Mái tóc đen dài óng ả là tiêu chuẩn của cái đẹp dành cho những người phụ nữ xưa.
Khi chưa có những sản phẩm hóa mỹ phẩm như ngày nay, các chị các mẹ đã làm cách nào để nuôi dưỡng được một mái tóc dài đen mượt như vậy?
Theo quan niệm thẩm mỹ của người xưa, tóc đẹp phải là mái tóc đen dài, mượt mà và chắc khỏe. Để giữ được một mái tóc đạt những tiêu chuẩn như vậy, các bà các mẹ đã vận dụng bí quyết riêng từ những nguyên liệu gần gũi hàng ngày.
(Ảnh: internet)
Từ thuở xưa, các cụ đã truyền tai nhau cách làm sạch tóc từ thiên nhiên bằng quả bồ kết. Bồ kết khô nướng vàng, bẻ ra cho vào nồi nước, đặt lên bếp đun sôi vài phút. Để nguội bớt thì hòa cùng nước để gội đầu rất sạch và mượt tóc.
Gội đầu bồ kết là một trong những cách chăm sóc tóc truyền thống của phụ nữ Việt Nam. (Ảnh: internet)
Quả bồ kết chứa 10% saponin, chính là chất màu vàng, có khả năng tạo bọt với công dụng chính là kháng viêm, nhũ hoá, tẩy sạch. Theo kinh nghiệm lâu đời của các bà, các mẹ thì bồ kết có công dụng trị gàu, trị nấm tóc, giảm gãy và rụng tóc, kích thích mọc tóc, làm đen tóc, làm tóc trơn bóng.
Nước bồ kết vàng sánh, có mùi thơm đặc trưng. (Ảnh: giadinhvietnam)
Để tạo thêm mùi thơm và tăng cường tác dụng chăm sóc tóc, các chị các mẹ còn cho thêm lá hương nhu hay lá sả, lá bưởi hoặc vỏ quả bưởi đun cùng nước gội đầu. Tinh dầu trong những loại cây cỏ thiên nhiên này vừa có tác dụng làm sạch tóc dịu nhẹ, vừa làm nuôi dưỡng, bảo vệ tóc, làm tóc mềm mượt, óng ả hơn.
Vỏ bưởi trị tóc rụng
Phụ nữ xưa thường dùng vỏ bưởi để đun nước gội đầu. Vỏ bưởi là nơi chứa nhiều tinh dầu nhất trong trái bưởi. Loại tinh dầu này có khả năng kích thích tóc mọc, nuôi dưỡng từng nang tóc, giúp tóc óng đẹp và chắc khỏe tự nhiên.
Để có mái tóc dài, bóng mượt, các bà các mẹ thường xắt vỏ bưởi thành khúc nhỏ, bỏ vào nồi nước đun sôi, để nguội và dùng nước đó để gội đầu. Có thể đun vỏ bưởi với các loại thảo mộc như hương nhu, sả, hoa bưởi… để tăng khả năng làm sạch và tạo hương thơm tự nhiên. Ngoài công dụng làm sạch tóc, nước gội đầu vỏ bưởi tạo cảm giác thư giãn và giải tỏa căng thẳng nhờ hương thơm dễ chịu.
Tinh dầu vỏ bưởi kích thích mọc tóc. (Ảnh: minhlacongai)
Những người bị rụng tóc đặc biệt là phụ nữ sau sinh thường dùng vỏ bưởi để kích thích tóc mọc nhanh và dày hơn. Sau khi gội đầu, bóp phần tinh dầu vỏ bưởi lên tóc và xoa đểu từ gốc tới nhọn để dưỡng tóc bóng khỏe, mượt mà.
Ngày xưa, các cụ ta còn phơi khô vỏ bưởi để dùng dần. Mỗi lần sử dụng, chỉ cần cho vỏ bưởi vào nồi đun sôi cùng các loại nguyên liệu khác để gội đầu. Vỏ bưởi cũng có thể kết hợp với bồ kết tạo ra một loại dầu gội làm đen và mượt tóc.
Chanh - dầu xả thiên nhiên
Trong nước cốt chanh chứa acid có khả năng thanh tẩy cao nên gội đầu bằng quả chanhvẫn là phương pháp được nhiều bà mẹ sử dụng cho các em bé sơ sinh. Vào thời xưa, phụ nữ Việt vẫn thường dùng chanh làm nước xả cuối sau khi gội cho tóc để lưu hương thơm thoảng mát của chanh và làm tóc bóng mượt hơn. Sau khi gội đầu bằng bồ kết, phụ nữ thường xả lại tóc bằng nước chanh loãng để làm mượt tóc. Gội đầu bằng chanh còn có tác dụng ngăn ngừa tóc rụng, làm sạch gàu và trị ngứa da đầu nữa.
Nước chanh được dùng như một loại dầu xả tự nhiên. (Ảnh: meogiamcan)
Hà thủ ô - đông dược cho mái tóc đen
Ngày này, các bạn trẻ thường chạy theo những màu tóc rực rỡ, thời thượng, nhưng đối với người xưa, mái tóc đen bóng chính là chuẩn mực của cái đẹp. Đối với những người bị bạc tóc sớm, họ thường dùng hà thủ ô để khắc phục tình trạng này. Chẳng thế mà tục ngữ có câu “Muốn cho xanh tóc đỏ da – Rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô”. Theo đông y, hà thủ ôcó chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng bổ máu, phục hồi những tổn thương ở nang tóc rất hiệu quả, làm đen râu tóc, kích thích tóc mọc lại. Hà thủ ô có hai loại trắng và đỏ, tuy nhiên chỉ loại hà thủ ô đỏ mới dùng để chữa tóc bạc sớm.
Muốn cho xanh tóc đỏ da – Rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô. (Ảnh: shiutterstock)
Có thể dùng hà thủ ô nấu nước uống hằng ngày hoặc có thể tán hà thủ ô thành bột và mỗi ngày dùng 10-20gr.
Một cách khác là dùng hà thủ ô với vừng đen. Hà thủ ô sấy khô, vừng đen rang chín, mỗi thứ 300gr, tán nhỏ, trộn đều bỏ vào lọ dùng dần. Khi dùng có thể trộn vừa đủ với mật ong, đường nhai và nuốt. Có thể pha với nước sôi để uống. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 - 3 thìa cà phê.
Healthplus/Theo Vntinnhanh
Healthplus/Theo Vntinnhanh
3 phương pháp chăm sóc tóc truyền đời của Việt Nam
Từ ngàn xưa, người Việt Nam đã có những cách làm đẹp từ tự nhiên rất có hiệu quả, bởi vì lẽ đó mà những phương pháp này vẫn còn được lưu truyền tới tận ngày nay.
Phương pháp 1: Chăm sóc tóc từ Bồ kết
Từ ngày xưa, Bồ Kết được các bà các mẹ xem là người bạn đồng hành và được truyền tụng coi như thần dược giúp điều trị và chăm sóc tóc an toàn và hiệu quả nhất. Không chỉ giúp tóc trở nên bóng mượt, chắc khỏe bồ kết còn trị chứng rụng tóc cực kỳ hiệu quả.
Trong quả bồ kết có chứa nhiều hỗn hợp flavonozit và 10 % chất saponaretin (chất màu vàng).Các chất này trong quả bồ có hoạt tính chống siêu vi trùng; hỗn hợp saponin bồ kết có tác dụng kích thích quá trình mọc tóc, giúp tạo bôt và tẩy sạch- là cách trị rụng tóc rất hiệu quả, hỗn hợp saponin và flavonoit còn có tác dụng giảm đau rất hiệu quả.
Chính nhờ những thành phần quan trọng chứa trong quả bồ kết mà nó được coi như một loại thần dược khôi phục lại mái tóc hư tổn và là cách chữa rụng tóc an toàn và khá phổ biến hiện nay.
*Hướng dẫn chăm sóc tóc bằng bồ kết:
1. Nướng bồ kết:
Bồ kết mua ở chợ thường chưa được phơi khô nên cần đem phơi khô dưới nắng.
Nướng bồ kết khô đến khi có mùi thơm,để bồ kết trở vàng. Cho bồ kết đã nướng vào bao nylon, đập cho hơi vụn rồi bỏ vào hủ kín hoặc bao kín để trữ là bạn có thể sử dụng trong thời gian dài.
2. Cách nấu bồ kết
Khi muốn gội thì lấy bồ kết đã nướng bỏ vào túi vải có dây rút (để khi gội không bị bồ kết dính vào tóc). Lượng bồ kết nhiều hay ít là tuỳ độ dày và dài của tóc. Khoảng một nắm tay cho tóc dày vừa, dài ngang lưng.
Hoặc nấu trên bếp (với xả, hoa thơm, nghệ, vỏ bưởi, hạt bưởi…) khoảng 5 phút hoặc bạn có thể chế nước nóng vào bồ kết như nấu mì gói, để 15 phút. Hoa thơm, vỏ chanh, vỏ bưởi tươi (nếu có)… nên bỏ vào cuối cùng để tinh dầu không bị mất. Vỏ chanh, bưởi cần phải vò, bóp nát cho ra tinh dầu. Hoa thơm thì cần bóp nhẹ nhàng là mùi đã tỏa.
Thêm nước lạnh vào nước bồ kết nấu này sao cho đủ lượng nước gội. Bóp, vắt túi bồ kết cho ra hết saponin. Để túi qua một bên để dùng tiếp cho nước thứ 2 (nếu muốn).
3. Gội đầu bằng bồ kết, cách xả, dưỡng tóc
Một tay xối nước này lên tóc, tay kia dùng các đầu ngón tay xoa bóp da đầu trong khoảng 3-5 phút.
Lặp lại lần nữa với cùng lượng nước và cách thức như trên.
Xả tóc bằng hỗn hợp nước cốt của 1 trái chanh hoặc muỗng canh giấm táo vào lượng nước lạnh như trên.
Xả sạch tóc với nước lạnh, không xả bằng nước nóng vì nhiệt độ cao sẽ làm biểu bì tóc mở ra, tóc bị xơ rối và xỉn màu.
Dùng vài giọt dầu dừa xoa lên tay hoặc bôi lên răng lược rồi chải/vuốt lên tóc, khi tóc còn hơi ẩm.
Chú ý vuốt dầu dừa vào ngọn tóc
4.Bồ kết túi lọc:
Hiện nay tại một số siêu thị có bán bồ kết túi lọc (như túi trà Lipton) rất tiện cho các bạn không có thời gian chế biến. Cách chế biến và sử dụng đơn giản hơn rất nhiều.
5. Lưu ý:
– Nước bồ kết đã nấu nên dùng trong vòng nửa ngày, để lâu sẽ bị thiu (đặc biệt khi nấu với hoa, cỏ)
– Có người bỏ hạt bồ kết vì hạt bồ kết chứa nhiều dầu, gây nghi ngờ là nguyên nhân làm bết tóc cho người tóc dày. Tuy nhiên nếu bạn dùng lượng vừa đủ, xả sạch tóc bằng nước chanh/giấm táo pha, sau đó là nước sạch sẽ không bị tình trạng này.
-Về nước xả bạn không nên dùng giấm trắng (loại đa dụng) vì độ pH chỉ vào khoảng 2.5, trong khi giấm táo có độ pH từ 4 đến 5.5 mà nên dùng loại hỗn hợp nước cốt chanh pha nước lạnh.
– Sau khi gội đầu, bạn có thể dùng túi bồ kết để tắm như miếng bọt biển mà không dùng xà phòng tắm. Da sẽ sạch và thơm mát.
– Bồ kết – dầu dừa là một bộ đôi hoàn hảo. Khi có thời gian, bạn hãy dùng dầu dừa massage da đầu, để yên ít nhất trong 30 phút trước khi gội bằng bồ kết. Sau khi gội, cho vài giọt dầu dừa vừa đủ bôi lên tóc, tóc sẽ suôn, mềm, mượt, thơm, tóc xoăn (tự nhiên) đi theo nếp.
Vì không một công thức nào có tác dụng cho tất cả mọi người. Bạn cần có sự điều chỉnh thích hợp cho cơ thể chính bạn, hướng dẫn này chỉ có giá trị tham khảo
Phương pháp 2: Chăm sóc tóc với dầu dừa nguyên chất:
Tinh dầu dừa rất giàu axit lauric (50%) có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và chống virut một cách hiệu quả. Chưa kể dầu dừa chứa rất nhiều axit béo chống gàu rất tốt.. Ngoài ra tinh dầu dừa còn chứa rất nhiều khoáng chất tự nhiên như Monolaurin và Monocaprin có khả năng nuôi dưỡng tóc từ sâu trong ngọn,giảm thiểu gãy rụng tóc và tẩy tế bào chết trên da đầu.
Vì những khả năng này tinh dầu dừa đã trở thành một trong những thành phần chủ chốt của hàng loạt các sản phẩm chăm sóc tóc. vậy thì tại sao không sử dụng dầu dừa tự nhiên thay vì các loại hóa chất không cần thiết? Bạn sẽ có một mái tóc óng ả mà không tốn quá nhiều tiền bạc, thời gian và công sức.
1. Cách phân biệt dầu dừa nguyên chất với dầu dừa tinh luyện:
*Phân biệt bằng đặc tính:
Bằng cách cho loại dầu dừa bạn đang sở hữu vào ngăn mát của tủ lạnh trong vòng 30-60 phút.
Nếu dầu dừa đông đặc lại hoàn toàn thì đây là dầu dừa nguyên chất. Ngược lại nếu dầu dừa của bạn không đông đặc hoặc đông đặc một phần, phần còn lại cho dù để bao lâu trong ngăn mát vẫn không đông lại thì bạn có cơ sở để nghi ngờ độ tinh khiết của loại dầu dừa mà bạn đang sỡ hữu.
* Chú ý: bạn không nên dùng ngăn đá để thử vì với nhiệt độ rất lạnh của ngăn đá thì dầu nào cũng đông lại!
*Phân biệt bằng mắt:
Dầu dừa nguyên chất bản chất là loại dầu béo có màu vàng nhạt hoặc vàng hơi sậm một tý. Tùy vào phương pháp nâu thủ công và nhiệt độ lửa, màu sắc dầu dừa có thể thay đổi từ vàng nhạt sang vàng đậm, tuy nhiên dầu dừa nguyên chất không thể có màu trắng tinh như dầu dừa tinh luyện được bày bán trên thị trường.
Thế nên cách khác để phân biệt hai loại dầu dừa chính là bằng màu sắc của chúng.
*Phân biệt bằng mũi:
Có một cách phân biệt khác chính là dựa vào mùi hương đặc trưng của dầu dừa. Mùi của dầu dừa nguyên chất thơm nhẹ và có mùi giống kẹo dừa. Nếu có mùi thơm khác thì chắc chắn là hương liệu đã được pha trộn và chắc chắn sẽ có thêm chất bảo quản, nếu vậy thì không tốt cho sức khỏe của bạn, có thể gây ung thư.
2. Hướng dẫn cách dùng dầu dừa để trị gàu:
*Cách 1:
Lấy khoảng 2 muỗng canh dầu dừa nguyên chất, thoa dầu dừa lên da đầu và chân tóc rồi dùng đầu ngón tay xoa nhẹ và đều để dầu dừa thẩm thấu nhanh hơn.
Dùng tay xoa bóp càng nhiều càng tốt, thao tác này sẽ để dầu dừa thấm nhanh và nhiều hơn.
Ủ tóc trong khoảng 1 giờ rồi gội sạch bằng dầu gội.
*Cách 2:
Thêm một vài giọt nước chanh vào trong 15-20 ml dầu dừa và bôi đều lên tóc và da đầu, thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng.
Ủ tóc trong vòng 1 giờ sau đó gội sạch đầu bằng dầu gội.
Áp dụng một vài lần sẽ giúp bạn phục hồi tóc xơ và giảm gàu hiệu quả.
*Chú ý:
Sau khi ủ tóc với dầu dừa, bạn cần gội đầu thật sạch (thường gội lại 2 lần) để loại bỏ hết lượng dầu dừa thừa còn bám trên da đầu và tóc. Nếu không thực hiện kỹ điều này, rất có thể dầu dừa còn sót lại sẽ gây ra hiện tượng bết tóc, thúc đẩy điều kiện để gàu có thể quay trở lại.
3. Hướng dẫn cách sử dụng dầu dừa để ủ tóc:
Bạn nên chuẩn bị một cái khăn để quàng quanh vai để ngăn dầu dừa thấm vào quần áo và thêm một cái mũ ủ tóc/mũ trùm bằng bao ni lông/khăn để quấn lên tóc bạn. Nói chung là nên chọn thứ mà nó có thể giữ tóc của bạn trong vài giờ.
Tùy theo độ dày và độ dài mái tóc của bạn mà ước chừng lượng dầu dừa cho phù hợp.
Nếu bạn có mái tóc dày thì lấy khoảng 5 muỗng canh, nếu bạn có mái tóc mỏng thì lấy 3 muỗng canh tóc bị nhờn.
*Lưu ý:
Hiệu quả tốt nhất là khi dưỡng tóc với dầu dừa nguyên chất, chưa tinh chế. Dầu dừa tinh chế hay còn gọi là dầu dừa tinh luyện là dầu có cho thêm chất phụ gia và được đưa qua quy trình loại bỏ một số các dưỡng chất tự nhiên, những chất mà nuôi dưỡng mái tóc và làn da của bạn.
*Cách sử dụng:
Gội sơ trước với nước cho sạch tóc và da đầu, lau tóc đến khi còn hơi ẩm.
Chà dầu dừa vào mái tóc của bạn hoặc đổ trực tiếp dầu dừa lên đỉnh đầu của bạn để dầu dừa tự động chảy xuống và phân phối đồng đều xung quanh da đầu của bạn.
Sử dụng 10 ngón tay của bạn để xoa bóp da đầu và mái tóc cho đến khi mái tóc của bạn hoàn toàn ướt đẫm dầu dừa từ chân đến ngọn.
Bạn có thể dùng một chiếc lược để chải tóc cho dầu dừa phân bố đều hơn.
Nếu mái tóc của bạn đủ khỏe và bạn chỉ muốn nuôi dưỡng phần ngọn tóc (trường hợp tóc xơ nhưng không rụng) thì bạn chỉ cần áp dầu dừa vào phần đuôi tóc thay vì đổ nó trên da đầu của bạn.
Sau đó xoa bóp mái tóc trong lòng bàn tay của bạn.
Dùng mũ ủ tóc, khăn, hoặc mũ bọc bằng nilong để trùm hết tóc của bạn lại.
Ủ tóc ít trong khoảng thời gian 1-2 giờ hoặc qua đêm.
Sau đó sử dụng dầu gội, gội sạch đầu khoảng 2 đến 3 lần cho đến khi bạn không cảm thấy tóc bị nhờn nữa.
Nếu bạn gội chưa sạch, thì khi tóc khô bạn sẽ thấy mái tóc của bạn bị bết lại trông như tóc dơ và bẩn, nhưng bạn chỉ cần gội thêm một lần nữa thì tóc bạn sẽ sạch sẽ và khỏe mạnh ngay.
Phương pháp 3: Chăm sóc tóc từ bưởi
Cũng như dầu dừa và bồ kết, bưởi cũng có có khả năng chăm sóc, dùy trì và khôi phục tóc rất có hiệu quả. Không giống như dầu dừa chiết xuất từ cơm dừa, tinh dầu bưởi có chiết xuất từ phần vỏ ngoài.
Vỏ bưởi chứa nhiều Pectin, Naginin, men tiêu hóa Peroxydaza, Amylaza, đường Ramoza, Vitamin A và C…các hoạt chất này không chỉ giúp tóc bóng mượt đỡ rối mà còn có công dụng ngăn gãy rụng. Gội đầu với vỏ bưởi thường xuyên sẽ giúp bạn chống lại chứng rụng tóc hoàn toàn.
1. Cách hướng dẫn làm tinh dầu bưởi thủ công tại nhà:
*Nặn tinh dầu bưởi:
Nặn tinh dầu từ vỏ bưởi vào một bình nhỏ có nắp. Sau đó đổ nước vào bình, lượng nước ước chừng phải gấp 100 lần lượng tinh dầu. Sau đó lắc đều cho tinh dầu hòa vào với nước.
*Nấu tinh dầu bưởi:
Vỏ bưởi đem phơi khô, sau đó bạn hãy đun một nồi nước nhỏ và thả vỏ bưởi phơi khô, nấu trong vòng 20-25 phút cho tinh dầu hòa tan trong nước.
*Vắt tinh dầu bưởi:
Gọt lấy lớp ngoài vỏ bưởi, gọt thật mỏng, sau đó vắt vỏ bưởi vào một khay nước.
Đổ nước vào một bình có nắp và dốc ngược bình cho tinh dầu nổi lên trên bề mặt. Từ từ đổ nước và gạt lấy tinh dầu.
2.Năm cách dưỡng và kích thích mọc tóc bằng tinh dầu bưởi:
Cách 1:
Cách phổ thông dân gian vẫn thường dùng là sử dụng nước gội đầu bồ kết và vỏ bưởi, chúng ta có thể thay vỏ bưởi bằng tinh dầu chiết xuất từ vỏ Bưởi. Lấy quả bồ kết sao hoặc đốt lên cháy sém ngâm với nước nóng nhỏ thêm vài giọt tinh dầu để làm nước gội đầu.
Cách 2:
Sử dụng hỗn hợp massage da đầu và vùng tóc rụng bằng 6ml Tinh dầu Bưởi + 3ml Tinh dầu Hương nhu + 15ml Dầu dừa.
Bạn có thể thấm ướt da đầu và sử dụng hỗn hợp trên để massage trong vòng 20 – 30 phút sau đó gội sạch bằng dầu gội.
Sau thời gian 30 phút massage các thành phần tinh dầu đã thấm vào nang tóc nên không sợ dầu gội sẽ cuốn tinh dầu.
Thực hiện 3 lần/tuần.
Cách 3:
Phun trực tiếp hỗn hợp tinh dầu Bười và Dầu dừa hoặc Tinh dầu bưởi với nước ấm.
Đầu tiên bạn cần gội đầu bằng nước sạch sau đó lau khô.
Rẽ ngôi tóc thành hai bên để có thể xịt trực tiếp tinh dầu vào da đầu.
Pha tinh dầu bưởi với nước ấm hoặc Dầu dừa xịt trực tiếp lên da đầu, dùng ngón tay massage cho đến khi khô và xịt lại lần hai.
Sau 30 phút gội lại bằng dầu gội.
Cách 4:
Dùng tinh dầu bưởi thay dầu xả.
Sau khi gội đầu xong nhỏ 5 – 6 giọt tinh dầu bưởi vào 30ml nước ấm sử dụng thay dầu xả.
Cách 5:
Sau khi gội đầu hoặc vào mỗi buổi sáng thức dậy nhỏ 1-2 giọt tinh dầu bưởi ra lòng bàn tay và xoa lên khu vực cần kích thích mọc tóc, massage trong 5 – 10 phút.
Theo Biquyetlamdep
Tóc là giác quan thứ sáu giúp bảo vệ con người khỏi nguy hiểm?
By Ky Gia
Nhiều nền văn hóa cổ xưa coi mái tóc dài là một tài sản thiêng liêng giúp con người kết nối với tín tức và thế lực siêu nhiên mà bình thường không thể làm được.
Tóc là giác quan thứ sáu giúp con người tiếp nhận nhiều tín tức từ bên ngoài mà bình thường khó nắm bắt, theo quan niệm của nhiều tín ngưỡng từ cổ chí kim.
Tóc là giác quan thứ sáu đối với nhiều nền văn minh trên Trái đất từ trước tới giờ. Con người đã từng tạo mẫu cho tóc của mình theo vô số cách sáng tạo và tượng trưng khác nhau, và những kiểu cắt, màu sắc và sự phô diễn trên tóc ở các lứa tuổi gần như là không có giới hạn. Nhưng liệu tóc có tác dụng gì khác với chúng ta không hay chỉ đơn giản là mang lại sự ấm áp và hình thức đẹp? Có một số người cho rằng tóc trực tiếp liên quan đến năng lượng giác quan và nó đóng vai trò như là một phần mở rộng của hệ thống thần kinh chúng ta.
Tùy thuộc vào thời gian và địa điểm sinh sống trên trái đất, mái tóc trên đầu của một người vô cùng có ý nghĩa. Hệ thống tín ngưỡng và văn hóa dân gian lâu nay quyết định mái tóc cần được để ra sao: buộc lên, trùm lên, buông dài, cắt ngắn, cạo trọc,uốn xoăn, nhuộm màu và uốn cong, trang trí, xoắn, tết, và còn nhiều hình thái khác nữa. Nhưng đối với nhiều xã hội, tóc càng dài càng tốt.
Nữ thần Sif, vợ của Thor, nổi tiếng với mái tóc dài vàng óng biểu trưng cho lúa mì, khả năng sinh sản và gia đình. (Public domain)
Tóc như một giác quan thứ sáu
Trên thực tế, một số người cảm thấy mái tóc dài khiến những người Mỹ bản địa có những khả năng giác quan nhất định, hoạt động như một loại ăng-ten, rất giống với ria mép của mèo.
Một bản báo cáo nói về khiếu nại của một công nhân tại Trung tâm y tế Cựu chiến binh Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Người ta cho rằng, giống như những người Mỹ bản địa Choctaw và Navajo được biết đến với tên gọi “những người đọc mật mã” trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới, các trinh sát tài năng đã tìm cách bí mật đi xuyên qua địa hình gồ ghề và hiểm trở tại các vùng xung đột.
Các tân binh mới nhập ngũ được cung cấp tư liệu là “xuất sắc, có khả năng theo dõi siêu phàm” đã không thể hiện tốt như mong đợi, và khi được hỏi về những thất bại trong hoạt động này, “các binh lính già dặn hơn trả lời rằng khi họ được lệnh phải cắt tóc theo quân đội, họ đã không còn có “cảm giác” về kẻ thù. Và họ không còn có thể sử dụng “giác quan thứ sáu”, “trực giác” của họ không còn đáng tin cậy, và họ cũng không thể “đọc” được những dấu hiệu cũng như lấy được thông tin ngoại cảm”, WakingTimes.com cho biết
Một thổ dân Mỹ với mái tóc dài. (Flickr / CC BY 2.0)
Bản báo cáo cho biết các viện khảo thí của chính phủ đã so sánh các hành vi và theo dõi biểu hiện của những người Mỹ bản địa có và không có mái tóc dài, và họ thấy rằng người tóc dài thể hiện vượt trội hơn so với những ai bị cắt tóc ngắn đi. Giả thuyết đưa ra là mái tóc dài có thể đã đóng vai trò như hệ thần kinh mở rộng, nhưng không giống như cách mà ria mèo truyền tải thông tin tới cho mèo đi kiếm mồi, mà mái tóc dài có vai trò như một giác quan thứ sáu.
Một số người không tin đã phản bác tuyên bố này, họ chỉ ra rằng vẫn chưa có bằng chứng nà tìm thấy chứng mình rằng tóc là một thứ gì đó hơn là các tế bào chết (keratin proteins) và do đó nó sẽ chẳng thể truyền tải điều gì. Tuy nhiên, cọng tóc xuất phát từ da của chúng ta, và chân tóc là cơ quan sản xuất ra tóc. Tóc được kết nối với các xúc giác dưới làn da khiến cho chúng ta cảm nhận về môi trường bên ngoài là lạnh hay nóng, chúng ta cảm nhận được làn gió dù là nhẹ nhất, hoặc thậm chí con bọ phiền toái nào đó sắp cắn chúng ta, và nó đóng vai trò như là một thiết bị cảnh báo phòng vệ.
Tóc của chúng ta dựng đứng lên sau gáy khi chúng ta đang gặp nguy hiểm hay cảm thấy bị đe doạ (được gọi là nổi da gà, hay khiếp vía), đây là một phản xạ của một điều chúng ta phát hiện ra bằng các giác quan khác, một cảm giác vô thức ảnh hưởng đến tóc? Hoặc là tóc ảnh hưởng đến chúng ta, và tóc gửi cho chúng ta một lời cảnh báo?
Có một điều chắc chắn là nhiều xã hội nhận thức rằng tóc đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống. Câu chuyện truyền thuyết về những thợ săn người Mỹ bản địa vang lên trong câu chuyện huyền thoại Samson trong Kinh Thánh cổ xưa.
Samson vĩ đại
Cuộc chiến của Samson với sư tử (1525) sức mạnh của Samson được cho là liên kết với mái tóc không bao giờ cắt. (Public domain)
Anh ta đã đem lòng yêu một người phụ nữ (một người philistine, dân tộc đang có chiến tranh với người Israel) trái với mong muốn của cha mẹ. Delilah được mọi người giao nhiệm vụ tìm ra điểm yếu của Samson để đánh bại người anh hùng đang bảo vệ người Israel.
Samson tiết lộ với cô rằng chính mái tóc dài của anh là nguồn gốc của sức mạnh, và khi anh ngủ, Delilah đã cạo tóc của anh, phá vỡ lời thề khi xưa. Anh thức dậy và nhận thấy rằng quyền lực của mình đã biến mất, đồng thời đã nhanh chóng bị khuất phục bởi kẻ thù, anh bị móc mắt và bị biến thành một nô lệ.
Người Pict chạm khắc đá từ thời trung cổ Scotland miêu tả Samson với mái tóc đã bị cắt. Trong cuốn sách Book of Judges chương 16:19 của Kinh cựu ước, Samson mất hết sức mạnh của mình khi bảy lọn tóc trên đầu bị cắt bỏ. (Public domain)
Biểu tượng và văn học dân gian về tóc
Có lẽ những thợ săn người Mỹ bản địa theo ghi nhận có mối liên hệ mạnh mẽ với bộ tóc dài, và họ thiếu tự tin vào khả năng săn bắn của mình sau khi bị cắt tóc. Trong nhiều bộ lạc, mái tóc dài là một biểu tượng, một phần thể hiện thêm của bản thân, và là biểu tượng của sự uy nghiêm.
Trong nhiều nền văn hóa, việc bị cắt tóc bởi những kẻ áp bức được coi là một hình phạt hoặc sự xỉ nhục, đánh dấu cho sự thất bại. Việc cạo tóc hoặc mất tóc hoàn toàn của một người, ngay cả trong xã hội hiện đại, thường tượng trưng cho một sự thay đổi chấn động trong con người, cả về tinh thần, tâm lý, sức khỏe, hoặc hướng đi trong cuộc sống của họ.
Phong cách tóc khác nhau của mỗi bộ lạc cho biết người đó thuộc bộ lạc nào, cho dù đó là thời chiến hay thời bình. Phong cách khác nhau được sử dụng để chứng minh thân phận và thứ bậc hoặc được sử dụng cho các nghi lễ nhất định.
Có rất nhiều tín ngưỡng xung quanh mái tóc dài. Chân dung của nữ hoàng Elisabeth của Áo (1837 – 1898) với mái tóc dài, được ướp hương thơm và được xử lý bằng trứng và rượu cognac. “Làm tóc thường mất gần hai giờ, bà nói, và trong khi làmtóc, tâm trí của tôi ngừng làm việc. Tôi sợ rằng tâm trí của tôi có thể trốn chạy qua tóc và truyền qua các ngón tay của thợ làm tóc. Rồi sau đó tôi sẽ bị chứng đau đầu”. (Public Domain)
Sức khỏe thường được đo bằng tình trạng của tóc và bệnh tật hoặc thậm chí những căng thẳng có thể được phát hiện nếu tócthay đổi bản chất của nó hoặc thậm chí bị rụng ra. Tóc luôn luôn là một chỉ số tốt để đo độ tuổi, bởi màu sắc và kết cấu, cũng như kiểu tóc. Những mái tóc tự do, không bị bó buộc thường tượng trưng cho tuổi trẻ, và những mái tóc được cột lại hoặcngắn có thể tượng trưng cho một phong thái trưởng thành hơn. Tóc càng buộc chặt thì càng nghiêm khắc hoặc nghiêm túc hơn và gây ấn tượng mạnh mẽ.
Nhiều xã hội cho rằng tóc cho dù được tạo mẫu hay không đều có những phẩm chất huyền diệu.
Nhiều dân tộc Mỹ bản địa khác nhau có tín ngưỡng tương tự về tóc. Những người Cree được cho là thường giữ mái tóc như một phần của tâm hồn, và kiểu tóc thể hiện nhân cách. Mỡ gấu và muội than đôi khi được trộn với nhau và bôi lên tóc để làm cho nó trông tối hơn. Kiểu tóc của người Mohawk, Pawnee và Algonquin là nguồn cảm hứng cho các kiểu tóc ấn tượng được biết đến là kiểu Mohawk ngày nay, tức là tóc được cạo sạch hai bên để lại một dải ở giữa như bờm ngựa.
Người ta tin rằng tang tóc và cái chết là những lý do để cắt tóc của một người đối với nhiều nền văn hóa.
Ở Anh người ta vẫn cho rằng ăn lớp vỏ bánh mì sẽ biến tóc của bạn thành xoăn, và có rất nhiều tín ngưỡng cổ xưa gán mái tóc đỏ với sự ranh ma hay tính khí nóng nảy. Ở Scotland có một câu ngạn ngữ nói rằng nếu một con chim magpie đánh cắp búi tóc cắt của bạn và sử dụng để làm tổ thì trong vòng 1 năm nó sẽ bị chết. Điều này cũng tương tự như tín ngưỡng ở Lithuania, khi mà những con chim thu nhặt tóc đã cắt của bạn sẽ gây ra bệnh đau đầu.
Phật giáo có truyền thống để tóc ngắn, hoặc cạo trọc đầu hoàn toàn, một dấu hiệu rằng họ thuộc về cộng đồng tâm linh. Ngược lại, nhiều nền văn hóa nam và nữ để tóc dài, hoặc, như Samson, thậm chí còn bị cấm cắt tóc, nhưng che phủ do yêu cầu của tôn giáo.
Việc tóc có đang giao tiếp với chúng ta như là một phần của hệ thống thần kinh hay không là điều không chắc chắn, nhưng điều chắc chắn là cách chúng ta để kiểu tóc của mình luôn luôn truyền đạt một điều gì đó với người khác.
Biên dịch từ Ancient Origins
Sử Dụng Cỏ Mần trầu + Bồ Kết Nướng Dưỡng Tóc...
https://caythuocdangian.com/bo-ket/
https://caythuocdangian.com/bo-ket/
cách trị rụng tóc
Trả lờiXóaTOP 10 cách trị rụng tóc sau sinh cho các mẹ bỉm sữa an toàn, hiệu quả
Trả lờiXóa