- VÔ VĂN HÓA, VÔ Ý THỨC và LẠC HẬU !!

Làm sao “dọn rác” trong ý thức con người?

Để giảm rác thải và xử lý được rác thải bị vứt bừa bãi trong môi trường thì đồng thời cũng phải “dọn rác” trong ý thức và trong tâm hồn của nhiều người, nhiều chủ doanh nghiệp…



Sau khi Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu Công an thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và UBND huyện Sóc Sơn vào cuộc kiểm tra xác minh việc chôn lấp chất thải nguy hại tại thôn Lai Sơn, xã Bắc Sơn thì chân tướng sự việc rốt cuộc cũng đã được làm rõ.


Sáng 16/12, Phòng Cảnh sát Môi trường (PC05), Công an thành phố Hà Nội thông tin, đã xác minh kẻ chủ mưu của vụ đổ chất thải tại núi Sú (thôn Lai Sơn) là Nguyễn Văn Cường (sinh năm 1987, trú tại xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Cường là Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã môi trường Xanh Bắc Sơn.

Trước đó, trong ngày 15/12, PC05 phối hợp với Công an xã Bắc Sơn mời Nguyễn Văn Cường lên trụ sở công an xã Bắc Sơn để đấu tranh làm rõ. Giám đốc Hợp tác xã môi trường Xanh Bắc Sơn Nguyễn Văn Cường bước đầu đã khai nhận toàn bộ hành vi vi phạm của mình.

Đối tượng này cho biết, tháng 5/2017 mua về 7 tấn bụi, xỉ nhôm để bán kiếm lời nhưng không bán được nên đã đi tìm chỗ đổ. Đến tháng 7/2019, do mưa xói mòn, hai hố chứa bụi nhôm có hiện tượng sụt lún nên mới bị chủ đất phát hiện, trình báo cơ quan chức năng.

Người viết không đủ chuyên môn để đánh giá 7 tấn bụi, xỉ nhôm mà Nguyễn Văn Cường mua về có thể làm được những gì, nhưng việc mua chất thải về nhà mà không có tính toán đầu ra (không bán được), chứng tỏ bản thân anh này đã rất thiếu hiểu biết.

Sự thiếu hiểu biết đó không những làm hại bản thân anh ta mà còn vạ lây ra cả người dân trên địa bàn. Vì không thể tiêu thụ được chất thải (là hoá chất), anh ta nghĩ cách đổ trộm và tuỳ tiện thuê người chôn lấp tại mảnh đất của người khác. Đây là việc làm rất vô trách nhiệm, nguy hiểm và vi phạm pháp luật về môi trường.

Điều 4, Luật Bảo vệ môi trường 2014 có quy định rõ: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân”. Điều 7 của Luật Bảo vệ môi trường 2014 cũng quy định rõ hành vi bị nghiêm cấm đó là: “Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí”.


Hành vi đáng xấu hổ, đáng lên án của Nguyễn Văn Cường khiến tôi nhớ đến những vụ việc rùng mình khác của nạn “rác tặc” đang hoành hành ở không ít địa phương, mà rúng động dư luận là vụ đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà xảy ra vài tháng trước, đẩy hàng trăm nghìn hộ dân lâm vào tình cảnh lao đao do thiếu nước sạch. Trước đó là vụ Formosa (Hà Tĩnh) khiến cá chết hàng loạt dọc bờ biển miền Trung; rồi vụ Vedan “giết” sông Thị Vải…

Hay như tình trạng đổ trộm chất thải công nghiệp ra khu vực giải phân cách của Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) trước đây cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân nhiều xã dọc theo tuyến đường này.

Chưa kể, hàng trăm, hàng nghìn vụ đổ trộm chất thải (trong đó có những chất thải độc hại) ra môi trường sông suối, đất đai… vẫn xảy ra hàng ngày, hàng giờ tại nhiều địa phương trong cả nước.

Họ tưởng rằng, cứ khuất mắt thì ắt rằng vô hại. Rác thải cứ “quét” ra khỏi nhà mình thì môi trường sẽ được trong lành? Sự thiển cận trong suy nghĩ, tâm lý ích kỷ của một bộ phận người dân, doanh nghiệp đã khiến môi trường sống của chúng ta ngày càng trở nên ô nhiễm, làm hại cộng đồng và làm hại chính bản thân họ.

Hãy cứ tưởng tượng rằng, một người bán rau quả “ngậm” thuốc trừ sâu, chất kích thích rồi quay đi quẩn lại sẽ sử dụng phải thịt vượt quá dư lượng kháng sinh từ một người kinh doanh khác, rồi bị lừa dùng phân bón giả từ một cơ sở sản xuất kinh doanh gian lận ở đâu đó… Xã hội chúng ta rồi sẽ đi về đâu khi vận hành trên một nền tảng đạo đức bị bóp méo như vậy?

Để rồi bây giờ, khi đối mặt với nạn ô nhiễm trầm trọng, khi chứng kiến những loại bệnh tật nan y mới xuất hiện, liệu có ai đó trong những người đổ trộm, xả trộm chất thải kia sẽ tự vấn có trách nhiệm của chính họ trong đó?

Vậy nên, có lẽ rằng để giảm rác thải và xử lý được rác thải bị vứt bừa bãi trong môi trường thì đồng thời cũng phải “dọn rác” trong ý thức và trong tâm hồn của nhiều người, nhiều chủ doanh nghiệp…


Theo Bích Diệp/Dantri.com.vn

NGƯỜI TÀU Ở TÀU…

Từ một câu chuyện hành xử thiếu văn minh nơi công cộng, người dân Trung Quốc đã bàn luận sôi nổi về những hành vi đáng xấu hổ của dân tộc mình, từ đó kêu gọi phục hồi đạo đức đang xuống dốc tại mảnh đất 5000 năm văn hiến.

Cách đây không lâu, một cư dân mạng Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện của bản thân, trong một lần đi máy bay, anh đã gặp một người dẫn chương trình nổi tiếng. Người nổi tiếng này ngay khi vào chỗ ngồi của mình liền thuận thế gác chân lên tường cabin máy bay, thậm chí còn cà qua cà lại.

Lúc đó nhiều người trong máy bay đã nhìn anh ta, hành vi như vậy được tác giả Sát Phương viết trên kênh Khán Trung Quốc là “biểu hiện của sự không có tố chất” (từ “tố” có nghĩa là trắng nõn, “tố chất” là người có phẩm hạnh cao sang, thanh khiết, chứ không phải là “yếu tố cơ bản của con người” như trong tiếng Việt).

Sau khi hình ảnh của mình bị bàn tán quá nhiều, anh chàng nổi tiếng kia liền xin lỗi về hành động của mình.

Anh giải thích rằng lúc đó bị những cơn giãn tĩnh mạch ở chân nên anh cần phải đặt chân lên cao để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu.

Anh nghĩ rằng mình đang ngồi ở hàng đầu, không có ai phía trước hoặc ở bên cạnh, và bản thân cũng đã thay dép sạch rồi nên không làm bẩn bức tường.

Lời xin lỗi cũng được cư dân mạng chấp nhận, nhưng các bình luận tiếp tục quay sang chủ đề về đạo đức nơi công cộng của người Trung Quốc ngày nay.

Những người lớn không chịu lớn
Câu chuyện mở rộng sang các hành vi khác nữa, như một số người thích vứt rác ở bất kỳ đâu mà họ thích.

Hay như vụ việc cách đây không lâu ở cửa hàng nội thất IKEA Tây Hồng Môn, do thời tiết nóng bất thường, nhiều người dân đã lũ lượt kéo vào đây, nằm ngồi trên hàng mẫu trưng bày, người thì trợn mắt ngoác mồm, người lại ngả ngớn lướt internet.

Quá đáng hơn nữa, có cha mẹ để con cái mông trần lăn lộn trên giường ngủ trắng sạch vốn là hàng mẫu, thậm chí một vài đứa trẻ biến giường thành tấm bạt lò xo để chơi đùa.

Có người nói, “ban đầu tôi đến IKEA để mua đồ nội thất. Tôi thấy một cô lớn tuổi mặc đồ ngủ nằm trên ghế sofa, nên tôi nhất thời tưởng mình nhầm lẫn đã đi nhầm vào phòng khách nhà cô ấy”.

Còn có cặp đôi kia nằm dài trên ghế, tình tứ ôm nhau như chốn không người.

Tác giả Sát Phương đã nhận định rằng những việc làm này không chỉ ảnh hưởng đến người khác ở nơi công cộng mà đây còn là thể hiện của việc thiếu hụt tu dưỡng đạo đức cơ bản nhất.

Hành động thiếu văn hóa tại những nơi công cộng hiện nay đã là hiện tượng phổ biến ở Trung Quốc (ảnh: Presa).

Lâm Ngữ Đường từng nói: “Một số người Trung Quốc chỉ biết gia đình mình, họ không biết xã hội mình. Không có ý thức công cộng, càng không được dạy dưỡng về ý thức công cộng”.

Tác giả Sát Phương cho rằng, những cảnh sau đây giờ đã không hề hiếm trong xã hội Trung Quốc:

Bật nhạc thật to khi đang đi trên tàu điện ngầm cùng biết bao nhiêu người, để chuông điện thoại hoặc thậm chí nói chuyện trong khi đang xem phim trong rạp, trẻ em la hét đạp thình thịch vào ghế đằng trước khi đi máy bay mà người lớn không dạy bảo hoặc xin lỗi người bị làm phiền…

Tác giả bài viết trên Khán Trung Quốc đã phải cảm thán:
Quá nhiều người Trung Quốc đại lục, vì lợi ích của chính họ, từ lâu đã mất đi tố chất cần thiết cùng sự hàm dưỡng. Càng đáng sợ hơn, là họ cũng không nhận ra hành vi của mình là sai. Họ giữ tâm lý của những đứa trẻ lớn, tự lấy mình làm trung tâm, coi sự thô lỗ như dũng cảm, nhổ nước bọt như vinh quang.

Trên một chuyến tàu điện ngầm An Huy, Hợp Phì, có một vị đại gia một mình chiếm 4 chỗ ngồi.

Trước bao người, ông này cởi giày và nằm xuống ghế, bất kể bên cạnh có một cô gái trẻ.

Một thanh niên nhìn thấy, không trực tiếp lên án nhưng lịch sự bước tới hỏi: “Bác khó chịu trong người ạ? Khó chịu thì đi gặp bác sĩ, đừng nằm ở đây…”

Ông chú kia lập tức ngồi bật dậy, nhanh chóng hét lên. Tất cả các loại từ chửi thề được văng ra với cậu thanh niên tội nghiệp. Sau đó, dường như vẫn chưa đủ, ông ta bắt đầu thượng cẳng chân hạ cẳng tay.

Chàng trai trẻ không đánh trả cho đến khi các hành khách khác tách hai người ra.

Có một cô kia ở Thượng Hải. Trong xe điện ngầm vài năm trước, không chỉ ngồi gặm chân gà trong xe mà nhổ cả xương ra sàn tàu. Khi bị nói, cô này không những không nhận lỗi, mà thái độ còn vô cùng kiêu ngạo.

Và cô ấy là một giáo viên dạy đàn violin tại một tổ chức giáo dục. Trong hai năm qua, người ta đã ghi nhận được nhiều lần cô này ăn đồ ăn trên tàu điện ngầm và vứt đồ bừa bãi.

Sự nổi tiếng của cô thậm chí còn sinh ra vô số người, như “Anh trai tôm hùm” của Bắc Kinh.

“Da mặt của những người này thực sự rất dày. Không gian công cộng cũng vì họ mà thêm phần ô yên chướng khí, bọn họ bất chấp mọi thứ và tinh thần tự tôn của họ là không thể chấp nhận được”, tác giả Sát Phương cho biết, kèm theo lời lý giải:

“Rốt cuộc, những người thiếu đạo đức công cộng không có gì hơn là: Thứ nhất là vô minh. Thứ hai, thiếu giáo dục. Nói tóm lại, họ không thể tự đặt mình vào vị trí của người khác. Nếu ta có thể đồng cảm, để nghĩ cho người khác, thì sẽ không cư xử như vậy”.

Đôi trai gái thản nhiên cắn hạt hướng dương, bỏ vỏ trên sàn tàu điện ngầm (ảnh: Shanghaiist).

Mọi sự giáo dục đều phải bắt nguồn từ việc này…

Nhà văn Trung Quốc nổi tiếng Dư Thu Vũ đã từng chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình. Có dịp, anh sang Đức trải nghiệm cuộc sống và chuẩn bị thuê nhà.

Khi anh muốn ký hợp đồng thuê nhà dài hạn ngay, ông chủ nhà đã nói: “Bạn chưa sống thử, không biết tốt hay xấu, vì vậy trước tiên hãy ký hợp đồng ngắn hạn để có trải nghiệm một chút, sau đó hãy quyết định có nên sống lâu ở đây hay không”.

Vì vậy, nhà văn sống trong nhà 5 ngày và cảm thấy rất hài lòng. Ông nhấc điện thoại và thảo luận về việc thuê nhà dài hạn với ông già.

Bất ngờ, anh vô tình làm rơi kính xuống đất và tấm kính vỡ tan. Nhà văn đã nhanh chóng nói: “Xin lỗi, tôi đã làm vỡ kính”.

Ông già nói với lòng bao dung: “Không thành vấn đề, bạn không cố tình. Tôi sẽ lấy thêm một cái nữa”. Sau khi nhà văn cúp điện thoại, anh quét dọn kính vỡ và loại rác khác cho vào túi rác và đặt bên ngoài nhà.

Một lúc sau, ông lão đi đến và nhìn thấy túi rác đầy những mảnh thủy tinh vỡ bên trong. Thật bất ngờ, ông lập tức nói với nhà văn: “Anh có thể chuyển đi vào ngày mai, tôi sẽ không cho anh thuê nhà nữa”.

Nhà văn rất ngạc nhiên hỏi: “Tôi làm vỡ kính và làm ông không vui?”

Ông già lắc đầu: “Không phải, là bởi vì anh không biết nghĩ đến người khác”.

Sau đó, ông lão phân loại lại rác và bỏ các mảnh thủy tinh vào một chiếc túi riêng, ghi một dòng chữ bên ngoài túi: “Có thủy tinh bên trong, nguy hiểm!”.

Ông lão dùng hành động của mình để nói với nhà văn Dư rằng: “Người sống trên đời, không thể chỉ nghĩ tới bảo hộ mình. Biết dùng lòng tốt mà nghĩ đến người khác, chính là một người được dạy dỗ tốt nhất”.

Carnegie đã viết trong Nhược điểm của nhân tính rằng:
Người chỉ nghĩ cho bản thân mình là không thể cứu được. Cho dù anh ta có được trải qua loại giáo dục như thế nào, anh ta vẫn là không được dạy làm người.

Tác giả Sát Phương đã kết lại một câu như khẩn cầu người Trung Quốc, “tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta có thể có ý thức không gây rắc rối cho người khác, và dùng lòng tốt suy nghĩ cho người khác”.

Từ những câu chuyện của người Trung Quốc đại lục và nỗi buồn tủi của họ, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự tương đồng trong xã hội Việt ngày nay.

Những người lớn chưa trưởng thành vẫn đang hàng ngày hành động tùy tiện ở mọi nơi, từ chỗ xếp hàng trong siêu thị, rạp chiếu phim, bệnh viện, nhà hàng cho tới trên đường phố, cơ quan hành chính, công sở…

Những nỗi buồn và hổ thẹn giống nhau, thì cũng cần những lời kêu gọi giống nhau. Tôi muốn kể lại câu chuyện này để lời cầu khẩn được lan tỏa hơn nữa, bởi chúng ta, những người Việt, cũng cần đốc thúc nhau làm người tử tế.

Thật vô cùng chính xác 100% luôn , nhưng ngoài Tàu Cộng ra mà VC cũng y chang , cho dù lũ chúng nó có qua Mỹ qua Canada sống cũng đã trong khoảng trên dưới 10 năm chúng cũng vậy chỉ biết mình không cần biết đến ai , ẩu tả , bừa bộn , bẩn thỉu tham lam , dối trá ..đi đến bất cứ chỗ nào cũng nói chuyện to tiếng , ồn ào như chốn không người vậy , (làm chính người Việt cũng thấy xấu hổ lây thấy họ đằng Đông là phải vội vàng chạy đến đằng Tây để tránh né ), .những điều này nó hình như đã ăn sâu trong máu của con dân VC rồi , cho dù là học sinh sinh viên qua du học cũng vậy …cũng đành phải cho free 1 tháng để mời chúng dọn đi thôi… 

(source from ThuanDuong/DKN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét