- Tư thế ngủ giúp bạn kéo dài tuổi thọ

(Dân Việt) Không chỉ có lợi cho hệ tim mạch, tư thế ngủ này còn tốt cho nhiều cơ quan nội tạng khác, giúp sức khỏe được cải thiện đáng kể.

Nằm nghiên bên trái

Cải thiện hệ bạch huyết

Hệ thống bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong cơ thể vì chúng có chức năng loại bỏ chất độc. Các chuyên gia cho biết ống ngực, là mạch lớn nhất của hệ bạch huyết, nằm ở bên trái cơ thể. Đó là lý do vì sao tư thế ngủ nghiêng sang trái lại giúp thúc đẩy quá trình đào thải chất độc nhanh hơn.

Bên cạnh đó, hệ bạch huyết cũng vận chuyển chất béo, protein và nhiều chất quan trọng khác đến các mô. Việc nằm nghiêng bên trái giúp cho các tế bào được hấp thu chất dinh dưỡng nhanh hơn.

2. Tốt cho lá lách

Lá lách là cơ quan lớn nhất trong hệ bạch huyết và cũng nằm ở phía bên trái của cơ thể. Khi bạn nằm ngủ nghiêng bên trái, lá lách cũng hoạt động hiệu quả hơn. Nguyên nhân chính của việc này là trọng lực vì nó thúc đẩy sự lưu thông máu lên lá lách, cho phép lọc tạp chất trong người nhanh hơn.

3. Thúc đẩy quá trình loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể 

Khu vực nối giữa ruột non và ruột già được gọi là van tiết lưu và nó nằm ở phía bên trái của cơ thể. Khi bạn ngủ ở bên trái, trọng lực trái đất sẽ thúc đẩy chất thải chuyển từ ruột non đến ruột già nhanh và dễ dàng hơn. Việc này cho phép ruột già loại bỏ độc tố khỏi cơ thể nhanh hơn.

4. Giảm chứng ợ nóng ban đêm 

Nếu thường xuyên bị ợ nóng thì bạn tốt nhất nên nằm ngủ theo tư thế nghiêng bên trái vì lúc này dạ dày sẽ nằm bên dưới vòng cơ hình nhẫn bao quanh chỗ mở của thực quản và dạ dày. Tư thế ngủ này sẽ ngăn tình trạng trào ngược từ dạ dày lên thực quản, giảm chứng ợ nóng vào ban đêm.

5. Giúp gan tránh bị quá tải
 

Vì gan nằm ở bên phải của cơ thể nên nếu nằm ngủ nghiêng sang phải sẽ khiến các độc tố vào cơ quan này khá nhiều, gây tình trạng quá tải. Nhưng khi nằm ngủ nghiêng sang trái, các độc tố sẽ hạn chế vào gan và giúp cơ quan này có thời gian “nghỉ ngơi” vào ban đêm.

6. Tốt cho tim mạch
 

Phần bên trái của tim nhận máu từ phổi và bơm cho cơ thể. Do đó, tư thế ngủ nghiêng trái giúp trái tim thực hiện “nhiệm vụ” của mình dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Khi ngủ tư thế này, trọng lực tạo điều kiện cho hệ tuần hoàn làm việc tốt hơn, đặc biệt là động mạch chủ và tĩnh mạch chủ dưới.

Nằm nghiêng người sang bên trái gây hại tim: Đây có phải quan niệm đúng đắn?

Theo lương y Vũ Quốc Trung, tư thế tốt nhất khi ngủ là nghiêng người sang phải nhưng điều ấy không có nghĩa là nằm nghiêng người sang bên trái sẽ gây hại tim mạch.

Hoang mang trước thông tin trái chiều về chuyện nằm nghiêng người sang bên trái

Mới đi tập yoga một tháng, chị Hoa (Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) đã vô cùng hoang mang không biết đâu mới là tư thế ngủ đúng. Theo chị, thầy giáo dạy yoga của lớp có nhắc nhở các học viên không được nằm nghiêng người sang trái vì có thể gây sức ép cho tim, không tốt cho tim mạch.

"Điều ấy khiến mình hết sức hoang mang vì mình có thói quen nằm ngủ nghiêng người sang bên trái. Nếu vậy thì hàng ngày mình đang làm hại tim của mình. Mình rất lo lắng và mỗi tối đều cố gắng nằm nghiêng người sang bên phải hoặc nằm ngửa nhưng đều rất khó ngủ vì không quen đi vào giấc ngủ bằng những tư thế ngủ như vậy", chị Hoa chia sẻ.

Nhiều người lo lắng nằm nghiêng người sang bên trái gây hại tim mạch.

Không phải riêng chị Hoa, rất nhiều người có thói quen ngủ nằm nghiêng người sang bên trái đều cảm thấy rất lo lắng cho tình trạng sức khỏe tim mạch của mình.

Mặt khác lại có nhiều nguồn thông tin cho thấy nằm nghiêng người sang bên trái khi ngủ rất tốt cho sức khỏe. Theo Bright Side, khi ngủ, nằm nghiêng sang bên trái rất tốt cho sức khỏe. Đây được coi là tư thế thúc đẩy quá trình loại bỏ chất thải và cho phép các tế bào nhận được nguồn dưỡng chất dồi dào hơn. Nằm nghiêng người sang bên trái sẽ giúp lá lách làm việc hiệu quả hơn, đồng thời lực hấp dẫn sẽ khiến quá trình di chuyển chất thải từ ruột non đến ruột già dễ hơn, kéo theo đại tràng được loại bỏ chất thải nhanh chóng. Chưa hết, nguồn tin này cũng cho biết, ngủ nghiêng bên trái giúp giảm chứng ợ nóng ban đêm nên không chỉ tốt cho tim mạch mà cả gan, ruột…

Tư thế ngủ nghiêng bên trái có thực sự gây hại tim mạch?

Những thông tin trái chiều về việc nằm nghiêng người sang bên trái khiến rất nhiều người hoang mang. Vậy tư thế ngủ nằm nghiêng người sang bên trái có thực sự gây hại tim mạch không? Chúng ta cùng lắng nghe chuyên gia lý giải ngay trong bài viết dưới đây.

Chuyên gia khẳng định ngủ nghiêng bên trái không gây hại tim mạch

Theo Thạc sĩ, lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền), trong dưỡng sinh cổ truyền, tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng về bên phải và co người thật tự nhiên. Theo ông, tư thế này giúp thư giãn toàn bộ các cơ bắp trong cơ thể bạn, khí huyết được lưu thông dễ dàng nhất. Đặc biệt đây là tư thế rất có lợi cho việc giải trừ mệt mỏi, giúp phục hồi và nâng cao sức khỏe.

Theo chuyên gia, việc ngủ nghiêng bên trái không gây hại tim mạch.

Mặc dù vậy, theo ông, điều này không có nghĩa là nằm ngủ nghiêng bên trái là gây hại sức khỏe nói chung, gây hại tim mạch nói riêng. Có rất nhiều quan niệm về tư thế ngủ. Bạn có thể nằm ngủ tùy theo tình trạng cảm thấy thoải mái nhất. Trong quá trình ngủ, chúng ta không thể đảm bảo nằm mãi trong một tư thế được. Và việc nằm nguyên một tư thế khi ngủ chưa hẳn đem lại lợi ích tuyệt vời nhất cho sức khỏe.

"Chúng ta có thể nằm ngủ nghiêng bên trái, bên phải tùy sở thích, miễn là không nằm mãi một bên khi ngủ. Việc nằm ngủ nghiêng bên trái không hề gây hại tim mạch như nhiều người đã nghĩ", chuyên gia khẳng định.

Mặc dù vậy, một số tư thế ngủ có thể gây hại sức khỏe của bạn, thậm chí gây đột tử rất nguy hiểm. Đó là tư thế nằm sấp và nằm để tay lên trước ngực. Nằm sấp có thể gây ra ảnh hưởng cho hệ hô hấp và tim mạch, hạn chế sự co bóp của tim. Tư thế nằm sấp cũng buộc người nằm ngủ phải nghiêng đầu sang một bên khác để thở, rất dễ gây vẹo cổ, đau gáy. Trong khi đó, nằm đè tay chặt trước ngực có thể ảnh hưởng đến sự co bóp của tim, khiến người ngủ hay bị gặp ác mộng.

Nằm sấp có thể gây ra ảnh hưởng cho hệ hô hấp và tim mạch, hạn chế sự co bóp của tim.

"Chúng ta cũng không nên nằm ngủ trong tư thế cổ gập, gối quá cao hoặc ngửa cổ quá nhiều về sau. Những tư thế ngủ này gây khó thở, ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong cơ thể", chuyên gia cho biết thêm. Giấc ngủ rất quan trọng trong việc phục hồi cơ thể sau một ngày làm việc căng thẳng. Bên cạnh việc ngủ sớm hay ngủ muộn, bạn cũng cần hết sức chú ý đến tư thế ngủ. Đây là một trong những yếu tố đánh giá chất lượng giấc ngủ mà chúng ta không nên bỏ qua.

Theo Trí thức trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét