- Điểm những sự kiện đáng chú ý trên thế giới năm 2019 ...

happy new year disney castle fireworks animated gif

New Year's Eve 2020 celebrations and fireworks from around the world

Thế giới đón năm mới 2020

London chuẩn bị đón năm mới
Cầu Westminster ở trung tâm London bị chặn lại trước màn bắn pháo hoa. Ảnh: Reuters.

Thủ đô London của Anh cũng đang chuẩn bị cho bữa tiệc đón năm mới. Cảnh sát yêu cầu những người không có vé không tới lễ hội tại sông Thames, kêu gọi họ xem đón giao thừa ở nhà hoặc tham gia các sự kiện khác trong thành phố. Hơn 100.000 vé xem pháo hoa bên sông đã được bán hết.

Hong Kong hủy bắn pháo hoa 
Người biểu tình Hong Kong phá đồ trang trí Giáng sinh và năm mới bên ngoài một đồn cảnh sát ở đặc khu. Ảnh: Reuters.

Giới chức Hong Kong quyết định hủy bắn pháo hoa mừng năm mới lần đầu tiên sau một thập kỷ do lo ngại vấn đề an ninh. Thay vào đó, một "Bản giao hưởng Ánh sáng" sẽ được trình diễn tại các tòa nhà chọc trời trong đặc khu. 
Hàng nghìn người biểu tình đã chặn một trong những con đường chính tại Hong Kong sau khi diễu hành qua các trung tâm thương mại, kêu gọi người dân không từ bỏ cuộc đấu tranh vì dân chủ sau khi bước sang năm 2020. Đám đông bỏ chạy khi cảnh sát tới dọn đường, nhưng sau đó tái chiếm các khu vực khác trong khu phố. Ít nhất một người đã bị bắt. 

Giáo hoàng gửi thông điệp mừng năm mới
"Thật đẹp đẽ khi được chứng kiến thời khắc này, để phó thác cuộc sống của chúng ta cho Chúa, nói với Ngài về con người và những điều chúng ta quan tâm, nhìn lại một năm sắp kết thúc, chia sẻ với Ngài những kỳ vọng và nỗi niềm của chúng ta", Giáo hoàng Francis viết trên Twitter. 

Pháo hoa mừng năm mới tại Cầu Cảng Sydney và Nhà hát Opera. Ảnh: AFP.

Màn trình diễn pháo hoa ngoạn mục tại thành phố Sydney kéo dài khoảng 12 phút. Bất chấp những tranh cãi về quyết định bắn pháo hoa do Australia đang bị cháy rừng tàn phá, sự kiện đã diễn ra suôn sẻ. 
Trước khi màn bắn pháo hoa bắt đầu, các cột trụ tại Cầu Cảng Sydney chiếu những thông điệp kêu gọi quyên góp cho quỹ cứu trợ thảm họa của Hội Chữ Thập Đỏ. Tới nửa đêm, hơn 700.000 USD đã được quyên góp. 

Tòa nhà chính phủ Nga trang hoàng đón năm mới 
Trang trí đón năm mới bên trong tòa nhà chính phủ Nga ở Moskva. Video: Twitter/Government of Russia.

Không khí chuẩn bị năm mới tại Nhật
Người dân cầu nguyện tại đền Wakahachimangu, thành phố Fukuoka, Nhật Bản hôm nay. Ảnh: Reuters. 

Người dân Nhật tới các đền chùa cầu nguyện để đánh dấu một năm đã qua và chuẩn bị đón năm mới đầu tiên dưới thời đại Lệnh Hòa, sau khi Nhật hoàng Naruhito làm lễ đăng quang hồi tháng 10.
"Chúng tôi đã bước sang thời đại mới, vì vậy tôi hy vọng mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn, mặc dù 2019 cũng là một năm tốt, không có gì tồi tệ xảy ra", Masashi Ogami, một người bán rượu gạo tại đền Zojojij, Tokyo, cho biết. Các quầy hàng khác tại đền bán đồ ăn vặt, cũng như những bùa hộ mệnh hình con chuột, con giáp của năm 2020. 

Sydney đón năm mới
Pháo hoa rực rỡ trên bầu trời ở Cầu cảng Sydney, Australia đánh dấu năm mới 2020, với hơn một triệu người tới chiêm ngưỡng. Hàng chục nghìn người dân cũng tập trung tại thành phố Melbourne để tận hưởng các bữa tiệc.

Màn bắn pháo hoa mừng năm mới ở Cầu cảng Sydney. Video: ABC.

Cầu Cảng Sydney rực rỡ lúc giao thừa. Ảnh: Reuters.

Một người đón năm mới ở Sydney. Ảnh: AAP

Vùng Viễn Đông Nga đón giao thừa
Vùng Viễn Đông Nga và một số quần đảo Thái Bình Dương đã bước qua nửa đêm. Người dân Tuvalu, Nauru, Tarawa và Quần đảo Marshall đang đón chào thập kỷ mới. Nơi tiếp theo đón năm 2020 là khu vực phía đông Australia. 
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev gửi lời chào năm mới đến người dân từ dinh thự Gorki ở ngoại ô Moskva. Ảnh: Reuters

Thông điệp năm mới của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres trong bài phát biểu mừng năm mới. Ảnh: Twitter/Antonio Guterres.

Trong thông điệp năm mới đăng trên Twitter, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho rằng thế giới đang bước sang năm 2020 với "sự không chắc chắn và không an toàn" bủa vây, đồng thời bày tỏ hy vọng vào sức mạnh của thế hệ trẻ trên toàn cầu.
"Từ ứng phó biến đổi khí hậu tới bình đẳng giới, công bằng xã hội và nhân quyền, thế hệ của các bạn đang đứng ở tiền tuyến và đóng vai trò chính. Tôi được truyền cảm hứng từ niềm đam mê và sự quyết tâm của các bạn", ông phát biểu.

Trong thông điệp trước giao thừa, trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam đề cập tới hơn 6 tháng biểu tình tại trung tâm tài chính châu Á, cho biết tình trạng bất ổn đã gây ra nỗi buồn, sự lo lắng, thất vọng và giận dữ.
"Hãy bắt đầu năm 2020 với quyết tâm mới, nhằm khôi phục lại trật tự và sự hòa hợp trong xã hội. Từ đó, chúng ta có thể cùng nhau bắt đầu lại. Người dân Hong Kong từng giải quyết nhiều vấn đề khó khăn. Với khả năng hồi phục và sự thông tuệ, tôi tin chúng ta có thể một lần nữa vượt qua những thách thức hiện nay và tái thiết đặc khu", bà Lam nói trong đoạn video dài ba phút. 

Người dân các nước chuẩn bị đón giao thừa
Các cô gái chụp ảnh ở một góc trang trí tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Reuters

Các loại pháo hoa được bày bán tại một chợ ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: Reuters

Các cô gái thuộc cộng đồng Gurung mặc trang phục truyền thống tham gia cuộc diễu hành Tamu Lhosar chào năm mới ở thủ đô Kathmandu, Nepal. Ảnh: Reuters

Thú bông hình chuột thu hút nhiều khách hàng tại một siêu thị ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Tập Cận Bình nhắc tới Hong Kong trước thềm năm mới
Trong bài phát biểu trên truyền hình quốc gia trước năm mới 2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết ông "chân thành" hy vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với Hong Kong và cư dân tại đây, nói thêm rằng tình hình đặc khu "là mối quan tâm của mọi người trong vài tháng qua". 
"Nếu không có môi trường hài hòa và ổn định, làm sao Hong Kong có thể trở thành nơi mọi người vui vẻ sống và làm việc?", ông Tập cho hay, nói thêm rằng một Hong Kong thịnh vượng và ổn định là khát vọng không chỉ của cư dân đặc khu, mà còn của người dân ở Trung Quốc đại lục.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trên truyền hình quốc gia tối 31/12. Ảnh: Reuters

New Zealand bước sang năm mới 
Đồng hồ đã điểm nửa đêm tại New Zealand, các bữa tiệc đang diễn ra tại Wellington và Auckland. Hàng nghìn người đã tập trung tại Tháp Sky cao 328 mét ở Auckland để thưởng thức màn pháo hoa và trình diễn đèn laser đầy màu sắc trên bầu trời. Theo đài TVNZ, Tháp Sky đã được thắp sáng bằng 3.500 hiệu ứng với hai tấn thiết bị cùng 14 km cáp.
Một màn trình diễn ánh sáng ở Cầu Cảng Auckland cũng diễn ra đồng thời với màn pháo hoa.
New Zealand tạm biệt năm cũ đầy biến động với vụ khủng bố ở hai nhà thờ Hồi giáo tại thành phố Christchurch, khiến 50 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương, và vụ phun trào núi lửa ở đảo White cướp đi sinh mạng của nhiều người.
Thành phố Auckland, New Zealand bắn pháo hoa mừng năm mới. Video: Reuters.
Giao thừa ở Samoa 
Samoa đã bước sang năm mới. Năm qua quốc đảo phía nam Thái Bình Dương này phải chiến đấu với dịch sởi, khiến chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia hồi tháng 11. 81 người thiệt mạng do dịch, hầu hết là trẻ em, trong khi hơn 5.600 người khác mắc bệnh. 
Thủ tướng Samoa Tuilaepa Sailele trong bài phát biểu đầu năm cũng lên tiếng về biến đổi khí hậu khi quốc đảo là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất. "Nó tác động đến mọi quốc gia, nhưng một số nơi mức độ ảnh hưởng rộng rãi hơn, như các quốc đảo nhỏ đang phát triển do đặc điểm riêng biệt và dễ bị tổn thương", ông cho hay.
Màn bắn pháo vào khoảnh khắc giao thừa ở quốc đảo Samoa. Ảnh: ChuckTaylorz89 /Twitter
Australia chờ đón giao thừa 
Các thành phố phía đông của Australia, bao gồm Melbourne, Sydney và Canberra, sẽ là những nơi đón 2020 đầu tiên ở nước này. 
Một số thành phố đã huỷ màn bắn pháo hoa mừng năm mới nhưng sự kiện này vẫn sẽ được tổ chức tại Sydney, bất chấp 100 đám cháy đang hoành hành tại bang New South Wales, khiến thành phố phải ban lệnh cấm đốt lửa. 
Hơn 275.000 người đã ký bản kiến nghị kêu gọi hủy bắn pháo hoa tại tất cả các thành phố ở Australia và dùng số tiền này để quyên góp chữa cháy. Tuy nhiên, chính quyền nhấn mạnh họ đã chi tiền cứu hỏa, đồng thời sự kiện sẽ mang lại khoảng 130 triệu USD cho bang New South Wales, giúp tăng thêm nguồn quỹ cứu trợ. 
Màn "Pháo hoa Gia đình" truyền thống đã diễn ra trên Cầu cảng Sydney để chào mừng năm mới. Các màn bắn pháo hoa nhỏ được tổ chức tại thành phố từ 21h dành cho trẻ em và các gia đình trước khi sự kiện chính khai màn.
Màn "Pháo hoa Gia đình" ở Cầu cảng Sydney tối 31/12. Ảnh: AFP

Hai cô gái selfie trong lúc chờ đón giao thừa ở thành phố Brisbane. Ảnh: AAP

Nơi đầu tiên đón năm mới 2020
Các quốc đảo Samoa, Tonga và Kiribati ở châu Đại Dương đã trở thành những nơi bước sang năm mới 2020 đầu tiên trên thế giới vào 0h ngày 1/1 (17h ngày 31/12 giờ Hà Nội), do nằm ở múi giờ GMT +14.
Hoạt động mừng năm mới ở Samoa bao gồm bắn pháo hoa, biểu diễn múa lửa và các điệu nhảy truyền thống.
Quần đảo Chatham của New Zealand sẽ bước sang 2020 sau đó 15 phút.Người Nhật mua lá cây để xua ma quỷ, các hình nộm chuẩn bị được đốt ở Argentina, còn New York huy động hàng nghìn cảnh sát cho đêm giao thừa.
Bãi biển Copacabana ở thành phố Rio de Janeiro, Brazil, được trang trí với một lâu đài cát và dòng chữ "Chúc mừng năm 2020". Người dân địa phương và du khách sẽ cùng tận hưởng không khí biển và bữa tiệc đón năm mới tại đây tối nay.

Những vũ công từ Nam Mỹ tham gia cuộc diễu hành năm mới sớm ở London, Anh hôm 30/12.

Binh lính Pháp tuần tra gần Tháp Eiffel trong chuyến thị sát của Bộ trưởng Nội vụ trước thềm lễ hội năm mới ở thủ đô Paris.

Người dân thành phố Fukuoka, Nhật Bản, mua thứ gọi là "Shimekazari" để thực hiện nghi lễ thanh tẩy trong đạo Shinto và trang trí trước cửa nhà nhằm xua đuổi ma quỷ, mang lại may mắn cho năm mới.

Một người đàn ông sơn số 2020 lên râu tại tiệm cắt tóc ở thành phố Ahmedabad, Ấn Độ.

Người trồng hoa ở thành phố Khan Younis, Palestine, phía nam Dải Gaza, chọn hoa để mang ra chợ bán phục vụ năm mới.

Hơn 60 hình nộm nhân vật hoạt hình khổng lồ được chuẩn bị cho lễ đốt vào tối giao thừa tại La Plata, Argentina, theo truyền thống độc đáo có từ năm 1956. Buổi lễ sẽ diễn ra vào những phút cuối của năm 2019 và những khoảnh khắc đầu tiên của năm 2020 nhằm chúc mừng một năm vừa khép lại và mở ra một năm mới.

Một phân xưởng ở thành phố Fukuoka tất bật chuẩn bị bữa ăn "Osechi Ryori" truyền thống vào năm mới của người Nhật Bản. "Osechi Ryori" gồm nhiều món ăn với màu sắc bắt mắt mang ý nghĩa cầu mong những điều tốt lành, được đựng trong những chiếc tráp gọi là jubako.

Các nhà tổ chức thử công tắc của Quả cầu Pha lê trên mái một toà nhà ở Quảng trường Thời đại tại thành phố New York hôm 30/12. Vào khoảnh khắc bước sang năm mới 2020, quả cầu sẽ được thả từ trên cao xuống.
Lễ đón giao thừa quy mô lớn tại Quảng trường Thời đại thu hút sự chú ý của toàn thế giới, được bảo vệ bởi hàng nghìn cảnh sát, camera an ninh cùng chó nghiệp vụ.

Một bé trai người Kurd cùng bố mẹ đi chọn bánh kem cho lễ đón năm mới ở thành phố Qamishli, phía bắc Syria hôm 30/12.

Hàng nghìn tín đồ Công giáo tham dự lễ rước tượng Chúa Jesus Đen ở thủ đô Manila, Philippines rạng sáng 31/12. Họ sẽ đi chân trần và tranh nhau chạm vào biểu tượng có niên đại hàng thế kỷ này để có được "sức mạnh kỳ diệu". Lễ rước diễn ra từ nay đến ngày 9/1.

Năm 2019 đã sắp khép lại với hàng loạt sự kiện chấn động, sóng trước chưa lặng sóng sau lại nổi, hứa hẹn có thể mở ra nhiều diễn biến mới trong năm 2020, có thể kể đến như phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông hừng hực khí thế, “gián điệp đỏ” Vương Lập Cường của ĐCSTQ đào thoát đến Úc, Hạ viện Anh thông qua Dự luật Thỏa thuận rút lui khỏi EU, Mỹ – Trung đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn một “về nguyên tắc”… 


Hãy cùng nhìn lại những tin tức đáng chú ý trong năm 2019 vừa qua.


1. Cựu mật vụ ĐCSTQ Vương Lập Cường đào thoát đến Úc
Vương Lập Cường

Ngày 23/11, truyền thông chủ lưu ở Úc đã đưa tin về sự kiện gián điệp của Trung Quốc tên là Vương Lập Cường đào thoát tới Úc. Ngày 23/4/2019, Vương Lập Cường cầm visa du lịch nhập cảnh vào Úc, và đã đầu hàng cơ quan an ninh quốc gia của Úc, cũng như đề xuất tị nạn chính trị. Anh cho biết bản thân từng làm việc tại công ty có vốn Trung Quốc tại Hồng Kông đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty này thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc tức công ty Sáng tạo Trung Quốc và Xu hướng Trung Quốc.

Vương Lập Cường được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) huấn luyện về tình báo và trở thành một gián điệp. Vương Lập Cường trực tiếp tham dự vào công tác thâm nhập và tình báo của ĐCSTQ đối với Hồng Kông và Đài Loan, kiểm soát phong trào dân chủ Hồng Kông và thao túng gây ảnh hưởng đến bầu cử 9 trong 1 của Trung Hoa Dân Quốc, giúp đỡ Quốc dân đảng thắng cử. Ngoài ra, còn tham dự vào sự kiện bắt cóc chủ nhà sách Vịnh Đồng La ở Hồng Kông.

Sau khi sự kiện Vương Lập Cường được đưa ra ánh sáng, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Sáng tạo Trung Quốc và Xu thế Trung Quốc là Hướng Tâm cùng vợ Cung Thanh đã bị bắt giữ tại sân bay Đài Loan vào ngày 24/11. Sáng sớm ngày 26/11, cơ quan kiểm sát Đài Bắc ra lệnh hạn chế vợ chồng Hướng Tâm xuất cảnh ra nước ngoài. Phía Bắc Kinh và Quốc dân đảng lần lượt tuyên bố nói Vương Lập Cường là tội phạm lừa đảo.

Ngày 3/12, nhà nghiên cứu Trung Quốc Peter Mattis thuộc Quỹ Jamestown tại Mỹ nói: “Nếu thông tin chúng ta nghe thấy là chính xác, đôi vợ chồng mà Vương Lập Cường làm chứng đã lựa chọn ở lại Đài Loan, làm như thế là để cho bản thân một con đường thoát ly khỏi gián điệp Trung Quốc, bởi vì đã có tiền lệ gián điệp bị bộ bị khai trừ.”

2. Hội nghị Trump – Kim tại Hà Nội

Từ ngày 27-28/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước tại Thủ đô Hà Nội, Việt Nam, nội dung chủ yếu là thảo luận phương thức thực thi phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Đây là cuộc gặp lần thứ 2 giữa hai nhà lãnh đạo sau Thượng đỉnh Trump – Kim tại Singapore hồi năm 2018. Trong thời khuôn khổ Hội nghị Trump – Kim lần 2, nhận lời mời của Chủ tịch nước Việt Nam kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, ông Kim Jong-un cũng đã tiến hành thăm chính thức Việt Nam.


Tổng thống Trump trong thời gian này cũng đã tổ chức hội nghị song phương với Việt Nam, và dùng bữa trưa với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tại hội nghị Trump – Kim lần này, Mỹ và Bắc Triều Tiên đã không đạt được nhận thức chung về vấn đề giải trừ chế tài Bắc Triều Tiên, cuối cùng đàm phán đã đổ bể và kết thúc sớm.

Ngày 30/6, Tổng thống Trump tiếp tục hội kiến với ông Kim Jong-un tại khu vực phi quân sự giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, ông Trump đã bước sang lãnh thổ Bắc Triều Tiên trở thành vị Tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân lên lãnh thổ Bắc Triều Tiên. 

3. Bức ảnh về hố đen vũ trụ lần đầu tiên được công bố


Ngày 10/4, dự án nghiên cứu xuyên quốc gia Kính thiên văn Chân trời sự kiện (EHT) đã công bố bức ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ trong lịch sử nhân loại. Hố đen siêu lớn này nằm cách Trái đất 55 triệu năm ánh sáng và khối lượng của nó gấp 6,5 tỷ lần so với mặt trời. Ảnh hưởng của hố đen được chụp thành công lần này, không những là hố đen đầu tiên được chụp trong lịch sử nhân loại, và nó cũng là một trong những phát hiện to lớn của Thiên văn học và Vật lý học thế kỷ 21. Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung ương Đài Loan Liêu Tuấn Trí cho biết, Đài Loan cũng có một một vị trí trong dự án Kính viễn vọng chân trời sự kiện chụp được hố đen vũ trụ lần này.

Dự án Kính viễn vọng Chân trời sự kiện được chính thức thành lập năm 2017. Nó bao gồm nhiều kính viễn vọng sóng vô tuyến như kính thiên văn quan sát bước sóng dưới milimét ở Hawaii và kính thiên văn vô tuyến milimét và dưới milimét Atacama ở Chile, v.v, tạo thành mạng lưới toàn cầu, mục đích là để chụp và phác hoạ hình ảnh hố đen đầu tiên. 

4. Nhà thờ Đức Bà Paris bị cháy

Khoảng 18:50 ngày 15/4, Nhà thờ Đức Bà Paris bị cháy, địa điểm xảy ra đám cháy là mái nhà trong nhà thờ, cuối cùng ngọn lửa đã khiến cho phần đỉnh của nhà thờ bị sụp đổ, mái gỗ ở giữa và phía sau bị thiêu hủy hoàn toàn. Hàng trăm lính cứu hỏa tại Paris đã thức suốt đêm để cứu hỏa, đến sáng ngày 16/4 mới dập tắt được lửa, tránh được hủy hoại kết cấu kiến trúc chỉnh thể của nhà thờ. Một vài ngày trước khi xảy ra vụ hỏa hoạn này, mười hai bức tượng tông đồ trên đỉnh tháp đã được hạ xuống để tiến hành sửa chữa do đó mà tránh được bị hủy hoại.

Vụ hỏa hoạn tại Nhà thờ Đức Bà Paris đã khiến cho nước Pháp và toàn thế giới chú ý. Tổng thống Pháp Macron tuyên bố nước Pháp sẽ xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà và tổ chức hoạt động gây quỹ sửa chữa. Trong thời gian sửa chữa lại nhà thờ, tất cả các tác phẩm nghệ thuật quý giá sẽ được tạm thời chuyển đến Viện bảo tàng Louvre để bảo quản. Đến ngày 22/4/2019, hoạt động gây quỹ sửa chữa Nhà thờ Đức Bà Paris đã nhận được hơn 1 tỷ Euro. Thời gian tu sửa phục hồi có thể phải mất thời gian lên đến 20 năm.

5. Phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông
Người dân Hồng Kông biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ ngày 14/7/2019 tại Sa Điền (Ảnh: Jimmy Siu / Shutterstock)

Tháng 2/2019, chính phủ Hồng Kông, đứng đầu là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã lấy lý do vụ án Trần Đồng Giai để đề xuất “Dự luật đối với người phạm tội bỏ trốn và Hỗ trợ pháp lý lẫn nhau trong Lập pháp các vấn đề Hình sự (Sửa đổi) 2019” (gọi tắt là Dự luật Dẫn độ), nói rằng sửa đổi luật này nhằm mục đích vá lỗ hổng tư pháp của Hồng Kông, từ đó tránh cho Hồng Kông trở thành “thiên đường tội phạm bỏ trốn”. Do lo lắng dự luật này sẽ làm suy yếu vị thế độc lập tư pháp của Hồng Kông, và dự luật này trở thành công cụ trấn áp những người bất đồng chính kiến của chính quyền Bắc Kinh, nên người dân Hồng Kông trong các ngành nghề khác nhau như giới công thương, tài chính, học thuật, truyền thông, pháp luật đã đề xuất ý kiến phản đối.

Ngày 15/3, Đảng Demosistō Hồng Kông đã phát động hoạt động tĩnh tọa trước Trụ sở chính phủ Hồng Kông, yêu cầu rút lại dự luật sửa đổi này. Từ tháng 3 – 4, Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền Hồng Kông đã có 2 lần tổ chức diễu hành biểu tình. Ngày 9/6, mặt trận này tiếp tục phát động diễu hành phản đối Dự luật Dẫn độ, hơn 1 triệu người đã ra đường tham gia diễu hành.

Ngày 6/12, người Hồng Kông đề xuất 5 yêu cầu lớn (triệt để thu hồi lại Dự luật Dẫn độ sửa đổi, thu hồi lại định tính người biểu tình là bạo động, huỷ bỏ cáo buộc tội danh đối với tất cả những người tham gia kháng nghị, thành lập Uỷ ban điều tra tư pháp độc lập, lập tức thực hành bầu cử phổ thông, Trưởng Đặc khu hành chính Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức). Ngày 15/6, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố tạm hoãn dự luật lại. Ngày 9/7, bà Lâm cho biết dự luật “đã chết”. Ngày 23/10, bà Lâm lại tuyên bố, chính phủ Hồng Kông chính thức thu hồi lại dự luật, nhưng không màng tới những yêu cầu khác của người dân.

Ngày 24/11, phe Dân chủ Hồng Kông giành được thắng lợi lớn chưa từng có trong cuộc bầu cử cấp quận ở Hồng Kông, giành được 388 ghế nghị viên, Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga lần đầu tiên thừa nhận xã hội không hài lòng với chính phủ.

Từ khi bùng nổ hoạt động phản đối Dự luật Dẫn độ quy mô lớn ngày 9/6 đến nay, đã có hơn 6.000 người đã bị cảnh sát bắt giữ, số người bị bắt còn nhiều hơn cả số người đang thụ hình trong tù ở Hồng Kông. Trong thời gian này vụ việc cảnh sát Hồng Kông sử dụng bạo lực như bắn đạn trúng một cô gái Hồng Kông và một nữ phóng viên người Indonesia làm mù mắt phải, cảnh sát bắn đạn thật và người dân, và còn có nhiều vụ án mạng ly kỳ mà cảnh sát nói là “nguyên nhân tử vong không có gì khả nghi”. Trong tình huống chính quyền Bắc Kinh biểu đạt thái độ ủng hộ bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ khi chuyển giao chủ quyền Hồng Kông ngày 1/71997 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.

6. Quân đội Mỹ Kỳ tiêu diệt al-Baghdadi, thủ lĩnh IS


Hôm 27/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump loan báo chiến dịch đặc biệt của Mỹ đã tiêu diệt thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, Abu Bakr al-Baghdadi. Đây được xem một chiến công lớn đối với nỗ lực chống khủng bố của Mỹ. Tổng thống Trump nói rằng thủ lĩnh IS Baghdadi và ba người con của ông ta đã bị chết sau khi trùm khủng bố này kích nổ áo khoác cài mìn. Sau đó, quân đội Mỹ đã thủy táng Baghdadi dưới một vùng biển bí mật.

Năm 2014, Baghdadi đã thành lập một Khalifah (nhà nước Hồi giáo/IS) trên lãnh thổ ở Iraq và Syria, lãnh đạo al-Baghdadi của tổ chức này đã tự xưng là Khalip (thủ lĩnh). Những vùng bị tổ chức thánh chiến này kiểm soát đã bị áp đặt cai trị tàn bạo, ngoài ra chúng đã tổ chức nhiều cuộc tấn công khủng bố trên quy mô toàn cầu làm hàng ngàn người thiệt mạng.

Hôm 31/10, IS xác nhận thủ lĩnh al-Baghdadi đã chết trong chiến dịch của Mỹ và chính thức tuyên bố Abu Ibrahim al-Hashemi al-Qurashi sẽ đảm nhiệm vai trò thủ lĩnh mới của nhóm khủng bố này.

Đến ngày 1/11, Tổng thống Trump tiếp tục đăng tweet khẳng định: “IS đã có lãnh đạo mới và chúng tôi biết ông ta là ai!” Tuy nhiên, đoạn tweet này không hé lộ thêm thông tin nào khác.

7. Hạ viện Anh thông qua Dự luật Thỏa thuận rút lui khỏi EU

Sau 5 năm dai dẳng, suốt từ 2015, đến tận sáng hôm 17/10 (giờ Brussels), Vương Quốc Anh và Liên minh Châu Âu (EU) mới chính thức thông báo đạt thỏa thuận Brexit mới và tới buổi tối cùng ngày thỏa thuận này đã được toàn thể 27 thành viên EU bỏ phiếu thông qua.

Dù vậy, kế hoạch Brexit vẫn phải đối mặt với sự phản đối đáng kể trong quốc hội Anh vốn đang chia rẽ sâu sắc. Tuy nhiên, cuộc bầu cử vào ngày 12/12 đã làm thay đổi cục diện. Sau bầu cử, Đảng Bảo thủ đạt đa số cần thiết để chủ động đưa ra các quyết sách quan trọng cho nước Anh, đặc biệt là hoàn thành Brexit. Thủ tướng Johnson nói rằng kết quả bầu cử lần này đã trao cho ông quyền “hoàn thành Brexit” và quyết tâm đưa nước Anh rời khỏi EU vào tháng 1/2020.

Đến ngày 20/12, cuối cùng, các nhà lập pháp tại Quốc hội Anh đã phê chuẩn thỏa thuận Brexit. Đây có thể coi là dấu mốc lịch sử quan trọng khi Hạ viện ủng hộ Brexit với 358 phiếu thuận, 234 phiếu chống trong vòng một, để dọn đường rời khỏi EU cuối tháng 1/2020.

Các bước phê chuẩn cuối cùng sẽ được thực hiện ngay sau kỳ nghỉ Giáng sinh và năm mới. Các hạ nghị sĩ sẽ nhóm họp trở lại vào ngày 7/1/2020 và thảo luận thêm về Thỏa thuận rút lui, trước khi Hạ viện thông qua lần cuối vào ngày 9/1. Nếu được thông qua, Thượng viện sẽ có hai tuần để thảo luận và thông qua bản dự luật cuối cùng vào ngày 27/1. Dự luật sẽ chính thức có hiệu lực sau khi được Hoàng gia Anh phê chuẩn.

Hiện Ủy ban Châu Âu cũng cho biết đã sẵn sàng thực hiện các bước đi chính thức để thông qua thỏa thuận về phía mình.

8. Tổng thống Trump ký Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Tư (27/11) đã ký thông qua Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông của Hồng Kông (HKHRDA) bất chấp sự phản đối giận dữ của Trung Quốc. Đạo luật này đã được Thượng nghị sĩ Marco Rubio thuộc Đảng Cộng hòa bang Florida và Hạ nghị sĩ Chris Smith thuộc Đảng Cộng hòa bang New Jersey đề xuất tại Hạ viện và Thượng viện.

Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông sẽ yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ mỗi năm một lần phải chứng thực rằng Hồng Kông được hưởng tự trị đầy đủ để có thể tiếp tục nhận được đặc quyền quan hệ thương mại kinh tế với Mỹ – một quy chế giúp thúc đẩy nền kinh tế của hòn đảo này. Với đặc quyền này, hàng hóa từ Hồng Kông xuất sang Mỹ không phải chịu thuế mà Washington đang áp lên Bắc Kinh. Dự luật cũng đặt ra tiềm năng xử phạt những cá nhân chịu trách nhiệm về vi phạm nhân quyền tại Hồng Kông.

Trước đó, Ủy ban đối ngoại lưỡng viện Mỹ hôm 25/9 đã thông qua Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông. Đạo luật này tiếp tục được Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua hôm 19/11 và Hạ viện Mỹ thông qua hôm 20/10 với 417 phiếu thuận, chỉ có 1 phiếu chống.

9. Hạ viện Mỹ phê duyệt thỏa thuận thương mại giữa Mỹ-Mexico-Canada
Ngày 10/12, Mỹ, Mexico và Canada đã ký lại thỏa thuận thương mại ba bên Mỹ – Mexico – Canada (USMCA) bổ sung các điều khoản về tiêu chuẩn môi trường và lao động nhằm thay thế Thỏa thuận Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã tồn tại 25 năm.
Ngày 10/12, Mỹ, Mexico và Canada đã ký lại thỏa thuận thương mại ba bên Mỹ – Mexico – Canada (Ảnh: Getty Images)

Đến ngày 19/12, Hạ viện Mỹ đã chính thức phê duyệt thỏa thuận thương mại USMCA với đa số áp đảo (385 phiếu thuận, 41 phiếu chống). Thỏa thuận này sẽ tiếp tục được chuyển lên Thượng viện thông qua. Cùng ngày, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer tuyên bố thỏa thuận USMCA dự kiến ​​sẽ tạo ra thêm 176.000 đến 589.000 việc làm mới cho Mỹ, mang đến cho Mỹ nhiều cơ hội tham gia thị trường sữa Canada trị giá 19 tỷ USD, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trước đó, Mỹ, Canada và Mexico đã hoàn thành đàm phán USMCA từ tháng 10/2018 và tới cuối tháng 11/2018, nguyên thủ ba nước này đã ký kết USMCA. Tuy nhiên, Hạ viện Mỹ do Đảng Dân chủ kiểm soát đã không thông qua USMCA trong hơn một năm qua và cho tới gần đây phe Dân chủ mới đạt được thỏa thuận với chính quyền Trump và Đảng Cộng hòa để xúc tiến phê duyệt hiệp định thương mại quan trọng này.

Thỏa thuận thương mại USMCA có những điều khoản mạnh mẽ có thể coi là hình mẫu cho các thỏa thuận tương lai của Mỹ, cung cấp những biện pháp bảo vệ tiên tiến cho công nhân, nhà xuất sản và nông dân Mỹ. Những sửa đổi trong thỏa thuận mới này có những quy định mạnh mẽ hơn thỏa thuận ban đầu về ôtô và phụ tùng ôtô, vượt xa những quy định trong NAFTA và thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương mà Tổng thống Trump đã rút lui từ năm 2017.

10. Mỹ – Trung đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn một “về nguyên tắc”
Kết thúc hai ngày đàm phán thương mại cấp bộ trưởng tại Washington D.C vào thứ Sáu 11/10 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Donald Trump họp báo cùng Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, tuyên bố rằng 2 nước đã đồng ý về một thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, về “tài sản trí tuệ, dịch vụ tài chính, và việc mua từ 40 đến 50 tỷ USD nông sản”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Ảnh: Youtube)

Hiện thỏa thuận này chưa được ký chính thức, song cả hai phía Trung Quốc và Hoa Kỳ đều đã công bố các văn bản quan trọng trong giai đoạn 1. Tuy rằng thỏa thuận thương mại với Trung Quốc có thể được ký trong khoảng đầu năm 2020, nhưng trước mắt, quan hệ giữa hai quốc gia sẽ khó có thể khôi phục lại trạng thái như thời điểm trước khi thương chiến bắt đầu.

Thương chiến Mỹ – Trung bắt đầu từ tháng 3/2018, đến nay đã trải qua nhiều lần đàm phán cũng như nhiều lần căng thẳng gay gắt khi chưa đi đến thỏa thuận chung. Căng thẳng leo thang từng gây ảnh hưởng mạnh và dẫn đến nhiều biến động về nguồn vốn và chuỗi cung ứng hàng hóa của thế giới. Thậm chí, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2019 còn giảm xuống mức thấp nhất trong gần 30 năm qua.
Huệ Anh

Nhìn Lại Thế Giới Năm 2019

Năm 2019 là năm của chiến tranh mậu dịch giữa Mỹ-Hoa Lục và Âu Châu, căng thẳng với NATO, căng thẳng ở Eo Biển Đài Loan, Palestines, Vịnh Ba Tư, Venezuela và Chiến Tranh Lạnh giữa ba siêu cường Mỹ-Nga-Hoa. 

Tại Syria, phe ly khai và người Kurd dường như bị Hoa Kỳ bỏ rơi theo số phận khi Tổng Thống Donald Trump nói rằng hỗ trợ cho những lực lượng này quá tốn kém. 

Cuộc chiến A Phú Hãn kéo dài 18 năm vẫn chưa kết thúc, thỏa hiệp với Taliban vẫn chưa đạt được. 
Còn Biển Đông thì Mỹ và Trung Quốc vẫn đang còn giằng co nhau nhưng Hoa Kỳ bày tỏ thái độ mạnh mẽ chứ không “xìu xìu ển ển” như thời Ô. Obama. 

Lâu lâu Hoa Lục lại giờ trò “ma giáo” đem tàu khảo sát đi xâm lấn chỗ này chỗ kia để khẳng định chủ quyền trên Biển Đông, thậm chí đem tàu hải giám tới tận Nam Dương. 

Năm 2019 là năm mà thế giới đang chuyển dịch về một hướng nào đó mà chúng ta chưa biết được - hoặc Mỹ cố gắng lấy lại địa vị bá chủ thế giới hay sẽ “Tam phân thiên hạ ”. Theo các nhà phân tích chính trị thế giới, các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ đã tạo ra những liên minh kinh tế và quân sự mới để sinh tồn hay chống đỡ lại.
* * *

- Ngày 3/1/2019: Một phi thuyền của Trung Quốc lần đầu tiên đã đáp xuống phần tối của Mặt Trăng - một thành tựu mới nhất của chương trình phát triển không gian. Một tấm hình do phi thuyền Hằng Nga 4 (Cheng’ e 4) chụp lúc 11:40 sáng và được phổ biến trên mạng lưới điện tử bởi Tân Hoa Xã cho thấy hình một hố nhỏ bề mặt trơ trụi đã được chiếu sáng bởi phi thuyền thăm dò.

-Ngày 7/1/2019: Một cụ già 80 tuổi ở Anh khi dẫn chó đi chơi ở một công viên, đã khóc vì bị phạt 50 bảng Anh vì dây xích chó quá dài, Theo luật, dây xích chó không được dài quá 2 mét. Câu chuyện tưởng như khôi hài nhưng chính là sự thi hành nghiêm minh luật pháp. Luật lệ quy định dây xích chó không dài quá để người chủ có thể kiểm soát được chó của mình không tấn công người khác.

-Ngày 14/1/2019, Thủ Tướng Thái Lan đã khuyến cáo người dân của thủ đô Bangkok nên ở trong nhà khi không khí ô nhiễm trên thành phố lên tới mức độ nguy hiểm. Chỉ số không khí an toàn hay AQI đã lên tới 182 lúc 10:14 sáng – cao hơn mức ô nhiễm nổi tiếng ở các khu đô thị như New Delhi, Bắc Kinh và Jakarta.

-Ngày 15/1/2019: Trung Quốc đã ra lệnh bắt giữ hai công dân Gia Nã Đại vì cho rằng có hoạt gián điệp hay nguy hại tới nền an ninh quốc gia. Rồi sau đó đã tái thẩm và chuyển án 15 năm tù thành án tử hình Robert Lloyd Schellenberg - công dân Gia Nã Đại thứ ba vì tội buôn bán ma túy. Giới quan sát quốc tế nói rằng đây là chiến dịch bắt giữ để trao đổi con tin. Tình hình ngoại giao giữa Hoa Lục, Gia Nã Đại và Hoa Kỳ căng thẳng thêm sau khi Hoa Kỳ tuyên bố có thể ban hành lệnh cấm các công ty Hoa Kỳ bán các linh kiện điện tử cho hãng Huawei.

-Ngày 17/1/2019: Tuyên bố rằng không gian là địa bàn chiến tranh mới, Tổng Thống Donald Trump cam kết sẽ phát triển loại vũ khí không có đối thủ để đối phó với mối đe dọa về hỏa tiễn siêu thanh tân tiến và hỏa tiễn hành trình từ các đối thủ cạnh tranh và kẻ thù (Nga và Hoa Lục).

-Ngày 17/1/2019: Trong chuyến viếng thăm Việt Nam và tham dự hội nghị đối phó với biến đổi khí hậu, cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói rằng Việt Nam không nhất thiết phải là “tù nhân” lệ thuộc vào năng lượng than. Chúng ta cần hướng đến nguồn năng lượng tái tạo bền vững, giảm khí thải thán khí (CO2) càng nhiều càng tốt.

-Ngày 22/1/2019: Hoa Lục hứa viện trợ bốn tỷ Nguyên (588 triệu Mỹ Kim) cho Campuchia nhân chuyến viếng thăm Bắc Kinh của Thủ Tướng Hun Sen vào ngày hôm nay. Là nhà đầu tư lớn nhất vào Căm Bốt, Hoa Lục đã bơm nhiều tỷ Nguyên vào nền kinh tế xứ sở này, xóa nợ và không thèm để ý tới chuyện nhân quyền của Campuchia.

-Ngày 24/1/2019: Nga cáo buộc Hoa Kỳ tiếm quyền ở Venezuela và cảnh cáo về ý định can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại đây khiến tạo ra sự đối đầu với Hoa Thịnh Đốn -là nước đã hỗ trợ cho những cuộc chống đối một đồng minh thân cận nhất của Mạc Tư Khoa. Juan Guaido - thủ lãnh phe đối lập tự tuyên bố mình là tổng thống lâm thời, được Hoa Thịnh Đốn, Anh Quốc, Gia Nã Đại cùng vài quốc gia Châu Mỹ La Tinh công nhận.

-Ngày 26/1/2019: Các viên chức Taliban nói rằng cuộc thương thảo với Hoa Kỳ ngày hôm nay đã đồng ý về bản dự thảo thúc đẩy việc rút quân ngoại nhập ra khỏi A Phú Hãn trong vòng 18 tháng sẽ được ký kết, nhằm mục đích chấm dứt cuộc chiến tranh dai dẳng nhất của Hoa Kỳ. Taliban nhượng bộ Hoa Kỳ bằng cách sẽ ngăn cấm tổ chức khủng bố quốc tế Al-Qaeda và Nhà Nước Hồi Giáo.

-Ngày 27/1/2019: Hai trái bom phát nổ cách nhau ít phút trong một buổi lễ ngày Chủ Nhật tại một nhà thờ Ca-tô Giáo La Mã tại nam Phi Luật Tân nơi các thành phần cực đoan Hồi Giáo đang hoạt động, giết chết 20 người và làm bị thương 81 người.

-Ngày 9/2/2019: Năm trẻ vị thành niên gồm ba bé gái tuổi 12,14,15 và hai bé trai tuổi 13, 16 đã bị bắt và cáo buộc tội giết người sau khi cướp và bắn chết ca sĩ Kyle Yorlets 24 tuổi ở Nashville. Cảnh sát đã tịch thu được hai khẩu súng và hai chiếc xe đều là vật ăn cắp.

-Ngày 1/2/2019: Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo (đọc là Pom Peo) tuyên bố Mỹ chính thức rút lui khỏi thỏa hiệp kiểm soát vũ khí hạt nhân có tính cách lịch sử trong vòng sáu tháng với lý do có nhiều vi phạm đang xảy ra. Thỏa Hiệp INF (Lực Lượng Nguyên Tử Tầm Trung) là trọng tâm của sự giới hạn vũ khí nguyên tử mà hai phía Nga-Mỹ có thể triển khai.

-Ngày 12/2/2019: Lần đầu tiên vào ngày hôm nay, nợ công của Hoa Kỳ đã vượt quá 22 ngàn tỷ Mỹ Kim – một dấu mốc quan trọng mà các chuyên viên nói rằng là bằng chứng xa hơn cho thấy khó lòng duy trì chiều hướng tài chính, khiến suy tổn đến nền an ninh kinh tế của mọi người dân Hoa Kỳ.

-Ngày 21/2/2019: Cơ Quan Quản Trị Hàng Không Hoa Kỳ cho phép máy bay dân sự Việt Nam mở đường bay thẳng tới Mỹ.

-Ngày 24/2/2019: Lần đầu tiên trong một cuộc tập trận hằng năm tại Eo Biển Hormuz, Ba Tư đã phóng thành công một hỏa tiễn hành trình từ một tàu ngầm.

-Ngày 28/2/2019: Sau một thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy hy vọng, hội nghị thượng đỉnh Donald Trump- Kim Jong Un diễn ra tại Hà Nội tan vỡ với việc Ô. Trump bỏ ra về mà không hề có lấy một thông cáo chung.

-Ngày 2/3/2019: Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Phi Luật Tân trong trường hợp có cuộc tấn công vào lực lượng quân sự hay lợi ích của Phi Luật Tân tại khu vực tranh chấp Biển Đông theo đúng cam kết ở Thỏa Hiệp Phòng Thủ Hỗ Tương 1951 (Mutual Defense Treaty) giữa hai quốc gia.

-Ngày 5/3/2019: Chi phí quốc phòng năm 2019 của Hoa Lục tăng 7.5%, nhỏ hơn năm ngoái nhưng vượt quá chỉ tiêu phát triển kinh tế. Ngân sách quốc phòng lên tới con số 177.49 tỷ Mỹ Kim, trong khi ngân sách quốc phòng Mỹ là 738 tỷ Mỹ Kim.

-Ngày 9/3/2019: Ấn Độ vừa ký thỏa thuận trị giá 3 tỉ Mỹ Kim để “thuê” một tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử thứ ba của Nga trong vòng 10 năm, khiến New Delhi gia tăng sức mạnh tại Ấn Độ Dương để đối phó với hai đối thủ truyền kiếp là Hồi Quốc và Hoa Lục. Tháng Tám năm rồi, Tổng Thống Putin và Thủ Tướng Modi đã ký thỏa thuận mua hệ thống hỏa tiễn chống hỏa tiễn S-400 trị giá 5.2 tỷ Mỹ Kim. Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhất định mua loại hỏa tiễn này khiến gây căng thẳng ngoại giao với Hoa Kỳ.

-Ngày 11/3/2019: Cơ quan điều hành hàng không Trung Hoa đã ra lệnh cho gần 100 Boeing 737 MAX- tức hơn ¼ số lượng toàn cầu, không được phép bay sau khi chiếc phi cơ này rớt tại Ethiopia khiến 157 hành khách thiệt mạng, trong đó có 19 nhân viên Liên Hiệp Quốc.

-Ngày 10/3/2019: Sau hai năm bị giam giữ để điều tra, cô Siti Aisyah- công dân Nam Dương - một trong hai “sát thủ” đã dùng hóa chất bị Liên Hiệp Quốc cấm -giết Ô. Kim Jong Nam- cùng cha khác mẹ với Ô. Kim Jong Un tại Phi Cảng Kuala Lumpur - được tòa án phóng thích. Đây là kết quả của những cuộc vận động liên tục của Nam Dương. Tổng Thống Joko Widodo đã hai lần gặp thủ tướng Mã Lai để xin cho cô Siti Aisyah vì Ô. Joko Widodo đang vận động tái tranh cử. Còn cô Đoàn Thị Hương khoảng hơn tháng sau cũng được phóng thích theo lời yêu cầu của Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Vào ngày 12/6/2019: Tổng Thống Donald Trump hứa sẽ không dùng tình báo CIA để dọ thám Bắc Triều Tiên khi lộ tin người anh em cùng cha khác mẹ Kim Jong Nam đã từng là mật báo viên cho CIA trước khi bị giết ở Mã Lai.

-Ngày 15/3/2019: “Một cuộc tấn công khủng bố bằng súng đã xảy ra cùng lúc tại hai nhà thờ Hồi Giáo của Thành Phố Christchurch- nam Tân Tây Lan khiến 49 người chết, 48 bị thương. Nạn nhân đều là những người di cư hoặc những người tỵ nạn Hồi Giáo.

-Ngày 16/3/2019: Bộ tham mưu của Tổng Thống Donald Trump ngăn cấm các thành viên của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế vào Hoa Kỳ - một hành động nhằm che chở cho quân đội và nhân viên tình báo Hoa Kỳ không bị điều tra bởi cáo buộc đã có hành vi tra tấn tại A Phú Hãn.

- Ngày 17/3/2019: Những người biểu tình đã phóng hỏa một ngân hàng và hôi của tại những cửa hàng sang trọng của Đại Lộ Champs Elysee thuộc Thủ Đô Paris trong một đợt bùng phát bạo động mới kéo dài qua tháng thứ tư mà nhóm Áo Gi-lê Vàng xuống đường chống lại Tổng Thống Macron và những cải cách thiên về các nhà kinh doanh của ông. 200 người biểu tình đã bị bắt.

-Ngày 21/3/2019: Sau khi quyết định rời tòa đại sứ Hoa Kỳ từ Tel Aviv tới Jerusalem, Tổng Thống Donald Trump nói rằng đã tới lúc công nhận chủ quyền của Do Thái đối với Cao Nguyên Goland mà Do Thái chiếm năm 1967- đánh dấu một sự chuyển đổi chính sách quan trọng của Hoa Kỳ và tạo cho Thủ Tướng Benjamin Natanyahu thêm sức mạnh giữa cuộc tái tranh cử.

-Ngày 23/3/2019: Tổng số 29 thỏa thuận lên tới 2.8 tỷ Mỹ Kim đã được ký kết khi Chủ Tịch Tập Cận Bình viếng thăm Rome. Những dự án này được coi như Con Đường Tơ Lụa Mới (new Silk Road) giống như trục lộ cổ nối liền Trung Hoa tới Âu Châu. Các nước trong Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng lớn mạnh của Trung Hoa. Dự án nhằm tài trợ cho những chương trình xây dựng hạ tầng cơ sở (hải cảng, phi cảng, cầu cống) khắp thế giới nhằm đưa hàng hóa của Trung Hoa- bằng đường bộ và đường biển tới những nơi xa xôi - từ đó tao ảnh hưởng chính trị và địa lý chiến lược.

-Ngày 7/4/2019: Lực lượng Libya ở phía đông của Thống Chế (tướng 5 sao) Khalifa Hafta đã bắt đầu không kích vào phía nam của Thủ Đô Tripoli vào hôm nay, gia tăng chiến dịch tiến chiếm thủ đô cho dù Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi một cuộc ngưng bắn.

-Ngày 21/4/2019: Ô. Volodymyr Zelensky 41 tuổi - một anh hề, không một chút kinh nghiệm chính trị, đóng giả tổng thống Ukraina trên truyền hình đã đắc cử tổng thống với số phiếu áp đảo.

-Ngày 24/4/2019: Sau khi thượng đỉnh Việt Nam đổ vỡ và Tổng Thống Donald Trump bất ngờ bỏ ra về mà hai bên không đạt được thỏa hiệp nào, Ô. Kim Jong Un viếng thăm Nga. Ông đã tới Vladivostok- một thành phố cảng nằm ở bờ biển Viễn Đông.

-Ngày ngày 24/4/2019: Sau khi Hoa Kỳ liệt kê và công bố Vệ Binh Cách Mạng Ba Tư là tổ chức khủng bố, quốc hội Ba Tư đáp trả lại bằng cách biểu quyết đạo luật coi toàn bộ quân đội Hoa Kỳ là tổ chức khủng bố quốc tế.

-Ngày 24/4/2019: Hoa Kỳ đã gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới Nga bằng cách phái hai HKMH Abraham Lincoln và John C. Stennis cùng với nhóm tàu hộ tống tới Địa Trung Hải, ngoài khơi Syria. Hỏa lực của nhóm tàu tấn công này gồm có 130 phi cơ chiến đấu, 10 tàu chiến và 9000 thủy thủ và TQLC mà hải quân nói rằng không ai có thể tập trung một hỏa lực mạnh như vậy.

-Ngày 27/4/2019: Tờ New York Times đã phải xin lỗi vì đưa lên một biếm họa trong đó vẽ Tổng Thống Donald Trump đầu đội nón chóp, đeo kính đen như người mù và được dẫn dắt bởi con chó có thân hình dài, mặt là mặt của Thủ Tướng Netanyahu, cổ đeo ngôi sao David- biểu tượng của Do Thái.

-Ngày 29/4/2019: Số lượng tự tử trong giới trẻ của Hoa Kỳ tăng lên 1/3 trong tháng sau khi Netflix khởi đầu chiếu một loạt phim “13 Lý Do Tại Sao” (13 Reasons Why) xem trên hệ thống máy điện tử vào năm 2017. Chương trình chiếu phim này đã làm gia tăng 28.9% số lượng tự tử trong giới trẻ từ 10 tuổi tới 17 tuổi vào Tháng Tư 2017.

-Ngày 4/5/2019: Đặc sứ của Hoa Kỳ phụ trách việc tiến hành một thỏa hiệp với Taliban nói rằng Hoa Kỳ đã sẵn sàng cho việc tất cả các bên hạ vũ khí vì cuộc chiến kéo dài đã 17 năm.

- Ngày 7/5/2019: Cô Pamela Anderson – siêu người mẫu và tài tử nổi danh vì tài năng và sắc đẹp đã bày tỏ sự hỗ trợ cho Julian Assange- nhà sáng lập WikiLeaks và gọi ông là người vô tội nhất của thế giới này. Siêu mẫu 51 tuổi đã từ lâu ủng hộ lý tưởng của Assange và đưa sự ủng hộ này lên diễn đàn xã hội sau khi thăm viếng Assange tại Nhà Tù Belmarsh tại Luân Đôn. Pamela Anderson đã tới nhà tù trong chiếc chăn choàng lên người vẽ đầy những chữ như “bịt miệng” (gagged) và “tự do ngôn luận”.

- Ngày 12/5/2019: Matthew Boling- một học sinh Da Trắng 18 tuổi của Đại Học Texas đã phá kỷ lục ở môn chạy nước rút 100 mét với 10.13 giây- một kỷ lục kéo dài đã 29 năm thường do các lực sĩ Da Đen nắm giữ.

-Ngày 18/5/2019: Ả Rập Sê-út kêu gọi những cuộc họp khẩn cấp của Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh và Liên Đoàn Ả Rập để thảo luận về những leo thang căng thẳng tại Vùng Vịnh. Cơ quan thông tấn Ả Rập Sê-út nói Vua Salman đã mời các quốc gia Vùng Vịnh và các quốc gia Ả Rập tới hai cuộc họp thượng đỉnh tại Mecca vào 30/5/2019 để thảo luận về những hung hăng của Ba Tư cùng hậu quả của nó cho khu vực.

-Ngày 18/5/2019: Đối đầu với hàng loạt thách thức- từ sự can thiệp vào bầu cử của Nga, ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc và độc quyền về kỹ nghệ điện tử của Hoa Kỳ, Thủ Tướng Merkel của Đức nói rằng Âu Châu cần thành lập một mặt trận đoàn kết tốt hơn nữa để đối phó với ba cường quốc này.

-Ngày 22/5/2019: Ít nhất sáu người chết khi thủ đô của Nam Dương bùng phát bạo động và cảnh sát đụng độ với những người biểu tình chống đối kết quả bầu cử.

-Ngày 29/5/2019: Trong khi Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc thăm Việt Nam thì Ô. Nguyễn Xuân Phúc đi Nga gặp Tổng Thống Putin và Thủ Tướng Mevdev. Còn Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh đi Mỹ, gặp bộ trưởng thương mại, bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ và thăm Ngũ Giác Đài. Điều này cho thấy Việt Nam đu dây giữa ba siêu cường Mỹ-Nga-Hoa để cân bằng ảnh hưởng, phát triển kinh tế và không để dính líu vào các cuộc chiến.

-Ngày 7/6/2019: Tại Biển Phi Luật Tân, một tuần dương hạm trang bị hỏa tiễn đạn đạo của Mỹ đã phải khẩn cấp né sang một bên để khỏi đụng chạm với một khu trục hạm của Nga chỉ cách tàu có vài mét.

-Ngày 9/6/2019: Thống kê cho biết từ 2011-2017 trên thế giới đã có khoảng 259 người chết vì tự chụp hình (selfie) trong nước gọi là “chụp hình tự sướng” nay biến thành “chụp hình tự sát”. Nguyên do của những cái chết đều là do người tự chụp hình không để ý sau lưng mình là vực thẳm, núi cao, giốc đá hay thậm chí từ trên lầu cao cả trăm thước.

-Ngày 10/6/2019: Trong cuộc thăm viếng Tehran, ngoại trưởng Đức nói rằng Đức, Anh và Pháp vẫn tiếp tục tuân thủ thỏa hiệp hạt nhân ký kết năm 2105 cho dù Mỹ hủy bỏ và cấm vận nghiệt ngã Ba Tư. Thủ tướng Nhật Bản viếng thăm Ba Tư để tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề này.

-Ngày 12/6/2019: Tổng Thống Donald Trump tuyên bố gửi thêm 1000 quân tới Ba Lan và các cơ sở quân sự ở đây thuộc tầm vóc thế giới. Mỹ hiện đã có 4500 quân đóng ở Ba Lan.

-Ngày 16/6/2019: Ấn Độ tăng thuế các mặt hàng như hạnh nhân, táo và quả hạch (walnut) nhập cảng từ Hoa Kỳ để trả đũa Hoa Kỳ đã ngưng quy chế ưu đãi thương mại cho Ấn Độ.

-Ngày 18/6/2019: Năm trẻ vị thành niên tại Alaska đã nhận lời yêu cầu của của một người đàn ông tên Schilmiller qua hệ thống liên mạng toàn cầu (Internet) tự nhận mình là triệu phú -yêu cầu giết một người nào đó sẽ cho một số tiền thưởng 6 triệu Mỹ Kim. Bọn trẻ đã chọn giết cô bạn gái tốt nhất của mình tên Cynthia Hoffman và gửi hình ảnh của cuộc thảm sát trực tiếp qua iphone để hy vọng lấy số tiền thưởng. Câu chuyện thật lạ kỳ và khủng khiếp có lẽ chỉ có ở nước Mỹ. Bạo lực lan tràn trên hệ thống liên mạng toàn cầu, iphone, ipad khiến giết người trở nên một thứ trò chơi giải trí. Là phụ huynh ở Mỹ chúng ta nghĩ gì về trẻ con ngày hôm nay?

-Ngày 19/6/2019: Trung Quốc ngưng nhập cảng thịt lợn từ các công ty Gia Nã Đại với lý do thực phẩm không an toàn giữa lúc căng thẳng ngoại giao gia tăng vì vụ Bà Mạnh Vãn Chu.

-Ngày 20/6/2019: Ba Tư bắn rơi một máy bay không người lái do thám tối tân RQ-4 Global Hawk trị giá 176 triệu Mỹ Kim của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ nói rằng máy bay đang ở trong không phận quốc tế trên Eo Biển Hormuz. Còn Ba Tư nói rằng máy bay đã vi phạm không phận của họ và Ba Tư sẵn sàng chiến tranh với Hoa Kỳ dù không muốn. Trong khi đó Tổng Thống Putin nói rằng cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào Ba Tư sẽ là một thảm họa. Trong khi đó Ấn Độ đưa hai chiến hạm tới Vịnh Ba Tư và Vịnh Oman để bảo vệ các tàu của Ấn thông quá hai eo biển chiến lược này.

-Ngày 20/6/2019: Chủ Tịch Tập Cận Bình thăm Bình Nhưỡng, hội đàm với Chủ Tịch Kim Jong Un trước khi tham dự G-20 tại Osaka, Nhật Bản.

-Ngày 22/6/2019: Mười quốc gia Đông Nam Á trong khối ASEAN đã họp thượng đỉnh tại Thái Lan và cam kết chống lại việc ô nhiễm trên biển gây ra bởi rác thải nhựa.

-Ngày 23/6/2019: Chính quyền Ethiopia tuyên bố phá vỡ một âm mưu đảo chính, người đứng đầu quân đội bị bắn chết.

-Ngày 23/6/2019: Ba Tư treo cổ một cựu binh sĩ thuộc đơn vị đã bắn rơi máy bay không người lái của Hoa Kỳ- với cáo buộc làm tình báo cho CIA.

-Ngày 23/6/2019: Lần đầu tiên tại hội nghị thượng đỉnh của khối ASEAN họp tại Thái Lan, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam yêu cầu các nước trong khu vực lưu ý về những diễn biến quân sự hóa trên Biển Đông và mối đe dọa đối với các ngư dân khi đánh bắt trên vùng biển còn tranh chấp. Ô. Phúc không chỉ đích danh Hoa Lục nhưng ai cũng biết đó là ai.

-Ngày 24/6/2019: Thứ Trưởng Ngoại Giao Sergei Ryabkov của Nga cảnh báo rằng việc Hoa Kỳ dự trù triển khai hệ thống hỏa tiễn gần biên giới Nga sẽ giống như cuộc khủng hoảng hỏa tiễn năm 1962 tại Cuba. Điều đó có nghĩa là khi Mỹ triển khai hệ thống hỏa tiễn tại Thổ Nhĩ Kỳ thì Nga triển khai hệ thống hỏa tiễn tại Cuba.

-Ngày 27/6/2019: Một phi cơ chiến đấu của Trung Quốc bay sát một tàu chiến của Gia Nã Đại đang hoạt động tại vùng biển quốc tế ở Biển Đông giữa lúc ngoại giao căng thẳng vì vụ Bà Mạnh Vãn Chu.

-Ngày 28/6/2019: Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua một nghị quyết ngăn chặn Tổng Thống Donald Trump đơn phương mở cuộc chiến với Ba Tư nếu như không có sự chấp thuận của quốc hội. Nghị quyết được thông qua sau khi Tổng Thống Donald Trump nói rằng ông sẽ tung ra một lực lượng áp đảo để tấn công Ba Tư mà không cần sự cho phép của Quốc Hội. Thượng Viện không muốn Hoa Kỳ lại lao thêm vào một cuộc chiến kéo dài vô tận ở Trung Đông.

-Ngày 29/6/2019: Nhân hội nghị G-20 họp tại Osaka, Nhật Bản, Tổng Thống Donald Trump nói rằng Hiệp Ước An Ninh Mỹ-Nhật là không công bằng. Điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ có nghĩa vụ bảo vệ Nhật Bản trong khi Nhật Bản không bảo vệ Hoa Kỳ, do đó cần phải thay đổi.

-Ngày 29/6/2019: Trước chuyến viếng thăm Bắc Kinh, Ngoại Trưởng Mễ Tây Cơ Marcelo Ebrard nói rằng đất nước ông muốn liên hệ kinh tế với Hoa Lục sâu rộng hơn bằng cách tăng xuất cảng và lôi kéo thêm đầu tư từ quốc gia Á Châu này. Năm ngoái, Mễ Tây Cơ nhập cảng 83.5 tỷ đô-la hàng hóa từ Trung Quốc và xuất cảng trị giá 7.4 tỷ đô-la. Mễ Tây Cơ muốn bớt lệ thuộc thương mại vào Hoa Kỳ khi 80% hàng xuất cảng sang đây.

-Ngày 30/6/2019: Với nụ cười tươi, hai Ô. Kim Jong Un và Donald Trump đã bắt tay nhau tại lằn ranh khu Phi Quân Sự Bàn Môn Điếm phân chia Nam-Bắc Triều Tiên. Sau đó Ô. Donald Trump đã bước qua lằn ranh và như thế ông là vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ bước vào lãnh thổ Bắc Hàn dù chỉ vài thước.

-Ngày 30/6/2019: Việt Nam và Liên Hiệp Âu Châu (EU) ký hiệp định tự do mậu dịch.

-Ngày 9/7/2019: Hoa Kỳ chấp thuận việc bán một số vũ khí quan trọng cho Đài Loan.

-Ngày 9/7/2019: Theo Phòng Ngân Sách của Quốc Hội Hoa Kỳ, nếu tăng lương tối thiểu lên 15$/giờ vào năm 2025 thì sẽ phải tăng lương cho khoảng 17 triệu công nhân. Cả triệu sẽ thất nghiệp vì chủ nhân các xí nghiệp không đủ tiền để trả cho nhân công.

-Ngày 11/7/2019: Tổng Giám Đốc đài BBC, trong Hội Nghị Toàn Cầu về Tự Do Truyền thông ở London cảnh báo rằng thế giới đang đối mặt với cuộc tấn công lớn nhất của tin tức giả mạo vào sự thật kể từ những năm 1930. Ngày hôm nay, tin tức giả tạo như một đại dương mênh mông đã thống ngự hệ thống thông tin toàn cầu với mục đích triệt hạ đối thủ hay bênh vực cho kẻ mà mình ngưỡng mộ hoặc cải sửa lịch sử.

-Ngày 11/7/2019: Tổng Thống Putin và tân Tổng Thống Zelenskiy đã có cuộc điện đàm lần đầu tiên để thảo luận về việc giải quyết cuộc xung đột tại đông Ukaina và trao trả tù binh.

-Ngày 11/7/2019: Hạ Viện Hoa Kỳ chấp thuận một đạo luật có thể buộc Tổng Thống Donald Trump chấm dứt trợ giúp cho Ả Rập Sê-út trong cuộc chiến Yemen.

-Ngày 12/7/2019: Ngày hôm nay Nga bắt đầu giao hệ thống hỏa tiễn S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ- một hành động chắc chắn gây tổn thương cho Hoa Kỳ và Tây Âu. Hoa Kỳ đe dọa sẽ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ.

-Ngày 12/7/2019: Tướng Mark A. Milley- người được Tổng Thống Donald Trump đề cử làm Tham Mưu Trưởng Liên Quân trong buổi điều trần trước Quốc Hội nói rằng Trung Hoa sẽ là mối đe dọa quân sự lớn nhất của Hoa Kỳ trong 100 năm và cảnh báo rằng họ cải tiến nhanh và rất nhanh trên các lãnh vực, không gian, trên không, điện tử, trên biển và trên bộ.

-Ngày 12/7/2019: Hoa Lục nói rằng họ có thể sẽ ban hành lệnh trừng phạt lên các công ty liên quan đến việc bán 2.2 tỷ Mỹ Kim vũ khí cho Đài Loan bao gồm xe tăng, hỏa tiễn và các thiết bị liên quan vì như thế là xâm phạm tới chủ quyền và an ninh quốc gia của Trung Hoa.

-Ngày 13/7/2019: Sau vài lần đình hoãn, Nga vừa đưa một viễn vọng kính mới và tối tân nhất vào không gian, cách xa trái đất 1.5 triệu cây số.

-Ngày 13/7/2019: Thêm một công dân thứ ba Gia Nã Đại bị chính quyền Hoa Lục bắt giữ kể từ khi nổ ra vụ Bà Mạnh Vãn Chu phải hầu tòa và có thể bị trục xuất theo lệnh của Hoa Kỳ. Còn Tòa Đại Sứ Anh cũng cho biết bốn công dân của họ cũng mới vừa bị chính quyền Hoa Lục bắt giam.

-Ngày 16/7/2019: Hoa Kỳ ban hành lệnh trừng phạt lên Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Miến Điện Min Aung Halaing và một số viên chức khác vì đã giết hại mà không đưa ra tòa xét xử những người Hồi Giáo Rohinga và ngăn cấm họ vào Hoa Kỳ.

-Ngày 18/7/2019: Trong một cuộc điện đàm, Tổng Thống Pháp Macron và Tổng Thống Nga Putin đồng ý về nỗ lực chung để cứu vãn thỏa hiệp hạt nhân 2015 mà sáu cường quốc ký kết với Ba Tư. Trong khi đó Tổng Thống Macron kêu gọi Âu Châu hợp tác quân sự mạnh hơn nữa vì không thể tin cậy sự bảo vệ của Hoa Kỳ dưới thời Tổng Thống Donald Trump.

-Ngày 19/7/2019: Ba Tư nói rằng họ vừa tịch thu hai tàu chở dầu mang cờ Anh Quốc sau khi Anh Quốc bắt giữ một tàu dầu của Ba Tư hồi đầu tháng làm tình hình Vùng Vịnh căng thẳng thêm. Còn Hoa Kỳ nói rằng họ có bằng chứng rõ ràng là đã bắn rơi một máy bay không người lái của Ba Tư. Còn Ba Tư lại nói rằng có thể Hoa Kỳ đã bắn lầm máy bay không người lái của chính họ chứ Ba Tư không tổn thất máy bay nào cả.

-Ngày 20/7/2019: Hai tàu tuần duyên của Trung Quốc và bốn tàu tuần duyên của Việt Nam tất cả đều trang bị vũ khí nặng đã gườm nhau tại Bãi Tư Chính hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam khi một tàu khảo sát của Trung Quốc triển khai tới đây. Chưa có cuộc đụng độ nào xảy ra nhưng Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam nói rằng lực lượng tuần duyên (Cảnh Sát Biển) phải theo dõi và sẵn sàng tác chiến. Trong khi đó Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại về việc Hoa Lục can thiệp vào vùng biển mà đã từ lâu Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí. Theo tin ngày 7/8/2019, tàu thăm dò Hải Dương 8 đã bỏ đi sau những căng thẳng giữa hai bên, lôi kéo cả Hoa Kỳ vào đó. Thế nhưng sau đó bốn ngày, tàu Hải Dương 8 tại quay trở lại Bãi Tư Chính, rồi lại bỏ đi.

-Ngày 21/7/2019: Tờ Wall Street Journal cho biết, Campuchia và Hoa Lục đã đạt được thỏa hiệp nhưng không công bố là - Bắc Kinh được độc quyền sử dụng một phần của căn cứ hải quân ở Vịnh Thái Lan. Thủ Tướng Hun Sen bác bỏ và nói rằng đây là tin bịa đặt tệ hại nhất để chống Campuchia. Thế nhưng sân bay Dara Sakor rộng lớn quá khổ dành cho một phi trường dân sự đang do một công ty Hoa Lục xây cất, khiến dấy lên lo ngại là Trung Quốc sẽ sử dụng nơi đây như một căn cứ quân sự. Theo tôi nghĩ, nếu Campuchia cho Trung Quốc đặt căn cứ quân sự tại nước mình thì Campuchia lập tức trở thành kẻ thù của Việt Nam và Mỹ, khi đó Ô. Hunsen khó lòng tồn tại.

-Ngày 23/7/2019: Nam Triều Tiên nói rằng họ đã bắn 360 phát đạn cảnh cáo khi hai oanh tạc cơ và phi cơ cảnh báo sớm của Nga hai lần xâm phạm vùng nhận dạng phòng không của họ trên Quần Đảo Takeshima. Nhưng Nga nói rằng Nam Triều Tiên chẳng bắn phát đạn nào cả mà chỉ bay sát các máy bay của Nga một cách nguy hiểm trong cuộc diễn tập đường xa với Trung Quốc. Còn Nhật Bản lại nói rằng chính họ mới có thẩm quyền lên tiếng vì Quần Đảo Takeshima thuộc chủ quyền của họ.

-Ngày 24/7/2019: Bốn người chết trong một cuộc tấn công vào một tiền đồn ở nam Thái Lan, nơi mà các phiến quân Hồi Giáo đang hoạt động.

-Ngày 25/7/2019: Thủ Tướng Mahathir Mohamad đã cho tái tục dự án xây đường xe lửa dài 649 km trị giá 10 tỷ Mỹ Kim mà trong lúc tranh cử ông đã nặng nề chỉ trích cựu Thủ Tướng Najib là đã không lưu ý đến quyền lợi của Mã Lai và sẽ rớt vào bẫy nợ của Trung Quốc.

-Ngày 29/7/2019: Theo báo cáo của tờ Bitter Winter của Ý, Hoa Lục dạy dỗ các em nhỏ học sinh tại trường rằng Thiên Chúa Giáo là tà giáo và nếu các em yêu cha mẹ thì không được tham gia vào tôn giáo này. Hiện nay Trung Hoa có khoảng 253 triệu tín đồ Thiên Chúa Giáo trên tổng số 1.3 tỷ dân.

-Ngày 1/8/2019: Campuchia nói rằng nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ có thể ra đi nếu họ không thích đất nước này sau khi toà đại sứ Hoa Kỳ tại Phnom Penh nói rằng cuộc bầu cử năm 2018 đưa Ô. Hun Sen tiếp tục nắm quyền không thể hiện ý chí của toàn dân.

-Ngày 1/8/2019: Số lượng giới tiệu thụ thưa kiện, khiếu nại đã lên tới 1.5 triệu vụ trong 35 tiểu bang tại Hoa Kỳ, phần lớn ở các lãnh vực như: quảng cáo gian trá, tính tiền bảo hiểm sức khỏe, dịch vụ bán lẻ, xây cất, sửa nhà và xe hơi.

-Ngày 1/8/2019: Bộ Tư Lệnh Không Quân Hoa Kỳ ra lệnh cho tất cả các đơn vị nghỉ ngơi một ngày vì số lượng tự tử tăng cao - 78 vụ - tức tăng thêm 28 vụ trong năm nay.

-Ngày 3/8/2019: Vào ngày 28/7/2019, một thiếu niên Da Trắng 19 tuổi ngụy trang, leo rào để qua mặt an ninh, dùng súng bắn chết 3 người và làm bị thương 18 người đang tham dự Ngày Hội Tỏi tại Gilroy, California. Rồi một tuần lễ sau, một thanh niên Da Trẳng 21 tuổi đã nổ súng giết chết 22 người và làm bị thương 26 người tại một tiệm bán lẻ Walmart ở Arizona. Rồi chỉ 14 giờ sau, một cuộc nổ súng khác tại khu trung tâm của Thành Phố Dayton, Ohio giết chết 9 người trong đó có chị ruột của hung thủ và làm bị thương 26 người. Vào ngày 4/8/2019, cả ngàn người đã tụ họp trước Tòa Bạch Ốc biểu tình yêu cầu có biện pháp kiểm soát súng đạn. Chuyện thanh-thiếu-niên dùng súng giết người hàng loạt đã trở nên quá bình thường trong xã hội Mỹ, không biện pháp giải quyết mà chỉ còn cách tin vào số phận “Trời kêu ai nấy dạ”. Các chính trị gia đã bị Hội Súng Đạn Hoa Kỳ mua chuộc cho nên vẫn nại quyền mang súng bao gồm cả AK-47, M16, AR15 đệ tự vệ. Tự vệ đâu không thấy mà chỉ thấy đem súng đi giết người.

-Ngày 5/8/2019: Tổng Thống Putin nói rằng Nga buộc phải triển khai loại hỏa tiễn nguyên tử tầm ngắn và tầm trung nếu Hoa Kỳ cũng làm như vậy sau khi Hoa Kỳ hủy bỏ thỏa hiệp hạn chế hỏa tiễn nguyên tử.

-Ngày 6/8/2019: Dù thủ tướng Úc Đại Lợi lên tiếng bác bỏ, nhưng Hoa Lục nói rằng họ sẽ có biện pháp trả đũa nếu Hoa Kỳ triển khai hệ thống hỏa tiễn tầm trung trên đất liền tại Á Châu và các nước đồng minh của Hoa Kỳ sẽ phải chịu hậu quả của tác động này.

-Ngày 7/8/2019: Hoa Kỳ ban hành lệnh cấm vận khắc nghiệt lên Venezuela, phong tỏa toàn bộ tài sản của đất nước này có tại Hoa Kỳ và đe dọa sẽ trừng phạt bất cứ quốc gia nào làm ăn buôn bán với Venezuela như Hoa Lục, Nga. Thế nhưng bộ ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ vẫn tiếp tục hợp tác với Venezuela.

-Ngày 8/8/2019: Hoa Lục đưa ra lời cảnh cáo nghiêm khắc là họ sẽ dùng quân đội để giải quyết vụ biểu tình của dân Hương Cảng kéo dài đã chín tuần lễ nếu tình hình trở nên tồi tệ.

-Ngày 9/8/2019: Công ty viễn thông Huawei đầu tư 800 triệu Mỹ Kim cho một nhà máy mới ở Ba Tây.

-Ngày 10/8/2019: Một người đàn ông 77 tuổi ở Tiểu Bang Washington đã bắn chết vợ 76 tuổi rồi sau đó tự sát vì không trả nổi chi phí chăm sóc sức khỏe cho vợ. Ông đã gọi điện thoại báo trước cho sở cảnh sát. Mười lăm phút sau cảnh sát tới nơi nhưng tất cả đều quá trễ. Đây là thảm cảnh của thời đại vì chi phí y tế chăm sóc người bệnh quá cao.

-Ngày 13/8/2019: Giới chức cao cấp về di dân của Tổng Thống Donald Trump đề nghị thêm một cước chú dưới bài thơ khắc dưới chân tượng Nữ Thần Tự Do cho phù hợp với chính sách mới của Ô. Trump chỉ hoan nghênh những di dân có kỹ năng và có thể tự túc chứ không phải tới đây để ăn trợ cấp xã hội (welfare). Như vậy sau 133 năm Nữ Thần Tự Do sẽ không còn giang tay đón nhận những di dân nghèo khó nữa. Ôi, tất cả không qua khỏi Luật Vô Thường. Nước Mỹ đang phải điều chỉnh lại vì những khó khăn về tài chính do di dân gây ra.

-Ngày 15/8/2019: Bộ trưởng Quốc Phòng Venezuela Vladimir Padrino đã có cuộc gặp với người đồng cấp Nga Sergey Shoigu tại Moscow, trong đó ông đã ký một thỏa thuận cho phép chiến hạm hai bên tới thăm cảng của nhau và thảo luận về tình hình ở Venezuela, cùng các vấn đề quân sự và hợp tác kỹ thuật quân sự song phương. Như thế tình hình Venezuela sẽ giống hệt như Syria.

-Ngày 19/8/2019: Sau 33 năm bị cấm, Mỹ cho thử hỏa tiễn tầm trung tại một hòn đảo nhỏ ngoài khơi California sau khi rút lui khỏi thỏa hiệp hạn chế vũ khí nguyên tử ký kết với Nga.

-Ngày 22/8/2019: Tổng Thống Donald Trump đã hủy bỏ chuyến viếng thăm Đan Mạch sau khi có lời tuyên bố của thủ tướng Đan Mạch là ý tưởng đòi mua Iceland- một băng đảo tự trị của Đan Mạch- là “điên rồ”. Còn bà thủ tướng Iceland nói rằng bà sẽ không tiếp Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence khi ông này viếng thăm băng đảo, điều chưa từng thấy trong ngoại giao.

-Ngày 22/8/2019: Tổng Thống Nga Putin và Tổng Thống Filipe Nyus của Mozambique ký một thỏa hiệp hợp tác về năng lượng và an ninh. Như thế, cùng với Hoa Lục, Nga đã vươn tay tới Phi Châu. Vào năm 2018, Mozambique đã đồng ý cho cố vấn quân sự Nga tới đất nước mình.

-Ngày 22/8/2019: Thủ Tướng Úc Scott Morrison lần đầu tiên thăm Việt Nam sau 25 năm. Hai bên đã tập trung vào vấn đề hợp tác kinh tế và an ninh tại Biển Đông -từ tự do hàng hải đến hàng không. Hiện nay Úc đang mở rộng tầm ảnh hưởng ngoại giao và quân sự để đối phó với áp lực ngày càng gia tăng của Hoa Lục.

-Ngày 23/8/2019: Tổng Thống Donald Trump ra lệnh cho các công ty đang điều hành tại Hoa Lục phải tìm cách tìm một nơi khác để làm ăn, tức rút lui khỏi đây sau khi Hoa Lục đánh thuế khoảng 75 tỷ Mỹ Kim hàng nhập cảng từ Hoa Kỳ. Thế nhưng hãnh Apple nói rằng dù Ô. Trump nói gì đi nữa thì họ vẫn không rút lui.

-Ngày 27/8/2019: Trong chuyến viếng thăm Việt Nam của Thủ Tướng Mã Lai Mahathir Mohamad, hai bên Việt-Mã đã đồng ý đẩy mạnh hơn nữa hợp tác song phương về an ninh quốc phòng, hợp tác năng lượng, trên biển, đánh cá, an ninh hàng hải, giáo dục, lao động và du lịch. Như thế Việt Nam có thêm một đồng minh ở Đông Nam Á.

-Ngày 2/9/2019: Theo nhà thương thuyết Zalmay Khalilzad, Hoa Kỳ sẽ rút 5000 binh sĩ và đóng cửa 5 căn cứ quân sự trong vòng 135 ngày theo như dự thảo thỏa hiệp hòa bình ký kết với Taliban.

-Ngày 3/9/2019: Một trẻ vị thành niên 14 tuổi ở Alabama đã dùng súng bắn chết bố mẹ, ba người em rồi quăng súng, gọi cảnh sát. Trong khi đó tại Việt Nam, một người anh đã dùng dao chém chết người em, cùng vợ con người này, tất cả 5 người, chỉ vì tranh giành có nửa thước đất hàng rào. Thật kinh hoàng! Tình nghĩa cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè ngày hôm nay giống như một thứ tiền oan, nghiệp chướng cần phải giết nhau để thanh toán nợ nần.

-Ngày 3/9/2019: Khoảng vài ngàn người đã xuống đường đốt phá cửa tiệm của người ngoại quốc (di dân) tại Johannesburg, Nam Phi khiến 5 người chết. Nguyên do vì người Da Đen bản xứ cho rằng chính di dân đã gây ra nạn thất nghiệp cho họ. Ngày xưa chế độ kỳ thị chủng tộc Apartheid khiến Da Trằng kỳ thị Da Đen. Ngày nay giành được chính quyền rồi thì Da Đen lại kỳ thị người ngoại quốc và người Da Trắng. Trong khi đó tại Nigeria, công ty MTN and Shoprite đã phải đóng cửa vì những cuộc tấn công để trả thù khiến Nam Phi phải đóng cửa tòa đại sứ tại đây.

-Ngày 4/9/2019: Hội Đồng Giám Sát Quận Hạt San Francisco đã ra nghị quyết coi Hiệp Hội Súng Đạn Hoa Kỳ (NRA) là tổ chức khủng bố nội địa vì hiệp hội này chống đối lại những biện pháp kiểm soát súng nghiêm ngặt.

-Ngày 4/9/2019: California là tiểu bang đầu tiên ban hành lệnh cấm bẫy dã thú để lột da hoặc đem bán.

-Ngày 4/9/2019: Cựu đệ nhất phu nhân Rosa Elena Bonilla- vợ cựu tổng thống Honduras bị kết án 58 năm tù về tội gian trá và lạm dụng công quỹ quá mức. Trong lịch sử cận đại có nhiều bà đệ nhất phu nhân nắm hết quyền hành…như bà Imelda Marcos- đã cùng chồng là cố tổng thống Ferdinand Marcos tham nhũng nhiều chục tỷ Mỹ-Kim và có cả ngàn đôi giày. Sau khi nhà độc tài Marcos bị lật đổ và chết tại Tiểu Bang Hawaii, bà bị truy tố ra tòa. Hiện nay đệ nhất phu nhân, vợ của thủ tướng Do Thái, vợ cựu thủ tướng Mã Lai cũng đang bị truy tố về tội tham nhũng và sử dụng công quỹ vào việc riêng. Thế mới hay muôn đời…chồng làm tổng thống thì bà là siêu tổng thống. Chồng làm thủ tướng thì bà là siêu thủ tướng. Đương quyền ai dám dụng tới bà? Chỉ khi ông ngã ngựa rồi thì mới dám đụng tới sợi lông chân của các đệ nhất phu nhân này.

-Ngày 5/9/2019: Hoa Kỳ đã bác bỏ một bản công bố của Hội Đồng Bảo An LHQ do Pháp soạn thảo trong đó bày tỏ lo ngại về những bạo động ở vùng Blue Line (biên giới giữa Do Thái và Li-băng) và kêu gọi Do Thái-Hezbollah ngưng chiến.

-Ngày 6/9/2019: Việt Nam loại trừ 4.7 triệu con heo để ngăn chặn bệnh cúm heo Phi Châu đã lan tràn ở 63 tỉnh ở các nước Đông Nam Á.

-Ngày 9/9/2019: Tỉnh Quảng Đông của Hoa Lục giải tỏa thêm 3150 tấn thịt heo từ kho dự trữ để bảo đảm số cung cho thị trường.

-Ngày 10/9/2019: Vào ngày hôm nay, một tuần dương hạm của Gia Nã Đại đã đi qua Eo Biển Đài Loan, một hành động chắc chắn gây tức giận cho Hoa Lục. Đồng thời cũng có tin Anh sẽ gửi Hàng Không Mẫu Hạm Queen Elizabeth tối tân nhất tới gần Quần Đảo Trường Sa.

-Ngày 14/9/2019: Phiến quân Houthi do Ba Tư đỡ đầu nói rằng họ đã dùng 10 máy bay không người lái tấn công trung tâm kỹ nghệ lọc dầu của Ả Rập Sê-út, phá hủy hơn một nửa số lượng dầu của vương quốc này khiến lo ngại giá dầu sẽ tăng vọt và căng thẳng gia tăng tại vùng Trung Đông. Hoa Kỳ nói chính Ba Tư đã nhúng tay vào. Còn Nga thì cảnh báo phải thận trọng trước khi đưa ra kết luận vội vã là ai đã tấn công khu lọc dầu này. Ả Rập Sê-út đang cầm đầu một liên minh hùng mạnh để ủng hộ chính phủ của Ô. Hadi chống lại phe Houthi. Hai phe bị tố cáo là đã bắt trẻ em ra trận vì thiếu lính.

-Ngày 17/9/2019: Một vụ nổ gần nơi vận động tranh cử có sự hiện diện của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã giết chết 30 người và làm 31 người bị thương. Vụ nổ xảy ra 11 ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Afghanistan mà các thủ lãnh Taliban thề sẽ dùng bạo lực để phá hoại, sau sự tan vỡ của các cuộc hòa đàm giữa Hoa Kỳ và Taliban.

-Ngày 18/9/2019: Trong số 500,000 người vô gia cư ở Hoa Kỳ, hơn phân nửa là của Tiểu Bang California. Hiện nay một số đông thành phố trên nước Mỹ đã áp dụng biện pháp phạt tiền, phạt tù và cấm đem đồ ăn cho những người vô gia cư để giảm thiểu vấn nạn không giải pháp này.

-Ngày 23/9/2019: Trong một bài diễn văn cảm động và giận dữ trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc, bé gái người Thụy Điển Greta Thunberg lên án các nhà lãnh đạo thế giới đã không hành động để cứu vãn sự biến đổi khí hậu chỉ vì tiền và phát triển kinh tế, “Sao các ông có thể làm điều như vậy!”

-Ngày 30/9/2019: Máy bay ném bom chiến lược tàng hình H-20 của Hoa Lục giống hệt như B-2 của Hoa Kỳ sẽ là cơn ác mộng cho các đối thủ khi nó được vận hành vào năm 2015 khi nó bay thử chuyến đầu tiên nhân cuộc diễn binh kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa 1949-2019.

-Ngày 3/10/2019: Bốn cảnh sát Pháp đã bị một đồng nghiệp đâm chết tại một trụ sở ở Thủ Đô Paris. Được biết hung thủ đã đổi sang Đạo Hồi được 18 tháng. Kinh nghiệm cho thấy những kẻ tân tòng thường rất cực đoan.

-Ngày 3/10/2019: Thủ Tướng Nga Dmitry Medvedev bắt đầu chuyến công du kéo dài hai ngày tới Havana nhằm bày tỏ sự hậu thuẫn trong bối cảnh Cuba đối mặt với áp lực mọi bề từ Mỹ. Một nguyên tắc có từ sau Đệ II Thế Chiến tới giờ: Nếu nước nào bị Nga đe dọa thì chạy theo Mỹ. Nước nào bị Mỹ đe dọa tấn công, lật đổ và cấm vận thì chạy theo Nga.

-Ngày 4/10/2019: Nhân chuyến viếng thăm thứ hai tới Nga, Tổng Thống Duterte của Phi Luật Tân lại công kích Hoa Kỳ - người đã chỉ trích chiến dịch tiêu diệt ma túy của ông và mong có liên hệ quốc phòng lớn hơn với Mạc Tư Khoa. Ô. Duterte cũng mời công ty Rosneft của Nga thăm dò và khai thác dầu khí chung tại vùng biển Phi Luật Tân.

-Ngày 6/10/2019: Hàng chục ngàn người biểu tình tại quảng trường chính của Thủ Đô Kiev để phản đối tổng thống Zelenskiy thương thảo với Nga để ban cấp quy chế tự trị cho miền đông Ukraine thân Nga đang do phe nổi dậy kiểm soát hầu chấm dứt cuộc xung đột kéo dài đã năm năm giết chết 13,000 người.

-Ngày 7/10/2019: Nhiều nước Phương Tây như Mỹ, Anh và Đức mới gửi đi "cảnh báo đỏ" về tình hình ô nhiễm không khí “nguy hiểm” ở các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội và Sài Gòn khuyến cáo công dân của mình về ảnh hưởng đối với sức khỏe của họ.

-Ngày 8/10/2019: Một người đàn ông Da Đen tên Samuel Little 79 tuổi - thú nhận đã giết chết 93 người đàn bà, thực hiện từ năm 1970-2005 ở 16 tiểu bang. Y đã vẽ lại chân dung các nạn nhân trong thời gian bị giam giữ. Cơ quan FBI nói rằng đây là vụ giết người hàng loạt lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Chẳng cần tìm quỷ ở đâu xa. Quỷ dữ đang sống chung với chúng ta mà chúng ta không biết.

-15/10/2019: Do áp lực từ mọi phía, chính phủ Hoa Kỳ đã trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì đã tấn công vào người Kurd ở biên giới Syria sau khi Tổng Thống Doanld Trump ra lệnh rút quân khỏi nơi đây.

-Ngày 17/10/2019: Hoa Lục bắt giữ hai công dân Hoa Kỳ dạy Anh Ngữ với lý do nghi ngờ đưa người bất hợp pháp qua biên giới giữa lúc hai bên căng thẳng về mọi mặt. Chưa biết Hoa Kỳ có trả đũa bằng cách bắt giữ công dân của Hoa Lục hay không?

-Ngày 18/10/2019: Venezuela được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ với số phiếu 105 trên 193 cho dù Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền vận động dữ dội để chống lại Venezuela.

-Ngày 19/10/2019: Hoa Kỳ vừa ban hành thêm lệnh cấm vận nghiệt ngã lên Cuba với lý do vi phạm nhân quyền và ủng hộ Venezuela.

-Ngày 20/10/2019: Bangladesh sẽ di chuyển khoảng 100,000 người Hồi Giáo Rohingya tới một hòn đảo cách đất liền khoảng vài giờ đi tàu để giải tỏa trại tiếp cư Cox’s Bazar quá đông. Khoảng 1 triệu người Rohingya đang tỵ nạn tại Bangladesh khi họ trốn chạy khỏi Miến Điện.

-Ngày 21/10/2019: Tổng Thống Putin lần đầu tiên gặp gỡ khoảng 47 nhà lãnh đạo Phi Châu tại cuộc họp thượng đỉnh Sochi- nơi nghỉ mát nằm ở Hắc Hải nhằm tranh giành ảnh hưởng vào lục địa này với Hoa Kỳ, Âu Châu và Hoa Lục.

-Ngày 25/10/2019: Cô Maria Butina- một công dân Nga bị cáo buộc là gián điệp xâm nhập vào hệ thống chính trị Hoa Kỳ bị kết tội năm 2018, sau 18 tháng đã được phóng thích và trở lại Moscow. Bộ Ngoại Giáo Nga nói rằng việc kết án cô Butina biểu hiện tinh thần bài Nga tại Hoa Kỳ.

-Ngày 2/11/2019: Nợ công của chính phủ Hoa Kỳ đã vượt qua mức 23 ngàn tỷ đô-la.

-Ngày 3/11/2019: Hoa Kỳ chuyển hàng chục ngàn binh sĩ, thậm chí cả máy bay ném bom B-1 tới Ả Rập Sê-út để đối phó với Ba Tư.

-Ngày 6/11/2109: Nhóm nổi dậy đòi ly khai đã tấn công vào một trạm kiểm soát thuộc khu vực đông dân cư Hồi Giáo ở phía nam Thái Lan, giết chết tối thiểu 15 người trong đó bao gồm đoàn viên nhân dân tự vệ và cảnh sát.

-Ngày 7/11/2019: Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết kêu gọi chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính mà Mỹ áp đặt lên Cuba. Đây là năm thứ 28 Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc liên tiếp thông qua nghị quyết này.

-Ngày 8/11/2019: Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết, công ty AES sẽ xây một nhà máy điện chạy bằng khí đốt trị giá 1.7 tỷ Mỹ Kim tại Việt Nam.

-Ngày 8/11/2019: Russell Travers - quyền giám đốc Trung Tâm Quốc Gia Chống Khủng Bố tại Hoa Thịnh Đốn nói rằng trước đây Hoa Kỳ thường chỉ tay ra ngoại quốc nói rằng các nước này xuất cảng chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan. Thế nhưng nay Hoa Kỳ lại bị cáo buộc là xuất cảng ý thức hệ kỳ thị chủng tộc Da Trắng Là Ưu Việt xuyên qua các vụ thảm sát có động cơ kỳ thị chủng tộc xảy ra trên khắp thế giới. Hiện Lục Quân và Hải Quân Hoa Kỳ đang điều tra về việc một sinh viên sĩ quan đã đưa ra thủ hiệu White Power (Sức Mạnh Của Người Da Trắng) trong một trận cầu giữa hải quân và lục quân.

-Ngày 10/11/2019: Tổng Thống Morales của Bolivia tuyên bố từ chức trước áp lực của quân đội. Cuba và Venezuela gọi đây là cuộc đảo chính. Tổng Thống Morales đã xin tỵ nạn tại Mễ Tây Cơ. Chính quyền mới trục xuất các nhà ngoại giao Cuba và Venezuela. Vào ngày 16/11/2019 lực lượng an ninh đã nổ súng vào đám người biểu tình ủng hộ cựu Tổng Thống Moralses khiến 5 người chết và hơn 100 bị thương. Tình hình bất ổn tại Bolivia lan qua nước láng giềng Chí Lợi (Chile) khiến 20 người chết. Trong khi chính quyền mới ban hành lệnh truy nã nhưng Á Căn Đình (Argentina) tuyên bố ban cấp quy chế tỵ nạn cho Ô. Morales và cho phép ông được bàn chuyện chính trị.

-Ngày 11/11/2019: Thủ tướng Ba Lan nói rằng lời tuyên bố của tổng thống Pháp Macron là “nguy hiểm” khi Ô. Macron nói rằng thái độ thiếu hợp tác của Hoa Kỳ và sự bất định của Ô. Trump khiến ông nghi ngờ Hoa Kỳ sẽ không coi việc tấn công vào một thành viên NATO là sự tấn công vào cả khối. Ba Lan có biên giới với Nga ở Kaliningrad cho nên lo sợ. Còn Pháp ở xa cho nên không sợ. Còn Hoa Kỳ dưới thời Ô. Trump có thể sẽ không can thiệp mà chờ Âu Châu tan nát rồi sẽ tính. Ai cũng khôn cả. Không ai dại.

-Ngày 12/11/2019: Một sinh viên Pháp đã tự thiêu tại khuôn viên trường đại học vì nói rằng anh không thể sống nổi với số tiền 450 Euro một tháng. Anh để lại thư tuyệt mệnh kết án các tổng thống Pháp Macron, Hollande, Sarkozy và Liên Hiệp Âu Châu đã tạo một tương lai bất ổn cho mọi người. Tương lai bất ổn và đen tối xảy ra ở khắp mọi nơi. Tại Hoa Kỳ hiện có 500,000 người sống vô gia cư mà phân nửa thuộc Tiểu Bang California.

-Ngày 15/11/2019: Nga đưa trực thăng chiến đấu và binh sĩ tới để chiếm giữ căn cứ quân sự rộng lớn của Hoa Kỳ tại bắc Syria sau khi Tổng Thống Donald Trump ra lệnh rút lui khỏi nơi đây.

-Ngày 16/11/2019: Hoa Kỳ đòi số tiền tăng gấp 5 lần (4.7 tỷ) mà Nam Triều Tiên phải đóng góp để duy trì quân Mỹ. Còn Nhật Bản phải trả 8 tỷ để được Hoa Kỳ bảo vệ. Hiện nay số tiền Nhật Bản phải góp là 2 tỷ mỗi năm cho 54,000 quân Mỹ.

-Ngày 16/11/2019: Cựu Ngoại Trưởng Henry Kissinger nói rằng giữa Mỹ và Hoa Lục, không ai có thể khống chế ai và việc thường xuyên xung đột giữa hai bên sẽ là thảm họa và còn tệ hại hơn Đệ Nhất Thế Chiến.

-Ngày 18/11/2019: Nam Triều Tiên và Hoa Lục đã đồng ý phát triển mối liên hệ quốc phòng để bảo đảm ổn định tại vùng Bắc Á - một dấu hiệu mới nhất cho thấy mối liên hệ đồng minh lâu đời với Hoa Thịnh Đốn đã xói mòn.

-Ngày 19/11/2019: Các vụ móc túi, cướp giật trong hệ thống xe điện ngầm ở Paris đã tăng thêm khoảng 60% trong mười tháng đầu năm 2019. Ôi! Khi kinh tế suy thoái, thất nghiệp không công ăn việc làm thì “Đói ăn vụng, túng làm càn”. Ở đâu cũng vậy thôi.

-Ngày 20/11/210: Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper trong chuyến viếng thăm Việt Nam gặp gỡ Bộ Trưởng Ngô Xuân Lịch, đã nói rằng Hoa Kỳ kiên quyết chống lại sự đe dọa để xác định chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và kêu gọi chấm dứt việc bắt nạt các nước nhỏ và các hoạt động phi pháp. Ô. Esper cũng hứa năm tới sẽ cung cấp cho Việt Nam một tầu tuần duyên dư thừa của Mỹ. Như vậy chuyến đi này chỉ có mục đích tăng cường hợp tác chứ chưa có liên minh quân sự.

-Ngày 25/11/2019: Việt Nam công bố Bạch Thư Quốc phòng trong đó nói rõ Việt Nam chủ trương Bốn Không: Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

-Ngày 25/11/2019: Mặc dù là đồng minh chí cốt của Hoa Kỳ, Tân Tây Lan vừa ký một thỏa hiệp thương mại lịch sử với Hoa Lục nhân chuyến viếng thăm của Chủ Tịch Tập Cận Bình tới đất nước này.

-Ngày 28/11/2019: Một ông tướng của Pháp nói rằng khó bảo đảm một chiến thắng toàn diện với quân nổi dậy Hồi Giáo ở Tây Phi (West Africa) sau khi một trực thăng bị rớt khiến 13 binh sĩ chết trong một cuộc hành quân ở Mali - một thuộc địa cũ của Pháp.

-Ngày 28/11/2019: Mặc dù mong muốn gia nhập Liên Hiệp Âu Châu (EU) nhưng Serbia vừa có cuộc thực tập chống khủng bố với lực lượng an ninh Trung Quốc và hợp tác quân sự mạnh mẽ với Nga.

-Ngày 3/12/2019: Thượng đỉnh Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau 70 năm thành lập, diễn ra căng thẳng giữa các hội viên khi Hoa Kỳ buộc các thành viên phải tăng chi phí quốc phòng và cam kết “Một nước bị tấn công là cả khối bị tấn công” không biết có còn được tuân thủ hay không, cộng thêm với thái độ khác thường của Thổ Nhĩ Kỳ mua vũ khí của Nga. Tổng Thống Pháp Macron dọa sẽ phản ứng mạnh mẽ nếu Hoa Kỳ áp đặt quan thuế lên các món hàng chủ yếu của Pháp. Vào ngày 12/12/2019, Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua dự luật ngăn cấm Tổng Thống Donald Trump rút lui khỏi Minh Ước Bắc Đại Tây Dương.

-Ngày 4/12/2019: Việc ứng cử viên tổng thống gốc Hoa Andrew Yang đã báo cáo cho FBI biết về điện thư đe dọa bắn chết ông cho thấy nạn kỳ thị chủng tộc vẫn âm ỷ trong lòng người Mỹ. Đừng tưởng mình là dân Da Màu có quốc tịch Mỹ rồi thì muốn làm gì thì làm.

-Ngày 6/12/2019: Thiếu Úy Mohammed Saeed Alshamrani của Ả Rập Sê-út đang thụ huấn tại Căn Cứ Hải Quân-Không Quân Pensacola, Tiểu Bang Florida đã bắn chết ba thủy thủ, sau đó bị cảnh sát bắn chết. Trong khi đó một thủy thủ tại Căn Cứ Hải Quân Trân Châu Cảng, Hawaii đã bắn chết hai nhân viên dân chính rồi tự sát. Hiện FBI đã bắt giữ 6 sinh viên sĩ quan Ả Rập Sê-út đang thụ huấn tại Pensacola để điều tra xem các hung thủ có liên hệ tới tổ chức khủng bố không?

-Ngày 8/12/2019: Binh sĩ Hoa Kỳ trú đóng tại Vicenza, Ý Đại Lợi bị cấm vào khu vực chính của thành phố sau khi xảy ra cuộc ẩu đả với thanh niên địa phương.

-Ngày 10/12/2019: Hai Ô. Putin của Nga và Lezenskiy của Ukraina lần đầu tiên gặp nhau ở Paris qua sự trung gian của Tổng Thống Pháp Macron và Thủ Tướng Đức Merkel. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều cản trở để giải quyết cuộc chiến kéo dài từ 2014 giết chết 13,000 người đó là: Quy chế nào cho Vùng Dobass và lực lượng nào sẽ đóng ở vùng biên giới giữa các bên? Thế mới hay mình là một nước nhỏ mà liên kết với một đại cường ở xa để chống lại láng giềng, thì họ sẽ tìm cách chia cắt đất nước mình để tạo một vùng trái độn hay vòng đai an toàn cho họ. Vào ngày 12/12/2019 Quốc Hội Ukraina đã thông qua đạo luật ban cấp quy chế tự trị giới hạn cho Vùng Donbass gồm hai Tỉnh Donetsk và Lugansk.

-Ngày 10/12/2019: Các nhà lập pháp Hoa Kỳ thỏa thuận về ngân sách quốc phòng khổng lồ với con số 738 tỉ Mỹ Kim nhằm đối phó với Nga, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

-Ngày 11/12/2019: Bà Aung San Suu Kyi xuất hiện trước Tòa Án Quốc Tế để biện minh cho cáo buộc diệt chủng sắc tộc Hồi Giáo Rohingya khi bà cho rằng cáo buộc này không đầy đủ và bị hướng dẫn sai lạc. Trước Tòa Án Quốc Tế bà là bị cáo nhưng khi trở về bà lại được người dân đón tiếp như một vị nữ anh hùng và người dân gọi bà là Mẹ Suu Kyi. Thế mới hay xung đột sắc tộc là vấn đề vô cùng tế nhị.

-Ngày 13/12/2019: Tức giận vì Hoa Kỳ đòi tăng từ 900 triệu lên 4 tỷ Mỹ Kim cho 28,500 lính Mỹ đóng tại Nam Triều Tiên, đoàn người biểu tình đã xé hình của đại sứ Hoa Kỳ Harry Harris và hô các khẩu hiệu, “Chúng tôi không phải là thuộc địa của Mỹ, không phải là cái máy rút tiền”.

-Ngày 13/12/2019: Việt Nam đã mua lại trụ sở của tòa đại sứ Bỉ nằm ở tây bắc Hoa Thịnh Đốn 3330 Garfield St. NW, WA. DC với giá 23 triệu Mỹ Kim. Đây là lần đầu tiên tòa nhà này đổi chủ sau hơn sáu thập niên xây dựng.

-Ngày 13/12/2019: Nga đã báo động sau khi Hoa Kỳ thử hỏa tiễn đạn đạo phóng đi từ dưới đất - loại hỏa tiễn bị cấm bởi Hiệp Ước Hạn Chế Hỏa Tiễn Nguyên Tử Tầm Trung.

-Ngày 14/12/2019: Trong một hội nghị tại Qatar, Thủ Tướng Mã Lai Mahathir Mohamad nói rằng việc áp đặt cấm vận của Hoa Kỳ lên Ba Tư là trái với Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Luật Pháp Quốc Tế.

-Ngày 14/12/2019: Hoa Kỳ đã phải bỏ bom để phá hủy một bệnh viện đang xây cho dân địa phương để ngăn Taliban tấn công Căn Cứ Không Quân Bagram trong lúc cuộc thương nghị hòa bình đang diễn ra. Bagram là một căn cứ không quân khổng lồ với trung tâm thương mại, quán ăn, nhà hàng McDonald, thẩm mỹ viện, đấm bóp, đại lý bán xe hơi, xe gắn máy và đại học thu nhỏ do Liên Bang Sô-viết để lại trước đây.

-Ngày 14/12/2019: Lực lượng của Thống Chế Khalifa Haftar tiến dần vào Thủ Đô Triipoli sau khi chiếm được một căn cứ ở ngoại ô về phía nam.

-Ngày 14/12/2019: Một bé trai 13 tuổi đã đâm chết cô Tessa Majors 18 tuổi - sinh viên trường Đại Học Barnard đang đi dạo tại công viên. Cậu bé khai trước tòa rằng cậu và hai người bạn khác 13,14 tuổi, vào công viên với ý định ăn cướp. Vụ giết người làm kinh hoàng Thành Phố Nữu Ước là tại sao trẻ con bây giờ hung bạo quá. Mới 13 tuổi đã biết âm mưu tổ chức ăn cướp và giết người.

-Ngày 15/12/2019: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố có đủ quyền hạn để cấm Mỹ sử dụng căn cứ chiến lược Incirlik và Kurecik có tàng trữ vũ khí nguyên tử nếu Washington áp đặt trừng phạt Ankara vì mua hệ thống chống hỏa tiễn S-400 của Nga.

-Ngày 16/12/2019: Tổng Thống Assad cho biết ông đã đối thoại nghiêm túc với Hoa Lục để tham gia Sáng Kiến Vành Đai và Con Đường hầu tìm kiến nguồn tài trợ tái thiết đất nước. Còn Hoa Lục thì tìm cách mở rộng ảnh hưởng tại vùng Trung Đông. Thế mới hay cuộc can thiệp quân sự để giết Ô. Saddam Hussein, tìm cách lật đổ Ô. Assad, thù nghịch với Ba Tư của Mỹ đã tạo cho Nga, Hoa Lục cơ hội bước chân vào một vùng trước đây là độc quyền kiểm soát của Hoa Kỳ. Nếu không khéo, Hoa Kỳ sẽ mất thêm đồng minh chiến lược là Thổ Nhĩ Kỳ.

-Ngày 16/12/2019: Tổng Thống Edgar Lungu của Zambia đã yêu cầu đại sứ Hoa Kỳ rời khỏi đất nước ông sau khi nhà ngoại giao này chỉ trích Zambia kết án một cặp đồng tính luyến ái 15 năm vì đã giao du thân mật với nhau. Mỗi năm Hoa Kỳ viện trợ cho Zambia 500 triệu Mỹ Kim.

-Ngày 17/12/2019: Công ty Communications Construction Co Ltd của Hoa Lục đã đạt được thỏa thuận xây dựng một phi trường ở ngoại ô Manila trị giá 10 tỷ Mỹ Kim - một hành động cụ thể chứng tỏ Hoa Lục đã thực sự đặt chân lên Phi Luật Tân. Trong khi đó Hoa Kỳ liên tục chỉ trích chính sách của Tổng Thống Duterte mà không có một dự án đầu tư hay cho vay lớn lao nào vào đất nước này, khiến Ô. Duterte phải nói huỵch toẹt “Theo Hoa Kỳ chẳng được gì cả”.

-Ngày 17/12/2019: Giáo viên, bác sĩ, nhân viên của Tháp Eiffel và nhân công khắp nước Pháp xuống đường đình công để phản đối dự định gia tăng tuổi về hưu và bảo vệ hệ thống phúc lợi xã hội mà họ sợ Tổng Thống Macron vốn ngả theo giới kinh doanh sẽ lấy đi.

-Ngày 17/12/2019: Theo một cuộc thăm dò của YouGov, gần phân nửa người dân Anh không tin rằng phóng viên của Đài BBC nói lên sự thực. (tức là dấu nhẹm hay bịa đặt). Xin nhớ truyền thông dù là Âu-Mỹ vẫn có thể thiên vị, mua chuộc bằng tiền như thường.

-Ngày 17/12/2019: Chiếc HKMH tự đóng lấy của Hoa Lục đã thực hiện chuyến hải hành đầu tiên tại một căn cứ quan trọng ở Biển Đông - một dấu hiệu cho thấy Hoa Lục đã hiện đại hóa sức mạnh hải quân của mình.

-Ngày 18/12/2019: Vào lúc 8:30 tối giờ California, Hạ Viện đã biểu quyết luận tội Tổng Thống Donald Trump với số phiếu 229-198. Đây là vị tổng thống thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ bị luận tội. Hồ sơ luận tội sẽ được chuyển qua Thượng Viện để biểu quyết.

-Ngày 20/12/2019: Tổng Thống Duterte của Phi Luật Tân nói rằng, “Bỏ tù tôi hoặc treo cổ tôi” và không thèm trả lời Tòa Án Quốc Tế về việc giết người không xét xử trong chiến dịch bài trừ ma túy. Ngang tàng như ông này thật hiếm có.

-Ngày 20/12/2019: Tổng Thống Ba Tư Rouhani gặp Thủ Tướng Abe tại Nhật để nhờ Nhật Bản duy trì thỏa hiệp hạt nhân 2015 giữa lúc cuộc đối đầu Mỹ-Ba Tư đi vào ngõ cụt. Thủ Tướng Abe cũng thông báo cho Tổng Thống Rouhani biết Nhật Bản dự định gửi tàu chiến tới Trung Đông để bảo vệ tàu bè của Nhật Bản.

-Ngày 20/12/2019: Ai Cập bác bỏ hai thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và chính quyền Libya về quyền hàng hải trên Địa Trung Hải và hợp tác quân sự, đưa quân vào Libya. Trong khi đó Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lại lo lắng việc số tình nguyện quân Nga giúp Thống Chế Khalifa Haftar mỗi lúc mỗi gia tăng. Sau cuộc tấn công của Ô. Obama năm 2014 giết chết Ô. Gaddafi, đất nước Libya chia đôi và đổ máu cho tới ngày hôm nay.

-Ngày 22/12/2019: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc họp báo chung với Tổng Thống Alassane Ouattara của Bờ Biển Ngà (Côte d'Ivoire) đã nói rằng chủ nghĩa thực dân là một sai lầm lớn của nước Pháp.

-Ngày 24/12/2109: Ba nhà lãnh đạo Nam Hàn, Nhật Bản và Trung Hoa – Thủ Tướng Abe, Thủ Tướng Lý Khắc Cường và Tổng Thống Moon Jae-in gặp nhau tại Thành Đô, Tứ Xuyên cam kết phi hạt nhân hóa Bán Đảo Triều Tiên và làm dịu bớt căng thẳng giữa ba nước.

-Ngày 25/12/2019: Ba Tư sẽ tổ chức thao diễn quân sự chung bốn ngày với Nga và Hoa Lục tại vùng biển phía bắc của Ấn Độ Dương. Vào năn 2017 Ba Tư đã có cuộc thao diễn hải quân với Trung Quốc tại Eo Biển Hornuz thuộc Vịnh Ba Tư.

-Ngày 26/12/2019: Hoa Lục đưa HKMH mới đóng và nhóm tàu hộ tống đi qua Eo Biển Đài Loan giữa lúc đảo quốc này đang chuẩn bị bầu cử.

-Ngày 27/12/2019: Manila ngăn cấm không cho hai thượng nghị sĩ Hoa Kỳ vào Phi Luật Tân và sẽ đưa ra những hạn chế đối với công dân Hoa Kỳ nếu như Hoa Kỳ áp đặp cấm vận vì chuyện giam giữ một giới chức cao cấp Phi Luật Tân chỉ trích chính quyền.

-Ngày 28/12/2019: Nhóm thánh chiến ở Nigeria đã chặt đầu 11 tín đồ Thiên Chúa Giáo để trả thù cho việc Mỹ giết thủ lãnh Abu Bakr al-Baghdadi của họ ở Iraq. Tại Negeria, số lượng tín đồ Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo ngang nhau. Nhóm thánh chiến đang muốn thành lập một Nhà Nước Hồi Giáo riêng tại đây.

-Ngày 28/12/2019: Ít nhất 90 người thiệt mạng khi một chiếc xe vận tải chở bom phát nổ tại một trạm kiểm soát đông người và xe cộ ở thủ đô Mogadishu của Somalia. Không có ai nhận trách nhiệm về vụ nổ, nhưng thị trưởng thành phố quy trách nhiệm cho nhóm Hồi giáo al Shabaab có liên kết với al Qaeda.

-Ngày 30/12//2019: Nam Dương phản đối Bắc Kinh đã đưa tàu hải giám (Cảnh Sát Biển) xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của họ nằm ở bắc quần đảo Natuna.

-Ngày 30/12/2019: Kết thúc năm 2019 tại Mỹ, một cuộc nồ súng tại nhà thờ ở ngoại ô Fort Worth, Dallas giết chết hai người và một người trong tình trạng nguy kịch. Trong khi đó tinh thần bài Do Thái dâng cao, một hung thủ đã dùng dao đâm năm người tại nhà một giáo sĩ Do Thái ở Nữu Ước trong dịp lễ Hanukkah.

Đào Văn Bình (California ngày 30/12/2019)

Tình báo Mỹ dự báo thế giới 2020

Các chuyên gia tình báo Mỹ từ năm 2004 đã đoán trước về căng thẳng Mỹ-Trung và tư tưởng Hồi giáo cực đoan trỗi dậy năm nay.

Bản ghi nhớ có tên "Bản đồ Tương lai Toàn cầu" do Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ soạn năm 2004 đã đưa ra những nhận định chính xác về sự thay đổi của trật tự thế giới và những thách thức mới Mỹ phải đối mặt với khi bước vào năm 2020.
"Chưa bao giờ trật tự quốc tế thay đổi như vậy từ khi hệ thống liên minh phương Tây hình thành năm 1949", bản ghi nhớ viết.
Bản ghi nhớ từ 16 năm trước có một số dự báo không chính xác như việc người Palestine thành lập quốc gia hay đụng độ Mỹ - Trung nổ ra liên quan đến vấn đề đảo Đài Loan. Tuy nhiên, nhiều dự báo trong số này đúng với tình hình thế giới trong những năm qua.
Mối quan hệ của Mỹ với châu Âu trở nên xấu đi cùng việc các quốc gia thích gia nhập Liên minh châu Âu (EU) hơn là tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Trong những năm gần đây, các đồng minh truyền thống tại châu Âu trở nên lạnh nhạt với Mỹ vì những bất đồng trong thương mại và những lĩnh vực hợp tác quan trọng khác.
Trong năm 2020, Mỹ được dự báo sẽ gặp nhiều thách thức hơn khi xuất hiện một liên minh giữa châu Âu và châu Á. "Một liên minh EU - Trung Quốc chưa được thành lập song không còn là điều không tưởng", theo bản ghi nhớ.
Thiết giáp Mỹ tuần tra tại thị trấn Ras al-Ain hồi đầu tháng 10/2019 trước khi rút khỏi miền bắc Syria. Ảnh: AFP.

Chủ nghĩa "Nước Mỹ trên hết" trỗi dậy được dự đoán với kịch bản về một Tổng thư ký Liên Hợp Quốc hư cấu viết trong nhật ký rằng dân Mỹ cảm thấy mệt mỏi với vai trò cảnh sát quốc tế và gánh nặng từ đồng minh. Chủ nghĩa này không phải mới và được nhiều tổng thống thuộc đảng Cộng hòa tích cực thúc đẩy.

Các chuyên gia Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ còn dự đoán đúng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, dù lúc đó họ không hình dung được cuộc chiến thương mại giữa hai nước. "Chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy ở Trung Quốc và mối lo ngại nước này trở thành đối thủ chiến lược mới nổi với Mỹ có thể khiến quan hệ hai nước trở nên đối nghịch", bản ghi nhớ viết.

Bản ghi nhớ dự đoán ảnh hưởng của Mỹ giảm dần khi các cường quốc khác xuất hiện, song lưu ý "Mỹ vẫn là quốc gia quan trọng duy nhất trên mọi phương diện quyền lực". Các chuyên gia cho rằng Mỹ mất đi sức mạnh khi bị Nga và Trung Quốc cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực, dù kịch bản này bị coi là rất khó xảy ra trong năm 2004.

Căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên "có thể chạm đỉnh điểm trong vòng 15 năm nữa". Bản ghi nhớ dự đoán Triều Tiên và Iran sẽ phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) trước năm 2020 và khiến chi phí quân sự của Mỹ tăng khi "đối phó với các nước này hoặc đồng minh của họ".

Các tác giả bản ghi nhớ lúc đó không dự đoán được sự xuất hiện của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, nhưng đã có nhận định đúng rằng chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan sẽ lan rộng, thậm chí còn vẽ ra kịch bản về việc một "vương quốc Hồi giáo" được thành lập.

"Tư tưởng Hồi giáo cực đoan có tác động toàn cầu đáng kể đến năm 2020, có thể tạo ra một thể chế xóa nhòa biên giới quốc gia", các chuyên gia tình báo Mỹ vạch ra kịch bản trong bản ghi nhớ. Dù kịch bản này bị xem là cực đoan vào năm 2004, sự ra đời của IS 10 năm sau cho thấy đây là nhận định chính xác.Bầu cử tổng thống Mỹ, Trump bị xem xét bãi nhiệm hay căng thẳng hạt nhân Triều Tiên được dự đoán là những vấn đề nóng của năm 2020.

Thế giới vừa trải qua năm 2019 với nhiều biến động liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và tình hình bán đảo Triều Tiên, với tâm điểm là những chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Giới quan sát cho rằng những vấn đề này sẽ tiếp tục được chú ý trong năm 2020, thời điểm tương lai chính trị của Trump được định đoạt bằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Quá trình xem xét bãi nhiệm Tổng thống Trump sẽ là tâm điểm chú ý của dư luận vào những tháng đầu tiên của năm 2020 và có thể khiến chính trường Mỹ rơi vào tình thế chia rẽ khi quốc hội công bố phán quyết có phế truất Trump hay không.

Nó có thể thu hút năng lượng chính trị của Trump khỏi những vấn đề khác, dẫn tới tình trạng tê liệt đáng kể trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ. Chẳng hạn, Trump sẽ không thể rảnh tay để thúc đẩy thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Trung Quốc, đẩy nhanh thỏa thuận phi hạt nhân hóa với Triều Tiên hay thỏa thuận hạt nhân sửa đổi với Iran.

Khi Trump bị cuốn vào cơn bão này, các đối thủ của Mỹ như Trung Quốc hay Nga có thể trở nên quyết đoán hơn trong những lĩnh vực mà họ cho là "lợi ích cốt lõi", khiến căng thẳng quốc tế tăng lên tương ứng.

Tuy nhiên, quá trình xem xét bãi nhiệm cũng có khả năng khiến Trump quyết liệt hơn trong chính sách đối ngoại nhằm đẩy sự chú ý của dư luận ra nước ngoài, qua đó khẳng định lại vị thế toàn cầu của mình. Trump không ít lần cho thấy ông là người luôn có những hành động bất ngờ và sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Đối mặt với áp lực gia tăng, Tổng thống Mỹ có thể tăng sức ép quân sự lên Iran hoặc leo thang chiến tranh thương mại với Trung Quốc nhằm thể hiện sự cứng rắn.

Phiên xử xem xét bãi nhiệm Trump có thể được tổ chức ngay trong những tháng đầu tiên của năm 2020 và nó được dự đoán là sẽ sớm kết thúc, khi đảng Cộng hòa đang kiểm soát Thượng viện và nhiều khả năng sẽ không đưa ra bất cứ quyết định nào bất lợi cho Trump.

Khi cơn bão xem xét bãi nhiệm lắng xuống, nước Mỹ ngay sau đó sẽ bước vào giai đoạn nước rút của cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. Trong ba năm qua, Trump đã tạo ra rất nhiều thay đổi đối với trật tự quốc tế, vì vậy tương lai chính trị của ông có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu Trump tái đắc cử, ông có thể mang đến thay đổi lớn hơn cho hệ thống toàn cầu trong bốn năm tiếp theo.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Baltimore, Maryland, ngày 12/9. Ảnh: Reuters.

Hệ thống toàn cầu này không chỉ thay đổi vì những quyết định của Trump và chủ nghĩa đơn phương của Mỹ, mà còn phải đối mặt với những thách thức lớn hơn từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, Nga và các cường quốc khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Arab Saudi.

Châu Âu trong năm 2020 sẽ phải dồn hết tâm trí cho Brexit sau khi cử tri Anh đặt niềm tin vào Boris Johnson, người quyết tâm đưa nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu. Trong khi đó, Vùng Vịnh đang chứng kiến căng thẳng leo thang giữa Iran và các láng giềng, khiến xung đột khu vực có nguy cơ nổ ra bất cứ lúc nào.

Trong khi đó, những đồng minh chính của Mỹ như các nước G7, Australia và Hàn Quốc, hiện thiếu khả năng hoặc không sẵn sàng duy trì trật tự thế giới tự do nếu như Mỹ vắng mặt. Ở hầu hết những quốc gia kể trên, các thách thức chính trị nghiêm trọng trong nước sẽ ngăn họ đảm nhận vai trò lãnh đạo tập thể toàn cầu.

Thực tế này tiềm ẩn nguy cơ gây sứt mẻ kiến trúc an ninh quốc tế, khi các mâu thuẫn khu vực không được giải quyết. Trong dài hạn, trật tự thế giới tự do có khả năng thay đổi dần dần bởi những mô hình trật tự đối thủ được Trung Quốc và các cường quốc khác thúc đẩy, khi thế giới ngày càng trở nên đa cực.

Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào cuối năm sau, ngay cả khi Trump bị đánh bại và một tổng thống theo chủ trương "toàn cầu hóa" lên lãnh đạo nước Mỹ, chủ nghĩa bảo hộ thương mại chưa thể ngay lập tức biến mất.

Tổng thống mới của Mỹ cũng sẽ gặp không ít khó khăn trong nỗ lực tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ và củng cố trật tự thế giới tự do bởi ảnh hưởng ngày càng tăng từ các cường quốc đối thủ. Vì vậy, việc Trump rời Nhà Trắng sẽ không thể khiến thời kỳ "tiền Trump" trở lại.

Giới chuyên gia cho rằng Washington và Bắc Kinh sẽ không thể đạt được một thỏa thuận thương mại toàn diện trước cuộc bầu cử tháng 11/2020 của Mỹ. Thay vào đó, đây sẽ là trọng tâm xử lý trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ tiếp theo (2021-2025). Các nhà lập pháp Mỹ sẽ có nhiều không gian để hành động hơn sau cuộc bầu cử và với những áp lực kinh tế lớn mà Trung Quốc đang phải chịu, Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ thích một thỏa thuận mới hơn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ đón Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro bên ngoài Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 25/10. Ảnh: Reuters.

Chiến tranh thương mại kéo dài sẽ gây áp lực lớn về kinh tế và chính trị đối với Trung Quốc, quốc gia vốn đã đối mặt với nhiều thách thức lớn trong năm 2019, khi tăng trưởng kinh tế chậm lại và phong trào biểu tình bùng phát ở Hong Kong nửa cuối năm qua.

Trung Quốc năm qua cũng đối mặt với các cáo buộc về việc đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, khiến dư luận quốc tế quan tâm. Sang năm 2020, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với những chỉ trích lớn hơn và có thể là các biện pháp trừng phạt mới từ Mỹ.

Sáng kiến Vành đai và Con đường do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng cũng đang gặp trở ngại bởi nhiều nước lo sợ bị rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc.

Cuối cùng, việc Mỹ năm nay rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm Trung (INF) ký với Nga rõ ràng là nhằm tạo điều kiện để Washington phát triển và triển khai những tên lửa mới ở châu Á, vốn bị Bắc Kinh coi là mối đe dọa.

Năm 2020, mối quan tâm của thế giới đối với vấn đề vũ khí hạt nhân được dự báo tiếp tục gia tăng.
Việc Mỹ rút khỏi INF hồi tháng 8 cho thấy chính quyền Trump không coi trọng các hiệp ước kiểm soát vũ khí song phương. INF cấm Mỹ và Nga phát triển và triển khai các tên lửa mặt đất có tầm bắn từ 500 - 5.500 km, qua đó giúp giảm căng thẳng ở châu Âu, mở đường cho kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Dù Trump cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận, ông dường như rút khỏi INF vì nó không bao gồm Trung Quốc, nước đã phát triển lực lượng tên lửa tầm trung đáng gờm trong hai thập kỷ qua. Sau khi thoát khỏi các ràng buộc của INF, Mỹ nhiều khả năng sẽ triển khai tên lửa tầm trung mới ở châu Âu và châu Á. Ngay cả khi không mang đầu đạn hạt nhân, các tên lửa này cũng sẽ làm leo thang đáng kể căng thẳng.

Các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên trong năm qua lâm vào ngõ cụt dù lãnh đạo hai nước đã gặp nhau ba lần. Giới quan sát đánh giá hai bên năm 2020 có thể đạt được một thỏa thuận hạt nhân hạn chế, trong đó Triều Tiên đồng ý đóng băng chương trình hạt nhân để đổi lấy việc Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, cánh cửa này đang hẹp dần lại vì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và quá trình xem xét bãi nhiệm Trump.

Rủi ro lớn nhất nằm ở khả năng lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ áp dụng chiến lược bên miệng hố chiến tranh, nối lại thử nghiệm tên lửa tầm xa hoặc vũ khí hạt nhân sau hai năm tạm lắng. Đây sẽ là nỗi xấu hổ đối với Trump, người luôn đề cập tới việc Bình Nhưỡng ngừng thử hạt nhân và tên lửa tầm xa như thành tựu chính sách đối ngoại của mình. Để đáp trả, Trump có thể siết chặt lệnh trừng phạt, thậm chí tính tới biện pháp quân sự, làm tăng nguy cơ xung đột.

Năm 2020, thỏa thuận hạt nhân Iran có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn nếu Tehran cho rằng họ không còn lợi ích gì trong việc tuân thủ nó. Kinh tế Iran đang chao đảo vì các biện pháp trừng phạt từ Mỹ và căng thẳng được cho là vẫn sẽ giữ ở mức cao tại Vùng Vịnh.

Trong trường hợp thỏa thuận hạt nhân sụp đổ, Iran cũng chưa thể lập tức phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng nỗi lo sợ về viễn cảnh này có thể thúc đẩy Israel hoặc Mỹ tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran.

Với châu Mỹ Latin, 2019 là một năm đầy hỗn loạn, với cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị ở Venezuela, phong trào biểu tình ở Bolivia khiến tổng thống Evo Morales mất chức hay các cuộc biểu tình phản đối tăng giá tàu điện ở Chile.

James Bosworth, sáng lập viên tổ chức tư vấn rủi ro chính trị Hxagon, cho rằng nguồn cơn của những bất ổn tại châu Mỹ Latin năm qua xuất phát từ nỗi bất bình của người dân với hệ thống chính trị, do tình trạng tham nhũng và những bất bình đẳng trong xã hội, trong khi kinh tế ngày một khó khăn.

"Gần như mọi quốc gia ở châu Mỹ Latin đều tiềm ẩn những vấn đề này và có thể khiến biểu tình bùng phát trong năm 2020", Bosworth nhận định.

Nhìn chung, 2020 được dự báo sẽ là một năm nhiều biến động với những sự kiện lớn được mong chờ, trong đó, bầu cử tổng thống Mỹ sẽ là "cuộc đua chính trị kịch tính nhất", Daniel Franklin, bình luận viên ngoại giao tại tạp chí Economist, đánh giá.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cưỡi ngựa trên núi Paektu trong bức ảnh do KCNA công bố ngày 16/10. Ảnh: KCNA/Reuters.

Nguyễn Tiến (Theo Sputnik)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét