- Bí quyết sống hạnh phúc

Tôi được mời thuyết giảng về “Bảy bí quyết sống hạnh phúc”, nhưng thật khó để hạn chế các bí quyết xuống chỉ còn có bảy! 


Thật ra có nhiều bí quyết hơn thế, nên tôi hy vọng rằng khi bạn sống với chánh niệm, trí tuệ và lòng từ bi, bạn sẽ trở nên ý thức về các bí quyết khác nữa.

1. Sống chân thật
Phần đông chúng ta đi qua cuộc sống bám víu rất chặt vào những gì người khác nghĩ về chúng ta. Ta cố gắng tỏ ra tốt đẹp và làm cho người khác nghĩ về ta một cách tích cực. Ta bỏ nhiều thì giờ cố gắng để là cái mà ta nghĩ người khác muốn mình phải là như thế, nhưng điều này khiến chúng ta trở nên hoang mang, vì mỗi người lại đòi hỏi ta phải là một thứ gì đó khác. Bên cạnh đó, động lực gì thực sự khiến ta cố gắng để là cái mà ta nghĩ là người khác muốn ta phải là như thế?

Tự bên trong, ta biết rằng mình giả dối. Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn khi sống chân thật và sẽ cảm thấy thoải mái hơn với con người thực sự của mình.

Tự bên trong, ta biết rằng mình giả dối. Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn khi sống chân thật và sẽ cảm thấy thoải mái hơn với con người thực sự của mình.

- 8 THIẾU SÓT LỚN NHẤT ĐỜI NGƯỜI

- Công dụng của quả bưởi đối với sức khỏe

Một quả bưởi có tác dụng bằng 10 loại thuốc, nhưng lưu ý điều này mới đạt được hiệu quả

Bưởi là một loại trái cây phổ biến được nhiều người ưa thích. Bưởi có giá trị dinh dưỡng cao, nếu sử dụng đúng cách sẽ đem lại lợi ích vô cùng lớn cho sức khỏe.

Giống như các loại trái cây khác, thành phần chính của bưởi là nước (khoảng 89% tổng trọng lượng), vì vậy vào mùa thu và mùa đông thời tiết khô hanh nên ăn nhiều bưởi để giúp bổ sung độ ẩm. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C của bưởi khoảng 30mg/100 gram và một số giống bưởi thậm chí có khoảng 60mg/100 gram, cao hơn so với chanh và cam quýt.

- Đại Niệm Xứ Tường Giải (Phần 3)

- MẪU NGƯỜI BẠN PHẢI TRÂN TRỌNG

=>> https://blogdacthoi.blogspot.com/2020/12/bon-loai-ban-phai-xem-la-ban-chan-that.html#more

- Hành theo người quân tử

"Nết người quân tử, tĩnh để tu thân, kiệm dùng dưỡng đức.
Không đạm bạc chí chẳng sáng soi, không tĩnh tâm tiến xa chẳng nổi.
Học cần tâm tĩnh, tài cần phải học.
Không học, tài chẳng mở mang, không chí, chẳng thành nghiệp học.
Biếng nhác ắt chẳng thể tinh thông, nóng nảy sao tu thành tâm tính.
Tháng ngày vùn vụt, ý chí qua đi, thân đã già nua, chưa hiểu sự đời.
Nhà rách sầu bi, hối thì đã muộn".

- 23 TK TRƯỚC ĐÃ CÓ SẮC LỆNH BẢO VỆ ĐỜI SỐNG VÀ MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ấn Độ (mà cũng có thể của cả nhân loại) vua Aśoka  đã đề ra một chính sách rõ ràngdứt khoát và giao cho các viên chức do triều đình cử đi có nhiệm vụ trong việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách rất nhân đạo

- Đại Niệm Xứ Tường Giải (Phần 2)

- Nhớ Má

=>> http://gpbanmethuot.com/tho/nho-ma-57083.html

Bài thơ viết dâng má
Chiều tháng bảy mưa ngâu
Nước mắt như biển mặn
Đong đầy trời nhớ thương

- Má và Tết

“Hôm nao… anh đã bao lần dừng lại trên phố quen
Ngã nón đứng chào xe tang qua phố/ ai mất mẹ?
Sao lòng anh hoảng sợ
Tiếng khóc kia bao lâu nữa của mình?”…

“Mấy đứa con nghĩ chừng nào má mình còn, thì tết không bao giờ mất” (nhà văn Nguyễn Ngọc Tư).

Là vì có má thì Tết mới đủ đầy! “Má” là đại diện cho tất cả những người phụ nữ mang cái tết ấm cúng về cho gia đình. Thử hỏi cái tết có còn ấm áp, đủ đầy không, khi vắng đi bàn tay và những giọt mồ hôi của má…

Sự ấm cúng đó là gian bếp với đủ đầy món ăn làm nên hương vị tết. Là mâm cơm cúng có thể thịnh soạn hay đơn sơ, nhưng tính trang nghiêm nhất định phải có, để ông bà tổ tiên dẫu đã khuất bóng vẫn như được trở về quây quần bên con cháu.

Là chiếc áo mới gửi gắm cả tình thương của má vào trong đó. Hồi nhỏ nhà nghèo, tôi thường mặc lại áo của chị Hai để lại (những nhà nghèo thì đồ cũ của anh chị là đồ mới của mấy đứa em trong nhà). Thế nhưng, má cũng có đủ chữ “công” để biến chiếc áo thật sự là chiếc áo mới: thêu lên ngực áo hình con bướm, cánh hoa, hoặc may viền thêm những đường chỉ màu để tà áo, bâu áo, cổ áo mới hơn…
Có má thì Tết mới đủ đầy!

- Sống Tùy Duyên Thuận Pháp

Sống tuỳ duyên tức là pháp đến thế nào thì thấy nó là như vậy, không buông xuôi theo nó mà cũng không đối nghịch lại nó. Người sống được như thế là người có sức mạnh lớn nhất. Vì thành công không làm họ phấn khích, thất bại không làm họ chán nản, hoàn cảnh khó khăn hay dễ dàng cũng không làm họ dao động, gặp khổ không lo sợ, gặp vui không chìm đắm. 

Thiền không phải là phương pháp vay mượn bên ngoài đem về áp dụng cho riêng mình để mưu cầu một thành quả hay đạt được một lý tưởng ước mơ.

Thiền chỉ là thấy ra hiện trạng sự tương giao giữa thân tâm và môi trường sống để ngay đó thấy ra sự thật. Thấy sự thật thì mới biết tùy hoàn cảnh mà tự điều chỉnh nhận thức và hành vi cho đúng pháp. Ai đến học thiền với Thầy cũng mong được truyền một phương pháp thật quy mô bài bản, thật logic, rồi cứ thế mang về mà áp dụng là xong. Nhưng với Thầy, thiền là thấy ra thực tại, mà thực tại mỗi lúc mỗi mới, chứ không phải cố nhớ lại ngày hôm qua đã áp dụng phương pháp thế nào mà hành có kết quả tốt quá, nên hôm nay cố gắng sao cho đạt được như vậy hoặc tốt hơn. Nếu như thế thì thiền chỉ là lặp lại cái đã qua và mong cầu cái chưa đến!
 

- Đại Niệm Xứ Tường Giải


 LỜI TỰA

 

⇒ Nhấn vào đây để đọc GIẢNG GIẢI KINH ĐẠI NIỆM XỨ

 

Những lời dạy của Đức Phật thực là uyên áo, thâm sâu và khó hiểu. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua những gì Đức Phật nói trong Kinh Thánh Cầu (Ariyapariyesanā Sutta) của Trung Bộ kinh (Majjhima Nikāya):

 

Sao ta nói Chánh Pháp (Dhamma)

Được chứng ngộ khó khăn?

Những ai còn tham sân

Khó chứng ngộ Pháp này,

Kẻ ái nhiễm vô minh,

Không thấy được pháp này’

Đi ngược dòng, thâm diệu,

Khó thấy, thật tế nhị.

 

Nói gì đến cả Bốn Thánh Đế, ngay như Thánh Đế thứ hai, pháp duyên khởi, thôi cũng đã rất khó hiểu rồi. Đó là lý do vì sao Đức Phật đã nói với Tôn giả Ānanda trong Kinh Đại Duyên (Mahānidāna) của Trường Bộ Kinh (Dīgha Nikāya) như vầy:

 

‘Này Ānanda, pháp duyên khởi này thực là thâm sâu và uyên áo. Do không chứng ngộ duyên khởi với tuỳ giác trí (anubodha ñāṇa) và thông đạt trí (pativedha ñāṇa), các chúng sinh đã bị rối ren trong vòng luân hồi (samsara) giống như một cuộn chỉ rối, giống như một tổ kén, như đám cỏ lau đan bện vào nhau không tìm thấy đâu là đầu đâu là cuối; và do đó họ không thể thoát khỏi các đoạ xứ.’

 

...

 

⇒ Nhấn vào đây để đọc tiếp GIẢNG GIẢI KINH ĐẠI NIỆM XỨ