=>> TÓM TẮT 12 NHÂN DUYÊN

(Phật giáo&đời sống)

 Thập nhị nhân duyên:

Đây cũng là một chân lý mà đức Phật đã khám phá ra khi trải qua quá trình thiền quán của Ngài. Tất cả những gì mà Đức Phật tuyên bố đều từ kinh nghiệm thực chứng của bản thân và không hề do lý thuyết. Chúng ta theo phương pháp thiền của ngài Goenka thì kinh nghiệm thực chúng sẽ rất rõ ràng. Tôi sẽ cố gắng giải thích chân lý bằng những danh từ dễ hiểu và căn cứ trên kinh nghiêm thiền quán của mình.

Khi chúng ta nhập thất, chúng ta im lặng, ăn một ngày một buổi và chúng ta thiền liên tục từ bốn giờ sáng đến khoảng mười giờ tối. Chúng ta thiền một giờ, nghỉ 5phút xong lại thiền tiếp. Trong những tu viện như vậy, quí vị hành thiền và giữ giới một cách tự nhiên. Thông thường ba ngày đầu dành do thiền định, bảy ngày sau dành cho thiền quán.

Kinh nghiệm thiền cho thấy rằng những người thiền sinh tập sự, họ phải cần ít nhất ba ngày để định tâm. Khi tâm của các thiền sinh tạm thuần thục và trở nên sắc bén, nó sẽ nhận biết được những thay đổi mau lẹ suốt quá trình diễn tiến của dòng tư tưởng, sự sinh ra và diệt đi của những dòng tư tưởng này. Quan trọng hơn nữa, là chúng ta nhận biết được sự thay đổi, sự sinh ra và diệt đi của những cảm giác vi tế nhất trên thân của chúng ta. Và đó là sự chứng ngộ về vô thường của đức Phật: Ngài khám phá ra rằng cơ thể và đầu óc của chúng ta luôn luôn phản ứng do những cảm giác (vedana) trên cơ thể gây nên mà không phải do đồ vật bên ngoài.

Đức Phật đã từng tu khổ hạnh vì quan điểm thời bấy giờ cho rằng, nếu chúng ta ép xác, tâm của chúng ta sẽ được thanh tịnh vì khi tâm của chúng ta tiếp xúc với sáu trần bằng mắt mũi, tai, lưỡi, xúc và tâm, chúng ta sẽ tạo nghiệp vì tham sân si khởi động. 


Sau đó đức Phật đã từ bỏ lối tu hành này vì ngài kinh nghiệm rằng pháp thiền này còn thiếu sót nên không thể đem đến giải thoát. 

Vậy cái gì còn thiếu sót? 
Đó chính là cảm giác trên thân thể của chúng ta. Khi lục căn của ta tiếp xúc với lục trần, cảm giác được sinh ra trên thân thể của chúng ta và nếu cảm giác này dể chịu, chúng ta phản ứng bằng cách níu kéo, nếu cảm giác này là khó chịu, chúng ta sẻ sinh ra sân hận và tìm cách chối bỏ chúng.

Vậy chúng ta phản ứng không phải trực tiếp do tiếp xúc với đồ vật bên ngoài mà do cảm giác sinh ra trên cơ thể. Ngay cả khi ngủ, chúng ta cũng không ngừng phản ứng.
Ví dụ chúng ta đang ngủ, mà có một con muỗi đốt chúng ta, chúng ta sẽ đập nó một cái bốp. Đó là phần vô thức nằm sâu trong tâm của chúng ta đã phản ứng. Và nó phản ứng từng giờ, từng phút, từng dây liên tục 24 trên 24. 

Hễ lạc thọ sinh ra, là Vô Thức phản ứng bằng cách níu kéo và nắm giữ, nếu khổ thọ sinh ra, Vô Thức sẽ phản ứngbằng cách chối bỏ chúng.

Sự níu kéo và nắm giữ sinh ra tham, sự chối bỏ sinh ra sân hận và chúng ta bắt đầu tạo nghiệp (sankara -hoạt động có chủ ý của tâm). Chúng ta tạo nghiệp từng giây, từng phút bởi vì phần vô thức của chúng ta không ngừng phản ứng bằng tham hoặc sân mỗi khi lạc thọ hoặc khổ thọ xuất hiện. Khi chúng ta thiền theo phương pháp của ngài Goenka ta sẽ thấy rằng lạc thọ hoặc khổ thọ có mặt trên khắp thân thể của chúng ta. Tại sao những cảm giác này được sinh ra? Tại vì có sự tiếp xúc của mắt và sự thấy, mũi với mùi vị, lưỡi với sự ăn uống, thân thể với ngoại vật và tâm với tiến trình suy nghĩ. Khi có sự tiếp xúc, cảm giác sẽ được sinh ra, lạc thọ, khổ thọ hay trung thọ (thọ trung tính).

Tại sao lại có sự tiếp xúc này? Tại vì có lục trần và lục căn. Lục căn do đâu mà có? Từ lúc chúng ta sinh ra thì lục căn xuất hiện. Tại sao lục căn xuất hiện? Lục căn xuất hiện vì có sự sống. Tại sạo lại có sự sống? Sự sống do đâu mà có? Tại vì sự sống được tạo nên do tâm và vật chất. Tại sao tâm và vật chất (esprit et matiere) hiện hữu? Vì có sự biết (conscience). Sự biết do đâu mà có? Tại vì phản ứng, mỗi lần phản ứng là giúp cho sự biết này xuất hiện. Tại sao chúng ta lại phản ứng? Là vì chúng ta không biết (vô minh), do chúng ta không biết rằng mỗi lần phản ứng là nghiệp được sinh ra nên chúng ta tạo nghiệp liên tục, nghiêp lực này lại tiếp tục sinh ra một đời sống mới.

Do có sự sống mà khổ đau có mặt. Vậy khổ đau bắt nguồn từ vô minh.

Muốn chấm dứt khổ đau, phải xóa tan vô minh, nhưng làm sao để xóa tan vô minh và bẻ gãy gông cùm do thập nhị nhân duyên xiềng xích ta vào thế giới này, làm sao xóa tan vô minh, bẽ gãy gông cùm để được giải thoát khi mà sự sống đã bắt đầu?

Tự tử là điều không thể được. Lúc chúng ta tự tử, tâm chúng ta đầy chán nãn và sợ hãi và sự đau khổ càng to lớn hơn. Chúng ta sẽ bị rơi vào một đời sống mới tràn đầy đau khổ nên tự tử không phải là cách giải quyết vấn đề giúp ta thoát khổ.

Chúng ta cũng không thể tiêu hủy lục căn vì làm như vậy không khác gì chúng ta tự tử, chúng ta cũng không thể tiêu hủy lục trần vì làm như vậy la chúng ta phải tiêu hủy toàn thế giới bên ngoài mà chúng ta đang sống.

Chỉ còn một cách duy nhất để bẽ gãy gông cùm do thập nhị nhân duyên gây ra là chúng ta đừng phản ứng mỗi khi cảm giác xuất hiện trên thân thể của chúng ta. Trước đó, mỗi khi lạc thọ xuất hiện, chúng ta chạy theo chúng, muốn nắm giữ chúng và khi khổ thọ xuất hiện, chúng ta lại sinh tâm chán ghét và muốn từ bỏ chúng. 

Tham lam và sân hận sinh ra khổ đau. Vậy muốn tránh khổ đau ngay từ bây giờ chúng ta phải thiền về cảm giác: mỗi khi cảm giác xuầt hiện chúng ta phải ý thức được chúng, chúng ta giữ chánh niệm và không phản ứng. Chúng ta quan sát những cảm giác này, và chúng ta thấy những cảm giác sinh ra và lại diệt đi. Sự quan sát này càng ngày càng được củng cố do công phu thiền quán.Chúng ta hiểu một cách minh bạch rằng những cảm giác này là vô thường. Không có gì để tham lam và chán ghét chúng cả. Do hiểu chúng là vô thường mà tuệ quán phát sinh nơi tâm của chúng ta. Nếu chúng ta không nắm bắt, không chiếm giữ, tâm của chúng ta sẽ được bình an và giải thoát.

Chúng ta có thể tóm tắt luật Thập nhị nhân duyên:

- Vì không biết (Vô minh) nên chúng ta phản ứng (Hành).

- Do phản ứng ý thức xuất hiện.

- Vì có ý thức, thân và tâm xuất hiện.

- Vì có thân và tâm nên lục căn xuất hiện.

- Do lục căn có mặt, nên có sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

- Vì tiếp xúc nên sinh ra cảm giác.

- Do có cảm giác, nên sinh ra tham lam và sân hận.

- Tham lam và sân hận sinh ra chấp thủ (gắn bó, quyến luyến...)

- Do chấp thủ nên sinh ra lòng ham sống.

- Vì muốn sống nên sự sống được hình thành.

- Vì có sự sống nên đau khổ có mặt với già , bệnh tật và chết.

Đạo lộ Giải thoát:
Mỗi một thời khắc mà chúng ta không tạo nghiệp, những nghiệp trong quá khứ sẽ trồi lên và cảm giác sẻ xuất hiện trên thân thể, chúng ta có thể kinh nghiệm được những cảm giác này khi chúng ta thiền quán. Nếu chúng ta giữ chánh niệm và không phản ứng, những cảm giác này sẽ biến mất. 

Sau đó những nghiệp khác trong quá khứ lại tiếp tục trồi lên, những cảm giác mới lại xuất hiện. Chúng ta lại tiếp tục giữ chánh niệm bằng cách không phản ứng. Cứ mỗi lần thiền quán mà chúng ta chánh niệm, tỉnh giác, giữ cho tâm ta được quân bình, không để cho lạc thọ hoặc khổ thọ chi phối, chúng ta giữ tâm định tĩnh và không phản ứng, những nghiệp chướng này sẽ từ từ được rửa sạch. Tới một lúc nào đó, tất cả nghiệp chướng đều được tiêu trừ do công phu thiền quán, chúng ta đắt quả Alahán và giải thoát.

Tất cả tiến trình giải thoát này đều được dựa lên kinh nghiệm của những khóa thiền. 

Đức Phật đã thiền, đã kinh nghiệm qua tiến trình này và đắc đạo. Khi kinh nghiệm thiền của bạn đã thâm sâu, bạn hiểu rằng quá trình giải thoát bằng cách thanh lọc tâm không dính dáng gì đến kinh điển và kiến thức trừu tượng.

Chúng ta phải thiền về cảm giác vì nhờ thiền về cảm giác mà chúng ta có thể thoát khỏi sự ràng buộc xiềng xích của thập nhị nhân duyên. Đức Phật nhấn mạnh ta phải thiền về cảm giác (vedana) vì đây là đầu dây mối nhợ cột chúng ta vào vòng luân hồi không có lối thoát.

Và khi bạn thiền theo phương pháp của ngài Goenka, bạn kinh nghiệm đây là con đường trực tiếp đưa đến giải thoát:

- Do thiền quán về cảm giác chúng ta hiểu phần Vô Thức (subsconscience) hoạt động ra sao, tham sân si nguy hiểm như thế nào nên chúng ta ngừng phản ứng với những cảm giác, mọi dây xích bị cắt đứt (vô minh - Sankara ko còn nữa, không có sankara nào được sinh ra
):
- Sankara (hoạt động có chủ ý của tâm) diệt => Thức diệt (Dòng tâm thức ngừng lại).

- Thức diệt nên cơ cấu thân tâm diệt (không còn phần tâm thức và vật thể lưu chuyển).

- Vì cơ cấu thân tâm diệt nên 6 giác quan diệt,(không còn 6 giác quan nữa).

- Vì 6 giác quan diệt nên xúc diệt, xúc chạm không còn nữa. 

- Vì xúc diệt nên cảm giác diệt, không còn cảm giác nữa. 

- Vì cảm giác diệt nên thèm khát diệt, không còn thèm khát nữa. 

- Thèm khát diệt nên ràng buộc diệt, không còn ràng buộc nữa. 

- Vì ràng buộc diệt nên hết trở thành, không còn tiến trình trở thành. 

- Vì trở thành diệt nên sanh cũng diệt, không còn sự sanh ra đời. 

- Vì sanh diệt nên già chết; sầu bi; khổ; ưu; não diệt. 
Tất cả khổ đau nối gót ra đi (...chấm dứt luân hồi). 

(Lược trích trong bài giảng của Thiền sư S.N.GOENKA)

Cầu mong càng ngày càng nhiều người bước trên đạo lộ giải thoát.

Mô Phật!

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét