- THẦN HỒN NÁT THẦN TÍNH

THẦN HỒN NÁT THẦN TÍNH

https://quyluattamgioicom.blogspot.com/2018/06/vong-tron-nghiep-dan.html

Trạng thái tâm lý là trạng thái cảnh báo của tâm thức trong quá trình định vị bản thân; bao gồm định vị về mặt thể xác (trong thế giới vật chất) và định vị về mặt tinh thần (trong thế giới ý niệm). Duyên nghiệp nào thì nghiệp quả vậy:
+ Thần tính là một dạng nghiệp quả do sự đào luyện của thần kinh (cái nghiệp) trước sự tương tác của thế giới vật chất (cái duyên). Chẳng hạn, hiện tượng trẻ nhút nhát so với trẻ bạo dạn thì có nghĩa là thần tính của trẻ nhút nhát yếu hơn. Người nhút nhát trước thế giới cũng tương tự như hiện tượng người mới học bơi sợ nhảy xuống nước, trong khi người bạo dạn vốn đã quá quen thuộc với sông nước.
+ Thần hồn là một dạng nghiệp quả do sự đào luyện của tâm linh (cái nghiệp) trước sự tương tác của thế giới ý niệm (cái duyên). Chẳng hạn, người ung dung tự tại so với người nhiều lo lắng thì có nghĩa là thần hồn của người ung dung tự tại mạnh hơn. Không phải ngẫu nhiên mà những người sống hướng nội thường có phong thái ung dung tự tại, bởi họ đã quá quen thuộc với thế giới ý niệm.

Trong hình ảnh có thể có: đêm
Tiềm thức vốn không phân biệt giữa thế giới vật chất và thế giới ý niệm; sự phân biệt là của ý thức (trạng thái tỉnh thức). Trong khi đó, con người luôn sống ở trạng thái say men đời – nửa tỉnh nửa mơ: quá trình mà ta đang tỉnh (thức) cũng chính là quá trình mà ta đang mơ (ngủ). Ở trạng thái không hoàn toàn tỉnh thức, tiềm thức ta có thể nhầm lẫn giữa những hình ảnh xuất hiện trong thế giới ý niệm với hình ảnh xuất hiện trong thế giới vật chất. Chính vì vậy, những hình ảnh trong thế giới ý niệm có thể gây ra trạng thái cảnh báo (kích thích) thực đối với hoạt động thần kinh trong việc tiết hormone ức chế để phòng vệ hoặc hormone gây ra sự hưng phấn ảo. Ngược lại, những hình ảnh trong thế giới vật chất thực lại không gây ra kích thích cần thiết cho sự cảnh báo (hiện tượng vô cảm).

Hiện tượng “thần hồn nát thần tính” là hiện tượng những hình ảnh trong thế giới ý niệm được nhân cách hóa theo hướng tiêu cực (thần hồn) gây ra sự cảnh báo đe dọa “y như thật” đối với hệ thần kinh yếu (thần tính). Hiện tượng ảo giác, ngáo là những dạng đặc thù của “thần hồn nát thần tính”, do các chất kích thích làm suy yếu hệ thần kinh và tạo ra những hình ảnh hư ảo mà thần kinh không phân biệt được thật–giả. Hiện tượng tâm lý “thần hồn nát thần tính” sẽ làm phát sinh bản năng tự vệ và có thể dẫn tới cái ác (phản ứng cực đoan) của chủ thể với các đối tượng xung quanh.

Hiện tượng tâm lý này người nhà Phật gọi là “khổ não”. Để giải thoát các loại “khổ” của chúng sinh thì nhà Phật có nêu ra “con đường diệt khổ” (Đạo đế - một trong Tứ Đế) và nêu lên “8 nguyên tắc chính để diệt khổ” (Bát Chính Đạo). Trong các nguyên tắc diệt khổ này thì có những nguyên tắc giúp cho việc diệt “khổ não”, như: Chánh kiến (nhìn nhận đúng đắn); Chánh tư duy (suy nghĩ tích cực); Chánh niệm (hồi nhớ những điều lành mạnh); Chánh định (thiền định để thanh lọc).

Hình ảnh thú dữ (ác quỷ) quy phục trước Đức Phật nói lên sức mạnh gì của con người? Đó là khả năng khiến cho tâm lý “thần hồn nát thần tính” của thú dữ được hóa giải. Bản thân ta khi đứng trước bất kỳ một đối tượng nào đó đều để lại dấu ấn trong tâm lý đối tượng - ta sẽ gây ra một sự kích thích nhất định với đối tượng mà đối tượng này thì luôn trong trạng thái tâm lý “có vấn đề”. Sự xuất hiện của ta có thể là một sự xoa dịu hoặc cũng có thể là “đổ thêm dầu vào lửa” đối với vấn đề tâm lý của đối tượng.

Thế nào gọi là bệnh rối loạn tâm thần (rối loạn lo âu, rối loạn căng thẳng, ảo giác…)? Hình ảnh trong thế giới tinh thần của ta vốn là hình ảnh phản ánh về bản thân ta-thế giới, trong quá trình định vị của ta trước thế giới. Sự phản ánh đó có thể đúng hoặc sai trong khi tiềm thức vốn không phân biệt giữa các hình ảnh phản ánh đúng hay sai. Đến lượt mình, những hình ảnh tinh thần này có thể mang đến sự bình an hay khiếp đảm đối với tâm thức của ta – “Thần hồn nát thần tính”; “Bôi cung xà ảnh” [sợ hãi cái cung chỉ vì tưởng đó là rắn]. Nếu như những hình ảnh bình yên (nói đúng hơn là những hình ảnh khiến tâm thức bình yên) cảnh báo cho ta biết về khả năng định vị an toàn của bản thân ta trước thế giới thì những hình ảnh “ác mộng” cảnh báo cho ta biết về khả năng bất lực của ta trong quá trình định vị trước thế giới. Song, dù bình yên hay ác mộng thì đó là những hiện tượng tinh thần rất bình thường, giống như hiện tượng nắng mưa, gió bão trong thế giới tinh thần, bởi vì “sau cơn mưa, trời lại sáng” – khi con người trải qua điều mà bản thân lo lắng, sợ hãi và nhận thấy rằng chúng không có gì quá nghiêm trọng như sự cảnh báo lúc ban đầu. Tuy nhiên, ở người mắc bệnh rối loạn tâm thần là khi hệ thần kinh bị tổn thương dẫn tới sự rối loạn trong việc cảnh báo, khiến thần kinh luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, kích động giống như người luôn trong tình huống hiểm nguy – hiện tượng thường thấy ở những người lính có hệ thần kinh yếu trong một trận đánh trên chiến trường quá ác liệt hay ở những người khi phải đối diện với bản án tử. Điều này khiến cho con người không còn đủ năng lượng và tâm trí để kiểm soát các hành vi định vị khác của bản thân. Cũng chính vì vậy, việc chăm sóc những người bị bệnh rối loạn tâm thần cần tránh các hình ảnh gây kích động và nên lui tới những nơi không gian chùa chiền tĩnh lặng, bình yên cho quá trình phục hồi tốt nhất của hệ thần kinh. Đó cũng là lý do những người mắc bệnh rối loạn tâm thần có những quyền “ưu ái” nhất định trước pháp luật thể hiện sự quan tâm, công tâm của xã hội.

Mọi thứ đều có giá của nó. Cái giá phải trả của việc thường xuyên sống ảo (nhận thức chủ quan) là lý trí sẽ xây dựng nên các ý niệm (hình ảnh) lệch lạc, dẫn dắt bản thân xa rời thực tiễn định vị, đi vào con đường ma quỷ - "ma sui quỷ khiến", "ma đưa lối, quỷ dẫn đường". Ngược lại, đối với một người biết sống tập trung vào những vấn đề định vị thiết thực thì dù cho “thế giới ma quỷ” có tồn tại ở bên ngoài hay không cũng chỉ được xem xét như là một trong vô vàn những yếu tố khách quan, thậm chí coi như là yếu tố không đáng kể so với nhiều yếu tố khách quan khác thể hiện tính nhân quả rõ ràng hơn, đáng bận tâm hơn. Trạng thái tâm lý là trạng thái cảnh báo của tâm thức, trong quá trình định vị bản thân. Vậy nên, người nào càng tập trung vào những vấn đề thiết thực của bản thân thì càng ít nỗi sợ hãi mông lung về những thế lực siêu nhiên; tránh được hiện tượng tâm lý “Thần hồn nát thần tính”.

- Nguyễn Văn Bắc -

HIỂU THÊM VỀ SỰ TỒN TẠI CỦA THẦN HỒN BÊN TRONG THÂN THỂ MỖI NGƯỜI
Có Thiện Nam khởi tâm tham vấn nơi đây về hai vấn đề (thứ nhất về sự tồn tại của cái gọi là Thức A Lại Da, và cái gọi là Thần Hồn).

Xét thấy việc tham cứu này là ích hữu cho nhiều thiện tín có cùng khởi niệm nghi ngại như trên nên thầy lược giải lại nơi đây một lần cho phân tỏ:

- Vấn đề thứ nhất: Thiện nam hỏi "Thưa sư phụ cho con hỏi về khái niệm của "A lại da" thức. Vào thời Thế tôn còn tại thế, ngài chưa bao giờ nói về điều này. Như vậy có tồn tại một "thức " như vậy như một dạng bộ nhớ theo dòng luân hồi của con người?? Điều đó có mâu thuẫn gì với chân lý "thành, trụ, hoại, không"? Mong sư phụ hoan hỉ giải đáp. Con cám ơn sư phụ".
* PHÚC HỒI:

Thế Tôn từng dạy rằng: (Những ai cho rằng linh hồn là bất tử thì đó chính là ngã chấp của thường kiến, những ai cho rằng linh hồn là không tồn tại thì đó chính là ngã chấp của đoản kiến).

Vậy thì thức A LẠI DA cũng chính là một phần của tập nghiệp, nó luân chuyển, biến đổi từ kiếp này sang kiếp khác chứ không phải là bất hoại. Vì nó sẽ tan hoại theo sự tan hoại của linh hồn đó.
Vì vậy không phải là đi ngược lại với quy luật THÀNH-TRỤ-HOẠI-KHÔNG.
Trong kinh Thế Tôn không nhắc đến Thức này vì nó vốn dĩ không thuộc Thức trong (CĂN, TRẦN, THỨC).
Khi một người chết đi, A Lại Da sẽ thâu lại trong tinh linh phần (thần hồn) để khi có được thân xác, phần thân hồn hình thành nó lại được giải phóng dần ra.

- Dạ, thưa thầy vậy người còn sống A Lại Da Thức tồn tại đâu đó trong bộ não của con người có đúng không thầy?
* Thức đó như thầy đã nói, nó tàng ẩn trong Thần Hồn. Không tàn ẩn trong não hay bất cứ đâu trên thân thể. (Như một dạng tế bào gốc của cơ thể mà khoa học thực nghiệm đã nói đến).

- VẤN ĐỀ THỨ HAI, THIỆN NAM HỎI: Dạ vậy cho con hỏi tiếp thần hồn tồn tại như thế nào và ở đâu trong cơ thể con người thưa thầy? Vậy não bộ của con người đóng vai trò gì và có liên quan đến thần hồn không thưa thầy. Vì khi bị tổn thương bộ não thì thần thức không còn được trọn vẹn nữa.
* PHÚC HỒI:

Thần Hồn là phi vật chất hạn hữu, nhưng nó có thể xem là vật chất bất hạn hữu. Sau khi người chết đi, vật chất bất hạn hữu sẽ thoát ra bên ngoài thân xác, vậy thì nó tồn tại ngay trong toàn bộ thân thể của người đó, không riêng lẽ nơi nào, bộ phận nào. Não bộ cũng chỉ là vật chất hạn hữu, khi thần hồn bị thất lạc hoặc bị tổn thương thì sự liên kết giữa các vi tế phi hạn hữu để kết nối thành thần hồn cũng bị tổn thương cho nên dù não bộ không tổn hại gì vẫn sanh ra loạn thần, mất kiểm soát. Ngược lại có trường hợp não bộ tổn thương nặng nề nhưng thần trí vẫn minh thông.

Con người ngày nay với khoa học thực nghiệm vi tế cho rằng mình đã biết đến tất cả mọi thứ. Kỳ thực sự hiểu biết ấy chỉ chưa đầy 1%.

Vạn sự trong thiên địa này vận hành ở trạng thái vi phật chất hạn hữu (hay còn gọi là vô định ảnh), còn trạng thái vật chất hạn hữu chỉ như hạt cát trong lòng biển khơi.
Dùng thước có thể đo khói? Dùng cân có thể định mây chăng?

Khi con người tiến bộ hơn họ sẽ khai mở được về môn khoa học phi vật chất (mà ngày nay người đời gọi nôm na là TÂM LINH).

Dùng phi vật chất để khái luận về bản thể của vô định ảnh đó là bước đi đã có hơn hai ngàn năm qua của chư vị Lạc Ma ẩn tu.
Người có tín niệm, niềm tin, có khởi tin vào Tâm Linh không phải là kẻ lạc hậu, là người mê tín.
Mà họ chính là người tỉnh thức, bước đi về phía trước hơn những người duy vật hiện thể.
Ta hãy xem tỉ dụ rằng: Cùng một điều kiện sống, một hoàn cảnh gặp phải, thì người tín niệm tâm linh sẽ cảm thấy mình hạnh phúc và an lạc hơn người vô tín, bất tin.
Niềm hạnh phúc là một phạm trù xã hội hướng tới, mà cao hơn trong Phật Đạo gọi đó là An Lạc!
Cho nên thầy cho rằng, vọng tâm tối thượng của khoa học thực nghiệm là tiến tới khoa học phi thực nghiệm (hay gọi là khoa học vô ảnh).
Đích đến tối thượng của khoa học phi vật chất (vô ảnh) sẽ là niềm An Lạc thường trụ - và đó là điều mà Phật Đạo đã đi hơn hai ngàn năm qua.

Vấn đề hôm nay thầy luận giản có phần tinh ứng lý pháp nên sẽ khó huân nạp với nhiều người, nhưng vẫn mong trong muôn một sẽ có người liễu giác.

Chúc tất cả tinh tấn, an lạc!
Quy Luật Tam Giới (https://quyluattamgioicom.blogspot.com)

1 nhận xét: