- NGÃ - DỤC - VỌNG

Từ Tây Bắc Ấn Độ - Thái tử Siddhartha Gautana đã từ bỏ kinh thành, từ bỏ cuộc sống Đế vương để đi tìm và giác ngộ chân lý sống bởi nhân sinh trên cõi đời luôn chìm đắm trong trong biển mê mà làm khổ mình, khổ người chỉ vì ba thói Tham, Sân, Si!

Ngài đã ngộ ra chân lý sau sáu năm tu tập và dành cả phần đời còn lại cho kinh sách, thuyết pháp và độ chúng sinh trên con đường Giác ngộ.

Phật giáo là một hệ thống Triết học về Vũ trụ quan, Thế giới quan và Nhân sinh quan với duy nhất một phương pháp Tu tập. Đó là bản chất khoa học trên một tầng cao triết lý hệ chứ không phải như người ta vẫn gọi là Tâm linh.

"TU - nghĩa là tự tu sửa bản thân để hoàn thiện mình chứ không nhất thiết phải xuống tóc, ăn chay và niệm Phật.

HÀNH - là phải thực hiện để chứng minh được cái tư duy và hiệu quả của việc TU theo triết lý đó chứ không hẳn là cứ tụng kinh, gõ mõ, lần tràng hạt cúng quải và thực hiện các nghi lễ.

Mục đích của Phật là muốn con người có trách nhiệm với nhau, với tất cả các sinh linh đang tồn tại để cùng nhau hưởng thụ đầy đủ (chứ không phải dư thừa), cùng duy trì một xã hội Công bằng, Từ bi và Bác ái trong việc sử dụng hiệu quả những gì thiên nhiên ban tặng.
 
Lẽ đời có vay phải có trả, lấy đi phải hoàn lại bằng cách này hay cách khác bởi tất cả những gì ta đã ăn, đã lấy đều trở thành món nợ. Đã nợ thì phải trả, ăn con này phải nuôi con kia, đào chặt cây này phải trồng cây khác, đạo trời phải tôn trọng, nghĩa đất phải khắc ghi, tình người phải gìn giữ, công đức phải phụng thờ và thiên nhiên phải tuân thủ".
Đó là triết lý của đạo Phật.

Có ba thứ khó vượt qua để đi theo triết lý của Phật đạo, đó là:
NGÃ (TA).

Con người sinh ra tất cùng bản ngã. Cái bản ngã theo con người đến giây phút cuối cùng của sự sống và đương nhiên người ta trước tiên phải vì cái bản ngã đó.
Khi con người biết thế nào là đủ thì có nghĩa bản ngã nhỏ và nó được kiểm soát bởi lý trí giúp mọi hành xử chừng mực và luôn theo lẽ phải.
Khi bản ngã lớn vượt qua tầm kiểm soát của lý trí nó sẽ hành sự theo bản năng và tất sinh DỤC. (https://yogahubvietnam.com/2017/05/12/chap-nga-lam-sao-buong/)
(http://vinhnghiemvn.com/doisong/doi-song/7E465B_ban_nga_la_goc_cua_dau_kho_va_bat_cong.aspx)

DỤC (MUỐN)
Sự ham muốn sẽ dần lớn thành tham. Khi đã tham thì tất muốn có nhiều, muốn có nhiều thì sinh tư tưởng và hành vi chiếm đoạt và gây tội ác cùng việc gây nên tai hoạ.
(https://phatgiao.org.vn/ai-duc-la-goc-cua-sinh-tu-d42065.html)

VỌNG (TƯỞNG)
Khi NGÃ và DỤC không được kiểm soát thì sinh TƯỞNG - tưởng rằng quyền của mình phải được thế, được nhiều hơn, được tất cả, tưởng mình lớn hơn, mạnh hơn, cao hơn, tưởng mình sinh ra để sai khiến và thống trị kẻ khác, tưởng mọi người phải có trách nhiệm cung phụng mình và không dám trái ý hoặc chống lại mình và tưởng ra nhiều thứ nguy hiểm khác.
(http://maygiangphap.com/tin-tuc/khong-tru-vong-tuong-thi-chang-khai-ngo/)

Chùa chiền chỉ là trường học, tăng ni chỉ là thầy giáo sau khi chính họ đã đạt được khả năng TU, HÀNH đắc đạo và những người mộ đạo chỉ là học trò chứ không phải chùa chiền là nơi hành lễ, đặt hòm công đức, nhận tiền cúng dường, nơi cúng giải hạn, oan gia trách chúa, trục vong, bắt ma trừ tà, phả độ tiên linh, tăng ni không phải là người hành pháp và người mộ đạo không phải một loại "tài nguyên" để khai thác!


Đạo Phật giờ đây đang bị biến tướng thành một hình thái kinh doanh siêu lợi nhuận bởi một cụm từ mỹ miều "DU LỊCH TÂM LINH" và người dân Việt đang tự mình đi vào vùng xám của sự vô minh bởi họ nhất quyết không chịu tìm hiểu Phật là ai mặc dù họ rất sùng bái Phật !

Thật vô cùng nguy hiểm!

NÔNG PHU (https://www.facebook.com/congvy.nguyen.984)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét