Hiển thị các bài đăng có nhãn Đất Việt - Người Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đất Việt - Người Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

- Khoảng Khắc Cả Sân Trường 'Nổ Tung' Vì U23

Chiều 23/1, trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng) tổ chức chiếu bóng đá trận bán kết U23 châu Á giữa sân trường, khoảnh khắc U23 VN giành chiến thắng, cả sân trường như nổ tung, vỡ òa vì vui sướng.



Nguồn: Trường Thpt Ngô Quyền

- Nồi Đất

Những sản phẩm được bắt đầu từ tình yêu của ông Lý Ngọc Minh với gia đình:

Cái nồi - giản đơn mà là vật dụng không thể thiếu trong bếp ăn của mỗi gia đình, như một lẽ đương nhiên: “Mọi thức ngon đều khởi đầu từ cái nồi”.

Yêu cầu đầu tiên của ông về sản phẩm là phải an toàn, tuyệt đối an toàn cho sức khỏe của những người thân yêu cũng như khách hàng


Xông pha chinh phục đỉnh cao của các dòng gốm tinh xảo, khó ai sánh kịp, một ngày, ông vô tình nghe được cuộc trò chuyện của vợ với các con:

“- Món cá kho trong nồi inox ăn không ngon bằng nồi đất, mẹ ơi. Cá bén mùi kim loại, tanh, tanh…

- Tinh Túy Dân Tộc...

Kiến trúc và điêu khắc của dân tộc Chăm, di sản quý báu của nhân loại

Khi nhắc tới nghệ thuật điêu khắc, người ta liền nghĩ tới ngay những quốc gia có bề dầy lịch sử cùng những công trình điêu khắc đồ sộ làm mê mẩn người xem như Trung Quốc, Ấn Độ, hay nghệ thuật Kito giáo ở Châu Âu. Nhưng có một dân tộc mà sử sách ghi chép là đất không rộng, người không đông, lại là chủ sở hữu của các công trình được đánh giá là kiệt tác, đặc biệt là điêu khắc. Đó là dân tộc Chăm. 

- Bộ Ảnh Đẹp "Đặc Biệt"

Bộ ảnh đặc biệt ấn tượng này được nhiếp ảnh gia Đồng Văn Hùng thực hiện, và người trong những bức ảnh này chính là bà ngoại thân yêu của anh.

- Bậc nữ lưu hào kiệt hiếm có...

Kiều Mai Sơn
Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, người giữ tay hòm chìa khóa gia sản của gia đình nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô (1914 - 1988) vừa qua đời đêm 5/11/2017 tại nhà riêng (34 Hoàng Diệu, Ba Đình - Hà Nội) hưởng thọ 104 tuổi thật là bậc nữ lưu hào kiệt hiếm có trong thế kỷ XX...


Nhất Trịnh Văn Bô, nhì Đỗ Đình Thiện
Những năm 1930 - 1940, giới thương gia Đông Dương đã thuộc làu câu “Nhất Trịnh Văn Bô, nhì Đỗ Đình Thiện” để tôn vinh hai nhà tư sản giàu có của Hà Nội đương thời. Mặt trận Việt Minh từ khi ra đời đã có nhiều dịp quyên tiền của các gia đình hằng tâm hằng sản, trong đó có gia đình thương nhân Trịnh Văn Bô và Hoàng Thị Minh Hồ, chủ hiệu tơ lụa Phúc Thái, 48 phố Hàng Ngang.

Tháng Tám 1945, ngay sau khi Việt Minh giành được chính quyền ở Hà Nội, ông Nguyễn Lương Bằng đã đến đặt vấn đề với bà Hoàng Thị Minh Hồ: “Gia đình anh chị là nơi đảm bảo an toàn nhất, là chỗ dựa mọi mặt của đoàn thể. Xin cho chúng tôi được dời cơ quan thượng cấp về đây”. Từ ngày 24/8/1945, nhà số 48 phố Hàng Ngang đã được đón “ông cụ dưới quê lên chơi”.



Cụ Hoàng Thị Minh Hồ (1914 - 2017) - ảnh: Linh Tâm

- NHÌN NHẬN LẠI VIỆC ĐÁNH GIÁ TRIỆU ĐÀ VÀ NƯỚC NAM VIỆT TRONG LỊCH SỬ


NHÌN NHẬN LẠI VIỆC ĐÁNH GIÁ TRIỆU ĐÀ 
VÀ NƯỚC NAM VIỆT TRONG LỊCH SỬ
Hà Văn Thùy

Từ thời có Sử, các nhà nước quân chủ Việt Nam đều ghi công Triệu Đà và thừa nhận Nam Việt là triều đại chính thống của Việt Nam. Dù ở cuối thế kỷ XVIII Ngô Thì Sỹ có lên tiếng bài bác, cho Triệu Đà có tội đưa nước ta vào vòng nô lệ phương Bắc thì sử nhà Nguyễn vẫn ghi nhà Triệu là tiền triều. Quan niệm này được tiếp tục trong Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim rồi Bài ca Việt Minh của Hồ Chí Minh xuất bản tại Cao Bằng năm 1942 với hai câu thơ: Triệu Đà là vị hiền quân. Quốc danh Nam Việt trị dân năm đời. Năm 1945, Chương trình Phổ thông Trung học của Chính phủ Trần Trọng Kim cũng coi nhà Triệu mở đầu cho lịch sử Việt Nam.

- BÔNG HOA GIỮA ĐẠI NGÀN

HOA NỞ BẰNG TÌNH THƯƠNG


Cũng như nhiều nơi vùng cao phía Bắc, xóm Lũng Luông (xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) là một địa chỉ nghèo và còn rất nhiều khó khăn, thời tiết khắc nghiệt. 

- MẸ - MẶT ĐẤT BAO DUNG

MÙA VU LAN

Nguyễn Nguyên  An“Bài viết tham dự Ananda Viet Awards”. 
blank
Chúng con kính thưa mẹ,
Bộ xương người đàn ông màu trắng. Bộ xương của người đàn bà màu đen.  Đen là vì con cái rút hết sức lực của mẹ, khi mẹ sinh con.  Bao năm mẹ đã gian khổ nuôi lớn các con khôn lớn.  Đến hôm nay là ngày mẹ ra đi, chúng con mừng ngày mẹ đi  là ngày 19 tháng 6 (Ngày vía Phật Bà), thượng  thọ 84 tuổi. Nhưng không thể không buồn, không khóc vì từ nay chúng con đã  vĩnh viễn không còn mẹ,  không còn cất được tiếng gọi: “ MẸ ƠI!”.

Cuộc đời trăm năm có biết bao nỗi đau sinh ly tử biệt! Nhưng không nỗi mất mát nào lớn hơn nỗi mất mẹ. Cho dù mẹ đã tuổi thượng thọ vẫn để lại trong chúng con một thương tổn sâu sắc, không gì bù đắp được. 
Khi chúng con làm cha,  mới thấm tình mẹ. Năm tôi lên ba, bị mạch lương, mẹ tôi chạy thầy, chạy thuốc chi cũng không lành, nước mủ tanh hôi vẫn chảy rịn mấy năm liền. Bà ngoại tôi kể, tôi đau đớn khóc suốt ngày đêm, mẹ tôi thức chăm sóc cho tôi đến rạc người. Một hôm, ông hoạn lợn đi qua chỉ cho mẹ lấy thức ăn mới tiêu hoá trong ruột non con lợn vừa mổ đem ra bọc vải tám đắp lên mụt, sau một đêm, bắt được sáu con sâu to bằng đầu sợi chỉ, cái mụt tôi mới đóng sẹo lành hẳn. Rồi tôi trèo cây bị té rạn não, mẹ tôi đưa tôi đi viện, các bác sĩ người Pháp và người Việt phải khâu đến sáu mũi chỉ gân mèo.. Rồi tôi  và cậu em kế đi tắm sông suýt chết trôi; rồi tôi hoang nghịch, bị bao tai nạn nữa, mẹ tôi đều gánh hết thảy. Ngày tháng chồng chất!

- Khu nghỉ dưỡng sinh thái đẹp nhất thế giới tại Việt Nam



(Dân Việt) Tạp chí National Geographic vừa công bố danh sách 10 khu nghỉ dưỡng sinh thái đẹp nhất thế giới, trong đó có Topas Ecolodge, Sapa, Lào Cai 

- Quán cơm chỉ 1.000 đồng

Có nhiều điều độc đáo tại quán cơm từ thiện giá chỉ... 1 ngàn đầu tiên tại Đà Nẵng, do một doanh nhân lập ra, nhưng anh không muốn tên tuổi xuất hiện trên báo.

Từ những cơn đói thắt lòng thời còn ngồi trên giảng đường đại học, chàng sinh viên quê Long An đã nuôi ý tưởng sẽ mở một quán cơm từ thiện, để chia sẻ bớt nỗi lo toan cơm áo với những người nghèo. Và một ngọn nến nhân ái đã được thắp lên, với sức lan tỏa ngày một lớn, nhân lên những ngọn nến khác trong cộng đồng, lung linh, ấm áp tình người.

Những cơn đói thời sinh viên...
Hơn 2 tháng nay, khu vực nhà số 8 Đỗ Ngọc Du (Đà Nẵng) nhộn nhịp hẳn lên với việc khai trương quán cơm… 1 ngàn đồng dành cho những lao động nghèo. Hỏi sao lại là 1 ngàn mà không phải 2 ngàn hay nhiều ngàn khác như nhiều địa phương khác? Ông chủ quán chỉ tay vào tấm băng rôn phía trước: “Lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá tả tơi”, nên 1 ngàn cũng là quá nhiều…

Quán cơm 1 ngàn dành cho lao động nghèo ở Đà Nẵng

- Những bức ảnh về Đà Lạt xưa & Gian truân dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm

Đà Lạt khi xưa vốn dĩ là vùng đất của những người đồng bào thiểu số thuộc bộ tộc K'Ho hiện nay. Sau cuộc khám phá của bác sĩ Yersin vào tháng 6 năm 1893, bộ mặt thành phố Đà Lạt dần hình thành bới công cuộc xây dựng và quy hoạch có chủ đích của người Pháp sau đó.

Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm hoang vu, những người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn và trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó. Trải qua những khoảng thời gian thăng trầm của hai cuộc chiến tranh cùng giai đoạn khó khăn những thập niên 1970–1980, Đà Lạt ngày nay là một thành phố 211 ngàn dân, đô thị loại I trực thuộc tỉnh, giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng.

Một thời đã qua với bao vết tích và giá trị lịch sử vẫn còn đọng lại, hôm nay Đà Lạt Trong Tôi xin gửi đến quý độc giả 40 bức ảnh về Đà Lạt xưa, hi vọng những bức ảnh này sẽ giúp quý độc giả có cái nhìn xuyên suốt hơn về một thời huy hoàng của thành phố nghỉ dưỡng này. 

Cây xăng CALTEX nằm ở vị trí bưu điện thành phố Đà Lạt hiện nay

- Tịnh Tâm Cảnh Chùa Linh Ứng

Chùa Linh Ứng trên bán đảo Sơn Trà là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng. 

- Tìm hiểu những Cố đô Việt Nam

Trong hành trình xuyên bao thế kỷ, bạn có thể tìm hiểu lịch sử, văn hóa giữa các vùng miền, trải nghiệm nhiều không gian của đất nước.


1.Đền Hùng, Phú Thọ
Khu di tích Đền Hùng thuộc xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng, có độ cao175 mét so với mặt nước biển, thuộc đất Phong Châu, vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam, mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo tạo thành ba đỉnh “Tam sơn cấm địa”.

Toàn bộ khu di tích có 4 đền, một chùa và một lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ.

- Những Con Đường, Góc Phố Thảnh Thơi Bình Yên...

Thời tiết mát dịu, nắng nhẹ, đường phố thanh bình, người dân thong thả du xuân là những khoảnh khắc đẹp ngày đầu đón Tết Đinh Dậu ở TP.HCM.

Tượng Đài Trần Hưng Đạo (Đường Tôn Đức Thắng)

- Đại Lễ “Dựng - Hạ Nêu” Ở Huế

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã cho phục dựng lại lễ dựng nêu xưa kia của các vua Nguyễn trong cung cấm.

Sự tích
Theo Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, sự tích cây nêu được tóm tắt như sau:
Ngày xưa Quỷ chiếm toàn bộ đất nước,còn Người chỉ làm thuê, và nộp phần lớn lúa thu hoạch cho Quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay, và cuối cùng Quỷ tự cho mình hưởng quyền "ăn ngọn cho gốc". Người chỉ được hưởng rạ, tuyệt đường sinh nhai nên cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Phật bảo Người đừng trồng lúa mà trồng khoai lang. Mùa thu hoạch ấy, Người được hưởng không biết bao nhiêu củ khoai, còn Quỷ chỉ hưởng lá và dây khoai, đúng theo phương thức 'ăn ngọn cho gốc'. Sang mùa khác, Quỷ lại chuyển qua phương thức "ăn gốc cho ngọn". Phật bảo Người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả Quỷ lại hỏng ăn. Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau chúng nó tuyên bố "ăn cả gốc lẫn ngọn". Phật trao cho Người giống cây ngô (bắp) để gieo khắp nơi. Quỷ lại không được gì, còn Người thì thu hoạch cơ man là trái ngô. Cuối cùng Quỷ nhất định bắt Người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa. Phật bàn với Người điều đình với Quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông. Do mất đất sống nên Quỷ huy động quân vào cướp lại. Trận đánh này bên Quỷ bị thua sau khi bị bên Người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột... và Quỷ lại bị Phật đày ra biển Đông. Trước khi đi, Quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương hại nên hứa cho. Do đó, hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán là những ngày Quỷ vào thăm đất liền thì người ta theo tục cũ trồng cây nêu để Quỷ không bén mảng đến chỗ Người cư ngụ. 
Trên nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn Quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày Tết để cấm cửa Quỷ.

- Tết về nhớ chợ quê xưa

 Ký ức đẹp nhất về Tết có lẽ cũng là những hình ảnh về phiên chợ quê ngày Tết.


Khi những tấm lịch trên tường mỏng dần đi, ký ức trong tôi về những phiên chợ Tết lại dày lên, nhớ da diết cái không khí tươi vui như bức tranh vẽ bằng thơ trong “ Chợ Tết” của Đoàn Văn Cừ: “ Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi/ Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh/ Trên con đường viền trắng mép đồi xanh/ Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết”.

- Chiêm Ngưỡng Những Bảo Vật Triều Nguyễn Trở Về Cố Hương

Sáng 6/12 tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 3 Lê Trực, TP Huế), một cuộc triển lãm với quy mô lớn nhất lần đầu tiên đã giới thiệu đến công chúng 64 bảo vật hoàng cung triều Nguyễn cực kỳ quý giá đã từng thuộc về Huế, nay quay lại cố hương.

- Góc bình yên của đạo diễn Lê Cung Bắc giữa TP.HCM

Đạo diễn "Người đẹp Tây Đô" gọi ngôi nhà xanh mát của ông là "Tĩnh tâm cốc" - một góc bình yên giữa Sài Gòn.



Nghệ sĩ Ưu tú Lê Cung Bắc sinh năm 1946 tại Quảng Trị nhưng có gần nửa thế kỷ gắn bó với Sài Gòn. Hiện tại, ông cùng gia đình sống trong ngôi nhà 200 mét vuông ở quận 10. Nhà trong hẻm, cách không xa những con đường sầm uất của phố chính dù vậy vẫn yên tĩnh, được bao quanh bởi không gian xanh mát, hài hòa với thiên nhiên.