=>> BA & TÁM KHỔ

Khổ đau là chân lý nhứ nhất trong TỨ DIỆU ĐẾ. 
Khế Kinh có viết:”Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển”. 
Quả đúng như vậy, sự đau khổ của chúng sanh rất nhiều, nhiều đến đỗi không thể nào diễn tả hết được. Nỗi khổ sầu này chưa vơi, thì niềm đau khác lại ập đến. Ôi! với bao nhiêu thăng trầm, cuộc đời con người luôn chìm trong bể khổ mù sương.

=>>TIỀN MẶT LÀ "VUA"

CÓ SẴN TIỀN MẶT QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO

Tôi chắc chắn rằng quý vị đã nghe ở đâu đó câu ngạn ngữ “tiền mặt là vua”. Nhưng, chính xác thì cụm từ đó bắt nguồn từ đâu? Và, chính xác thì cụm từ này có nghĩa là gì?

Thực ra, nguồn gốc của câu này không hoàn toàn rõ ràng. Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán toàn cầu năm 1988, nó đã được ông Pehr Gyllenhammar vào thời điểm đó là CEO của Volvo, sử dụng. “Tiền mặt là vua” cũng đã được sử dụng thường xuyên trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Và, cụm từ này chắc chắn đã lại được đưa ra sử dụng trong thời kỳ coronavirus.

=>> LÒNG BIẾT ƠN & SỰ TRI ÂN

“Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” … là những câu tục ngữ quen thuộc thể hiện một truyền thống đạo lý được truyền từ đời này qua đời khác của con người Việt nam. Đó chính là nét đẹp của lòng biết ơn, một trong những phẩm chất vô cùng cao quý và ngời sáng những giá trị của lối sống thủy chung, của ân nghĩa.

Người có lòng biết ơn là người luôn biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác trao tặng hay để lại cho mình. Họ luôn biết trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống. Mỗi một sự giúp đỡ ý nghĩa đều khiến họ cảm động và hàm ơn.

=>> CÓ ĐỊA NGỤC KHÔNG?

Nhìn vào các tâm thiện và tâm bất thiện của mình thì sẽ biết con đường nào đang dẫn chúng ta đến thiên đường và con đường nào dẫn chúng ta vào địa ngục.
Bạn thường lên mạng làm gì, tương lai sẽ đi về đó
Không có địa ngục?
Khi chết ta sẽ đi về đâu?
Cần chấn chỉnh các giảng sư nói không có địa ngục

=>> Lục Tổ Huệ Năng là người Việt Nam

Nhu yếu vô hình và siêu hình của tâm hồn phải cần nương tựa vào một hình tượng nhất định để rồi siêu hoá và chuyển hoá tất cả những hình tượng. Chính ngay đưong thời với Ngài Huệ Năng, theo truyền thuyết, có đệ tử tạc tượng Ngài, nhưng chính Ngài Huệ Năng ngó tượng và mĩm cưới: “Ngươi chỉ có tài nặn hình mà chẳng hiểu được tánh Phật”.


Sự thực lịch sử về việc hình thành Thiền tông được khai quật từ động Đôn Hoàng ở vùng sa mạc Tân Cương tại Trung Á.

=>> MÊ TÍN VÀ MÔNG MUỘI

VÌ SAO CON NGƯỜI NGÀY CÀNG MÊ TÍN DỊ ĐOAN MỘT CÁCH MÔNG MUỘI?


Mê tín dị đoan có từ thời cổ sơ, mông muội. Dù các vĩ nhân tìm cách khai sáng...


VÌ SAO CON NGƯỜI NGÀY CÀNG MÊ TÍN DỊ ĐOAN MỘT CÁCH MÔNG MUỘI?
Mê tín dị đoan có từ thời cổ sơ, mông muội. Dù các vĩ nhân tìm cách khai sáng nhiều lần, nhưng con người mông muội thì vẫn mông muội. Sự mông muội tàn sát con người hơn bất cứ sự tấn công nào từ bên ngoài.

=>> THIỂU DỤC VÀ LỢI DƯỠNG

 

Thiểu dục và tri túc trong kinh Di Giáo

(SC. Thích Nữ Mai Anh- https://tapchivanhoaphatgiao.com/)

Cho đến giờ, vẫn tồn tại hai thái cực tư duy, như có người thấy chư Tăng ngày nay đi xe hơi, dùng điện thoại đẹp, xây chùa to rộng… thì nói họ không biết thiểu dục tri túc và cho rằng Tăng già bị tha hóa; lại có những người vin vào Bồ tát đạo với chủ trương nhập thế tích cực mà phóng túng cho những tham muốn cá nhân, rồi cho đó là “phương tiện độ sinh”. Cả hai thái cực ấy đều trái với tinh thần của Đạo Phật.

=>> CHÙA TO, PHẬT LỚN

Borobudur - ngôi chùa Phật giáo lớn nhất thế giới

Một hôm đó Đức Phật và Ngài Anan đi trên một bờ sông thì Đức Phật Ngài nhìn thấy một khúc gỗ trôi sông. Ngài mới hỏi Ngài Anan: “Anan ơi ngươi nghĩ sao, khúc gỗ này có ra tới biển không?” Thì Ngài Anan mới trả lời “Bạch Thế Tôn, không chắc lắm đâu. Bởi vì có thể trên hành trình ra biển nó bị người ta vớt, hoặc nó bị tấp vô bờ, hoặc nó bị nước xoáy rút vào đáy sông, hoặc là nó bị mục trên đường đi, và cuối cùng có thể nó bị vướng, bị mắc vào chỗ nào đó.” Đức Phật nói rằng “Cũng vậy mấy người hành đạo cũng có nhiều lý do để không đến được bờ giải thoát là do họ tấp vào bờ này, tấp vào bờ kia, trên đường đi bị cám dỗ. Khúc gỗ bị mắc cạn thì nó không đi xa. Người bị mắc cái tâm ngã mạn thì như khúc gỗ mắc cạn không trôi được.”

=>> TRUYỆN CỰC NGẮN

DĂM BA CHỮ TIỆM CẬN CHUYỆN NHƠN-THẾ 

Minh họa: Nguyễn Ngọc Thuần
1. Bàn tay

Anh luôn chê tay vợ mình thô ráp và so với người này người khác. Rồi một ngày, anh theo người mới có đôi tay trắng đẹp, mịn màng.
Nhưng bàn tay đẹp thì chẳng thể làm gì, dù chỉ một ngày ôsin nghỉ phép. Mọi việc nhà đều đến tay anh.
Bàn tay đẹp không tết tóc cho con anh. Khi anh ốm đau, bàn tay ấy cũng không buồn nấu cháo. Chỉ miệt mài giũa móng sơn hoa.
Nằm liệt giường, anh mơ có một bàn tay thô ráp sờ trán anh âu yếm sẻ chia.

=>> HỌC THUYẾT CÔNG BẰNG & BÌNH ĐẲNG

 Một giáo sư kinh tế ở một trường đại học cho biết ông chưa từng đánh rớt sinh viên nào, nhưng đã từng đánh rớt hết cả một lớp học. Vì sinh viên lớp này kiên quyết cho rằng: một xã hội có hình thái tổ chức hoàn hảo là một xã hội không ai giàu và cũng không ai nghèo, và đó là một xã hội tuyệt vời, một kiểu thiên đàng hạ giới…

=>> TRƯỚC BÀY NAY LÀM

"TAM SAO THẤT BẢN"

Điều này ý chỉ rằng: Qua lời nói truyền miệng hay việc sao chép qua lại có thể khiến cho ý nghĩa đúng của sự vật sự việc chỉ còn lại rất ít, thậm chí có thể khác hoàn toàn, rất khó người sau có thể khiểm chứng.

 

=> HIỂU ĐÚNG TRONG CÁI THẤY CHỈ LÀ CÁI THẤY

Bài kinh Bahiya - năm phút nhiệm mầu

“Bāhiya, ông cần thực tập như sau: trong cái thấy chỉ là cái thấy; trong cái nghe chỉ là cái nghe; trong cái cảm giác chỉ là cái cảm giác (2); trong cái nhận thức chỉ là cái nhận thức. Thực tập như thế, Bāhiya, ông sẽ không “vì điều đó” mà có. Khi ông không “vì điều đó” mà có thì ông sẽ không hiện hữu “trong đó”. Và khi ông không hiện hữu “trong đó” thì ông sẽ không hiện hữu ở bên này, không ở bên kia, cũng không ở giữa. Chỉ như thế là đoạn tận khổ đau.”  

=>> THUYẾT TAM TỊNH NHỤC

 "Không thấy - Không nghe - Không nghi..."

"Bậc toàn giác (giác ngộ) nhìn vạn pháp bằng con mắt tam minh, thấu rõ hằng hà sa số kiếp người thân, "nhân thế" chúng sinh hữu tình bị nhân quả nghiệp báo mà trôi lăn, hóa sanh ẩn tàng dưới lớp da/lông trong hình tướng của muôn chủng loài... nhai nuốt sao đây, hãy dùng trí tuệ để minh định" 

=>> Nhiệp Và Tái Sinh

CÓ CẦU ẮT CÓ CUNG - CẢ HAI TƯƠNG ƯNG CHÌM TRONG ÁC NGHIỆP 

https://www.youtube.com/watch?v=MzX9EgHBNUQ
 Ni sư Ayya Khema Diệu Liên Lý Thu Linh (Chuyển ngữ theo Karma Is Intention)

Nếu muốn hiểu đúng về nghiệp và tái sinh, ta phải quán sát chúng trong ánh sáng của vô ngã. Chúng phản ánh vô ngã khá sống động, tuy nhiên phần đông thường không màng chi đến điều đó, mà thản nhiên nói về nghiệp “của tôi”, sự tái sinh “của tôi”.