Hiển thị các bài đăng có nhãn Điển Tích. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điển Tích. Hiển thị tất cả bài đăng

19 câu để đời của Lão Tử dùng làm kim chỉ nam cho cuộc sống

nghệ thuật sống, Lão Tử, Bài chọn lọc,

Lão Tử là bậc tu đạo hơn 3.000 năm trước, được cho là người đầu tiên thuyết về vũ trụ, ông để lại câu: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo” với ngụ ý Đạo nếu định nghĩa được thì không còn là Đạo, Lão tử không thể giảng rõ hơn được, vậy rốt cuộc Đạo là gì?

Phải chăng cái Đạo, chân lý mà ông muốn đề cập là điều to lớn, không ai có thể nói chính xác đó là gì, hay con người không xứng để nghe?

Vì sao dân gian kiêng kị “ngày tam nương”?

Đát Kỷ, Trung Quốc, ngày tam nương, Muội Hỉ, Bao Tự,

Ngày tam nương theo văn hóa truyền thống lưu truyền là những ngày rất xấu. Ngày nay, mỗi khi khởi sự làm một việc quan trọng xuất hành, cưới hỏi, sửa chữa hay cất nhà,… người ta đều tránh những ngày này để khỏi chuốc lấy thất bại. Vậy hư thực ra sao?

Tam nương có nghĩa là ‘ba người đàn bà’ gồm Muội Hỉ, Đát Kỉ và Bao Tự làm sụp đổ ba triều Hạ, Thương, Tây Chu trước Công Nguyên. Trong suốt thời đại của mình, họ được coi là ‘hồng nhan họa thủy’ mang lại sự xui xẻo cho mọi người liên quan. Ba trang tuyệt sắc được coi là “làm loạn” nhất lịch sử Trung Quốc, với sắc đẹp ma mị khuynh thành đổ quốc gây không biết bao nhiêu là tang thương cho thiên hạ, bài học nghiêm trọng đến nỗi các triều đại sau đó dẫu là ở chế độ nào cũng giáo dục con cháu, gia đình, quốc gia không để phạm phải lỗi lầm tương tự

Các ngày tam nương, gồm sáu ngày mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22, và 27 tính theo âm lịch mỗi tháng được cho là ngày sinh và mất của ba nhân vật này.

- Khổng Tử và những kẻ mạo danh

Khổng Tử Dạy Học Trò Ứng Xử...bảo toàn.

Ba nhân tám rõ ràng là 24, vì sao Khổng Tử lại trả lời là 23? Hãy xem câu chuyện dưới đây nghe ông giải thích…

Nham Uyên, Khổng Tử, 3×8=24, 23,
Nhan Uyên ham học hỏi, là một đệ tử của Khổng Tử, tính tình tốt bụng. Một ngày nọ, trên đường đi làm việc, Nhan Uyên thấy một đám đông ồn ào trước cửa tiệm vải. Anh bước đến hỏi, mới biết là đang có tranh chấp giữa người mua và người bán vải.
Chỉ nghe người mua hét lớn: “Ba nhân tám là 23, sao ông cứ đòi ta 24 đồng?”

Nhan Uyên đến trước mặt người mua, lễ phép nói: “Vị đại ca này, ba nhân tám là 24, sao có thể là 23 được? Anh tính sai rồi, không nên cãi lộn ầm ĩ nữa”.

Người mua không phục, chỉ thẳng mặt Nhan Uyên nói: “Ai cần ngươi phân xử hay sao? Ngươi biết tính toán sao? Muốn phân xử chỉ có cách tìm Khổng phu tử, đúng hay sai hãy để ông ấy định đoạt. Đi! ta hãy tìm ông ấy để phân xử”.

Kính Phật xuất tại tâm, vạn nén hương thắp lạy Phật sao sánh bằng tín tâm không thể lay chuyển.

Một bao tàn hương không bằng đồ tể buông đao chính là như thế, Thiện tâm ngoài phó xuất còn phải trải qua thử thách để thấy rõ Chân tâm, chí thành chí thiện mới gặp được Phật vậy.

Cách đây rất lâu có một đôi vợ chồng già, một đời thắp hương bái Phật, tuyên giảng điều thiện, tàn hương thắp cho chư Phật, Bồ Tát tích góp lại đã được một bao tải. Hai vợ chồng tuổi tác ngày cao nên thương lượng với nhau rằng: “Chúng ta thành tâm đến như vậy, tàn hương đã được một bao tải rồi, vậy giờ hãy đi sang Tây Thiên gặp Phật Tổ, vác theo bao tàn hương để bày tỏ lòng thành, nhất định có thể gặp được”.

Thế là hai vợ chồng thu dọn nhà cửa, mang theo tàn hương xuất phát.

Đi được vài ngày, hai vợ chồng nhìn thấy một anh đồ tể đang chuẩn bị giết mổ heo, hai vợ chồng liền nói với anh rằng: “Anh giết mổ heo là không tốt, sẽ tạo nghiệp sát sinh”.
Gieo nhân gặp quả tại đại học Stanford

Đây là một câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1892 tại trường Đại Học Stanford.


Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho.
Cậu và một người bạn quyết định tổ chức một buổi hòa nhạc tại trường để gây quỹ kiếm tiền trả học phí cho cả hai.

Họ tìm đến nhà dương cầm nổi tiếng Ignacy J. Paderewski. Ông bầu của nhạc sĩ yêu cầu các cậu phải đảm bảo thanh toán một khoản thù lao là 2.000$ cho buổi độc tấu dương cầm. Giao kèo được thỏa thuận và hai cậu sinh viên bắt tay tổ chức để buổi biểu diễn được thành công.
"Gieo Nhân Được Quả", lưới trời tuy thưa mà không lọt


Trong năm Nguyên Hòa triều Đường, có một phú hộ họ Tạ ở quận Dự Chương, ông có một cô con gái đặt tên là Tiểu Nga. Tiểu Nga từ nhỏ thân thể đã khỏe mạnh, có khí chất của nam tử.

Năm Tiểu Nga 14 tuổi, Tạ lão gia gả cô cho Đoạn Cự Trinh làm vợ. Sau khi thành hôn, hai vợ chồng sống hòa thuận, gia đình hai bên cùng nhau kinh doanh một con thuyền lớn, đi lại giữa hai nước Ngô – Sở, vận chuyển người và hàng hóa kiếm sống. Anh em, con cháu hai bên gia đình, cùng các đầy tớ cộng lại mười mấy người, đều cùng làm công việc kinh doanh này. Mấy năm trôi qua, buôn bán thịnh vượng, may mắn, tiền bạc tích nhiều, sự nghiệp chói sáng, nổi danh gần xa.

Một ngày, khi thuyền đi đến cửa hồ Bà Dương, đột nhiên xuất hiện mấy chiếc thuyền hải tặc, chúng giương vũ khí, bao vây xung quanh. Hai trùm hải tặc dẫn đầu nhảy lên thuyền, đem lão Tạ và Đoạn Cự Trinh một đao giết chết. Sau đó đám hải tặc nhao nhao nhảy lên, lần lượt giết hết người ở trên thuyền. Tiểu Nga gặp lúc khó ló cái khôn, nhanh chóng bò lên cột buồm nhảy vào trong nước. Nước chảy xiết, đám hải tặc đều cho rằng cô chắc hẳn đã chết rồi.

Thật là người hiền có trời giúp. Đang lúc hấp hối, cô được hai vợ chồng ông lão đánh cá cứu sống. Tiểu Nga khóc lóc kể lại cảnh ngộ bi thảm của mình rồi dập đầu bái tạ ơn cứu mạng của hai vị lão nhân gia. Nghỉ ngơi trên thuyền được vài ngày, cô dần dần khỏe lại.

Vì thấy hai ông bà lão hoàn cảnh khó khăn, nên Tiểu Nga không muốn gây thêm phiền toái cho họ, cô liền từ biệt đi ăn xin sống tạm qua ngày. Một ngày, cô đến chùa Diệu Quả huyện Kiến Nghiệp đầu triều Nguyên, sư chủ trì là lão sư cô Tịnh Ngộ thấy Tiểu Nga thông minh lanh lợi, vô cùng đồng cảm với cảnh ngộ của cô, nên để cô ở lại trong chùa. Tiểu Nga một lòng báo thù, nên không quy y xuất gia.

CHUYỆN VỀ NGƯỜI MẮC BỆNH QUÊN VÀ BÀI HỌC Ý NGHĨA

Nước Tống có người tự nhiên mắc phải bệnh quên: buổi sáng lấy gì của ai, buổi chiều đã quên; ngày nay cho ai cái gì, ngày mai đã quên; ra đường quên cả đi; ở nhà quên cả ngồi; trước có làm những gì, bây giờ quên hết; bây giờ đang làm gì, sau nay cũng quên hết.
Cả nhà anh lấy làm lo. Xem bói không tốt, đi cúng không đỡ. Ðón thầy chữa thuốc cũng không khỏi.
Sau có Ông đồ người nước Lỗ nói sẽ chữa được. Vợ người có bệnh hứa với Ông hễ chữa khỏi thì chia cho nửa cơ nghiệp.
Ông đồ nói:
Bệnh nầy bói không ra được, cúng không khỏi được, thuốc không chữa được. Nay tôi thử hóa cái làm tinh, biến cái trí lực của anh ta, may mà khỏi chăng?
Nói đoạn Ông đồ liền sai lột áo để cho rét, thì thấy anh ta xin áo, sai cấm ăn, để cho đói, thì thấy anh ta xin ăn, sai đem vào chỗ tối, thì thấy anh ta xin ra chỗ sáng.

- Thăm âm phủ mới biết lánh dữ làm thiện




Ngày xưa ở Gia Định có một người ở châu Đại Phố (tức Cù Lao Phố), huyện Phước Chính, phủ Phước Long, nước Đại Nam tên là Võ Thủ Hoằng, dân chúng thường gọi là Thủ Huồng, xuất thân làm thơ lại. Trong hai mươi năm luồn lọt trong các nha, ty, hắn đã làm cho biết bao gia đình tan nát, biết bao người oan uổng. Nhờ đó hắn vơ vét biết bao tiền của. Vợ chết sớm lại không con, nên tiền bạc của hắn không biết tiêu đâu cho hết. Khi thấy cuộc sống quá thừa thãi, hắn bèn thôi việc về nhà sống đời trưởng giả.

- Đừng biến mình thành nô lệ của dư luận

Dư luận con người cũng giống như thời tiết thay đổi bất thường. Sáng trời có mây đến trưa thì quang đãng. Lúc này rực nắng chói chang, lúc kia lại mưa rồi. Vậy thì, cớ gì trong cuộc sống chúng ta cứ phải chạy theo những ý kiến của dư luận…


Chuyện kể rằng:
Hakuin là một thiền sư Nhật vào cuối thế kỷ 17 (1685–1768), ông rất được mọi người trọng vọng kính nể vì phong cách đạo đức thánh thiện của ông.

Một ngày kia, có một người con gái trẻ đẹp nhà gần chùa của thiền sư bỗng bị chửa hoang. Người ta không biết cha đứa bé là ai. Bố mẹ cô gái vô cùng tức giận và xấu hổ nên đánh đập tra khảo cô con gái về lai lịch tình nhân của cô.

Ban đầu cô con gái không chịu nói gì cả, nhưng sau cùng vì bị đánh đập dữ dội, cô tiết lộ đó là thiền sư Hakuin.
Tin xấu đồn ra nhanh chóng. Cha mẹ cô gái giận dữ, đùng đùng lên chùa và mắng xối xả vào mặt Hakuin. Khi họ dứt lời, Hakuin chỉ thốt hai tiếng “Thế à!”

- Làm quan minh đạo, nhân dân thoát nạn binh đao

Chuyện về Hứa Tốn
Hứa Tốn, tên tự là Kính Chi, là một Đạo sỹ trứ danh sống vào thời nhà Tấn. Ông là người trí thức, hiếu học, chân thật, và không tham cầu danh lợi. Ông cũng là một người thông tuệ văn chương, thiên văn, y dược, địa lý, và khoa học. Ông thường hành thiện giúp người, khuyên người tu đạo, cứu nạn giải nguy… được nhiều người cảm kích.
Một ngày nọ, Hứa Tốn ra chợ và mua một cây cọc đèn bằng sắt. Khi ông đánh bóng cây cọc đèn, ông phát hiện rằng phía dưới lớp sơn là bằng vàng chứ không phải sắt. Vì thế, ông quay lại chợ và tìm người bán cây cọc đèn đó để trả lại. Người bán hàng vô cùng cảm kích và kể với ông rằng nhiều năm binh đao loạn lạc nên người này không thể kiếm sống và phải bán đi của cải trong nhà, nhiều thứ trong đó là được tổ tiên di lưu lại. Những người dân trong vùng đều biết đức độ của Hứa Tốn.

- Đàm luận về số mệnh

Hãy làm việc hết mình, thành công rồi sẽ đến; nhưng số mệnh nhỏ thì thành công sẽ nhỏ và nên vui vẻ chấp nhận.

Vạn vật đều có linh: Chuyện sơn lộc báo ân

Vạn vật đều có linh, động vật cũng có tình, làm người chính là sống lương thiện thì sẽ luôn được thần linh cùng vạn vật bảo hộ. Nhân quả là công bình, chỉ vì con người không tin nên không thấy.
vạn vật đều có linh, sơn lộc báo ân, lương thiện, Bài chọn lọc,
 Có một gia đình nọ sống ở vùng núi cao, đương lúc sắp xong hôn sự ngày thứ sáu, cả nhà đang bái lạy tổ tiên, thì bỗng đâu một con sơn lộc (hươu núi) vẻ mặt hoảng sợ chạy vào nhà.
Hóa ra con hươu này đang bị một người thợ săn cùng bầy chó săn đuổi bắt, trong lúc cùng đường không biết chạy đi đâu nên đã chạy vào và chui xuống bàn thờ của gia đình này để trốn.

- Mượn giống trai trẻ sinh con

Vị hoàng hậu này đã lên kế hoạch cho thân tín ra ngoài tìm trai trẻ khỏe, tuấn tú sau đó cải trang cho họ thành cung nữ rồi bí mật đưa vào nội thất trong cung điện với mục đích mượn tinh trùng lấy giống sinh con.
Chuyện động trời hoàng hậu mượn giống trai trẻ sinh con

- Con Rồng cháu Tiên

Người Việt Nam từ xưa nay vẫn luôn tự hào nói rằng mình là “con Rồng cháu Tiên”. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguồn gốc của câu nói này cũng như nguồn cội cao quý của bản thân mình. Nhất là ngày nay, thời đại mà thuyết vô Thần tràn ngập, đầu độc tâm trí người ta, thì câu nói đó lại càng trở nên bị quên lãng. 


Trong truyền thuyết lâu đời của Việt Nam được ghi lại trong Lĩnh Nam Chích Quái của tác giả Trần Thế Pháp, một danh sỹ đời nhà Trần (1226-1400), những chi tiết mang tính “huyền thoại” được ghi lại một cách hết sức tự nhiên, giản dị, như là sự thực vốn có vậy.

- Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên


Vương Bưu, một viên quan thông sự của Hoàng đế triều đại nhà Đường ( 618 – 917 sau công nguyên) từng nói “Mọi sự việc gặp phải trong đời đều có nhân duyên. 

Nhân duyên và sự nghiệp đều có tiền định từ lâu. Là phúc hay họa, cả thời gian quá khứ và tương lai đều đã được định trước”.