- Vận Dụng “mặn, ngọt, chua, cay, đắng” Bồi Bổ Ngũ Tạng

Sách cổ điển Trung y có viết: Ngũ vị sở nhập, chua nhập can, cay nhập phế, đắng nhập tâm, mặn nhập thận, ngọt nhập tỳ.

Đông y cho rằng ngũ vị theo thứ tự đối ứng với ngũ tạng của cơ thể, lượng thích hợp có tác dụng bổ ích, quá nhiều lại có thể làm mất cân bằng cơ thể, tạo thành tổn thương cho tạng khí.

Sách Trung y Hoàng Đế nội kinh, phần Tố vấn, chương Tuyên minh ngũ khí có viết: Ngũ vị sở nhập, chua nhập can, cay nhập phế, đắng nhập tâm, mặn nhập thận, ngọt nhập tỳ. Mà trong Bành Tổ nhiếp sinh dưỡng tính luận nhấn mạnh: Ngũ vị không được thiên lệch, chua nhiều thương tỳ, đắng nhiều thương phế, cay nhiều thương can, ngọt nhiều thương thận, mặn nhiều thương tâm.

- Dấu Hiệu Cảnh Báo Hệ Miễn Dịch Yếu

Phát hiện hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả để có những biện pháp xử lý kịp thời là điều hết sức cần thiết và quan trọng.


Hệ miễn dịch của bạn là nơi bảo vệ bạn khỏi những tác hại tiêu cực như vi khuẩn, các chuẩn bẩn, vi rút, nấm ngứa và vô vàn những vật kí sinh khác mà chúng ta phải tiếp xúc hàng ngày.

- Những nỗ lực phi thường

Đây chính là những khoảnh khắc quý giá "hơn vạn lời nói" cho thấy sức mạnh phi thường của con người.

Nhìn qua nhiều người lầm tưởng đây là đôi chân của người mắc bênh lạ nào đó nhưng thực tế không phải vậy. Đây là hình ảnh đôi chân của tay đua Paweł Poljański (27 tuổi), người Ba Lan, sau khi hoàn thành 16 chặng của giải Tour de France năm 2017.

- Khắc ghi 11 câu "thần chú" khi gặp khó khăn...

An Nhiên Vượt Mọi Khủng Hoảng, Sóng Gió Cuộc Đời

Bạn có quyền và khả năng quyết định đâu là điểm dừng của chính mình. 

Bạn không cần phải chịu đựng bất cứ tình huống nào mà bạn không thoải mái. Hãy trân trọng bản thân và đưa ra những quyết định sáng suốt.

- Qua Câu Chuyện Mua Bò ... Hiểu Được Tố Chất Của Người Dẫn Đầu

Chỉ cần cử 2 người con đi mua bò về nuôi, ông bố này đã biết được ai sẽ thành ông chủ, kẻ suốt đời chỉ đi làm thuê.

Câu chuyện mua bò
Ở vùng nọ có một bác nông dân đã già và bác sẵn sàng về hưu để nhường lại trang trại kinh doanh bò cho một trong hai người con trai.

Một hôm, ông gọi 2 người con trai đến và nói: “Trang trại của nhà ta sẽ được giao lại cho em con”.

Người con trai cả nghe thấy thế vô cùng giận dữ, anh ta hét lên: “Bố đang nói gì vậy? Tại sao con là con trai cả mà bố lại không giao lại cho con?”

Sau một hồi im lặng và suy nghĩ, ông bố lên tiếng: “Thôi được rồi, nếu vậy thì con hãy làm việc này cho ta để ta phân định xem liệu con có xứng đáng là người tiếp quản trang trại của gia đình. Sắp tới trang trại nhà ta sẽ cần nhiều gia súc hơn nữa. Con có thể đi đến trang trại ở làng bên và hỏi xem liệu họ có còn bò cái để bán hay không rồi về báo cho ta”.

- Nghiên cứu từ Anh: Hầu hết chúng ta đang 'nấu cơm sai cách' ...

Các nhà khoa học Anh cho rằng hàng triệu người trên thế giới có thể đang nấu cơm sai cách, không loại bỏ được các chất tồn dư độc hại, khiến bản thân và gia đình có nguy cơ nhiễm thạch tín.


- CHỈ CÓ TỪ BI THÔI THÌ KHÔNG ĐỦ

Tỳ Kheo Ni Pháp Hỷ Dhammananda

Ba năm trước, tôi được gọi về quê vì mẹ chúng tôi bệnh nặng. Mẹ đã bị tai biến hơn một năm và mẹ không muốn làm khổ con cháu phải hằng ngày lo túc trực săn sóc mình. Một hôm mẹ đã cố ý uống thuốc quá liều khi không có người thân bên cạnh. 

- Dù Xây Chín Bậc Phù Đồ...

Không Bằng Làm Phúc Cứu Cho Một Người
Câu chuyện có thật được chị Lê Trang, đến từ Hướng Hóa, Quảng Trị tận mắt chứng kiến kể lại và từ lời thuật của những người đi cùng chuyến xe cùng người đàn ông có tấm lòng nhân hậu đã khiến nhiều người cảm thấy xúc động, ấm lòng.

Chùa Tam Chúc (Hình minh họa)


Cậu bé Vân Kiều, người đàn ông lạ mặt và số tiền 15 triệu trao tay trong chớp mắt
"Em là ai, tôi không biết! Tôi chỉ biết em khoảng tầm 15 tuổi, người đồng bào dân tộc Pakô – Vân Kiều ở vùng miền núi tỉnh Quảng Trị...

- MẸ - MẶT ĐẤT BAO DUNG

MÙA VU LAN

Nguyễn Nguyên  An“Bài viết tham dự Ananda Viet Awards”. 
blank
Chúng con kính thưa mẹ,
Bộ xương người đàn ông màu trắng. Bộ xương của người đàn bà màu đen.  Đen là vì con cái rút hết sức lực của mẹ, khi mẹ sinh con.  Bao năm mẹ đã gian khổ nuôi lớn các con khôn lớn.  Đến hôm nay là ngày mẹ ra đi, chúng con mừng ngày mẹ đi  là ngày 19 tháng 6 (Ngày vía Phật Bà), thượng  thọ 84 tuổi. Nhưng không thể không buồn, không khóc vì từ nay chúng con đã  vĩnh viễn không còn mẹ,  không còn cất được tiếng gọi: “ MẸ ƠI!”.

Cuộc đời trăm năm có biết bao nỗi đau sinh ly tử biệt! Nhưng không nỗi mất mát nào lớn hơn nỗi mất mẹ. Cho dù mẹ đã tuổi thượng thọ vẫn để lại trong chúng con một thương tổn sâu sắc, không gì bù đắp được. 
Khi chúng con làm cha,  mới thấm tình mẹ. Năm tôi lên ba, bị mạch lương, mẹ tôi chạy thầy, chạy thuốc chi cũng không lành, nước mủ tanh hôi vẫn chảy rịn mấy năm liền. Bà ngoại tôi kể, tôi đau đớn khóc suốt ngày đêm, mẹ tôi thức chăm sóc cho tôi đến rạc người. Một hôm, ông hoạn lợn đi qua chỉ cho mẹ lấy thức ăn mới tiêu hoá trong ruột non con lợn vừa mổ đem ra bọc vải tám đắp lên mụt, sau một đêm, bắt được sáu con sâu to bằng đầu sợi chỉ, cái mụt tôi mới đóng sẹo lành hẳn. Rồi tôi trèo cây bị té rạn não, mẹ tôi đưa tôi đi viện, các bác sĩ người Pháp và người Việt phải khâu đến sáu mũi chỉ gân mèo.. Rồi tôi  và cậu em kế đi tắm sông suýt chết trôi; rồi tôi hoang nghịch, bị bao tai nạn nữa, mẹ tôi đều gánh hết thảy. Ngày tháng chồng chất!

- Không có dân tộc Kinh (?)

Người Việt phải khai là 'Dân tộc Việt' trong cộng đồng 'Người Việt Nam' gồm 54 dân tộc anh em mà dân tộc Việt là đông nhất.

Người Việt, ai cũng phải khai là dân tộc Kinh một cách vô lý. “Kinh” nghĩa là gì? Tự tìm hiểu tôi mới nghiệm ra không có dân tộc nào là dân tộc Kinh cả.

- Tiêu dùng thông minh thời thực phẩm bẩn


Rau trồng trên sân thượng (ảnh minh họa)

Tình trạng thực phẩm bẩn đang ngày càng lộ diện với những diễn biến ngày càng phức tạp. “Tự cứu mình” vẫn là phương án tối ưu nhất trước khi các nhà quản lý có những hành động quyết liệt hơn để ngăn chặn "quốc nạn” này. 

- Tử Tế Và Trái Tim Tốt Lành Là Nền Tảng Cho Sự Thành Công

Chuyện kể: Mẹ và con trai ăn sáng quên trả tiền, ông chủ không đuổi theo đòi, nhờ vậy mà cứu sống con gái mình

Trong cuộc sống, nếu như một người luôn biết nghĩ cho người khác trước, vì người khác mà suy xét thì thứ mà người ấy nhận được sẽ nhiều hơn những gì mà họ tưởng tượng!

- Cách tái nạp năng lượng trong 10 phút cuối ngày làm việc

10 phút cuối ngày làm việc có thể là khoảng thời gian then chốt, cho phép bạn nhìn nhận lại những công việc đã làm được, sắp xếp lại những cuộc họp, bàn làm việc,... và chuẩn bị sẵn sàng cho ngày làm việc tiếp theo.


KIỀU CHÂU

- Cách Dạy Con "Vô cùng nghiêm khắc" Của Hoàng Tử William & Công Nương Kate...


Công nương xứ Cambridge Kate Middleton không muốn nuôi dạy con như những đứa trẻ hoàng tộc. Cô sẵn sàng chia sẻ đến các bà mẹ trên toàn thế giới cách dạy con nghiêm khắc nhưng hiệu quả.

- "Văn hoá", nhìn từ hội chọi trâu: Rất gần sự phản phúc, bạc tình...

(VTC News) - TS Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng việc một "ông trâu" vô địch mang vinh quang rất lớn cho ông chủ nhưng lại bị giết ngay sau đó thì đó không phải là cách ứng xử có ân, có nghĩa.


Xung quanh vụ việc 'ông trâu điên' húc tung chủ nhân trên sân chọi trâu Đồ Sơn 2017, TS Nguyễn Sĩ Dũng (Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) đã có góc nhìn rất riêng.
TS Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng chính việc thương mại hoá xô bồ lễ hội chọi trâu hay bất kỳ lễ hội nào khác chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực.

- Giác ngộ từ bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật trích từ bộ sử liệu tiếng Anh.

BÀI THUYẾT PHÁP ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC PHẬT
Tiến sỹ Ambedkar - Trịnh Bách dịch và giới thiệu 

PHẦN 1: VẮN TẮT VỀ LỊCH SỬ PHẬT GIÁO
phat-va-kim-cuong-thu-bo-ta
Bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật ở Lộc Uyển
(người cầm gươm bên phải đức Phật là
Kim Cương Thủ Bồ tát), thế kỷ 12 Gandhara – Pakistan
(Bảo tàng Metropolitan, New York)
Sau khi đạt Chính quả ở Gaya, Bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật Thích Ca là bài thuyết giảng của Ngài cho 5 vị Tôn giả, tức là nhóm ông Kaundinya (Kiều Trần Như) ở Sarnath (Lộc Uyển). Dù ngắn gọn, nhưng bài thuyết pháp này được xem là một trong những bài giáo lý quan trọng nhất của Ngài. Các học thuyết căn bản của đạo Phật, như Ngũ giớiBát chính đạoLục hạnh Ba la mậtTứ diệu đếDuyên khởi; cũng như các kinh Chuyển Pháp Luân (Dhamma-Chakka-Pavattan Sutta), Vô ngã(anattā-lakkhana- suttra), v.v đều có xuất xứ từ bài thuyết pháp ngắn gọn này.
Trích đoạn ‘Bài Thuyết Pháp Đầu Tiên Của Đức Phật’ được rút ra từ bộ sử liệu tiếng Anh ‘Đức Phật và Đạo Pháp của Ngài’ (The Buddha and His Dhamma) do Giáo hội Phật giáo Ấn Độ (Buddhist Society of India), Hội Đại Bồ Đề (Mahabodhi Society) của Calcutta (nay là Kolkata) và Nhà xuất bản Đại học Tất Đạt Đa (Siddharth College Publications) xuất bản ở Bombay (nay là Mumbai), Ấn Độ, năm 1957. Riêng đoạn ‘Bài Thuyết Pháp Đầu Tiên Của Đức Phật’ được Bộ Giáo dục của Bang Maharashtra cho in lại năm 1992.