- Đại Lễ “Dựng - Hạ Nêu” Ở Huế

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã cho phục dựng lại lễ dựng nêu xưa kia của các vua Nguyễn trong cung cấm.

Sự tích
Theo Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, sự tích cây nêu được tóm tắt như sau:
Ngày xưa Quỷ chiếm toàn bộ đất nước,còn Người chỉ làm thuê, và nộp phần lớn lúa thu hoạch cho Quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay, và cuối cùng Quỷ tự cho mình hưởng quyền "ăn ngọn cho gốc". Người chỉ được hưởng rạ, tuyệt đường sinh nhai nên cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Phật bảo Người đừng trồng lúa mà trồng khoai lang. Mùa thu hoạch ấy, Người được hưởng không biết bao nhiêu củ khoai, còn Quỷ chỉ hưởng lá và dây khoai, đúng theo phương thức 'ăn ngọn cho gốc'. Sang mùa khác, Quỷ lại chuyển qua phương thức "ăn gốc cho ngọn". Phật bảo Người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả Quỷ lại hỏng ăn. Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau chúng nó tuyên bố "ăn cả gốc lẫn ngọn". Phật trao cho Người giống cây ngô (bắp) để gieo khắp nơi. Quỷ lại không được gì, còn Người thì thu hoạch cơ man là trái ngô. Cuối cùng Quỷ nhất định bắt Người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa. Phật bàn với Người điều đình với Quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông. Do mất đất sống nên Quỷ huy động quân vào cướp lại. Trận đánh này bên Quỷ bị thua sau khi bị bên Người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột... và Quỷ lại bị Phật đày ra biển Đông. Trước khi đi, Quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương hại nên hứa cho. Do đó, hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán là những ngày Quỷ vào thăm đất liền thì người ta theo tục cũ trồng cây nêu để Quỷ không bén mảng đến chỗ Người cư ngụ. 
Trên nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn Quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày Tết để cấm cửa Quỷ.


Đoàn rước nêu 


Dàn nhạc cung đình đi theo sau để tấu những bản nhạc vui tươi 


Đội lính tráng, quan và cờ quạt ở đoàn rước nêu 


Cây tre già được khiêng qua quãng đường dài trong Hoàng thành Huế


Nêu tiến vào Thế Miếu 


Treo các vật linh thiêng vào ngọn cây nêu 


Bàn cúng với đầy đủ các vật phẩm 


Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế kính cẩn vào lễ cúng dựng nêu ngày Tết 


Bắt đầu tiến hành dựng cây nêu 


Cây nêu dựng lên trong Kinh thành Huế đúng sáng 23 tháng Chạp, báo hiệu một mùa Tết đến Lễ dựng nêu đã diễn ra với nhiều nghi thức cổ xưa rất độc đáo. Đoàn rước cây nêu bắt đầu đi từ cửa Hiển Nhơn sau khi có tiếng hô của vị quan trong đoàn cầm lỗ bộ: Kh..ơ..ở..i…, Tiểu nhạc…t…á…c…Đi đầu là 8 lính mặc áo đỏ, đội nón, cầm lỗ bộ. 

Theo sau là 10 lính mặc áo vàng, đội nón cầm cây nêu. Sau cây nêu là đội nhạc công tiểu nhạc gồm 9 người thổi kèn, đánh trống rộn ràng bài Phú lục địch. Tiếp theo là 1 lính mặc áo vàng, đội nón, bưng tráp cau, trầu rượu và phướn.

Đoàn rước nêu cung đình

Nối tiếp đoàn rước nêu là 1 quan đội mũ cầm 1 lỗ bộ ghi 2 chữ Thướng Tiêu (thướng nêu). 4 lính áo đỏ đội nón cầm 4 cờ tứ phương cùng 4 lính áo đỏ đội nón cầm lồng đèn theo sau người quan này. Cuối cùng, chốt hậu đoàn rước sau cùng là 2 lính mặc áo vàng đội nón, cầm cờ cảnh, cờ tất.

Đoàn tiến thẳng vào Thế Miếu, nơi thờ các vị hoàng đế triều Nguyễn. Hương án, lễ phẩm đã bày đủ. Đội rước nêu đến điểm tập kết thì Nhã nhạc tắt. Quan cầm lỗ bộ xướng tiếp: Thướng tiêu…lễ, Đại nhạc…t…á…c…
Lúc này Đại nhạc nổi lên với tiếng song tấu kèn trống vui tươi.

Dựng nêu

Các lãnh đạo Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đến làm lễ tại hương án. Xong, quan xướng tiếp: Thướng…t…i…ê…u… Lúc này 10 lính vác nêu dựng nêu lên. Dựng xong, quan xướng: Khánh hạ…lễ, Đại nhạc…t…á…c…Lãnh đạo trung tâm làm lễ tạ, kết thúc. Xong, quan xướng câu cuối: Lễ…t..ấ…t.
Vào ngày xưa, cứ mỗi lúc vua dựng nêu trong cung cấm thì ngoài thành, người dân mới được dựng nêu. Việc cây nêu của vua dựng lên mang ý nghĩa báo hiệu cho mọi người biết một năm mới đã đến với những ngày nghỉ ngơi, vui chơi thoải mái.

Quan cầm cờ đào trên lá nêu làm lễ

Lần đầu tiên tái hiện lại lễ dựng nêu của vua Nguyễn ở Huế xưa, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế nhằm mục đích tạo nên một sinh hoạt có tính điểm nhấn và tạo không khí vui tươi trong dịp Tết Nguyên đán năm nay. Lễ được tái hiện trên cơ sở chất liệu cung đình, từ đó xây dựng kịch bản có tính nghi thức với những bước khá đầy đủ về lễ dựng nêu trong chốn hoàng cung.

Ngoài Đại Nội Huế, các lăng vua Nguyễn cũng tổ chức lễ dựng nêu. Vào ngày mồng 7 tháng Giêng, nêu ở tại Thế Miếu sẽ được hạ xuống kèm với lễ tạ, mở ra một năm làm việc mới sẽ lại bắt đầu với xg niềm tin, hy vọng, thắng lợi mới.


Phải 10 người lính khiêng cây nêu rất dài và đẹp


Đoàn rước dài với quan, lính, đội nhạc


Nêu được rước vào Thế Miếu


Hương án đã sẵn sàng


Khoảnh khắc thiêng liêng


Nghi thức thực hiện đúng theo lúc xưa


Lạy tạ trời đất


Gắn các lễ vật đuổi tà ma vào ngọn cây nêu


Quan ra lệnh dựng nêu, đội nhạc tấu các ca khúc rộn rã


Cây nêu được dựng đứng thẳng


Nêu cung đình tỏa bóng bên Hiển Lâm Các trong Thế Miếu - tòa nhà cao nhất cung vua Nguyễn lúc xưa

Nêu được dựng từ 27 đến mồng 7 tháng Giêng, báo hiệu những ngày Tết ăn chơi, nghỉ ngơi trong chốn cung đình cũng như ngoài dân chúng

Đại Dương“28 Tết dựng nêu, mồng 7 hạ nêu tiễn ông bà về trời”. Đã hơn 20 năm nay, tục lệ Tết xưa ấy vẫn còn được lưu giữ tại chùa Diệu Đế, một trong 4 ngôi quốc tự thời vua Nguyễn ở Huế.
Tại Huế, nêu thường được dựng trước các đình làng, trong cung điện, chùa cổ. Qua các năm, danh hiệu “nêu vô địch” vẫn thuộc về chùa Diệu Đế. Đặc biệt năm nay, các thầy tại đây đã chọn được một cây nêu già bóng loáng được xem là cao nhất trong lịch sử cây nêu với chiều dài xấp xỉ 20m.

Cây nêu được lấy từ vườn tre già trong chùa với hàng trăm bụi tre mập, cao khác người. Tiêu chí chọn nêu là cao, chắc khỏe, trên ngọn có chùm lá xanh tán rộng. Nêu được chặt trước một ngày, “tắm rửa” và qua một đêm nằm dưới đất, nhận tinh khí của sương trời. Sáng sớm hôm sau, các thầy sẽ dựng lên sau chùa, theo trục chính giữa từ điện Phật. 

Lễ “dựng nêu” diễn ra trong 1 tiếng. Bắt đầu bằng việc kết đèn, cờ đỏ, giỏ tre đựng cau trầu lên đầu ngọn nêu. Tiếp tục là đính dòng câu chúc mừng năm mới bằng chữ Hán lên mình nêu. Sau đó, các thầy sẽ cúng ở bàn thờ giữa trời, khấn vái và ra lệnh dựng. 

Vì cây nêu quá cao nên phải huy động sào tre, thang và hơn chục người ôm thân nêu cho khỏi ngã. Khi đã đặt đế nêu xuống hố thì từ từ dựng thẳng đứng theo hướng vuông góc mặt đất. Cuối cùng là chèn đá tảng cho chặt thân nêu. 

Trong 10 ngày Xuân, các thầy ngoài việc đón tiếp khách viễn cảnh chùa, mỗi tối đều hướng tâm vào cây nêu cầu nguyện cho một năm thuận hòa, quốc thái dân an. 

Sáng mồng 7, nêu được hạ trang nghiêm bằng một lễ cúng bái trang trọng và gỡ các vật dụng trên nêu, cất lại trong chùa cho năm sau. 


Cây tre già làm nêu năm nay rất đẹp và nặng, dài gần 20m


Các tiểu đang tìm những lá tre vàng để vứt đi, vì nêu dựng lên phải nguyên một màu xanh.


Hơn 10 người vất vả dùng tre, thang và tay để dựng cây nêu


Nêu được kết bằng dải đối bằng vải điều đỏ dài 8m


lắp đèn, câu đối và giỏ cau trầu vào nêu



Mướt mồ hôi cho nêu vào hố


Cây nêu đã được dựng lên trong tết 2010


Nêu mang cái Tết xưa đến cho mọi người


Trống đánh liên hồi tiễn đưa nêu


Các lễ vật chuẩn bị cất giữ lại tại chùa Diệu Đế, chờ cây nêu năm sau

Sáng mồng 7, cây nêu sau 10 ngày ăn tết được trịnh trọng hạ xuống.

Theo nhà nghiên cứu Huế, Nguyễn Phước Vĩnh Cao, ở Việt Nam vào thời nhà Lê đã có cây Nêu. Đời vua Minh Mạng, cuộc sống no đủ, cứ đến 27 Tết, toàn bộ các bộ ngành đều cất hết khuôn dấu vào giỏ tre, xong treo lên cây Nêu và yên tâm ăn Tết, không màng gì đến công việc. Mồng 7 hạ Nêu, công việc lại được tiến hành như cũ. 

Cây Nêu có liên quan đến nhà Phật. Dựng cây Nêu để trừ tà khí, xú uế và đuổi ma quỷ trong năm mới. Ông bà quá cố thấy cây Nêu là biết Tết về - theo ngọn nêu có treo dải điều đỏ tìm đến chơi nhà con cháu.


Đại Dương - Ngọc Nghĩa


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét