Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐẠO PHẬT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐẠO PHẬT. Hiển thị tất cả bài đăng

- Giáo Pháp Là Một Điều Vô Cùng Bình Thường Và Đơn Giản

Hãy tỉnh thức, nhận biết thân tâm theo đúng bản chất thực tế của nó bằng cái tâm định và sự quân bình – Sư Luangpor Pramote Pamojjo
Rất khó cho chúng ta để có thể thấy rằng, giáo pháp là một điều vô cùng bình thường và đơn giản. Bởi vì từ hình thức của tôn giáo cho đến các giáo lý mà chúng ta đã biết thì cho dù như thế nào cũng có vẻ như không hề dễ dàng. Trước tiên là ngôn ngữ. Có rất nhiều từ ngữ được sử dụng bằng tiếng Pali trong các bài giảng pháp. Bên cạnh đó lại có rất nhiều những thuật ngữ chuyên sâu mà chỉ riêng việc tìm hiểu ý nghĩa của chúng thôi cũng đã là một việc khó khăn rồi.

Khi đã quen với các thuật ngữ và bắt đầu vào việc học giáo pháp, chúng ta lại gặp phải những trở ngại khác. Có rất nhiều bài giảng pháp mà Đức Phật đã truyền đạt. Thêm vào đó lại còn có nhiều sách báo từ các đệ tử của Ngài chỉ dạy.

- ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT

GREAT DISCIPLES of the BUDDHA

Tác giả: Nyanaponika Thera & Hellmuth Hecker
Hiệu đínhBhikkhu Bodhi
Hướng dẫn: Hòa Thượng Kim Triệu Khippapañño
Soạn dịch: Ban Biên Tập Thích Ca Thiền Viện

Great Disciples of the Buddha

 Lời Giới Thiệu của Hòa Thượng Kim Triệu

Lời Ngỏ 

Lời Tựa
Tác Giả và Dịch Giả 
Chữ Viết Tắt
Lời Giới Thiệu của Ngài Bhikkhu Bodhi
Vài Hàng Tiểu Sử Các Tác Giả 

1. SĀRIPUTTA (XÁ LỢI PHẤT) VỊ TƯỚNG QUÂN CỦA GIÁO PHÁP
2. MAHĀ MOGGALLĀNA (ĐẠI MỤC KIỀN LIÊN) BẬC THẦY VỀ NĂNG LỰC THẦN THÔNG
3. MAHĀ KASSAPA (ĐẠI CA DIẾP) NGƯỜI CHA CỦA TĂNG GIÀ
4. ĀNANDA (A NAN ĐÀ) VỊ GIÁM HỘ PHÁP BẢO
5. ANURUDDHA (A NẬU LÂU ĐÀ) BẬC THẦY VỀ THIÊN NHÃN
6. MAHĀ KACCĀNA (MA HA CA CHIÊN DIÊN) BẬC THẦY VỂ LUẬN GIẢI PHẬT NGÔN
7. NHỮNG VỊ NỮ ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT Visākhā Mallikā Khemā Bhaddā Kisāgotami Soṇā Nandā Sāmāvatī Paṭācārā Ambapāli Sirimā và Uttarā Isidāsī
8. AṄGULIMĀLA (ƯƠNG QUẬT MA) TỪ SÁT ĐẠO ĐẾN THÁNH ĐẠO
9. ANĀTHAPIṆḌIKA (CẤP CÔ ĐỘC) VỊ NAM THÍ CHỦ BẬC NHẤT CỦA ĐỨC PHẬT
10. VÀI TIỂU SỬ NGẮN  Gia Trưởng Citta Tỳ Khưu Citta Cha và Mẹ Nakula

Thay Lời Kết
Nguồn Tham Khảo 
Bảng Đối Chiếu Pāli-Việt
Hùn Phước Ấn Tống 

- Đạo Bụt Nguyên Chất

Ảnh bìa (bấm vào ảnh để xem và lưu bản gốc)

- Luận giải về nghiệp

Theravāda
LUẬN GIẢI VỀ NGHIỆP
Tác giả: Sayadaw Dr. Nandamālābhivaṃsa
Người dịch: Pháp Triều
PL: 2561   DL: 2018
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo

- Vô Ngã - Vô Ưu

Vô tức là không, không có, không tồn tại, ngã tức là bản ngã, là cái tôi, là bản thân, ưu tức ưu phiền, ưu sầu chỉ sự đau khổ. Vô ngã vô ưu nghĩa là không có cái tôi quá cao thì con người sẽ không ưu phiền, đau khổ.
Vô Ngã trong Kinh Pháp Cú

Đức Phật dạy “cuộc đời là bể khổ”. Trong cuộc sống mỗi người đều có những nỗi khổ riêng, người giàu có nỗi khổ của người giàu mà người nghèo cũng có niềm đau của người nghèo, không ai dám nói tôi không khổ cả. Vậy phải làm gì cho hết khổ. Đức Phật cũng nói “vô ngã vô ưu”, đây phải chăng là ánh sáng dẫn con người vượt ra khỏi khổ đau. 



Nếu con người ta hạ bớt cái tôi xuống, cũng chính là bớt tham, sân, si, biết cho đi nhiều hơn là nhận lại, biết cảm thông và yêu thương lẫn nhau, dừng việc tự cho mình là đúng và mọi người phải đáp ứng mọi yêu cầu của mình và bắt đầu việc yêu thương chia sẻ cảm thông và tha thứ nhiều hơn lúc đó con người sẽ bớt khổ.

- Những Lời Phật Dạy (Phần 1)

- TÂM TỈNH THỨC

- TỨ NIỆM XỨ GIẢNG GIẢI _THIỀN SƯ S.N. GOENKA

TƯỞNG NHỚ THIỀN SƯ GOENKA
NGƯỜI XIỂN DƯƠNG PHÁP TU KHÔNG TÔN GIÁO
Quảng Kiến
Suốt hơn tuần qua, rất nhiều trang tin trên khắp thế giới đã đưa tin về sự ra đi của “người tiên phong phát triển dòng thiền Vipassana tại Ấn Độ”: Satya Narayan Goenka. Ông đã nhẹ nhàng ra đi vào tối Chủ nhật (29-12), hưởng thọ 90 tuổi.

Không chỉ tại Ấn Độ mà nhiều nơi trên thế giới cũng đã long trọng làm lễ tưởng niệm ông, một vị thiền sư - cư sĩ giản dị mà vĩ đại, người đã phục hưng dòng thiền Vipassana tại Ấn Độ và xiển dương pháp tu này trên khắp thế giới bằng hình thức phi-tôn-giáo. Chính hình thức này đã giúp cho nhiều người, nhất là những người đến từ các tôn giáo khác, đạt được an lạclợi ích từ lời dạy của Đức Phật... 

Thiền sư Goenka - “người tiên phong phát triển dòng thiền Vipassana tại Ấn Độ”

- Khi tôi nói tôi là Phật tử

http://www.ebtc.hu/staff/prof-dr-richard-gombrich/

Khi tôi nói tôi là Phật tử, điều đó không có nghĩa là tôi thanh tịnh và tốt đẹp hơn những người khác. Mà nó mang ý nghĩa là tôi có quá nhiều vô minh và tâm thức nhiễm ô cần phải loại bỏ. Tôi cần Tuệ Giác của Đức Phật.

- CÒN SANH Y, CÒN HIỆN HỮU LÀ CÒN PHẢI KHỔ ĐAU

https://www.dhamma.com/daetervi/
Mục đích của sự tu tập theo đạo Phật là để chấm dứt luân hồi tái sanh, chấm dứt sự hiện hữu dù bất cứ ở đâu dưới mọi hình thức, gọi là Vô dư Niết bàn, có nghĩa là không còn bất kỳ một lộ trình tâm nào nữa. 

Trong kinh Nikaya, Đức Phật cũng không bao giờ tán thán sự hiện hữu, bởi vì còn hiện hữu, còn tái sinh là còn Khổ:
“Ví như, này các Tỷ-kheo, một ít phân có mùi hôi thúi. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ta không tán thán về hiện hữu dầu cho có ít thôi, cho đến chỉ trong thời gian búng ngón tay.
Ví như, này các Tỷ-kheo, một ít nước tiểu có mùi hôi thúi… một ít nước miếng có mùi hôi thúi…. một ít mủ có mùi hôi thúi… một ít máu có mùi hôi thúi. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ta không tán thán về hiện hữu dầu cho có ít thôi, cho đến chỉ trong thời gian búng ngón tay.”
(Tăng Chi Bộ kinh – Anguttara Nikaya, Chương II – Hai Pháp, XVIII – Phẩm Makkhali, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt)

- Đại Niệm Xứ Tường Giải (Phần 3)

- 23 TK TRƯỚC ĐÃ CÓ SẮC LỆNH BẢO VỆ ĐỜI SỐNG VÀ MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ấn Độ (mà cũng có thể của cả nhân loại) vua Aśoka  đã đề ra một chính sách rõ ràngdứt khoát và giao cho các viên chức do triều đình cử đi có nhiệm vụ trong việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách rất nhân đạo

- Đại Niệm Xứ Tường Giải (Phần 2)

- Sống Tùy Duyên Thuận Pháp

Sống tuỳ duyên tức là pháp đến thế nào thì thấy nó là như vậy, không buông xuôi theo nó mà cũng không đối nghịch lại nó. Người sống được như thế là người có sức mạnh lớn nhất. Vì thành công không làm họ phấn khích, thất bại không làm họ chán nản, hoàn cảnh khó khăn hay dễ dàng cũng không làm họ dao động, gặp khổ không lo sợ, gặp vui không chìm đắm. 

Thiền không phải là phương pháp vay mượn bên ngoài đem về áp dụng cho riêng mình để mưu cầu một thành quả hay đạt được một lý tưởng ước mơ.

Thiền chỉ là thấy ra hiện trạng sự tương giao giữa thân tâm và môi trường sống để ngay đó thấy ra sự thật. Thấy sự thật thì mới biết tùy hoàn cảnh mà tự điều chỉnh nhận thức và hành vi cho đúng pháp. Ai đến học thiền với Thầy cũng mong được truyền một phương pháp thật quy mô bài bản, thật logic, rồi cứ thế mang về mà áp dụng là xong. Nhưng với Thầy, thiền là thấy ra thực tại, mà thực tại mỗi lúc mỗi mới, chứ không phải cố nhớ lại ngày hôm qua đã áp dụng phương pháp thế nào mà hành có kết quả tốt quá, nên hôm nay cố gắng sao cho đạt được như vậy hoặc tốt hơn. Nếu như thế thì thiền chỉ là lặp lại cái đã qua và mong cầu cái chưa đến!
 

- Đời Là Vô Thường

Hiểu được lý do vô thường của vạn vật để mỗi người chúng ta cố gắng học hỏi và tu tập, đem tình yêu thương san sẻ với muôn loài bằng trái tim hiểu biết. 

Chúng ta đừng quá say mê, tham đắm vào xác thân này mà làm khổ luỵ cho nhau. Quý vị nên nhớ rằng, sau khi chết không phải là hết hay mất hẳn, mà chết chỉ là hình thức thay hình, đổi dạng mà thôi, rồi tuỳ theo nghiệp báo tốt, xấu của mỗi người đã gieo tạo trong hiện tại, mà cho ra kết quả trong tương lai.



Đức Phật dạy chúng ta hiểu được lý vô thường, mục đích là để ta biết sống có bổn phận và dám chịu trách nhiệm về mọi hành vi tạo tác của mình đối với gia đình, xã hội, không bi quan, không yếm thế, không chán nản, không buồn lo trước cuộc sống tạm bợ, mong manh.

- 20 điều hiểu lầm, không đúng về đạo Phật

Đạo Phật ngày nay có nơi, có lúc suy vi, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực – tức là giáo pháp cội rễ – mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái.

Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chân chính, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng dân gian nữa… Rất nhiều, không thể kể xiết.

Với cái nhìn “chủ quan” của một tu sĩ Thēravāda, tôi xin mạo muội liệt kê ra đây những hiểu lầm tai hại và rất phổ biến của Phật giáo trong và ngoài nước để chư vị thức giả cùng thấy rõ như thực:
1. Tôn giáo: Đạo Phật có những sinh hoạt về tôn giáo nhưng đạo Phật không phải là tôn giáo, vì thế giới quan đạo Phật không có một Đấng tạo hóa tối cao hoá sinh muôn loài và có quyền ban thưởng, phạt ác.

2. Tín ngưỡng: Đạo Phật có những sinh hoạt tín ngưỡng nhưng đạo Phật không phải là tín ngưỡng để mọi người đến van vái, cầu xin những ước mơ dung tục của đời thường.

3. Triết học: Đạo Phật có một hệ thống tư tưởng được rút ra từ Kinh, Luật và Abhidhamma, được gọi là “như thực, như thị thuyết” chứ không phải là một bộ môn triết học “chia” rồi “chẻ”, “phán” rồi “đoán” như của Tây phương.

Đạo Phật có những sinh hoạt về tôn giáo nhưng đạo Phật không phải là tôn giáo, vì thế giới quan đạo Phật không có một Đấng tạo hóa tối cao hoá sinh muôn loài và có quyền ban thưởng, phạt ác.