Ung Thư Học Boston, thuộc Đại học Y khoa, đã công bố chế độ ẩm thực để phòng bệnh này. Phải dùng sinh tố C và E, Betacarotene (tiền sinh tố A), cùng Selenium (Se) với liều lượng ít nhất gấp đôi mức cho phép tối đa, cùng với Kẽm (Zn), Riboflavine (vitamin B2), Molypden v.v…

Hiện nay người ta thí nghiệm những loại thuốc làm giảm số tử vong do bệnh ung thư. Nếu giảm được 0,5% số tử vong thì coi như thí nghiệm đã thành công lắm rồi. Chắc chắn nếu dùng các sinh tố và các chất khoáng vi lượng như đã nói ở trên thì kết quả sẽ cao trên mức 0,5% nhiều. Người ta đã thí nghiệm ở tỉnh Hunan, Trung Quốc với các sinh tố E, Betacarotene và Selenium và đạt được tỷ lệ 13% sống sót, nghĩa là nếu không dùng sinh tố E, Betacarotene và Selenium thì 13% các bệnh nhân đó không thể sống sót trong vòng năm năm.

3. Viêm khớp

Từ tháng 9.1993 trường đại học Harvard và bệnh viện Boston đã bắt đầu dùng chất protein của gà để chữa bệnh viêm khớp cho người.

Mỗi sáng uống một muỗng cà phê “bột sụn gà” đã nghiền mịn hoà với nước cam. Kết quả: Sau 10 ngày, triệu chứng viêm và cảm giác đau biến mất. Sau 30 ngày, người bệnh khoẻ hẳn, trở lại làm việc bình thường được. Sau ba tháng các chức năng của khớp xương hoàn toàn bình phục.

4. Lú lẫn (Alzheimer: chứng mất trí nhớ)

Hồi tôi còn trẻ, không thấy có bệnh lú lẫn này. Ngày nay, bệnh lú lẫn trở thành một chứng phổ cập. 50% số người đến tuổi 70 mắc chứng mất trí nhớ này. Trước đây 50 năm, bệnh này đã có trong gia súc, chúng tôi đã biết dùng sinh tố E liều cao để chữa.

Tháng 7 năm 1992, Viện Nghiên cứu Khoa học ở San Diago đã công bố: Sinh tố E có tác dụng làm tiến trình mất trí nhớ do bệnh lú lẫn gây ra chậm lại.

Cả vấn đề này nữa ngành y tế đã tụt hậu so với ngành thú ý gần 50 năm rồi.

5. Sỏi mật, sỏi thận

Khi người ta mắc chứng bệnh này, bác sĩ thường khuyên: chớ ăn thức ăn chứa nhiều Calcium. Nếu đưa Calcium vào cơ thể, nó sẽ xuất hiện trong thận và tạo ra sỏi thận! Không đúng!

Calcium trong thận là xuất phát từ bản thân xương của chúng ta. Khi cơ thể chúng ta thiếu Calcium, xương không đặc, mới sinh ra sỏi trong thận.

Hàng ngàn năm về trước, ông cha chúng ta đã biết cách ngừa bệnh sỏi thận, sỏi trong túi mật cho gia súc rồi. Khẩu phần ăn của gia súc có nhiều Calcium (Ca) hơn, cộng thêm với Manganese (Mn) và Boron (B) nữa.

Năm 1993, người ta đã nghiên cứu trên gần 40.000 người bệnh, chia làm năm nhóm. Nhóm nhận nhiều Calcium hơn thì không có người nào mắc bệnh sỏi thận cả.

6. Phình động mạch (Aneurism)

Từ năm 1957, chúng tôi đã nghiên cứu trên gà, rồi trên chuột, mèo, chó, heo… và đã đi đến kết luận: Nguyên nhân của chứng phình động mạch chủ yếu là do thiếu vi lượng đồng (Cu). Tăng gấp đôi hàm vi lượng đồng trong khẩu phần thì không còn chứng phình động mạch nữa.

7. Bạc tóc sớm (già trước tuổi)

Đây cũng là triệu chứng trong cơ thể thiếu hàm vi lượng đồng (Cu). Ngoài ra, da còn bị nhăn nheo, do cơ kém đàn hồi; xuất hiện các quầng dưới mắt, các nếp nhăn trên mặt, làm cho con người trông giống trái táo tàu khô; da bắt đầu võng xuống ở hai tay, ở ngực, ở bụng, ở cổ…

Gặp trường hợp này, bạn nên thực tế hơn. Mời bạn dùng các chất khoáng dạng keo (Coloidal mineral).

8. Nhồi máu cơ tim (Cardiomyopathy)

Người ta bị nhồi máu cơ tim là do trong dinh dưỡng thiếu vi lượng Selenium (Se).

Bác sĩ Tiến sĩ Stuart Burker, tác giả năm cuốn sách nổi tiếng về sức khoẻ, về ăn kiêng để giảm béo (viết cuốn này từ năm 20 tuổi) lại chết vì bị nhồi máu cơ tim năm 44 tuổi mà nguyên nhân là do thiếu Selenium.

Nữ chuyên viên Điện tâm đồ, Helen Clard ở Saint-Louis, cũng chết vì nhồi máu cơ tim năm 47 tuổi.

Tại sao ta lại không dùng Selenium với giá 10 xu mỗi ngày nhằm phòng ngừa chứng nhồi máu cơ tim để tự cứu mình?

9. Chứng ăn gở (Craving)

Hiện tượng thèm ăn gở thường thấy ở phụ nữ mang thai. Nhiều khi họ thèm những thứ có Trời mới hình dung nổi, chẳng hạn dưa chuột muối quệt kem sữa… Có gì đâu! Bào thai đang phát triển lấy đi của cơ thể thai phụ những khoáng chất vi lượng cần thiết cho nó đó mà!

10. Các đốm đỏ trên da mặt, da tay
Đó cũng là dấu hiệu khi cơ thể thiếu Selenium đó. Chỉ cần uống Selenium dưới dạng keo trong vòng sáu tháng, mọi vết đỏ sẽ biến hết. Sau nửa năm điều trị lại một đợt nữa, vì rất có thể nó chỉ mới biến hết ngoài da nhưng còn ẩn trong nội tạng, ở tim, gan, thận v.v…

11. Hàm lượng đường trong máu thấp

Thông thường khi chúng ta thèm sô cô la hay thèm của ngọt là do cơ thể thiếu các vi lượng Chromium (Cr) và Vanadium (V).

12. Tiểu đường loại 2

Tiểu đường loại 2 là bệnh gây tử vong hàng thứ ba ở Mỹ. Tiểu đường loại 2 có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp: mù, rối loạn chức năng thận, các chứng tim mạch. Bị tiểu đường, tuổi thọ giảm.

Có thể phòng ngừa và chữa bệnh tiểu đường bằng Vanadium (V) và Chromium (Cr). Chỉ riêng Vanadium đã đủ thay thế cho Insulin ở những người cao tuổi bị bệnh tiểu đường. Với số đông, tiến trình điều trị kéo dài từ bốn đến sáu tháng. Trong tiến trình đó, cần uống lượng Chromium (Cr) tương đương với Vanadium (V).

13. Thiếu thiếc (Sn) bị hói rồi điếc

Hiện tượng phổ biến của tình trạng thiếu vi lượng thiếc (Sn) là hói đầu! Nếu không điều trị kịp thời, người bị hói còn bị điếc nữa.

14. Thiếu Boron (B), không giữ được Calcium dễ bị liệt dục

Boron giúp con người giữ được Calcium trong xương để ngừa chứng loãng xương (Osteoporosis). Boron còn giúp sản sinh ra Oestrogen (nội tiết tố sinh dục nữ) ở nữ giới và Testosterone (nội tiết tố sinh dục nam) ở nam giới.

Nữ thiếu Boron phải chịu nhiều phiền phức khi tới thời kỳ mãn kinh. Nam thiếu Boron sẽ bị điếc và có hiểm hoạ liệt dương (impotent).

15. Thiếu kẽm (Zn)
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy thiếu vi lượng kẽm là ăn không ngon miệng. Điều đó ắt dẫn đến suy dinh dưỡng.

16. Đau thắt lưng
85% người Mỹ hy bị đau vùng thắt lưng, không phải do ngồi nhiều trước máy điện toán, mang vác nặng hay lái xe tải khồng lồ… mà thực chất là do loãng đốt xương sống, thoái hoá cột sống (Vertebral Osteoporosis). Hiện tượng đó là do thiếu vi lượng đồng (Cu).

17. Thiếu Calcium sinh ra tới 147 loại bệnh!
Sau đây là những chứng thường hay gặp nhất:
a. Loãng xương (Osteoporosis)
Loãng xương là loại bệnh có số tử vong cao, đứng hàng thứ 10 trong giới người lớn tuổi. Người già do thiếu Calcium trong người, xương quá yếu nên hay bị ngã ngay cả trên đất bằng phẳng.

b. Đau răng và viêm lợi (sưng nướu răng)

Là bác sĩ thú y, tôi đã tiếp xúc hàng ngàn con chuột, thỏ, chó, cừu, dê, heo, ngựa cho đến cọp, sư tử, gấu… thường thì chúng thở cũng có mùi hôi nhưng chúng không bao giờ bị đau răng hay viêm lợi. Tôi cho là do chúng không bị thiếu Calcium.

c. Viêm khớp (Arthritis)
Lúc nãy tôi đã nói tác dụng của sụn gà và các chất khoáng keo đối với chứng viêm khớp. 85% trường hợp bị bệnh viêm khớp là do loãng xương gây ra. Người ta phân biệt viêm khớp thường (Arthritis), viêm xương khớp (Osteo-Arthritis), chứng đau lưng (Lumbago), bệnh thấp khớp (Rheumatoid Arthritis). Tất cả các chứng bệnh này đều là hậu quả của sự loãng xương gây ra.

d. Cao huyết áp (Hypertension)
Tôi đã tổ chức một đợt thử nghiệm trên 5.000 bệnh nhân cao huyết áp, cho họ ăn gấp đôi lượng Calcium so với tiêu chuẩn. Sau sáu tuần, 85% trong nhóm đó có huyết áp trở lại bình thường.

e. Chuột rút (vọp bẻ)
Ngủ đêm tỉnh dậy, chân không cử động được hoặc đôi khi đang bình thường, làm gắng lên một chút liền bị “chuột rút”. Chuột rút xảy ra do cơ thể thiếu Calcium.

g. Bực bội khi hành kinh
Đây là trạng thái tâm sinh lý thường gặp ở nhiều phụ nữ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Trường đại học San Diago ở California đã cho tăng gấp đôi tiêu chuẩn Calcium vào khẩu phần ăn và 85% triệu chứng tâm lý này không xuất hiện nữa.

D. BỔ SUNG SINH TỐ (VITAMINS) VÀ KHOÁNG CHẤT VI LƯỢNG VÀO CƠ THỂ BẰNG CÁCH NÀO?
Xin nhắc lại: Con người cần tới 90 thành phần dinh dưỡng. Ngoài chất đạm (protid), chất béo (lipid), chất đường (glucose) và 16 loại sinh tố, con người còn cần các khoáng chất vi lượng.

May cho chúng ta là trong các thực phẩm thảo mộc đã có sẵn các loại acid amin, các sinh tố, các acid béo tối cần thiết cho cơ thể. Chỉ cần hằng ngày dùng khoảng 15 đến 20 loại thực phẩm thường dùng, được kết hợp đúng đắn, là có thể hấp thụ được 90 thành phần dinh dưỡng cần thiết.

Bạn cần ăn đủ số lượng nói trên. Nếu không, bạn không thể thọ tới 120 đến 140 tuổi được đâu!

Về mặt lý thuyết, điều đó trong tầm tay mọi người. Nhưng đa số dân Mỹ không thực hiện được, vì đại đa số rau quả ngày nay con người có được thường không đủ chất như xưa. Trước hết vì ngay trong đất trồng trọt, các chất khoáng đã bị khai thác hoặc xói mòn đến cạn kiệt. Thế thì rau quả lấy đâu khoáng chất để cung cấp cho con người. Các chủ trại chỉ bón Natri, Kali, Phốt pho cho đất thôi! Ai có thể buộc họ phải bổ sung thêm 57 chất khoáng khác nữa?

Bởi lẻ thật dễ hiểu: Việc bón thêm chất khoáng không liên quan tới tăng sản mùa màng của họ. Bón thêm các chất khoáng vi lượng, giá thành sản phẩm sẽ cao lên, bán không chạy. Đây quả là vấn đề bi thảm!

Biện pháp khả thi duy nhất là: Ta phải tự gánh lấy trách nhiệm trước sức khoẻ của mình. Phải tự giác dùng các chất khoáng bổ sung.

Có người thắc mắc: Vậy hàng nghìn năm trước đây, chưa có phân bón, ấy thế mà nhiều người Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc vẫn sống lâu làm sao được? Vì các dân tộc đó sống quanh những dòng sông lớn như sông Nil, sông Hằng, Hoàng Hà, Trường Giang… Hầu như hằng năm những cánh đồng tiếp giáp với các con sông đó đều ngập lụt một lần. Nước mang các chất khoáng vi lượng trong phù sa từ các núi non về bón cho các cánh đồng. Còn nay, chúng ta “lạy Trời cho khỏi ngập lụt” thì lấy đâu ra các chất khoáng vi lượng nữa!

***

Nếu tôi thuyết phục được các bạn dùng đủ các chất khoáng vi lượng cần thiết – cứ cho là tốt đi – nhưng từ thực phẩm chúng ta thâm nhập vào cơ thể phải làm sao cho tối ưu? Có ba dạng cần lưu ý:

1. Dạng nguyên sơ


Dạng nguyên sơ như kiểu đất đá (nham thạch), kim loại: Chúng chỉ được cơ thể hấp thụ từ 8 – 12% các thành phần vi lượng. Khi con người còn ở độ tuổi 25 đến 40, do nhai kiểu “nuốt chửng” thì cơ thể chỉ hấp thụ từ 3 đến 5% thôi.

2. Dạng “sữa”

Dạng “sữa” là dạng gần với các phân tử hữu cơ. Đó là dạng khoáng chất vẫn còn là các ion nguyên tử kim loại, kết hợp với gốc acid amin, protid hoặc enzyme.

Dạng “sữa” này cơ thể có thể hấp thụ đến 40% các chất khoáng vi lượng. Chính vì vậy mà từ thập niên 60, ngành công nghiệp thực phẩm mới lao ầm ầm vào điều chế dạng “sữa” (chelate) này.

3. Dạng khoáng keo


Dạng khoáng keo là dạng có khả năng được hấp thụ cao nhất – có thể tới 98% – tức là gấp 2,5 lần dạng phân tử hữu cơ (dạng ‘sữa’) và gấp 6 đến 10 lần dạng nguyên sơ.

Khoáng keo là dung dịch có các phân tử rất nhỏ, 7.000 lần nhỏ hơn hồng cầu. Mỗi phân tử mang điện tích âm, còn màng ruột con người mang điện tích dương, tạo ra một trường điện từ. Trường điện từ này thu hút hết thảy chất khoáng bao quanh lấy thành màng ruột. Chính vì vậy mà độ hấp thụ đạt đến 98%.

Thảo mộc đóng vai trò rất đẹp trong việc tạo ra khoáng keo. Dùng thực phẩm thảo mộc, con người tích được khóang chất trong cơ thể và khai thác chúng.

KẾT LUẬN


Tất cả những người thọ tới 120 – 140 tuổi thường ở những bản làng trên núi cao (từ 200 đến 400 mét so với mặt biển). Ở đó, hàng năm các sa khoáng phủ lên mặt đất không đến 60cm; hoàn toàn không có mưa, tuyết. Đó là vùng rất khô ráo. Vậy làm sao họ có nước để uống và để tưới cây? Nhờ tuyết từ trong núi tan ra. Họ lại còn dùng nước khoáng của các dòng sông băng. Nước này không nguyên chất và trong như nước suối phun, thường có màu vàng, trắng hoặc xanh da trời. Nó chứa tới 60 – 72 chất khoáng.

Họ không chỉ uống nước để thu được các chất khoáng vào cơ thể mà còn dùng nước đó để tưới đất trồng trọt hết năm nay qua năm khác. Nhờ đó họ không hề mắc các chứng tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, viêm khớp, loãng xương, ung thư, đục thủy tinh thể, cao nhãn áp (thiên đầu thống)… Không thấy dị tật ở trẻ sơ sinh là con, cháu của họ. Họ cũng không có một bác sĩ nào cận kề săn sóc.

Các bạn nghĩ thế nào về tầm quan trọng của chất khoáng keo?

Mong các bạn suy nghĩ kỹ những điều tôi nói và chân thành chúc sức khoẻ các bạn.

Joel D.Wallach
***

Ghi Chú: Tiến sĩ J.D.Wallach đã khởi xướng phong trào sử dụng các chất dinh dưỡng gồm sinh tố (Vitamins) và các chất khoáng vi lượng (Trace minerals) để ngừa bệnh và chữa bệnh. Ông đã và đang tổ chức các cuộc nói chuyện về các chất dinh dưỡng và tuổi thọ. Có năm ông thuyết trình 300 lần và đến nay đã bán ra trên 40 triệu cuốn băng và CD ghi nội dung bài thuyết trình có tên “Dead Doctors Don’t Lie”. Trên đây là phần tóm lược bài nói chuyện của ông.


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét