- Bí mật trường thọ của thủ tướng 92 tuổi ở Malaysia

TTO - "Hãy sống như một con khỉ", đó là bí quyết đã giúp ông Mahathir Mohamad đủ sức trở thành thủ tướng Malaysia ở tuổi 92.

Tân thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho thấy sự minh mẫn và hóm hỉnh dù đã 92 tuổi - Ảnh: REUTERS

Sau lễ tuyên thệ tối 10-5, ông Mahathir đã chính thức trở thành tân thủ tướng Malaysia sau khi đánh bại chính người học trò của mình, ông Najib Razak.

Sự trở lại lần này của ông Mahathir, 15 năm sau khi ông rời chính trường, cũng đưa ông trở thành nhà lãnh đạo dân cử lớn tuổi nhất thế giới. Còn 2 tháng nữa ông Mahathir sẽ đón sinh nhật lần thứ 93 nhưng tuyệt nhiên người ta chưa hề thấy dấu hiệu tuổi tác ở nhà lãnh đạo kỳ cựu của Malaysia, ít nhất là một cách công khai.

Những bài học từ ngành y có thể đã không giúp gì cho sự nghiệp chính trị của ông Mahathir nhưng chúng đã giúp ông duy trì sức khỏe cho đến tận hôm nay.

"Chắc tôi giống khỉ"

"Nói về tuổi tác thì có hai loại. Một loại liên quan tới số năm, loại còn lại là sự dẻo dai của cơ thể. Nếu tính theo sức khỏe thì tôi chưa có già đâu", ông Mahathir bông đùa. "Tôi chưa bao giờ thực sự nghỉ hưu".

Trong suốt một tuần vận động tranh cử, ông Mahathir đã bay từ Kuala Lumpur về quê nhà Langkawi (bang Kedah) để tiếp xúc cử tri rồi lại bay về thủ đô. Trong buổi tối vận động cuối cùng trước ngày bỏ phiếu, trời đã mưa rất to ở Langkawi. Nhưng trên sân khấu lớn, người ta vẫn thấy ông ở đó, như một cử chỉ cảm ơn hàng ngàn người ủng hộ đầu đội mưa chân đạp bùn đứng vì ông bên dưới.

"Vâng, vâng, tôi vẫn còn sống đây!", ông Mahathir hóm hỉnh trong cuộc họp báo tuyên bố chiến thắng sau cuộc tổng tuyển cử ngày 9-5. Đồng hồ khi ấy đã chỉ gần nửa đêm.

Bí mật của tân thủ tướng Mahathir là gì? – Hãy sống như một con khỉ và ăn ít.

Ông Mahathir gần như không già đi bao nhiêu so với lúc ông rời nhiệm sở năm 2003 (trái) và hiện tại (phải) - Ảnh: REUTERS

Trong cuộc phỏng vấn với báo Straits Times của Singapore hồi năm ngoái, ông Mahathir đã dẫn ra một kết quả nghiên cứu rằng khi cho khỉ ăn các bữa ăn có ít calorie, tuổi thọ của chúng sẽ cao hơn.
"Chắc tôi giống một con khỉ. Thật ra tôi không hoàn toàn khỏe mạnh. Tôi có vấn đề về tim mạch, tôi bị viêm phổi một lần, thỉnh thoảng bị ho nữa vì phổi bị tổn thương mà", ông Mahathir thổ lộ.

Nhưng tôi không hút thuốc, chẳng rượu bia và không ăn quá nhiều. Tôi chỉ ăn vừa đủ để có sức làm việc. Cân nặng của tôi cứ trong khoảng 62-64kg suốt nhiều năm. Bây giờ tôi thậm chí còn mặc được những bộ đồ đã may cách đây 30 năm.
Thủ tướng 92 tuổi Mahathir chia sẻ bí quyết mà ông tâm đắc

Phía sau màn sân khấu
Là một bác sĩ trước khi dấn thân vào sự nghiệp chính trị, ông Mahathir vẫn sắc bén trong ngôn ngữ cùng trí nhớ tốt khi trở lại các hoạt động chính trị cách đây 2 năm.

Nhưng đúng như nhà lãnh đạo Malaysia đã tự thừa nhận ở trên, những vấn đề liên quan tới tim mạch buộc các trợ lý của ông Mahathir phải giới hạn lịch trình làm việc mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe của ông.

Ông Mahathir xuống đường tham gia cuộc tuần hành năm 2016 kêu gọi thủ tướng Malaysia khi đó là Najib Razak từ chức - Ảnh: AFP

Trong một cuộc vận động ủng hộ ở thị trấn Perai, bang Penang hồi đầu tháng 2-2018, ông Mahathir đã đứng nói chuyện trước 2.500 người ủng hộ. Bài phát biểu không nhìn giấy gần 30 phút chỉ kết thúc khi vài phút nữa là 23h. Người ta có thể nghe giọng của ông một cách rõ ràng, đầy nội lực dù đôi lúc bị chen ngang bởi tiếng ho.

Nhưng ngay sau bài phát biểu đó, một cuộc hẹn đã lên lịch từ trước với báo New York Times của Mỹ đã bị hủy. Hơn một tuần sau, ngày 9-2, ông Mahathir thừa nhận đã nằm 6 ngày trong Viện tim quốc gia ở Kuala Lumpur vì nhiễm trùng ngực.

Tôi già rồi, sắp sửa 93 tuổi. Tôi biết mình sẽ không sống được lâu và đã chuẩn bị cho điều đó. Nhưng miễn là tôi còn sức lực, tôi sẽ tiếp tục cống hiến cho đất nước
Ông Mahathir trải lòng khi tuyên bố ra tranh cử hồi tháng 1-2018.

Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề sức khỏe khiến ông Mahathir lỡ hẹn. Tháng 12-2017, con trai ông Mahathir đã phải thay mặt cha xin lỗi vì sự vắng mặt của ông trong một cuộc họp của Parti Pribumi Bersatu Malaysia, đảng phái mà ông Mahathir giữ vai trò chủ tịch.

Tân thủ tướng Mahathir Mohamad đang giữ hai kỷ lục của chính trường Malaysia: thủ tướng cao tuổi nhất và cầm quyền lâu nhất (1981 - 2003). Tình trạng sức khỏe của ông Mahathir khiến nhiều người lo ngại ông không thể hoàn thành nhiệm kỳ 5 năm lần này.

BẢO DUY

5 bí mật trường thọ của người sống lâu nhất thế giới
Suckhoedoisong.vn - Bà Alimihan, năm nay thọ 129 tuổi, sống ở vùng Tân Cương, Trung Quốc. Bà cho biết năm sinh của mình là 1886. Như vậy, bà Alimihan có thể coi là người sống trường thọ nhất thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, do trường hợp của bà Alimihan chưa được chính thức công nhận nên các kênh thông tin vẫn ghi nhận cụ bà Okawa 117 tuổi ở Nhật Bản là người sống thọ nhất. Tuy nhiên, đáng buồn là bà Okawa đã ra đi vào đầu năm 2015.


Cụ bà Alimihan cho hay để sống được trường thọ như vậy, bà luôn tuân thủ theo 5 nguyên tắc sau:
1. Tích cực hoạt động thể chất
Bà Alimihan có tình yêu lâu dài với các hoạt động thể chất. Khi còn trẻ, bà làm rất nhiều công việc của nhà nông, làm các công việc ngoài đồng. Đến khi có tuổi, bà Alimihan vẫn tiếp tục thích làm những việc nặng nhọc. Theo bà Alimihan, lao động thường xuyên đảm bảo cơ thể được luyện tập và hoạt động một cách trơn tru.

2. Duy trì các thói quen tốt
Bà Alimihan cũng tuân thủ nghiêm ngặt những thói quen mà bà cho rằng tốt cho sức khỏe, như đi ngủ trước 10 giờ tối và thức dậy khoảng giữa 5 đến 6 giờ sáng hôm sau, thường xuyên ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm. Bà cũng ăn sáng lúc 8 giờ, ăn trưa từ 12 – 1h chiều, và dùng bữa tối đều đặn vào một thời điểm nhất định trong ngày.

3. Chú trọng chế độ ăn uống và dinh dưỡng
Bà Alimihan thích các bữa ăn nhẹ và thực phẩm dinh dưỡng, chẳng hạn như mì, cháo, gạo trắng, bánh bao vỏ mỏng. Bữa tối của bà rất đơn giản, chủ yếu gồm mỳ hay canh bắp cải. Bà không bao giờ ăn quá no và hệ tiêu hóa của bà rất tốt. Bà thích ngô bung và ngũ cốc.

4. Ca hát thường xuyên

Bà Alimihan thường xuyên hát hò như trẻ thơ và uống nước đá quanh năm. Bà luôn có tinh thần thoải mái và nhẹ nhàng. Bà hát, đi chợ, thăm hỏi bạn bè, và thích kể chuyện vui. Bà Alimihn chỉ thích sống một cuộc đời rất đơn giản.

5. Chỉ ăn no tới 70%
Bà Alimihan không bao giờ ăn quá no. Bà chỉ ăn tới 70% khả năng ăn của mình mà thôi. Được biết, các thí nghiệm được tiến hành tại Mỹ trên chuột cho thấy khi chúng được cho ăn ít hơn 30% lượng thức ăn hàng ngày, tuổi thọ của chúng tăng lên 30%. Ăn quá nhiều khi còn trẻ tuổi có thể tác động lên sức khỏe của hai thế hệ.

Tổ chức Y tế Thế giới tin rằng có bốn yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người. Bao gồm yếu tố di truyền, chiếm 15%; môi trường tự nhiên xã hội, chiếm 17%; mức độ chăm sóc sức khỏe, chiếm 8%; lối sống và chế độ ăn uống, chiếm 60%.

Thu Trang (Theo Vision Times)

Bí mật sống lâu của 5 vùng đất nơi người dân khoẻ mạnh và trường thọ là không ép buộc bản thân sống khoa học.

Trong nhiều năm liền, Dan Buettner, một nhà khoa học và thám hiểm của National Geographic đã đi quanh thế giới để nghiên cứu các cộng đồng có tuổi thọ cao và cuộc sống hạnh phúc.
5 vùng đất trường thọ mà Buettner phát hiện, được gọi là "vùng xanh" bao gồm Okinawa, Nhật Bản; Loma Linda, bang California, Mỹ; bán đảo Nicoya tại Costa Rica; đảo Ikaria, Hy Lạp và đảo Sardinia, Italia.

"Bí mật ở đây chính là tránh xa khái niệm cho rằng chúng ta có thể thay đổi thói quen của mình. Điều chỉnh thói quen qua chế độ ăn và vận động có thể cho tác dụng trong thời gian ngắn, song nhìn chung sẽ thất bại trong dài hạn", Buettner cho biết.

Trong cuốn sách "Những giải pháp của vùng xanh: Ăn và sống như những người khoẻ mạnh nhất thế giới”, Buettner tiết lộ môi trường sống chính là chìa khoá sống lâu của những người hơn 100 tuổi ở các đất trường thọ.

Tại các cộng đồng này, theo Buettner, những thức ăn rẻ nhất, sẵn có nhất và ngon nhất lại là thực phẩm có ích nhất cho sức khoẻ. Các cư dân thường không đứng yên quá 20 phút không phải để đạt mục tiêu số bước trong ngày, mà vì công việc và thói quen buộc họ phải di chuyển. Họ cũng sống trong các cộng đồng vô cùng gắn bó, khiến việc ở một mình dường như là bất khả.

Buettner cùng nhóm các nhà nghiên cứu đang thí điểm áp dụng những bài học từ 5 vùng xanh vào 42 thành phố tại Mỹ. Ông cũng làm việc với chính quyền địa phương nhằm xây dựng các chính sách khuyến khích thực phẩm tốt cho sức khoẻ, đường phố thân thiện với con người, tăng cường phục vụ thức ăn bổ dưỡng từ thiên nhiên trong nhà hàng và trường học.

Dưới đây là những bí kíp trường thọ nổi bật mà Buettner khuyến cáo.

Chế độ ăn giàu tinh bột tự nhiên
Cư dân vùng xanh có thói quen ăn các loại hạt và đậu. Ảnh: ThinkStock

Chế độ ăn ít tinh bột (carbohydrate) không phải bí quyết sống khoẻ của cư dân vùng xanh. Trái lại, bữa ăn hàng ngày của họ luôn chứa nhiều tinh bột. Ước tính 65% chế độ ăn của người vùng xanh là carbohydrate.

Điều khác biệt chính là carbohydrate được cung cấp từ nguồn thực vật tốt cho sức khoẻ. Một điểm chung của các cộng đồng này là thói quen ăn các loại hạt và đậu, với mức một nắm tay hạt và một chén đậu nhỏ mỗi ngày.

"Nếu duy trì thói quen ăn một chén đậu mỗi ngày, bạn sẽ kéo dài 3-4 năm tuổi thọ", Buettner nói.

Những thực phẩm quen thuộc với các cộng đồng vùng xanh còn gồm khoai lang, trái cây và rau củ tươi.

Xây dựng kết nối xã hội lành mạnh
Kết nối xã hội Buettner đề cập không phải là tài khoản Facebook hay số lượng người theo dõi trên Instagram. Thay vào đó, Buettner hướng tới những cá nhân mà chúng ta thực sự tương tác hàng ngày.

Theo chuyên gia này, bạn bè có ảnh hưởng quan trọng tới tuổi thọ con người. Trên thực tế, nếu có khoảng ba người bạn để gọi điện tâm sự sau một ngày tồi tệ, một người có thể kéo dài cuộc sống thêm 8 năm.

Tuy nhiên, quan trọng hơn đây phải là các cá nhân khoẻ mạnh. Nếu có bạn thân thừa cân hay béo phì, nhiều khả năng bạn sẽ gặp trường hợp tương tự. Ngược lại, vòng kết nối là những người chuộng thức ăn tốt cho sức khoẻ và thích vận động, bạn sẽ nhận lại các ảnh hưởng tích cực.


Một cư dân cao tuổi tại Okinawa, Nhật Bản. Ảnh: National Geographic

Xây dựng hoạt động cho đời sống
Tại 5 vùng xanh, thẻ thành viên phòng tập gym không hề tồn tại. Các cư dân thường vận động thông qua hoạt động hàng ngày.

Tuy nhiên, do các công việc hiện đại đòi hỏi nhiều thời gian ngồi trước máy tính thay vì cày bừa ngoài ruộng, Buettner khuyến cáo mọi người tìm cách xây dựng nhiều hoạt động trong đời sống như làm vườn hay sử dụng phương tiện công cộng.

"Những người vận động nhiều có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim tới 11%", Buettner dẫn lợi ích của việc di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng.

 



Lan Chi (Theo Đời sống & Pháp lý)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét