Hiển thị các bài đăng có nhãn Thức Ăn & Ngũ Hành. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thức Ăn & Ngũ Hành. Hiển thị tất cả bài đăng

- Chữa Mọi Bệnh Nhờ “Ăn Uống Cân Bằng Âm Dương”


Lời Nói Thêm
– Ăn uống kiêng cữ như nói trên, ít người tuân thủ đúng được. Nhiều người nghe nói ăn hết bệnh, cũng ăn, nhưng chỉ vài ngày là không theo được rồi.


Vì sao vậy?
Vì con người sống trên trái đất này là sống theo “nghiệp thức” của mình, đó là nói theo luật của nhân quả, còn nói theo thực tế, mỗi con người phải sống với trình độ hiểu biết của mình. Nếu quá sự hiểu biết của mình, là mình không chịu, mà phải sống với ý muốn của mình. Đó là người bình thường.

Còn đặc biệt hơn: Người có kiến thức cao, hoặc có tài chánh hơn người, không chấp nhận ăn và kiêng cữ như nói ở trên. Do đó, nhiều người lớn tuổi cứ vào bệnh viện cấp cứu hoài, mà không chịu tìm hiểu cách ăn uống của mình.

- Tìm hiểu hàm lượng dinh dưỡng & Sự nguy hại của mì ăn liền

Một tô mì gói ăn cho bụng đỡ đói nhưng vì mì gói không có dinh dưỡng gì hết ngoài bột ngọt và đồ nêm - Mì gói một tô có được Calories: 188. Carbs: 27 grams. Total fat: 7 grams. Saturated fat: 3 grams.
Mỗi ngày trung bình người VN cần 1880 calories, do đó cần phải ăn 10 tô thì mới đủ calories, tuy nhiên ăn nhiều mì gói rất hại vì đồ nêm làm cho gum disease hư nướu răng và lâu dài thì thiếu dinh dưỡng. Vậy thì làm sao giải quyết được - dễ thôi.

Mỗi ngày nếu ăn mì gói không thì mỗi tô xin quý anh chị bỏ vào tô mì gói 4 đót Broccoli (bông cải xanh) vì trong Broccoli chứa đầy đủ sắt, kali, canxi, selen và magiê cũng như các vitamin A, C, E, K và một loạt các vitamin B tốt bao gồm axit folic.

Mỗi ngày quý anh chị ăn 1 quả trứng bỏ vào mì chung với Broccoli (bông cải xanh) nếu ăn vào buổi trưa - Nhớ mỗi ngày chỉ 1 quả trứng - Trứng có nhiều vitamin tốt và khoáng chất, tuy nhiên Cholesterol cao tới 373 mg/quả - do đó không nên ăn nhiều.

Broccoli (bông cải xanh) mua về tách nhỏ ra và bỏ cứ 4 đót vào 1 bao bì rồi đem cất vào ngăn đá trong tủ lạnh - Mỗi ngày bỏ 3 bịt xuống ngăn thường của tủ lạnh cho tan đá để ăn với mì gói nếu không có thức ăn khác.

Mình khuyên mọi người đừng ăn mì gói thay cơm, tuy nhiên nếu chẳng đặng đừng thì phải kèm theo Broccoli (bông cải xanh) và hành lá nếu thích - Hành lá có lượng nhỏ vitamin K, chất xơ, vitamin C, vitamin A và folate.

Và cuối cùng cần nhớ rõ là sau mỗi tô mì gói phải uống ít nhất 1/2 ly nước cam, chanh hoặc vitamin C để giúp giữ nướu răng tốt hơn.

Đây là vài điều mọi người cần biết.

Thân
Bs Nguyễn Thùy Trang, MD, PhD

- Người nào muốn sống thọ và khỏe hãy đọc ngay

Không Cần Ăn Thịt, Cơ Thể Vẫn Đủ Chất Đạm

Hoàng Hương

Nếu không ăn thịt, cá thì cơ thể có nạp đủ lượng protein cần thiết không? Câu hỏi mà nhiều người đang thắc mắc sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

Người ăn chay sống lâu hơn người ăn thịt
Các nhà khoa học tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ) và Trường Y thuộc Đại học Harvard đã thực hiện một nghiên cứu theo dõi hồ sơ sức khỏe và chế độ ăn uống của hơn 130.000 người trưởng thành trong 32 năm.

- Ăn cay khiến bạn ghé WC suốt ngày

Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao nhu cầu "giải quyết" luôn tăng cao sau mỗi lần thưởng thức đồ ăn cay nóng?

Ai trong chúng ta cũng đều hiểu "tiếng gọi của tự nhiên" có thể xuất hiện tại bất kì đâu và bất kì lúc nào. Ghé thăm toilet 3, 4 lần mỗi ngày vốn không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu con số này vượt quá giới hạn trên nhiều lần thì lại là chuyện khác.

- Khi đồ chay lên ngôi

(SKGĐ) Có thật sự bạn đang ăn chay giữ sức khỏe. Hay đơn giản, bạn đã cắt giảm dinh dưỡng thành bữa cơm hành khất khổ hạnh?

Lịch sử của ăn chay

Xuất phát từ đạo Phật, nên người tu hành ăn chay để thực hiện pháp thiện. Theo Trưởng Lão Thích Thông Lạc (Tu viện Chơn Như, Trảng Bàng, Tây Ninh) thì ăn chay của đạo Phật Nguyên thủy xuất phát từ lòng thương yêu chúng sinh và rèn tâm tính.

Việc ăn của nhà Phật là làm sao cho khỏe mạnh, trí não được cân bằng, tâm trong sáng. Vì vậy, thức ăn phải thanh tịnh, sạch sẽ, đủ dinh dưỡng mà không sát sinh. Nếu ăn uống bội thực, ngộ độc thì đầu não u mê, đầu nhẹ thì bụng nhẹ sẽ sáng suốt theo. Do đó, chế độ ăn chay theo Phật giáo là chỉ dùng thực phẩm có nguồn gốc thực vật (rau, củ, quả…).

Còn người châu Âu từ xa xưa cũng ăn chay theo quan niệm của Công giáo Roma, chống lại những ham muốn xác thịt và tỏ lòng sám hối đối với Thiên Chúa. Cách ăn chay của họ chủ yếu là hạn chế bớt khẩu phần ăn, không ăn thịt, sản phẩm từ động vật máu nóng (heo, bò, trâu, gà, thú… ) còn vẫn ăn cá, hải sản, trứng, tôm cua ếch.

Đến nay, ăn chay đã tràn ngập khắp nơi, ăn chay không nằm ở niềm tin tôn giáo mà trở thành phong trào bảo vệ sức khỏe lẫn môi trường. Do đó, khái niệm ăn chay hiện nay không chỉ dừng ở thực đơn mà còn là tính chất thực phẩm: thanh tịnh, sạch, không chất bảo quản, độc hại.


- Cải Vận Thông Qua Ẩm thực

Khoa học Cải Vận Thông Qua
Ẩm thực theo ngũ hành 

Ẩm thực chựa đựng trong nó là cả một nghệ thuật, một triết lý. Nền ẩm thực Việt Nam vô cùng phong phú, phong phú ở số lượng, ở sắc thái và ở cả những giao tiếp trong văn hóa ấm thực. Từ bao đời nay, người Việt đã biết kết hợp hài hòa các nguyên liệu để tạo ra các món ăn có lợi tốt nhất cho sực khỏe. Đó chính là triết lý âm dương ngũ hành trong văn hóa ẩm thực.




Âm dương ngũ hành trong ẩm thực được thể hiện như thế nào?


I.  Ý NGHĨA THỨC ĂN ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG NHƯ THẾ NÀO:

Để duy trì sự sống của con người thì ăn uống là việc quan trọng. Người xưa thường nói “có thực mới vực được đạo”. Trong các nhu cầu của con người: thực, y, cư, hành, khang, lạc,… thì Thực (ăn) đứng đầu. Mọi hành vi của con người đều được ghép với ăn: ăn uống, ăn mặc, ăn học, ăn nói, ăn ở, ăn chơi, ăn ngủ, ăn nằm,… Nghệ thuật ăn uống của người Việt Nam hết sức tinh tế dựa trên cơ sở của triết lý Âm Dương – Ngũ Hành.
Trong việc ăn, người Việt Nam đặc biệt chú trọng đến quan hệ biện chứng âm dương, bao gồm 3 mặt quan hệ hết sức mật thiết với nhau, đó là: bảo đảm hài hòa âm dương của thức ăn; bảo đảm sự quân bình âm dương trong cơ thể và bảo đảm sự cân bằng âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên.

       NGŨ HÀNH VÀ NGŨ VỊ

Thuyết Ngũ Hành có trong vạn vật của vũ trụ, bao gồm cả vị giác.




Do đó theo tín ngưỡng và văn hóa truyền thống của Trung Hoa, vạn vật trong vũ trụ được tạo nên bởi sự kết hợp và vận động của năm yếu tố (ngũ hành): Mộc (gỗ), hỏa (lửa), thổ (đất), kim (kim loại), và thủy (nước). Vì vậy, các đặc tính của ngũ hành thể hiện ở vạn vật trong vũ trụ.
Con người chúng ta là một bộ phận của vũ trụ, do đó các cơ chế trong cơ thể chúng ta cũng tuân theo những nguyên lý của vũ trụ và hệ thống ngũ hành.



Các mối liên hệ tương ứng giữa ngũ hành và ngũ vị hay vị giác đều được ghi chép lại trong lịch sử “cổ thư của người xưa” nghĩa là thủy (nước) tương ứng với mặn, hỏa (lửa) tương ứng với đắng, mộc (gỗ) tương ứng với chua, kim (kim loại) tương ứng với cay và (thổ) đất tương ứng với ngọt.