Top 8 lý do tạo nên nền giáo dục Phần Lan tốt nhất thế giới năm 2016
Theo báo cáo thực hiện chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) cho các bài kiểm tra về toán học, đọc hiểu và khoa học, thì đất nước Phần Lan lúc nào cũng vinh hạnh là một trong năm quốc gia có nền giáo dục tốt nhất đứng top đầu Châu Âu và thế giới. Vậy thì nguyên nhân gì đã tạo nên một nền giáo dục Phần Lan tốt nhất thế giới năm 2016. Hôm nay, hãy cùng Toplist.vn phân tích 8 lý do góp phần đưa Phần Lan đứng top đầu về giáo dục trên toàn thế giới nhé.
Sự bình đẳng trong trường học
Quan điểm về sự bình đẳng đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa Phần Lan và điều đó cũng được áp dụng vào hệ thống trường học tại đây. Một chuyên gia giáo dục Phần Lan đã so sánh giữa việc học ở Mỹ và Phần Lan, ông nói: "Ở Mỹ, trường học là một cửa hàng và các bậc cha mẹ có thể mua điều họ muốn. Còn ở Phần Lan, các bậc phụ huynh cũng có thể lựa chọn. Nhưng tất cả lựa chon đều giống như nhau".
Với quan niệm sự bình đẳng trong trường học, từ giáo viên, học sinh cho đến bậc phụ huynh đều khuyến khích cùng nhau xây dựng một hệ thống giáo dục công bằng, cùng hướng đến lợi ích chung cho tất cả học sinh chứ không phải vì sự cạnh tranh cá nhân. Những điểm bình đẳng được thể hiện trong nền giáo dục Phần Lan như sau:
Chính vì áp dụng phương châm trên đã tạo ra sự gắn kết chặt chẽ từ giáo viên, học sinh và các phụ huynh. Điều này lý giải cho sự sáng tạo trong giáo dục của Phần Lan mà các nước khác nên học hỏi và thực hành trong hệ thống trường học của mình.
Với quan niệm sự bình đẳng trong trường học, từ giáo viên, học sinh cho đến bậc phụ huynh đều khuyến khích cùng nhau xây dựng một hệ thống giáo dục công bằng, cùng hướng đến lợi ích chung cho tất cả học sinh chứ không phải vì sự cạnh tranh cá nhân. Những điểm bình đẳng được thể hiện trong nền giáo dục Phần Lan như sau:
- Giữa các trường học: tất cả đều giống nhau từ cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục và cả giáo trình học các cấp.
- Giữa các môn học: mức độ quan trọng của các môn đều đánh giá ngang nhau.
- Giữa phụ huynh: bảo mật về nghề nghiệp của phụ huynh để tránh thiên vị học sinh.
- Giữa học sinh: không có sự phân chia lớp chuyên hay lớp bình thường; không phân biệt đối xử giữa học sinh chăm ngoan và học sinh yếu kém; đều được đối xử công bằng từ giáo viên.
Chính vì áp dụng phương châm trên đã tạo ra sự gắn kết chặt chẽ từ giáo viên, học sinh và các phụ huynh. Điều này lý giải cho sự sáng tạo trong giáo dục của Phần Lan mà các nước khác nên học hỏi và thực hành trong hệ thống trường học của mình.
Đảm bảo về giáo dục
Hệ thống giáo dục ở Phần Lan đảm bảo việc tất cả học sinh đều tốt nghiệp trung học. Hơn 93 % học sinh Phần Lan tốt nghiệp từ một trường dạy nghề hoặc trường trung học và tỷ lệ này cao hơn những nước phát triển khác một cách đáng kể. Mỗi học sinh đều được lựa chọn hướng đi trong việc học của mình theo đánh giá về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
Ở tuổi 16, học sinh Phần Lan có thể chọn các chương trình dạy nghề như: nhà hàng, xây dựng, y tế,... hay chọn chương trình học thuật để chuẩn bị vào các trường đại học. Hơn 43 % học sinh Phần Lan chọn chương trình dạy nghề để phát triển sự nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp trung học, sinh viên Phần Lan sẽ được nhà nước chu cấp toàn bộ học phí khi họ học trong 8 trường đại học quốc gia tại đây. Theo thống kê, tỷ lệ học đại học ở Phần Lan là 66 % - một trong những tỷ lệ cao nhất EU.
Ở tuổi 16, học sinh Phần Lan có thể chọn các chương trình dạy nghề như: nhà hàng, xây dựng, y tế,... hay chọn chương trình học thuật để chuẩn bị vào các trường đại học. Hơn 43 % học sinh Phần Lan chọn chương trình dạy nghề để phát triển sự nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp trung học, sinh viên Phần Lan sẽ được nhà nước chu cấp toàn bộ học phí khi họ học trong 8 trường đại học quốc gia tại đây. Theo thống kê, tỷ lệ học đại học ở Phần Lan là 66 % - một trong những tỷ lệ cao nhất EU.
Chủ yếu đều là trường công lập
Trong văn hóa Phần Lan, người ta chú trọng sự hợp tác để đạt được lợi ích chung thay vì cạnh tranh cá nhân. Ở Phần Lan, hệ thống giáo dục chủ yếu là các trường học công lập và rất ít có trường học tư. Tất cả mọi người cùng đầu tư vào sự thành công và chất lượng của các trường học quốc gia.
Giữa các trường không có sự cạnh tranh về sinh viên và thành tích thi cử, mỗi khi trường nào khám phá ra phương pháp dạy học hữu ích thì sẽ nhanh chóng truyền đạt lại với những trường khác. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt lớn với các nước phát triển khác, nơi mà luôn có sự cạnh tranh hơn thua giữa trường công và trường tư về các khía cạnh như: giáo viên, học sinh và kinh phí. Đây cũng là bí quyết riêng giúp nền giáo dục Phần Lan phát triển một cách đồng đều và toàn diện.
Giữa các trường không có sự cạnh tranh về sinh viên và thành tích thi cử, mỗi khi trường nào khám phá ra phương pháp dạy học hữu ích thì sẽ nhanh chóng truyền đạt lại với những trường khác. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt lớn với các nước phát triển khác, nơi mà luôn có sự cạnh tranh hơn thua giữa trường công và trường tư về các khía cạnh như: giáo viên, học sinh và kinh phí. Đây cũng là bí quyết riêng giúp nền giáo dục Phần Lan phát triển một cách đồng đều và toàn diện.
Hoạt động vui chơi giải trí
Ông Arja-Sisko Holappa - cố vấn Hội Đồng Quốc Gia Phần Lan về giáo dục đã chia sẻ rằng việc đặt sự hưởng thụ của học sinh trong khi học lên hàng đầu luôn là trọng tâm trong chương trình giáo dục tại đây. Ông nói: "Có một câu ngạn ngữ của Phần Lan. Nếu bạn học không có niềm vui thì sẽ quên đi một cách dễ dàng". Chính vì để thực hiện triết lý đó, ở các trường Phần Lan thường có đội ngũ về chăm sóc niềm vui cho học sinh.
Ngoài các môn trong chương trình học, các em còn được lựa chọn các môn học năng khiếu như: hội họa, thủ công, âm nhạc,... Và khi học thì chủ yếu là vừa học vừa giải trí và hoàn toàn không có áp lực về thi cử trong các môn này. Bên cạnh đó, các em học sinh sẽ có hoạt động giải trí ngoài trời 4 lần/ ngày với thời gian 15 phút mỗi lần. Sau khi tan học, hầu như rất ít bài tập được giao về nhà, vì thế, các em có rất nhiều thời gian rảnh để giải trí và tìm hiểu cuộc sống xung quanh.
Ngoài các môn trong chương trình học, các em còn được lựa chọn các môn học năng khiếu như: hội họa, thủ công, âm nhạc,... Và khi học thì chủ yếu là vừa học vừa giải trí và hoàn toàn không có áp lực về thi cử trong các môn này. Bên cạnh đó, các em học sinh sẽ có hoạt động giải trí ngoài trời 4 lần/ ngày với thời gian 15 phút mỗi lần. Sau khi tan học, hầu như rất ít bài tập được giao về nhà, vì thế, các em có rất nhiều thời gian rảnh để giải trí và tìm hiểu cuộc sống xung quanh.
Tinh thần học tự nguyện
Việc học được khuyến khích tại Phần Lan nhưng các giáo viên sẽ không bắt buộc học sinh học kiến thức mà các em không muốn. Tính thực tiễn được đánh giá cao trong giáo dục Phần Lan. Nếu một học sinh không thích học hoặc mong muốn kiếm một công việc thực tế thì giáo viên luôn tôn trọng và không can thiệp quá nhiều vào quyết định của học sinh. Không có áp lực về bài tập, điểm số và thi cử tại Phần Lan nên các giáo viên thường hướng dẫn khả năng tự học cho học sinh hơn là giảng dạy lý thuyết suông.
Mỗi học sinh đều học cách tự tra cứu và phân tích những gì mình học từ cuộc sống thực tế xung quanh. Người Phần Lan luôn không ngừng tìm hiểu và cải thiện phương pháp giáo dục tối ưu hơn cho con em họ. Chính vì thế, đối với học sinh Phần Lan, các em học theo tinh thần tự nguyện và có thể tận hưởng niềm vui cuộc sống ngay trong các buổi học.
Mỗi học sinh đều học cách tự tra cứu và phân tích những gì mình học từ cuộc sống thực tế xung quanh. Người Phần Lan luôn không ngừng tìm hiểu và cải thiện phương pháp giáo dục tối ưu hơn cho con em họ. Chính vì thế, đối với học sinh Phần Lan, các em học theo tinh thần tự nguyện và có thể tận hưởng niềm vui cuộc sống ngay trong các buổi học.
Không có những kỳ thi
Người Phần Lan chú trọng vào sự phát triển các kỹ năng và kinh nghiệm sống thực tế hơn là việc học thuộc lòng lý thuyết cho các cuộc thi. Chính vì thế, hầu như không tồn tại kỳ thi hoành tráng nào trong suốt các cấp học tại Phần Lan. Ở đây, học sinh không cần vùi đầu vào sách vở để cố gắng học thuộc lòng kiến thức để vượt qua các bài thi và cũng không có một lớp học thêm hay luyện thi nào.
Trong quá trình học, giáo viên sẽ cho những bài kiểm tra để ôn lại kiến thức cho học sinh và dùng kết quả để đánh giá phương pháp dạy học có hiệu quả hay không. Hoàn toàn không có tình trạng bệnh thành tích và kỳ thi "đáng sợ" nào cho học sinh tại quốc gia này. Trong suốt một quá trình học, học sinh chỉ thi một bài viết để đánh giá và xét chuẩn tốt nghiệp bậc trung học mà thôi.
Trong quá trình học, giáo viên sẽ cho những bài kiểm tra để ôn lại kiến thức cho học sinh và dùng kết quả để đánh giá phương pháp dạy học có hiệu quả hay không. Hoàn toàn không có tình trạng bệnh thành tích và kỳ thi "đáng sợ" nào cho học sinh tại quốc gia này. Trong suốt một quá trình học, học sinh chỉ thi một bài viết để đánh giá và xét chuẩn tốt nghiệp bậc trung học mà thôi.
Chất lượng giáo viên đạt chuẩn
Một trong những nguyên nhân đóng góp vô cùng quan trọng cho nền giáo dục Phần Lan nổi tiếng hiện nay, đó chính là chất lượng giáo viên đạt chuẩn theo đúng nghĩa. Ở Phần Lan, các giáo viên phải đạt được bằng thạc sĩ đúng chất lượng. Họ không học những lý thuyết giáo điều về văn hóa giáo dục mà tập trung vào các khóa học về phương pháp giảng dạy hữu ích và hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, các giáo viên Phần Lan luôn đồng hành và hợp tác cùng nhau để cải thiện những khuyết điểm trong cách dạy học và sáng tạo các bài giảng thiết thực cho học sinh dễ tiếp thu hơn. Chính vì thế, ở Phần Lan, người dân đều rất tôn trọng và đánh giá cao nghề giáo viên tại đây.
Bên cạnh đó, các giáo viên Phần Lan luôn đồng hành và hợp tác cùng nhau để cải thiện những khuyết điểm trong cách dạy học và sáng tạo các bài giảng thiết thực cho học sinh dễ tiếp thu hơn. Chính vì thế, ở Phần Lan, người dân đều rất tôn trọng và đánh giá cao nghề giáo viên tại đây.
Miễn học phí cho các cấp học
Một trong những điểm tối ưu cho nền giáo dục Phần Lan là việc miễn học phí cho các cấp học tại quốc gia này. Các bậc phụ huynh không cần chi tiền để đóng học phí cho con em mình vì đã được chính phủ hỗ trợ 100 %. Ngoài ra, các học sinh còn được tận hưởng các phúc lợi miễn phí tại trường học như:
- Các căn tin trong trường học cung cấp khẩu phần ăn trưa cho các học sinh nội trú.
- Nếu nhà học sinh xa trường hơn 2 km thì sẽ có xe buýt đưa đón hàng ngày.
- Thường xuyên được tham gia các buổi sinh hoạt ngoài trời, du lịch, tham quan bảo tàng.
- Nhà trường cung cấp giáo trình và mọi dụng cụ học tập, vui chơi cần thiết cho học sinh.
Với 8 lý do trên, đây có thật sự tạo nên một hệ thống giáo dục toàn diện đúng nghĩa? Sẽ như thế nào khi áp dụng các phương pháp trên cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay? Các bạn suy nghiệm & cho ý kiến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét