- Tiếng Anh à … Trẻ nít cũng có thể nói được.


- Vòng luẩn quẩn “Circle Of Doom” và cách phá vỡ nó
- Phương pháp học ngôn ngữ tự nhiên và cổ xưa nhất của con người.
- Cơ chế Thói quen — Phần thưởng. Small Winning — Big Winning.

Dẹp mẹ hết mấy lời mời chào của mấy trung tâm tiếng anh đi!
Trước đây mình chắc cũng như các bạn, đi học hết chỗ này chỗ nọ, thầy này thầy nọ, trung tâm các kiểu… được một thời gian là chán, chán, chán … 1–2 khóa là bỏ. 
Cho đến một ngày mình đã tìm hiểu nguyên nhân cốt lõi của vấn đề mà mình nghĩ hầu hết mình và các bạn đều mắc phải nhưng không nhận ra.

Bài viết này dành cho các bạn đã tìm được mục đích học tiếng anh cho mình nhưng không biết cách học sao cho Ok con dê ^^
Circle Of Doom
Nó đây:
Mình tự vẽ nó bằng Paint ^^


Mình gọi nó là cái vòng luẩn quẩn. Mình sẽ giải thích nó:
I. SYSTEM
Cái này đó chính là hệ thống mình muốn giới thiệu với các bạn. Mình sẽ nói về nó kỹ ở phần tiếp theo, nó là phương pháp học tiếng anh mình áp dụng nó đến tận bây giờ.

Ở trong đây bao nhiêu bạn đã từng gõ google phương pháp học tiếng anh, hay từng đến trung tâm học tiếng anh, hay đi học Ai Eo (sorry mình ko nhớ cách viết từ Ai Eo hihi), các bạn áp dụng nó, bỏ 1 đống tiền học 1–2 khóa, 3–4 khóa… nhưng vẫn không hiệu quả.

Phương pháp học tiếng anh có rất nhiều. Các trung tâm tiếng anh hay giới thiệu cho các bạn với những lời mời mọc hấp dẫn: học cấp tốc trong 3 tháng, áp dụng công nghệ AI BI CI.., smart Sờ Mủng gì đó, học online gì đó, một thầy một trò…Mình không biết các bạn thẩm thấu được bao lâu nhưng đối với mình system đó không hiệu quả với mình, thậm chí còn tốn tiền vô ích.

Hãy hình dung lần đâu tiên các bạn google được một người nào đó chia sẻ về cách học tiếng anh hiệu quả trên mạng, hay chuẩn bị đóng tiền để học tại một trung tâm nào đó, họ đưa cho bạn một hệ thống và lộ trình để học. Bạn rất phấn khích với nó phải không? Phương pháp mới, được giao tiếp với giáo viên nước ngoài, hệ thống tiên tiến (AI, BI, CI, Smart Sờ mủng, 4.0, 5.0, 6.0, online 1–1 với giáo viên, mọi lúc mọi nơi…)

- Bạn cảm thấy hứng khởi và háo hức phải không? bạn quyết định áp dụng và theo nó. Đó là system mà các bạn theo đuổi.
- Và bạn đến với giai đoạn 2 Circle Of Doom.

II. Action (hành động)

Oh yeah, let do this, just do it, we gonna make it, học thôi nào… but

Sau 1–2 tháng các bạn áp dụng.
Sau 2–3 thậm chí 4 khóa học và tốn rất nhiều tiền cho việc học…
Thật không may là tiếng anh của bạn vẫn giậm chân tại chỗ, không cải thiện được nhiều, không đủ tự tin để giao tiếp với người nước ngoài.

Mình biết vẫn có một số người thấy được hiệu quả nhờ việc cải thiện độ tự tin để giao tiếp với người khác, môi trường năng động… bla bla bla. Nhưng hầu hết vẫn là các bạn chẳng thể tiếp tục mà bỏ cuộc cũng chỉ sau một thời gian.

Làm bài tập về nhà, nghe lại bài cũ, nghe bài mới, làm bài cũ, bài mới, chuẩn bị trò chơi, chuẩn bị thuyết trình, chuẩn bị tranh luận… Hầu hết sau một thời gian các bạn theo chính xác những gì mà họ bảo bạn và sau đó là cảm giác “không ổn rồi, không hiệu quả rồi, I still cant talk, It doesn’t work, trung tâm này dạy như lìn, lừa đảo đòi moi tiền, dm bảo giáo viên nước ngoài nhưng được 2 hôm là giáo viên việt, thay giáo viên liên tọi như này sao học, ngại quá mình không thể nói được….)
Đúng rồi đó, nếu các bạn có những suy nghĩ đại loại như vậy thì xin chúc mừng các bạn, bạn đã đến giai đoạn 3 của Circle Of Doom.
III. Blame
Chính là nó, các bạn sẽ phàn nàn, blame mọi thứ, kể cả chính bản thân các bạn kiểu không đủ động lực, không có thời gian học, đậu xanh đi làm mệt bỏ mẹ, thời gian đâu học, ngại nói, sợ nói, mình nói sợ người ta soi lỗi…làm sao tìm được trung tâm tốt mà học đây, không đủ tiền để học…

Blame và lý do, tất nhiên rồi…

Và rồi các bạn nhận ra và suy nghĩ là cần làm lại, sau đó có thể các bạn quyết định tiếp tục và giải quyết được các vấn đề trên…

Không blame nữa, quyết tâm làm lại, tự giác hơn, tìm động lực, chịu khó học hơn, kiếm tiền để học, tìm được trung tâm thật xịn để học, tìm được phương pháp học phù hợp với bản thân và phù hơp với thời gian của mình hơn, không ngại nói nữa…Chúc mừng bạn bạn đã quay lại giai đoạn I.

Đó là tìm ra 1 system mới, phương pháp học mới, có người thậm chí không học tiếng Anh nữa, quay ra học tiếng Nhật, tiếng Trung, Hàn. Nhưng thật không may sau một thời gian đó lại là Action không hiệu quả và Blame… và thường sau đó là bỏ cuộc. Quit! các bạn không muốn học nữa, tiếng anh quá khó với tôi, tôi không có năng khiếu cho tiếng anh, tiếng anh chỉ dành cho đứa chăm chỉ bla bla… muôn vàn lý do và đó cũng chính là lý do người ta gọi là Vòng luẩn quẩn Cirle Of Doom — Lây đi en gien thờ mừn!

Hãy nghĩ về cái vòng luần quẩn này, các bạn có thấy đúng với nhiều trường hợp trong cuộc sống ko? Ra trường đi làm cho một công ty (new system) vào làm được một thời gian (action) rồi cảm thấy không ổn (blame) công ty làm ăn như cực, sếp như cực, ….chắc mình không phải nói thêm, sau đó các bạn nghỉ tìm công việc mới (new system)… và rồi lại chưa chắc đã cảm thấy hạnh phúc với công việc đó.

Tiếng anh, công việc, tình yêu, học tập… nếu để ý các bạn sẽ thấy mình cũng bị vướng mắc vào cái vòng luẩn quẩn đó.

Vậy hãy đến với phần tiếp theo, mình sẽ đưa ra cho các bạn System của mình, nó chưa chắc đó là chén thánh để giúp các bạn, nhưng mình biết cách giúp các bạn breakthrough cái Circle kia khi bạn áp dụng bất kỳ một system nào.

MY SYSTEM
YOU DONT KNOW HOW POWER OF LISTENING!
Chính xác đó là các bạn chưa biết được sức mạnh của việc nghe tiếng anh.

Đối với mình tiếng anh chưa bao giờ là môn học sau khi ra trường. Nó là ngôn ngữ, mà ngôn ngữ nên được học theo phương pháp tự nhiên.

Chắc các bạn đã nghe đến tiến sỹ AJ Hoge, người sáng lập ra hệ thống Effoless English. Mình theo phương pháp của hệ thống của ổng từ năm 2 đại học. Các bạn search youtube nó sẽ ra 7 phương pháp học tiếng anh hiệu quả. Các bạn hãy xem nó.
Mình sẽ nói thêm về thứ quan trọng nhất trong hệ thống của A J Hoge đó chính là Listening.
Listening, Listening và Listening… chính nó.

Hãy nhìn lại cách con người học ngôn ngữ, các bạn hãy nhớ lại ngày xưa mình học ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ như nào, và bây giờ hay quan sát một đứa trẻ con học ngôn ngữ như nào.

Hàng tỷ đứa trẻ được sinh ra trên hành tinh này có phải ngay sau khi được sinh ra chúng sẽ được đến trường, trung tâm tiếng anh, club để học ngôn ngữ không? No! Tất cả chúng ta đều học từ việc bắt chước ngôn ngữ từ môi trường xung quanh. Và tất cả đều bắt đầu từ việc lắng nghe!
Chẳng phải tôi và bạn, những đứa trẻ con để nói được thì việc đầu tiên là lắng nghe hay sao?

Chẳng phải bạn phải nghe bố mẹ bạn nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần một từ hay một câu nào đó rồi sau đó bạn mới nói được từ “bà, ba…” hay sao?

Lắng nghe và sau đó bắt chước đó là cách tự nhiên nhất mà con người học.

Lắng nghe giúp đứa trẻ cảm nhận được giọng điệu, cách phát âm, cách luyến láy, âm điệu…

Lắng nghe giúp đứa học được ngôn ngữ qua hoàn cảnh, trong hoàn cảnh này nói câu này, hoàn cảnh kia nói câu kia, và trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau được lặp đi lặp lại chúng sẽ ghi nhớ.

Đến khi nào đứa trẻ có thể nói được?

Đó là khi chúng nghe thấy đủ, não của đứa trẻ tiếp nhận đủ thông tin, chúng sẽ bập bẹ tập nói. Việc tập nói sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi chúng nói chuẩn.

Việc quan sát và lắng nghe và học hỏi trong nhiều hoàn cảnh sẽ giúp chúng ghi nhớ ngôn ngữ được sử dụng trong các hoàn cảnh đó.

Nó là hệ thống ngôn ngữ, hoàn cảnh là các mảnh ghép tạo nên hệ thống ngôn ngữ đó. Và khi tiếp nhận đủ, mọi thứ sẽ tự động được kích hoạt, khả năng tự nói, nói trôi chảy được tự động bộc phát.

Chẳng phải đứa trẻ học biết nói trước sau đó chúng mới đến trường và được giáo viên dạy về ngữ pháp và chính tả, từ vựng, những cấu trúc phức tạp nâng cào…?

Con người học ý nghĩa của từ ngữ thông qua hoàn cảnh chứ không phải từ việc nhìn chữ và tra cứu từ vựng thông qua từ điển.

Vậy người lớn các bạn với bộ óc có khả năng tư duy nhanh hơn, khả năng nhận thức và hiểu nhanh hơn đứa trẻ rất nhiều lần, các bạn hãy học theo phương pháp lắng nghe và bắt chước giống như hồi bé. Các bạn sẽ học nhanh hơn đứa trẻ.

Hãy nhìn vào hệ thống giáo dục hiện tại, các trung tâm dạy tiếng anh hiện tại:

- Quá nhiều ngữ pháp
- Quá nhiều từ vựng
- Quá nhiều cấu trúc
- Quá nhiều bài tập
- Quá nhiều topic, debate…
- Quá nhiều đúng sai…
=> Nhưng quá ít sự lắng nghe

Các bạn biết thừa hệ thống đó, chẳng phải họ đang đi ngược lại với tự nhiên. Nói trước rồi mới lắng nghe. 
Họ khuyên bạn nói càng nhiều càng tốt, nhưng chả ai khuyên bạn nên lắng nghe trước. (Cuộc sống cũng vậy, ai cũng thích nói nhiều mà chả thích lắng nghe bao giờ). Họ đâu có quan tâm tới bạn, They Dont give A fuck about you at all. Nhũng gì họ làm chỉ là theo hệ thống cũ, system cũ như một cái máy và họ chỉ quan tâm đến việc thu tiền học phí của bạn. Các bạn biết thừa điều đó!

Tell me! Just tell me…làm sao bạn có thể giao tiếp được với người nước ngoài nếu bạn không nghe từ đó hoặc câu đó trong hoàn cảnh đó bao giờ? Nhũng gì bạn học được chỉ là nhìn và cố gắng nhớ ghi nhớ ngữ pháp, từ vựng… một cách máy móc.

Dù người ta có cho bạn hàng ngàn từ vựng xịn, hàng ngàn cấu trúc đỉnh cao, hàng ngàn câu tiếng anh giao tiếp thông dụng…như họ quảng cáo. Tin tôi đi bạn sẽ chẳng thể nói được nửa chữ nếu bạn chưa nghe nó được nói trong một vài hoàn cảnh nào đó bao giờ!
Vậy hãy bỏ qua hết những thứ phức tạp mà bạn đã được học, không ngữ pháp, không cấu trúc….hãy đơn giản nó, và coi nó chỉ là ngôn ngữ, đừng coi nó là môn học. Nếu bạn coi nó là môn học thì mọi ký ức về điểm số, thi cử, áp lực, ngữ pháp, đúng sai… những thứ bullshit đó sẽ ngăn cản bạn, nó sẽ làm bạn sợ hãi việc học…
Các bạn có thấy tiếng việt còn khó vậy mà các bạn còn học được?
Vứt hết những thứ đó đi và đơn giản chỉ là nghe và bắt chước lặp đi lặp lại nó!

Ok how to nghe?
Nghe chủ động:
Nghe đơn giản thôi bạn, lên youtube và gõ những gì bạn muốn nghe, các video từ 5–10p và có phụ đề tiếng anh sẽ giúp bạn rất nhiều. Hãy xem có phụ đề, nó sẽ giúp bạn rất nhiều, từ nào bạn thấy nói nhiều hoặc gặp nó nhiều trong nhiều hoàn cảnh hãy tra ý nghĩa của nó.
Một ngày các bạn nên dành 1–2 tiếng nghe, nghe càng nhiều càng tốt, mình không quan tâm các bạn nghe cái gì, hãy nghe trong lĩnh vực liên quan đến công việc của bạn, nghe cái gì mình thích sẽ giúp các bạn không bị nhàm chán. Không nên nghe những thứ phi thực tế như các bài nghe trong giáo trình Ai eo, Tô íc, những câu truyện cổ tích… vì bạn sẽ chẳng nói những thứ đó trong cuộc sống bao giờ, hãy nghe thực tế, youtube chính là thực tế.

Hãy tập trung trong 1 lĩnh vực bạn yêu thích, hoặc lĩnh vực bạn đam mê làm, đừng nghe và xem lan man, vì nghe nhiều và xem nhiều trong một lĩnh vực bạn sẽ thấy các từ vựng và các câu nói được lặp lại nhiều, bạn sẽ dễ ghi nhớ, và khi bạn ở đủ lâu trong một lĩnh vực nào đó bạn sẽ thành chuyên gia. 
VD cá nhân mình: trước đây mình hoàn toàn mù tịt về lĩnh vực tài chính, giao dịch, đầu tư… kiến thức về nó là 0% vì trên trường đại học mình học chả hiểu mẹ gì sất. Nhưng sau một thời gian quyết tâm rèn luyện và học hỏi, tất cả đều là tiếng anh, mỗi ngày mình biết một ít, mỗi ngày 1 ít, dần dần mọi thứ tự kết nối, tích góp lại với nhau để có thể giúp mình hiểu được tổng quát trong lĩnh vực đó.

Hãy xem các chương trình của nước ngoài, thay vì xem những chương trình nhảm c của VN, có thể là hài, ca nhạc, nấu ăn… để mở rộng kiến thức.

Tip: Hãy sử dụng Twitter, và follow các chủ đề bạn thích bằng tiếng anh. Vì sao Twitter hữu dụng cho bạn? Vì Twitter chỉ cho phép người dùng đăng bài với số lượng chữ giới hạn, nó giúp bạn không bị choáng ngợp bởi độ dài của bài viết, và nó là tiếng anh thực tế, khi gặp 1 từ hay 1 câu nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhiều hoàn cảnh, hay tìm hiểu ý nghĩa của nó, tra từ điển, tra google, khi bạn gặp nhiều lần có nghĩa là nó được dùng nhiều, và nó là thực tế, và nó sẽ là của bạn. Tìm hiểu ý nghĩa của thứ bạn gặp và được nghe nhiều lần trong các hoàn cảnh khác nhau sẽ giúp bạn nhớ lâu.


927 ReTweet. Để có được 1 retweet chất lượng nhất thì mình phải xử lý ít nhất 10 tweet. 927 retweet thì mình phải xử lý ít nhất 9270 tweet.

Lướt tweet và retweet giúp các bạn xử lý thông tin nhanh và học hỏi được nhanh từ tiếng anh thực tế. Nó giúp đầu óc bạn nhanh nhạy hơn. Một ngày mình xử lý trung bình 20 tweet trở lên, lướt qua rất nhanh, nên tốn ít thời gian vì nó súc tích, ít chữ.

Nghe bị động:
Nghe tiếng anh trong lúc bạn tập trung hay làm cái gì đó. VD lúc bạn nấu ăn có thể nghe nhạc, hoặc bật cái gì cũng dc, miễn sao là tiếng anh. Nghe lúc bạn đi xe, làm gì đó mà không cần sự tập trung cao. Nó sẽ giúp bạn làm quen một cách vô thức với ngữ điệu, cách phát âm…
Nghe vô thức giống như việc bạn nghe người khác nói xung quanh bạn, bố mẹ bạn bật TV, hày gì đó nhưng bạn không để ý tới. Nghe vô thức cũng rất quan trọng giúp bạn làm quen với ngôn ngữ.

How to thực hành? Vậy nghe rồi làm sao nói được đây?

Nếu bạn ngại gặp người nước ngoài, hay ngại đến các club… mà theo mình đến đó chưa chắc đã giúp bạn nói được nhiều. Khi đến đó thường là bạn sẽ ngại, hai là nếu bạn là người mới sẽ làm bạn bị choáng bởi một số người nói tốt và nói nhiều, tiếp đến là nó thường là người việt nói với nhau nên bạn khó có thể nghe được tiếng anh chuẩn. Tất nhiên nếu bạn tự tin và không e ngại gì thì nên đến đó tập nói, giao tiếp :)

Cách tốt nhất mình vẫn làm đó là tự sướng một mình, nói tự mình nghe (vì mình không có nhiều thời gian đến chỗ nọ chỗ kia để giao tiếp, tự sướng thì lúc nào bạn cũng có thể làm). Lúc các bạn ở một mình cứ buột mồm ra nói thôi, cảm nghĩ, cảm xúc về cái gì đó, bất cứ thứ gì, hãy nói ra. Tự tưởng tượng và hình dung ra các hoàn cảnh để nói. Tự hình dung ra các cuộc hội thoại, tự hỏi tự trả lời, bắt chước video mà bạn xem càng giống càng tốt.

Imagination (sự tưởng tượng) có sức mạnh vô cùng to lớn, nếu bạn biết tận dụng nó. Hãy tưởng tượng về mọi thứ, càng thật càng tốt.


Cố gắng bắt chước chuẩn theo người mà bạn nghe, bắt chước cách phát âm, nối âm, ngữ điệu. Hãy tự làm và tự đánh giá sao cho cảm thấy giống người ta, trừ giọng nói và tư duy là của riêng bạn. Luyện tập nghe và nói với chính bạn, bởi vì bạn sẽ không có nhiều thời gian đến các club hay có cơ hội được nói chuyện nhiều với người nước ngoài.
Practice…Practice…everyday…
“I fear not the man who has practiced 10,000 kicks once, but I fear the man who has practiced one kick 10,000 times.” — Bruce Lee
“Tôi không sợ người tập 1000 cú đá một lần, tôi sợ người tập một cú đá 1000 lần.” — Lý Tiểu Long


Hãy nói chuyện với điện thoại của bạn, chúng ta có Siri, chúng ta có Alexa…Chúng là trí thông minh nhân tạo và có khả năng nói chuyện chẳng khác con người.

Có thể đọc đến đây các bạn mong muốn có một công thức chuẩn cho việc nghe, kiểu ngày nghe bao nhiều phút, nghe như nào… sorry các bạn mình không có công thức gì cả. Rất đơn giản, đó là nghe càng nhiều càng tốt, nghe và xem những thứ giúp đầu óc các bạn thông minh và phát triển lên. Bắt chước là tự sướng một mình, càng nhiều càng tốt…

NHƯNG!

Nói thì dễ, nghe thì hợp lý, nhưng làm thì khó. Đó chính là lý do mình có nhắc tới Cirle Of Doom và mình nghĩ các bạn sẽ mắc phải.

Cảm giác của bạn ban đầu khi phát hiện ra một thứ mới, system mới sẽ là hứng thú, phấn khích, kiều òa hay quá, hợp lý quá, nghe thôi, nghe cực mạnh…

Mình đoán không quá 2–3 tuần các bạn sẽ nản, thậm chí có người sau 6 tháng, hoặc 1 năm vẫn không thấy tiến triển => chán, nản, và hứng thú hết dần…và đó là lúc có thể các bạn tiền đến giai đoạn Blame và có thể là bỏ cuộc.

Tin mình đi, chẳng có gì là dễ dàng, và nhanh chóng. Mình cũng từng nản như các bạn. Nghe đến mức phát hờn, phát dồ phát dại, điều đó chưa chắc đã tốt. Hãy relax, thoải mái, đừng áp lực, hãy coi nó như thú vui và thứ gì đó làm bạn hứng thú.
Đừng chạy đua với người khác, bạn chỉ có cuộc đua với chính bạn!

PHÁ VỠ VÒNG TRÒN LUẨN QUẨN — BREAK THE CIRCLE OF DOOM
Các bạn sẽ không bao giờ nói rằng “Tôi sẽ không bao giờ học tiếng anh”, mà thay vào đó sẽ là “Tôi sẽ học tiếng anh, NHƯNG NGÀY MAI TÔI SẼ BẮT ĐẦU”.

Tin tôi đi, chữ ngày mai kia sẽ giết chết bạn, vì sự chần chừ, kháng cự, và tính chây ỳ đã chở thành thói quen ăn sâu vào các bạn.

Ngày mai thành ngày kia, sang tháng, sang năm… và các bạn sẽ chết bởi sự delay đó. Vì sẽ không có ai hay vị thần nào bên cạnh để thúc vào đít cho bạn học cả.


Hãy biến việc nghe tiếng anh của bạn thành THÓI QUEN, và BẮT ĐẦU NÓ NGAY LẬP TỨC. DO IT NOWWWWWW….!

Biến hành động học tập của bạn thành thói quen.

Hãy biến việc học, nghe thành thói quen.
Thói quen được hình thành từ đâu? Nó được hình thành theo mô hình và cơ chế hành động lặp lại — Phần thưởng.
…Thói quen => Phần thưởng => kích hoạt lại hành động =>hành động lặp lại => thói quen => Phần thưởng… (các bạn đọc sách sẽ hiểu hơn về cách não bộ hoạt động và cách con người hình thành thói quen, khi các bạn hiểu nó sẽ giúp các bạn)

Hãy lấy việc bạn đánh răng làm vd, hồi bé rất khó để bạn đánh răng mỗi tối hay buổi sáng, nhưng khi lớn lên bạn mới hiểu phần thưởng của việc đánh răng là hàm răng trắng và hơi thở thơm tho, bạn ý thức được điều đó và dần dần nó trở thành thói quen và được thực hiện tự động và vô thức mỗi buối sáng khi bạn dậy.
Để hiểu sâu về cơ chế này các bạn nên đọc cuốn sách “Sức mạnh của thói quen — Power of Habit”

Hãy nói qua một chút về cơ chế phần thưởng.

Bạn và tôi, tất cả mọi người đều được lập trình, những gì bạn đang theo, suy nghĩ, hành động, mind set của bạn đều là được lập trình. Tại sao? Vì mọi thứ bạn suy nghĩ và hành động theo những gì được bảo, từ bé bạn đã phải nghe theo bố mẹ, thầy cô, cấp 2, cấp 3, đại học, lớn lên bạn vẫn nghe theo sếp, những người có quyền. Hãy nghe lời người khác, bạn đã bao giờ nghe lời chính bản thân bạn, mình đoán chính bạn còn sợ khi nghĩ đến điều đó, thôi cứ theo người khác vậy. Cứ như vậy những thứ được lặp đi lặp lại hàng ngày, bạn tiếp thu nó một cách thụ động, dần dần nó hình thành nên niềm tin được lập trình bởi người khác mà môi trường xung quanh.

Bạn được lập trình để nghe lời, và quan trọng là nữa là bạn được lập trình để với và cố gắng đạt được những phần thưởng nhỏ (small winning). Đạt được điểm số trong các bài kiểm tra, kỳ thi, đó là phần thưởng nhỏ, các làm gì đó thường mong có kết quả ngay lập tức, xem các chương trình giải trí giúp bạn thư giãn tức thời, hút thuốc lá tạo hưng phấn tức thời, ra trường đi làm mong cuối tháng có lương, hoặc làm việc mong được công nhận ngay…đó đều là những phần thưởng nhỏ và tức thời. Phần thưởng nhỏ này là sự thỏa mãn tức thời, nếu các bạn không để ý, nó sẽ làm các bạn có những thói quen và rơi và rơi vào vòng lặp xấu:
 VD đi làm hay đi học về, các bạn sẽ có thói quen lướt FB, xem video… chỉ 1 video 5p giúp các bạn thư giãn, nhưng não các bạn sẽ tiết dopamine để làm các bạn thỏa mãn và nó sẽ thành cơn nghiện, các bạn sẽ muốn xem video thứ 2, thứ 3, thứ 4 vì nó chỉ có 2–5 phút ngắn, …và cuối cùng rơi vào vòng lặp của thói quen tệ hại này. Just 1 video, and next video, and next video…then you lost 2–3 hours for that shit every fucking day!

Đó là lý do việc học và đọc sách khiến ít người làm được, vì kết quả của quá trình đó đều là phần thưởng lớn và lâu dài về sau. Rõ ràng là bạn thấy những người đọc sách nhiều và học nhiều họ đều giỏi và thành công. Bạn thấy nhưng tại sao bạn không làm theo, vì bạn được lập trình cho những thứ kiểu ăn sẵn, và có kết quả sớm. Small Winning!

Vậy phần thưởng của bạn là gì khi bạn có được ngôn ngữ thứ 2 là tiếng anh, điều đó phụ thuộc vào câu trả lời của bạn, bạn dùng tiếng anh để làm gì?
Đó là câu hỏi đầu bài mình hỏi các bạn. Nó rất quan trọng để khi bạn xác định được thì nó giúp bạn tập trung thời gian và sức lực cho việc học.

Có nhiều bạn nói tôi học tiếng anh để kiếm việc, bố tôi bảo học mới xin được việc, công ty chỗ tao nó cần tiếng anh, tao học để đi du học, giờ thời đại người ta cần tiếng anh…bla bla bla, nghe quá quen phải ko?

Đối với mình đó không phải là phần thưởng, đó là a dua, những người có tư tưởng như vậy sẽ không bao giờ học được.
Phần thưởng đối với mình khi có ngôn ngữ thứ 2 là tiếng anh đó chính là Kiến thức.

Mình vẫn hay nói với các em mình rằng: “ Kiến thức là kho báu, chìa khóa để mở cánh cửa tới kho báu đó chính là tiếng anh.”

Mình nghĩ các bạn nên có cái nhìn xa hơn là như vậy, xa hơn những thứ như là công việc, mức lương, a dua theo người khác…

Tin mình đi tiếng anh giúp bạn kết nối và mở cánh cửa tới kiến thức của thế giới. Tất cả kiến thức giá trị và tinh hoa đều được chuyển thể qua tiếng anh. Không cần phải nói kiến thức giúp bạn như nào rồi.

Kiến thức sẽ giúp bạn tự do, giúp bạn không bị bó buộc, giúp bạn có nhiều sự lựa chọn… Khi các bạn có nó các bạn sẽ cảm nhận được sự tự do.

Đó là phần thưởng của mình, mình dành hàng giờ mỗi ngày để xem các video, nghe người ta nói, dành hàng giờ để đọc dịch, phân tích…Mình đâu đạt được kết quả một sớm một chiều. Nó phải trải qua có thể hàng năm.

Phần thưởng đó là thứ bạn nhận được về lâu về dài, đó không phải là một sớm một chiều, sang tháng hay sang năm bạn đạt được. Nó luôn ẩn dấu sau sự cố gắng không bỏ cuộc của bạn. Hãy biến việc nghe và học tiếng anh mỗi tối, mỗi buổi sáng sớm của bạn thành thói quen vô thức như việc bạn đánh răng.

ĐÓ LÀ BIG WINING!

Hãy làm điều gì đó cho xứng đáng với thời gian và công sức mà bạn bỏ ra. Phần thưởng dành cho bạn sẽ đến từ từ và sẽ rất tuyệt vời.

Hãy thoát ra khỏi vùng thoải mái, vùng an toàn của bạn. Nó không dễ dàng trong thời gian đầu.

Và nếu bạn Blame và than trách và nghĩ rằng việc nghe tiếng anh không giúp được gì cho bạn?

Hãy hỏi bản thân bạn:

Một ngày bạn nghe bao nhiêu giờ?

Bạn nghe trong bao lâu? 1 tuần? 1 tháng? 3 tháng? 1 năm? 2 năm? …

Bạn dành bao nhiêu thời gian để tự sướng, để lặp đi lặp lại, để nói chuẩn được một từ, một câu?

Nếu việc nghe không giúp gì cho bạn đừng blame, đừng bỏ cuộc, đừng tìm system mới, đơn giản chỉ là bạn chưa nghe đủ và chưa bắt chước đủ.

Một ví dụ đơn giản, các bạn ở đây đều đã từng nghe nhạc tiếng anh Âu — Mỹ, và bạn muốn hát bài hát đó. Chắc chắn bạn chỉ nghe vài lần bạn sẽ không thể hát theo được, và trong bài hát có vài câu khó hát, khó theo nhịp… nhưng sau một thời gian tập hát theo và nghe quen tai, tự nhiên một hôm bạn sẽ hát được bài đó…

Khi bạn dành hàng giờ hàng giờ trong một lĩnh vực nào đó, bạn sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó và mọi thứ sẽ trở nên tự động. Mọi thứ sẽ đến theo cách bạn không thể ngờ tới.

That’s it!
Thực sự các bạn chưa biết sức mạnh của việc ở một mình, nói chuyện một mình, hãy nói chuyện với bạn thân bạn. Hãy dành thời gian cho nó. thay vi nói và suy nghĩ bằng tiếng việt hãy tập suy nghĩ và nói bằng tiếng anh. Bạn cần nói chuyện với chính bản thân bạn nhiều hơn. TIN TÔI ĐI. tôi dành cực kỳ nhiều thời gian để nói chuyện với chính mình.

Và điều cuối cùng mình muốn nói với các bạn đó là NIỀM TIN.
Chính nó, Nếu bạn không tin vào bản thân bạn làm được thì bạn còn tin vào điều gì.?

Nếu bạn không tin vào bản thân, bạn sẽ chẳng có niềm tin vào điều gì. Sẽ luôn là các câu hỏi kiểu nghi ngờ, tôi có làm được không đây, tôi không giỏi việc này, tôi chẳng thể làm được.

Niềm tin của bạn được hình thành từ đâu? Như tôi có nói trên, niềm tin của bạn cũng là được lập trình. Hãy nhớ hồi bé họ (thầy cô, bố mẹ, bạn bè, người thân…) nói với bạn điều gì? Họ nói rằng bạn ngu, nói rằng bạn đéo thể làm điều này điều kia, thứ này là không dành cho mày, thứ này dành cho người ta kia kìa, hãy xem người ta kia… Khi các bạn nghĩ lại từ bé cho đến tận bây giờ các bạn sẽ thấy. Niềm tin của bạn được hình thành qua những thứ bạn được trải qua như vậy, đó là niềm tin của người khác và rồi bạn chẳng còn tin vào bản thân mình.
Vậy Tôi làm được, bạn cũng làm được. Believe in yourself!

JUST FUCKING DO IT NOWWWWWWWWWWWWWWWW!

Nếu các bạn có gì khó khăn hãy nt cho mình. (Cần tài liệu hay, cần video hay… anything)

Just tell me. I will help!




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét