Thích mê căn nhà cấp 4 với thiết kế "siêu đỉnh", cộng thêm có góc sân vườn cực chill
(Tổ Quốc) - Căn nhà cấp 4 với phong cách tối giản, nhẹ nhàng mang đến cho người dùng cảm giác như đang được nghỉ dưỡng tại nhà.
Căn nhà cấp 4 gây thương nhớ ngay từ ấn tượng đầu tiên với thiết kế mái xếp chồng vừa bình dị, vừa dễ thương. Căn nhà sơn trắng có hàng rào xi măng với những ô trống hình vuông nhỏ trông khá thoáng và rộng rãi.
Khi bắt đầu nghe Solfeggio Frequencies, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng như nhức đầu, buồn nôn hay thậm chí là co thắt cơ thể. Đừng lo lắng: bạn chỉ đơn giản là "điều chỉnh/điều chỉnh lại" hệ thống của mình.
9 tần số Solfeggio:
- 174 Hz: Thuốc gây mê tự nhiên, mang lại cho các cơ quan của bạn cảm giác an toàn và an toàn, nó là nền tảng của sự tiến hóa có ý thức.
- 285 Hz: Chữa lành và tái tạo các mô và cơ quan, nó được kết nối với sự tăng tốc của quá trình tiến hóa có ý thức.
Mindfulness (tỉnh thức) là khi một người tập trung toàn bộ cảm xúc, cảm giác và suy nghĩ của mình vào một sự vật, sự việc mà không có bất kỳ phán xét gì. Luyện tập mindfulness là chúng ta đang luyện tập khả năng tập trung để sống trọn vẹn với từng khoảnh khắc hiện tại.
Có những người mặc dù tuổi tác đã cao, nhưng khí chất và thần sắc vẫn duy trì được nét thanh xuân, như thể cả đời họ trông cũng không thể già đi, khiến người khác rất lấy làm lạ. Thật ra cũng không có gì là lạ, mà chỉ bởi trên người họ đã chuẩn bị đầy đủ 7 phẩm chất, giúp duy trì một tâm hồn luôn tươi trẻ.
1. Duy trì một trái tim trẻ
Con người sau khi lớn lên phải trải qua vô số thăng trầm trong xã hội. Trong quá trình trầm mình này, tâm tình của người ta cũng dần thay đổi, họ càng ngày càng hiểu đời hơn, nhưng cũng càng ngày càng rời xa sự ngây thơ của tuổi trẻ.
Quả thật rất khó để chúng ta vẫn mãi duy trì sự ngây thơ ấy. Nhưng một khi trải qua những ma sát, những trải nghiệm dù có cay đắng thế nào, chúng ta cũng vẫn giữ được niềm tin vào sự tốt đẹp, vẫn luôn duy trì được một trái tim hiếu kỳ từ đầu đến cuối. Người như vậy sẽ ngày càng đến gần hơn với hạnh phúc, họ cũng tự nhiên sẽ trở nên trẻ trung hơn.
15 phong tục truyền thống trong dịp Tết cổ truyền của người Việt
Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất của Việt Nam, trong dịp này có rất nhiều phong tục truyền thống có ý nghĩa sâu sắc của người Việt diễn ra nhằm cầu mong một năm mới an lành, may mắn, an khang, thịnh vượng.
Trong những ngày Tết, các thành viên trong gia đình dù có đi đâu xa cũng đều trở về sum họp bên nhau, cùng nhau thăm hỏi người thân, họ hàng, mừng tuổi, đi lễ đầu năm cầu may mắn,... Dưới đây là những phong tục truyền thống đẹp của người Việt trong dịp Tết.
"Đức tin giúp con người đoàn kết, phương tiệc có thể khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng của Đạo là giúp xã hội hướng thượng, xa lìa mọi đau khổ, u sầu, bi thương, vững chân thiện, đạt trí huệ & cuối cùng được giải thoát"
Ấm áp nhất là tình người, mà lạnh lẽo nhất cũng là tình người; đường xa vạn dặm đi cũng gần, khoảng cách lòng người mới là bất tận.
Thế giới phồn hoa là nhờ dung chứa được tất cả; chia rẽ thù hằn cũng bởi trí mông muội... lòng đố kỵ mà ra.
Anh Hai là con trai duy nhất mà 30 tuổi vẫn độc thân nên ba má tôi sốt ruột lắm. Hồi đó, tới tuổi băm mà “chưa có gì” thì thế nào cũng xảy ra nhiều suy diễn kiểu như “chắc thằng đó kỹ tính quá”. Đàn ông con trai mà bị mang tiếng kỹ tính thì coi như… hết cứu.
Cổ nhân giảng: “Trong nhà có người vợ hiền, giống như quốc gia có vị tể tướng tài đức”, hay cũng nói: “Trong nhà có vợ hiền thì người chồng không gặp họa”.
Đây đều là cách nói để khẳng định vai trò và đức hạnh của người vợ trong gia đình xưa.
(Tranh minh họa )
Thời cổ đại, để nhận định một người phụ nữ có phải là “hiền thê, lương mẫu” (người có đức hạnh tài năng hơn người, cổ nhân gọi là “người hiền”, vợ hiền cũng có ý nghĩa như vậy) hay không, người ta sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn trọng yếu đó là “Tương phu, giáo tử” tức là “giúp chồng, dạy con”. “Giúp chồng, dạy con” vừa là tiêu chuẩn đánh giá đạo đức của người phụ nữ xưa và cũng là lời khen ngợi đối với người vợ, người mẹ.
Thật hạnh phúc cho những ai ngoài tuổi tri thiên mệnh vẫn còn có mẹ, để ngày tết còn niềm nương tựa và an ủi lớn nhất trong đời. Mẹ ngồi đó, tóc bạc như hoa mơ hoa mận, bên nồi bánh chưng quây quần con cháu. Trong mắt mẹ, tôi dù bao nhiêu tuổi vẫn cứ là trẻ thơ, vẫn còn nằm trong tã lót của tình mẹ thuở lọt lòng. Và đêm giao thừa, trước ngọn lửa, mẹ đồng nghĩa với tuổi thơ tôi. Ôi những ngày thơ bé, những tết nghèo thơm nức ổ rơm, chiều ba mươi tết tôi như con chó con ngồi bên mẹ, cùng mấy đứa em xem mẹ làm bếp, ngồi chờ ăn tóp mỡ. Ngoài trời, mưa bụi bay như sương, thi thoảng gió xuân mang hơi lạnh mùa đông còn sót lại sột soạt ngoài đầu hè, tiếng lá chuối khô cọ vào nhau nghe như tiếng đồng tiếng sắt. Tôi mê những ngày tết có rét, có mưa bụi bay, có hoa cải vàng ngoài vườn và bướm trắng dẫn đường con trẻ chạy.
Họp ra trễ, tôi chạy một vòng đường Hoàng Hoa Thám ở Bình Thạnh kiếm cái gì đó bỏ vào bụng. Rồi quyết định ghé một tiệm cơm gà chiên da giòn ở lề đường.
Lúc vào tôi đã thấy một bà cụ 2 tay xách 2 túi nylon ngồi ăn rất ngon lành. Nhìn hình ảnh bà cụ ăn, tôi bâng quơ nghĩ lại chắc lâu lắm rồi mình chưa được ăn một cách ngấu nghiến, ngon lành như bà. Rồi cũng tự trả lời "chắc là do cuộc sống giờ đủ đầy quá nên mình không thèm nữa, hay vì món ăn giờ không ngon? Hay vì tâm ta cứ mãi suy nghĩ đâu đâu trong khi ăn?"... Lúc bà cụ kêu "tính tiền cho tui đi cô ơi", bà chủ trả lời: "Bà đi đi, có khách trước trả tiền luôn cho bà rồi". Bà cụ cảm ơn cô chủ quán rồi lầm lũi bước đi.
Ngày tháng còn lại trong đời còn được bao lâu, không ai có thể đoán trước được.
Sống ở hiện tại, xem nhẹ những được mất của đời người, chẳng phải là quá tốt hay sao!
Một đời người ta rốt cuộc được bao lâu, không ai có thể đoán trước được.
Thời gian mấy chục năm, chúng ta chỉ có thể mặc cho số phận không ngừng đi về phía trước, bất cứ ai đều không & cũng không thể đo ni đóng giày cho bản thân mình, duy chỉ có thể thuận theo tự nhiên mà thôi.
Sự chu đáo của đàn ông, theo em cũng cần thiết như nhan sắc của đàn bà, nhưng hiếm hoi hơn, quý giá hơn nhiều, đáng để mọi phụ nữ mong ước, nếu người ta đã có (hoặc cứ nhất thiết phải có), một người đàn ông bên cạnh.
“Thầy không muốn sau này quý vị xây cho Thầy một ngôi tháp ở Tổ Đình. Xây tháp như thế sẽ không có ý nghĩa gì nếu ngày hôm nay quý vị không nối tiếp được những gì Thầy đang trao truyền.
Thầy rất không thích chuyện lấy một mớ tro từ hình hài của Thầy rồi bỏ vào trong một cái hũ, rồi đặt vào trong tháp. Thầy không phải là cái nắm tro đó. Không có lý Thầy chỉ là cái nắm tro ấy hay sao?!
Thầy là một thực tại linh động, đang sống, đang có mặt khắp nơi. Trong các sư chú và các sư cô đều có Thầy, trong các vị cư sĩ quen biết đều có Thầy. Ở chỗ nào mà có thiền hành, thiền toạ, có pháp đàm, có ăn cơm yên lặng, có Sám Pháp Địa Xúc là có Thầy!
Không được nhốt Thầy, bỏ Thầy vào trong một cái hũ nhỏ rồi đặt Thầy vào trong một cái tháp. Thầy không muốn Thầy có một cái tháp. Tốn đất chùa vô ích. Sư Thầy Đàm Nguyện đã xây cho Thầy một cái tháp ở chùa Đình Quán. Đã lỡ xây rồi thì phải ghi lên trước tháp mấy chữ: “Trong này không có gì.” Thầy không nằm trong tháp ấy đâu.
“There is nothing inside”. Nếu người ta vẫn chưa hiểu thì ghi thêm một câu nữa “Ngoài kia cũng không có gì.” Và nếu vẫn còn chưa hiểu thì ghi thêm một câu chót là “Nếu có gì thì nó có trong bước chân và hơi thở của bạn.” Đó là điều Thầy căn dặn các Thầy các sư cô ở chùa Đình Quán Hà Nội và ở Tổ Đình.
Đừng phí thì giờ nghĩ đến chuyện tìm đất xây tháp cho Thầy. Đó không phải là điều Thầy nghĩ tới.
Nếu có một tảng đá có sẵn thì để vào trong hốc đá bản thảo của một cuốn sách của Thầy như cuốn Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức thì tảng đá đó có Thầy nhiều hơn là một cái tháp trong đó có một nắm tro. Đem tro mà rải hết ra ngoài để nuôi cây nuôi cỏ, cho cỏ cho cây lớn lên. Đừng có ngăn ngừa sự tiếp nối của nắm tro ấy…”