Không ít trong số những người áp dụng phương pháp “bế tinh” gặp những sự cố như: Do cố “bế tinh” nên mất hẳn phản xạ xuất tinh khi quan hệ tình dục, mất khoái cảm, tạo bức xúc, khó chịu và đau đớn màng hạ vị…
Hiểu sai
Về pháp dưỡng sinh của y học cổ truyền, danh y Tuệ Tĩnh đã tổng kết:
“ Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”
Một số người đã không hiểu hoặc hiểu sai hai câu thơ trên mà cho rằng “bế tinh” là “không nhả đạn”.
Theo quy luật tự nhiên, giao hợp là phải xuất tinh, vì thế mọi hình thức cưỡng lại tự nhiên đều gây tác động xấu tới sức khỏe và tinh thần.
Theo YHCT, vật chất cơ bản của sự sinh trưởng, phát dục của con người được chia thành tinh tiên thiên và tinh hậu thiên.
Tinh tiên thiên là tinh sinh dục bẩm thụ từ cha mẹ, tinh hậu thiên là tinh lấy từ thức ăn uống, ngũ tạng đều tàng tinh, song đều quy về thận, cội nguồn của sinh mệnh.
Tinh sung mãn thể hóa khi sinh thần, người khỏe mạnh, vô bệnh, khi tinh khí suy yếu thì người yếu đuối, nhiều bệnh. “Bế tinh, dưỡng tinh, tồn tinh” là nội dung trọng yếu của phép dưỡng sinh. Không nên cạn hiểu “bế tinh” là không xuất tinh khi giao hợp.
Theo y học hiện đại, nếu lâu ngày không có hiện tượng xuất tinh, có thể sẽ hấp thu lại số tinh trùng không sử dụng, giống như điện năng, không thể để dành. Vì vậy, “bế tinh” theo kiểu “không nhả đạn” chẳng có ý nghĩa gì.