Hiển thị các bài đăng có nhãn Suy Niệm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Suy Niệm. Hiển thị tất cả bài đăng

=> HIỂU ĐÚNG TRONG CÁI THẤY CHỈ LÀ CÁI THẤY

Bài kinh Bahiya - năm phút nhiệm mầu

“Bāhiya, ông cần thực tập như sau: trong cái thấy chỉ là cái thấy; trong cái nghe chỉ là cái nghe; trong cái cảm giác chỉ là cái cảm giác (2); trong cái nhận thức chỉ là cái nhận thức. Thực tập như thế, Bāhiya, ông sẽ không “vì điều đó” mà có. Khi ông không “vì điều đó” mà có thì ông sẽ không hiện hữu “trong đó”. Và khi ông không hiện hữu “trong đó” thì ông sẽ không hiện hữu ở bên này, không ở bên kia, cũng không ở giữa. Chỉ như thế là đoạn tận khổ đau.”  

=>> THUYẾT TAM TỊNH NHỤC

 "Không thấy - Không nghe - Không nghi..."

"Bậc toàn giác (giác ngộ) nhìn vạn pháp bằng con mắt tam minh, thấu rõ hằng hà sa số kiếp người thân, "nhân thế" chúng sinh hữu tình bị nhân quả nghiệp báo mà trôi lăn, hóa sanh ẩn tàng dưới lớp da/lông trong hình tướng của muôn chủng loài... nhai nuốt sao đây, hãy dùng trí tuệ để minh định" 

=>> Nhiệp Và Tái Sinh

CÓ CẦU ẮT CÓ CUNG - CẢ HAI TƯƠNG ƯNG CHÌM TRONG ÁC NGHIỆP 

https://www.youtube.com/watch?v=MzX9EgHBNUQ
 Ni sư Ayya Khema Diệu Liên Lý Thu Linh (Chuyển ngữ theo Karma Is Intention)

Nếu muốn hiểu đúng về nghiệp và tái sinh, ta phải quán sát chúng trong ánh sáng của vô ngã. Chúng phản ánh vô ngã khá sống động, tuy nhiên phần đông thường không màng chi đến điều đó, mà thản nhiên nói về nghiệp “của tôi”, sự tái sinh “của tôi”.

=>> XIN ĐỪNG LÀ BẢN SAO

Mỗi người hiện hữu trên thế gian này là một cá thể riêng biệt, mang một cá tính, một hoài bão và một ước mơ riêng, không ai giống ai. Vì thế, hãy sống là chính mình, xin đừng là bản sao của bất kỳ ai.

(Sống từ bi)

” Cuộc đời là những mảnh ghép của vô vàn cái tôi, nếu may mắn chúng ta sẽ được thưởng thức một bức tranh nhiều màu sắc. Cũng có khi, bắt gặp những điểm trùng lặp, những mảnh ghép giống y hệt nhau. Chúng ta gọi đó là sự trùng hợp. Nhưng kỳ thực, cuộc đời không nhiều nhân duyên đến vậy. Chúng ta có thể vô tình giống nhau ở một khía cạnh nào đó, nhưng chúng ta không thể hoàn toàn là bản sao của nhau. Ai sinh ra cũng là một cá thể riêng biệt. Sự lẫn lộn và trùng lặp làm cuộc đời nhàm chán và tẻ nhạt.”

=> VU LAN NHỚ MẸ

HOÀI NIỆM HOA LAU VÀ CUỘC ĐỜI CỦA MẸ

 Hoài niệm. Thân phận. Kiếp người sao lại nhỏ nhoi, mỏng manh và cô đơn thế!
NHỚ MÁ!!!


Một chiều mưa. Cơn mưa nhẹ nhàng mà dai dẳng, âm ỉ. Không gian buồn, nhìn những cây lau với màu trắng không điểm xuyết một sắc gì, nằm giữa triền đồi, cứ phất phơ như trêu cợt cuộc đời. Hoài niệm. Thân phận. Kiếp người sao lại nhỏ nhoi, mỏng manh và cô đơn thế!

=> Nhạc phim CÂY TÁO NỞ HOA

"Nếu lòng ta chứa chan những hi vọng
Thì bình minh mỗi ngày mỗi đón chờ"

(Dv. Trâm Anh)
Nữ đạo diễn xuất sắc
, đã chuyên tải sáng tạo remake nội dung kịch bản phù hợp các tầng nấc trong xã hội, phản ánh thực trạng góc khuất cuộc sống đời thường. Trong đó lấy đức hy sinh làm trung tâm lan tỏa & gắn kết các thành viên vừa làm nền có tính mô phạm giúp cảm hóa cái ngã sở, tính ích kỷ, chấp trước cố hữu của mọi người, phim chỉnh chu hoàn hảo. Tuổi đời diễn viên cao, thấp mỗi vẻ nhưng đều được kết nối hợp lý, ê kíp chuyên nghiệp dài nhưng không gây sự nhàm chán, phim tạo lực hút rất mạnh, liền mạch xuyên suốt. 

=> VÌ SAO TÔI THEO ĐẠO PHẬT

TÍNH MINH TRIẾT CỦA ĐẠO PHẬT

Đại đức Thích Huệ Thông

Hiện nay Phật giáo có tiếng nói vô cùng quan trọng đối với Liên hiệp quốc, vì đã đánh thức được lương tri, lương tâm con người. Đạo Phật có tính ưu việt đồng thời mang tính minh triết và tồn tại gần 26 thế kỉ. Đức Phật đã truyền thông điệp giác ngộ và giải thoát xuyên suốt lịch sử trong quá trình hình thành và bây giờ truyền bá khắp thế giới. Vào thời đại văn minh, người ta sống không phải dễ tin bất cứ một điều gì nên chúng ta cần khơi gợi lại những điểm sáng của đạo Phật để có niềm tin không phai mờ. Cũng chính điều đó mà đạo Phật khác hẳn các tôn giáo áp đặt niềm tin.

=> Buông Bỏ

Buông Bỏ Không Phải Là Từ Bỏ


Buông bỏ (hay buông xuống) không phải là từ bỏ, bản chất của hai chữ này không giống nhau, kết quả cũng khác nhau. Chọn ‘buông bỏ’ hay ‘từ bỏ’ là cách bạn quyết định cuộc đời mình hạnh phúc hay lụi tàn…

=> Năm Giới - Thiện Pháp Của Con Người

Bài giảng "Năm giới thiện pháp của con người", đức Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy phật tử Tp.HCM ngày 28/1/2009 tại tổ đường Tu viện Chơn Như. 

Thầy dạy rằng: Thầy mong muốn các phật tử biết được pháp Thầy, biết cách xả tâm để đem lại bình an cuộc sống của mình. Thầy mong các phật tử luôn nhìn cuộc sống bằng nhân quả.

=> LỜI DẠY CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT

 LỜI DẠY CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT

"Này các đệ tử, các vị phải tha thiết tìm kiếm con đường giải thoát. Toàn thể thế giới từ những vật thể đang vận động cho đến các vật thể không vận động cũng đều không thường còn, và không có thực thể, rồi phải đến lúc hoại diệt".

=> Đồng thanh tương ứng

"Tri thức làm chuyển đổi tư tưởng, chỉ khi hệ tư tưởng đồng nhất mới có thể cùng đồng hành". 

Có ý thức tìm cầu, sự giản dị và chân thật sẽ sinh ra trí tuệ, vàng bạc châu báu trang phục hoa lệ chỉ tượng trưng cho sự ngạo mạn hiếu thắng. 

 

(cùng tiếng thì đáp lại nhau, cùng tính thì tìm đến nhau)

=>> https://youtube.com/shorts/OJbdEg0vokA?si=qwlZOKsUl-K7A_Jt

Nhiều năm trước, trong một diễn đàn Phật giáo tiếng Anh, một vị sư đề cập đến bài kinh này, nhưng không nêu rõ xuất xứ, về một hiện tượng tâm lý rất phổ thông xảy ra trong tăng chúng cũng như trong xã hội từ thời xưa cho đến thời nay. Người ta thường tụ hội thành từng nhóm vì cùng chung một mục đích nào đó hay khuynh hướng nào đó, thiện hay bất thiện. 

Tôi thích bài kinh đó nhưng rồi quên đi. Thỉnh thoảng nhớ lại, nhưng không tìm được nguồn gốc chính xác. Sáng nay có lẽ đã đủ duyên, đến nhờ bác Gờ giúp và tìm được bài kinh. Xin ghi lại đây bản dịch Việt và Anh. 

*

=> BƯỚC ĐẦU TẬP HÀNH THIỀN

Hòa thượng Gunaratana (2014)
Bình Anson lược dịch (2022)
Trích: Bhante Gunaratana (2014), Meditation on Perception (Hành thiền quán tưởng).*

Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
…”Ở đây, vị tỳ-khưu đi đến khu rừng, hoặc đi đến gốc cây, hoặc đi đến nơi thanh vắng, ngồi xuống, chân xếp chéo, giữ thân thẳng và thiết lập niệm luôn hiện diện. Có niệm vị ấy thở vào, có niệm vị ấy thở ra.
Trong khi thở vào dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào dài.’
Trong khi thở ra dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra dài.’
Trong khi thở vào ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào ngắn.’
Trong khi thở ra ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra ngắn.’ …”

=> Lưu - giữ Một Chỗ Trống


Đời người, vì có quan tâm, có bám víu nên có thống khổ;
Có hoài nghi, nên mới tổn thương;
Có xem nhẹ, nên mới thảnh thơi vui vẻ.

=>> Những Tần Số Hữu Ích


Khi bắt đầu nghe Solfeggio Frequencies, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng như nhức đầu, buồn nôn hay thậm chí là co thắt cơ thể. Đừng lo lắng: bạn chỉ đơn giản là "điều chỉnh/điều chỉnh lại" hệ thống của mình.

 
9 tần số Solfeggio:
- 174 Hz: Thuốc gây mê tự nhiên, mang lại cho các cơ quan của bạn cảm giác an toàn và an toàn, nó là nền tảng của sự tiến hóa có ý thức.

- 285 Hz: Chữa lành và tái tạo các mô và cơ quan, nó được kết nối với sự tăng tốc của quá trình tiến hóa có ý thức.

- 396 Hz: Xóa tan sợ hãi, xóa bỏ cảm giác tội lỗi.

- 417 Hz: Loại bỏ tiêu cực, tạo điều kiện cho những thay đổi. loại bỏ năng lượng tiêu cực từ cơ thể.

- 528 Hz: Trả DNA về trạng thái ban đầu, mang đến những biến đổi tích cực và kỳ diệu.

- 639 Hz: Mang lại tình yêu và lòng trắc ẩn và cho phép tạo ra các mối quan hệ hài hòa.

- 741 Hz: Làm sạch tế bào và giải độc các cơ quan, nó mang lại sự mở rộng ý thức.

- 852 Hz: Đánh thức sức mạnh bên trong, trực giác, nâng cao năng lượng ở cấp độ tế bào.

- 963 Hz: Kết nối với Bản ngã cao hơn, giúp kích hoạt tuyến tùng, đưa đến siêu việt.
- ....

- Những phẩm chất giúp duy trì một tâm hồn luôn tươi trẻ

7 việc cần thực hiện

Có những người mặc dù tuổi tác đã cao, nhưng khí chất và thần sắc vẫn duy trì được nét thanh xuân, như thể cả đời họ trông cũng không thể già đi, khiến người khác rất lấy làm lạ. Thật ra cũng không có gì là lạ, mà chỉ bởi trên người họ đã chuẩn bị đầy đủ 7 phẩm chất, giúp duy trì một tâm hồn luôn tươi trẻ.

1. Duy trì một trái tim trẻ

Con người sau khi lớn lên phải trải qua vô số thăng trầm trong xã hội. Trong quá trình trầm mình này, tâm tình của người ta cũng dần thay đổi, họ càng ngày càng hiểu đời hơn, nhưng cũng càng ngày càng rời xa sự ngây thơ của tuổi trẻ.

Hãy luôn duy trì một trái tim tươi trẻ.
Hãy luôn duy trì một trái tim tươi trẻ. (Ảnh qua Tin247)

Quả thật rất khó để chúng ta vẫn mãi duy trì sự ngây thơ ấy. Nhưng một khi trải qua những ma sát, những trải nghiệm dù có cay đắng thế nào, chúng ta cũng vẫn giữ được niềm tin vào sự tốt đẹp, vẫn luôn duy trì được một trái tim hiếu kỳ từ đầu đến cuối. Người như vậy sẽ ngày càng đến gần hơn với hạnh phúc, họ cũng tự nhiên sẽ trở nên trẻ trung hơn.

=>> NỖI ÂN HẬN MUỘN MÀNG

"Đức tin giúp con người đoàn kết, phương tiệc có thể khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng của Đạo là giúp xã hội hướng thượng, xa lìa mọi đau khổ, u sầu, bi thương, vững chân thiện, đạt trí huệ & cuối cùng được giải thoát"

Ấm áp nhất là tình người, mà lạnh lẽo nhất cũng là tình người; đường xa vạn dặm đi cũng gần, khoảng cách lòng người mới là bất tận. 
Thế giới phồn hoa là nhờ dung chứa được tất cả; chia rẽ thù hằn cũng bởi trí mông muội...  lòng đố kỵ mà ra.


Anh Hai là con trai duy nhất mà 30 tuổi vẫn độc thân nên ba má tôi sốt ruột lắm. Hồi đó, tới tuổi băm mà “chưa có gì” thì thế nào cũng xảy ra nhiều suy diễn kiểu như “chắc thằng đó kỹ tính quá”. Đàn ông con trai mà bị mang tiếng kỹ tính thì coi như… hết cứu.

- Vợ Hiền

Cổ nhân giảng: “Trong nhà có người vợ hiền, giống như quốc gia có vị tể tướng tài đức”, hay cũng nói: “Trong nhà có vợ hiền thì người chồng không gặp họa”.

 Đây đều là cách nói để khẳng định vai trò và đức hạnh của người vợ trong gia đình xưa. 
(Tranh minh họa )
Thời cổ đại, để nhận định một người phụ nữ có phải là “hiền thê, lương mẫu” (người có đức hạnh tài năng hơn người, cổ nhân gọi là “người hiền”, vợ hiền cũng có ý nghĩa như vậy) hay không, người ta sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn trọng yếu đó là “Tương phu, giáo tử” tức là “giúp chồng, dạy con”. “Giúp chồng, dạy con” vừa là tiêu chuẩn đánh giá đạo đức của người phụ nữ xưa và cũng là lời khen ngợi đối với người vợ, người mẹ.