Hiển thị các bài đăng có nhãn Tài Chính. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tài Chính. Hiển thị tất cả bài đăng

Châu Á và khủng hoảng

Châu Á và nguy cơ 

đón nhận một cuộc khủng hoảng tài chính mới

Khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn còn là một ký ức chưa phai đối với nhiều người, vì vậy không mấy ngạc nhiên khi các nhà đầu tư cho rằng sự rối loạn trên thị trường gần đây có thể nảy sinh một cuộc khủng hoảng hoàn toàn mới.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng dự đoán rằng sự sụp đổ hoàn toàn là điều khó xảy ra do điều kiện kinh tế và thị trường hiện tại đã có nhiều sự khác biệt so với các cuộc khủng hoảng trước đó, kể cả cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997-1998.

Phá giá "mất cả chỉ lẫn chài"

Phá giá tiền đồng: Chưa xây

 xong móng nhà đã mất cái bếp


TIEN-MAOTRACHDONG-NHANDANTE33
 Khi tiền đồng và nhân dân tệ cùng nhau phá giá, những người nhập khẩu và những người vay USD lỗ đơn, lỗ kép.

Chưa buôn đã lỗ

Sau khi Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ gần 5% trong 3 ngày liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh biên độ tỷ giá. Động thái này của Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ nhiều cho các đơn vị xuất khẩu. Điều đó cũng có nghĩa, các đơn vị nhập khẩu phải hứng chịu “tác dụng phụ”.

Cơn địa chấn giá dầu

Cơn địa chấn giá dầu lao dốc


XANG-DAU-GIA55
Nguồn: Cơ quan Năng lượng quốc tế – IEA, Bộ Công thương, Petrolimex – Dữ liệu: H.Q

Trong sự ngỡ ngàng của cả thế giới, những ngày qua giá dầu tụt dốc, lao thẳng về ngưỡng 40 USD/thùng – mức thấp nhất trong nhiều năm qua…
Cơn “địa chấn” này nằm ngoài kịch bản dự báo của nhiều chuyên gia.
Trước diễn biến bất ngờ này, các chuyên gia trong và ngoài nước đều cho rằng “cơn địa chấn” mang tên 40 USD/thùng có thể tác động lớn tới nhiều nước, nhất là những nước dựa nhiều vào xuất khẩu dầu thô.

Quê hương khi nào hết "đắng cay"

Phát miễn phí

 hơn 4 tấn chanh ế cho người dân

Chanh chỉ 2.000 đồng/kg nhưng chẳng ai mua, một doanh nghiệp gom hơn 4 tấn giúp nông dân Đồng Tháp, mang phát không cho người dân ở TP HCM.
Chiều 21/8, từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, đặc biệt qua Facebook, hơn 4 tấn chanh mà công ty thực phẩm gia đình Anco ở quận 3, TP HCM mua ở Đồng Tháp, đã phát hết cho người dân ở TP HCM. Công ty tiếp tục đặt mua thêm gần 3 tấn chanh để tiếp tục phát cho người dân vào thứ hai tuần tới.
Đây là chương trình giúp đỡ nông dân miền Tây của công ty vì giá chanh tại các địa phương này bị thương lái ép giá, chỉ mua với giá 2.000 đồng/kg. Công ty đến đã về Đồng Tháp, mua với giá 5.000 đồng/kg mang về phát cho người dân.
chanh, phát miễn phí, Đồng Tháp, quả-chanh, miễn-phí, doanh-nghiệp
Nhân viên phát chanh miễn phí cho người dân chiều 21/8.
“Khi đến nhận chanh, ai có hảo tâm muốn góp bao nhiêu thì góp. Số tiền thu được, công ty sẽ mua quà và các vật dụng cần thiết cho người già neo đơn trong viện dưỡng lão”, chị Xuân Ba, nhân viên của công ty cho biết.
Thực tế giá chanh trên thị trường hiện nay dao động 10.000-15.000 đồng/kg nhưng đang bị các thương lái ép giá.
Giá bán một sọt chanh (khoảng 40kg) hiện chỉ còn 6.000-8.000 đồng. Với mức giá này, nhiều nông dân đang cầm chắc thua lỗ.

(Theo PL TP.HCM)

Việt Nam không phải không chịu phát triển, đã phát triển nhưng bị tham nhũng ăn chặn một nửa. Những gì làm ra là quá ít ỏi so với các nước, lại bị mất đi... thử hỏi còn được gì trong tay!

“Việt Nam là mô hình kỳ lạ nhất thế giới: Nước… không chịu phát triển!”

Đó là lời “nói đùa” mà rất đau của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới được chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan thuật lại với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cả nước về Đà Nẵng dự hội nghị.

Phạm Chi Lan, ngân hàng thế giới, mô hình kỳ lạ nhất, không chịu phát triển, chuyên gia kinh tế,
Không cạnh tranh được trong ASEAN thì nói gì đến cạnh tranh với Mỹ, EU

Tiếp tục bài nói chuyện “Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa trong hội nhập quốc tế” tại hội nghị kết nối các DN nhỏ và vừa toàn quốc do Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức chiều 8/8 ở Đà Nẵng ( Infonet đã đưa tin ), chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan nêu rõ, nhìn vào các FTA mà Việt Nam đã ký kết cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta với các đối tác chiếm tỉ lệ rất lớn và sắp tới sẽ tiếp tục tăng trưởng hơn nữa.

- Ngắm mô hình trồng rau thủy canh siêu sạch, ăn khỏi cần rửa

(Dân Việt) Không sử dụng đất mà rau được trồng trực tiếp vào giá thể có nước chảy luân hồi 24/24 rất sạch. Đặc biệt, rau thủy canh không dùng bất cứ loại thuốc trừ sâu nào nên rất an toàn cho người tiêu dùng, có thể ăn ngay tại vườn mà không cần rửa.

   
tan ngam mo hinh trong rau thuy canh sieu sach, an khoi can rua hinh anh 1
Có thể ăn rau ngay tại vườn mà không cần phải rửa

- Thảm Họa Môi Sinh

Hàng triệu con châu chấu to như chim sẻ tàn phá mùa màng

Thứ Tư (5/8), Bộ Nông nghiệp Nga phải ban bố tình trạng khẩn cấp khi hàng triệu con châu chấu to như chim sẻ nhỏ ồ ạt tấn công miền nam nước Nga và tàn phá mùa màng của nông dân.

Một khu vực có diện tích ít nhất 800.000 ha đã bị hàng triệu con châu chấu tấn công, ước tính mỗi con dài gần 8 cm. Chúng tàn phá các cánh đồng ngô và nhiều hoa màu khác, theo CNN.

Bà Tatiana Drishcheva, từ Trung tâm Nông nghiệp Nga, một tổ chức của chính phủ cho biết: “Chúng có sải cánh rộng tới gần 12 cm, trông như chim sẻ nhỏ”.
Theo giới chức địa phương, đây là lần đầu tiên sau 30 năm khu vực này bị châu chấu tấn công. 10% diện tích hoa màu đã bị thiệt hại, đe dọa sinh kế của nông dân địa phương.




- Sử dụng ODA tại Việt Nam còn nhiều góc khuất

Dự án vừa làm xong đã lạc hậu, sản phẩm không thể cạnh tranh; vốn ưu đãi biến thành nợ xấu... là những góc khuất được các chuyên gia mổ xẻ sau hơn 20 năm Việt Nam nhận ODA.

Cùng với những tồn tại lớn vẫn được cơ quan quản lý nhắc tới, hàng loạt bất cập khác trong sử dụng nguồn viện trợ phát triển chính thức được các chuyên gia nêu lên thẳng thắn tại Hội thảo "Đánh giá 20 năm huy động và sử dụng ODA của Việt Nam", diễn ra ngày 7/8 tại Đà Nẵng.

Là người theo dõi những đồng ODA đầu tiên vào Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thành Đô, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài Chính) cho rằng việc sử dụng nguồn vốn này vẫn còn những góc khuất không thể không nói đến.

Việc quản lý, sử dụng ODA tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Trung Quốc muốn "Thoát-Mỹ" – Mà không dễ



Tình trạng "Mỹ thuộc" của nền kinh tế Trung Quốc là một nghịch lý mà chúng ta nên nhìn ra. Diễn đàn Kinh tế giải thích điều ấy hầu quý độc giả qua phần trao đổi sau đây của Vũ Hoàng cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa...

Vấn đề sinh tử của Bắc Kinh Vũ Hoàng: 
Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, thống kê từ bộ Ngân khố Hoa Kỳ ngày Thứ Tư 16 tuần qua cho thấy Trung Quốc mua Công khố phiếu Mỹ tới mức dồn dập chưa từng thấy kể từ năm 1977 là khi Hoa Kỳ bắt đầu bút ghi loại nghiệp vụ này. Theo dõi thị trường tín dụng Mỹ, ông giải thích thế nào về hiện tượng ấy khi người ta cứ cho rằng Bắc Kinh nắm dao đằng chuôi và có thể gây khó cho Hoa Kỳ khi giảm dần số lượng Công khố phiếu họ vẫn mua của Mỹ? 

Nguyễn-Xuân Nghĩa:
 Tôi thiển nghĩ đây là cơ hội cho chúng ta nhìn ra quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để thấy là ngược với nhận thức của nhiều người, kể cả các chính trị gia Mỹ, kinh tế Trung Quốc quá lệ thuộc vào nước Mỹ! Và đây là vấn đề sinh tử của Bắc Kinh.
Trước hết, xin nói về bối cảnh thì từ vụ khủng hoảng rồi Tổng suy trầm năm 2008, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ có biện pháp kích thích kinh tế bất thường là hạ lãi suất tới sàn rồi mua vào trái phiếu và trả bằng tiền được tá ghi trong sổ sách kế toán của ngân hàng để các ngân hàng có thêm thanh khoản nên cho vay ra dễ dàng. Từ Tháng Năm của năm ngoái, khi kinh tế Mỹ có chiều hướng khả quan hơn thì Ngân hàng Trung ương Mỹ làm thế giới chấn động qua dự tính "vuốt nhọn" chính sách tiền tệ, tức là giảm dần mức độ bơm tiền và còn có thể nâng lãi suất.

Hà Nội: Xôn xao bức ảnh công nhân công ty cây xanh tưới cây giữa… trời mưa

Một bức ảnh chụp vào thời điểm nửa đêm Thứ Tư (4/8), Hà Nội đang mưa khá lớn nhưng công nhân vẫn mặc áo mưa và tưới cây ngoài phố. Tại sao trời đang mưa lại vẫn đi tưới cây, sự băn khoăn này đã khiến cư dân mạng có nhiều tranh cãi trái chiều.


Theo đó, bức ảnh ghi lại một người công nhân đang mặc chiếc áo mưa giấy giữa trời mưa gió vào thời điểm đêm khuya cầm vòi xịt tưới lên một lùm cây xanh ở một ngã tư. Bên cạnh người công nhân này có thể thấy chiếc xe chuyên dụng tưới cây ghi dòng chữ “Vì môi trường xanh sạch đẹp” của Công ty cây xanh Hà Nội. Nhiều người tỏ ra khá bất ngờ và lạ lùng trong khi trời mưa như trút nước thì người công nhân lại đi tưới cây, thậm chí còn hài hước khẳng định đây là “Chuyện lạ chỉ có ở Việt Nam”.

- Trà mướp đắng(khổ qua)

Cho đến nay, các công ty "dược thảo" đã "đút túi" cả tỷ mỗi năm nhờ nhiều "thần dược trị bá bệnh" như nấm linh chi, đông trùng hạ thảo, noni nhàu và loại cây vô cùng dễ trồng ở VN:Mướp đắng(khổ qua).

Mướp đắng tốt nhất là ở thân và lá
Công an sẽ thay Bộ Tài chính quản lý dịch vụ đòi nợ thuê

Quang Chung (TBKTSG Online) - Cơ quan công an sẽ thay Bộ Tài chính giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê là nội dung chính của dự thảo thông tư liên tịch của Bộ Công an và Bộ Tài chính vừa công bố. Theo dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn về hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ, trách nhiệm kiểm tra, giám sát và xử phạt vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê thuộc về cơ quan công an và UBND các tỉnh, thành.


Minh họa: Khều

Như vậy, điểm khác biệt chính của dự thảo so với quy định hiện hành là Bộ Công an đã thay thế vai trò của Bộ Tài chính trong việc quản lý (kiểm tra, giám sát, xử phạt) hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê. (Hiện nay thông tư 110-2007 về kinh doanh dịch vụ đòi nợ quy định trách nhiệm kiểm tra, giám sát và xử phạt vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê cho Bộ Tài chính và UBND tỉnh, thành).

- Bí mật về vua các loại hạt đang sốt ở Việt Nam

Mệnh danh là vua của các loại hạt, hạt cây Sacha Inchi đang "sốt" ở Việt Nam. Chúng được xem là món hàng "đẻ ra tiền" ở nhiều nước.


Mới được đưa vào trồng ở Việt Nam gần đây, dự kiến mang lại nguồn lợi nhuận lớn, cây sachi (hay còn gọi là Sacha Inchi) nhanh chóng thu hút sự quan tâm của mọi người.

Tổng giám đốc ngân hàng: Tiền, quyền và rủi ro sinh mệnh               

Tổng giám đốc ngân hàng được gọi theo ‘Tây hóa’ là CEO ngân hàng (NH), vị trí ‘không phải dạng vừa’ với quyền lực lớn, thu nhập khủng nhưng bên cạnh đó là những rủi ro liên quan đến sinh mệnh rất ít người biết đến.

Chiếc ghế tiền và quyền
CEO ngân hàng – một vị trí cực kỳ hấp dẫn. Đây là điều không thể phủ nhận, và chắc đó là ước mơ của tất tần tật các sinh viên tốt nghiệp ngành NH hay khi bắt đầu bước vào nghề.
Vì sao? Điều đầu tiên, đó là thu nhập. Theo “luật bất thành văn”, mức cụ thể, chi tiết không bao giờ được công bố, nhưng ai cũng biết, không bao giờ dưới con số 300 triệu đồng/tháng.
Cách đây 1 năm, tập đoàn Adecco chuyên về nhân lực đã công bố bảng lương của những giám đốc các khối thuộc ngân hàng của Việt Nam cũng phải dao dộng từ 200 đến 400 triệu đồng/tháng.
Đương nhiên, CEO, người thống lĩnh của các giám đốc khối này, thì mức cao hơn là điều chắc chắn. Bảng số liệu này đã từng gây tranh cãi, nhưng cũng ít nơi nào dám mạnh mẽ bác bỏ hay hùng hồn khẳng định không phải vậy. Ngoài ra, nếu tìm kiếm theo cụm từ “Lương CEO ngân hàng” thì những bài báo với những con số ấn tượng cũng luôn hiện ra hàng đầu.
Tổng giám đốc, ngân hàng, vào tù, bị bắt, Hà Văn Thắm, Oceanbank, CEO, sếp tổng, tổng-giám-đốc, ngân-hàng, vào-tù, bị-bắt, Hà-Văn-Thắm, Oceanbank, CEO, sếp-tổng, 
Tổng giám đốc ngân hàng với quyền lực lớn, thu nhập khủng

Đằng sau những cuộc “tháo chạy” trên thị trường chứng khoán Trung Quốc


TRUNGQUOC-KHUNGHOANG33

Cuộc khủng khoảng thị trường chứng khoán Trung Quốc trong hơn 1 tháng qua cho thấy thị trường “ảo” của Trung Quốc đã đạt mức “siêu ảo”.
Chỉ sau hơn 1 tháng khủng hoảng, tính từ ngày 12/6 – 19/7, “bong bóng” trên thị trường chứng khoán Trung Quốc “nổ tung”. Chính phủ Trung Quốc đã phải bơm tiền và siết chặt kỷ cương để cứu thị trường này. Tuy nhiên, hiệu quả của liệu pháp “sốc” vẫn còn đang ở phía trước khiến giới nghiên cứu và dự luận đặc biệt quan tâm.
Alan Phan - Những ảo tưởng về TPP


Vừa rồi, khi đài truyền hình Saigon TV ở California phỏng vấn tôi về TPP, tôi tranh luận với ông bạn cũ Lương Đức Hợp, là TPP sẽ chẳng thay đổi gì bộ mặt chính trị và xã hội của Việt Nam chút nào trong thập niên tới. Về kinh tế vĩ mô thì TPP có thể ảnh hưởng nhưng không nhiều; riêng lợi và hại cho Việt Nam cũng chưa chắc đã cân xứng như những lời xưng tụng.
Tin đồn, hàng giả "giết chết" hàng thật - người tiêu dùng hoang mang
Nhiều mặt hàng trong thời gian qua chịu cảnh "điêu đứng" vì tin đồn "thất thiệt" hoặc những chiêu trò gian lận.
  • Trái mít điêu đứng vì tin đồn có hóa chất cực độc

Tin đồn trái mít bị sử dụng thuốc "cực độc" ép chín khiến giá bán mít ở Đồng Nai rớt thê thảm

Sẽ thay đổi cách tính giá điện

Để tránh thiệt hại cho người tiêu dùng, Bộ Công Thương đang xem xét điều chỉnh biểu giá điện từ 6 xuống còn 3 bậc

Sau khi biểu giá điện được rút từ 7 xuống còn 6 bậc vào tháng 3-2015, giá điện tại bậc thang thứ 6 cao hơn mức bình quân 1.000 đồng/KWh, khiến người dùng càng nhiều điện càng bị tính giá cao.

Biểu giá lũy tiến bất hợp lý?
Theo biểu giá điện hiện nay, sử dụng dưới 50 KWh/tháng mức giá là 1.484 đồng/KWh, từ 51-100 KWh sẽ có giá 1.533 đồng/KWh, bậc thang 101-200 KWh có giá 1.786 đồng/KWh, bậc thang 201-300 KWh là 2.242 đồng/KWh, bậc thang 301-400 KWh giá 2.503 đồng/KWh và từ 401 KWh trở lên, giá bán lẻ lên đến 2.587 đồng/KWh.
Với biểu giá mới gồm 6 bậc thang này, các hộ gia đình phải chi trả hóa đơn tiền điện tăng đột biến, gấp 1,5-3 lần so với trước; nhất là vào những thời điểm nắng nóng.

Cách tính giá điện hiện nay đang gây thiệt hại cho người tiêu dùng Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Cách tính giá điện hiện nay đang gây thiệt hại cho người tiêu dùng Ảnh: HOÀNG TRIỀU 
Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cũng từng thừa nhận với cách tính như hiện nay, dùng càng nhiều điện thì giá càng cao. Ví dụ, 1 hộ khách hàng dùng 300 KWh/tháng thì sẽ phải trả khoảng 609.000 đồng nhưng nếu dùng lên 450 KWh/ tháng, phải trả đến 1.026.000 đồng.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), các nước đều áp dụng biểu giá tính điện lũy tiến cho khách hàng thuộc hộ sử dụng sinh hoạt. Thậm chí, những nước phát triển như Mỹ, Nhật hay một số thành viên trong ASEAN cũng không ngoại lệ. “Hiện nay, 10 nước trong ASEAN áp dụng biểu giá tính lũy tiến cho khách hàng sử dụng điện sinh hoạt. Việc áp dụng biểu giá lũy kế cho khách hàng sử dụng sinh hoạt là phổ biến trên thế giới để khuyến khích người dân sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả” - ông Nguyễn Anh Tuấn giải thích.
Tuy nhiên, ông Tuấn cho biết thời gian gần đây, Cục Điều tiết điện lực nhận được góp ý của khách hàng, nhà khoa học và cơ quan báo chí về sự bất hợp lý của bậc thang tính giá điện. Do đó, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, xem xét lại cơ cấu biểu giá bán lẻ và có những điều chỉnh cho phù hợp hơn với thực tế.
Nên giảm khoảng cách giá
Thực tế, nhiều chuyên gia cũng nhìn nhận nguyên nhân sâu xa của việc áp dụng biểu giá điện như trên là bởi chủ trương không bán điện dưới giá thành nhưng vẫn phải tiếp tục hỗ trợ hộ nghèo và hộ chính sách. Do vậy, hiển nhiên phải tồn tại tình trạng bù chéo giá điện giữa các đối tượng sử dụng.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng cần giảm tình trạng bù chéo giá giữa các đối tượng sử dụng điện sinh hoạt để bảo đảm công bằng. “Biểu giá điện phải xuất phát từ thực tế. Trước kia dùng máy điều hòa, tủ lạnh là xa xỉ thì áp giá cao được nhưng hiện nay, đời sống cải thiện thì đó lại là nhu cầu thiết yếu. Hơn nữa, giá điện cũng phải như giá các mặt hàng khác, tức là ngày càng rẻ, chứ không thể ngày càng đắt” - một chuyên gia góp ý.
Theo TS Ngô Trí Long, về nguyên tắc, với một loại hàng hóa, dịch vụ bất kỳ nào đó thì dùng càng nhiều thì giá phải càng rẻ. Vì vậy, việc tiêu thụ càng nhiều điện càng bị tính giá cao là bất hợp lý.
PGS-TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Phát triển - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), cho rằng áp giá điện theo bậc thang không phải không hợp lý nhưng cần điều chỉnh theo hướng gọn hơn, giãn khoảng cách giữa các bậc thang nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Đại diện Bộ Công Thương cũng thừa nhận biểu giá hiện nay áp dụng cách tính lấy giá điện ở mức tiêu thụ cao bù cho các số thấp là chưa thực sự thuyết phục người tiêu dùng. Đặc biệt, giá điện bán như hiện nay đã có lãi nên định hướng dùng càng nhiều càng phải trả tiền nhiều là không còn phù hợp.
Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết để hợp lý hơn, cơ quan này đang xem xét điều chỉnh biểu giá điện từ 6 xuống còn 3 bậc. Việc chia bậc thang giá điện lũy tiến nhằm tiết kiệm điện phải được thực hiện trong cả cộng đồng, thay vì chỉ một nhóm khách hàng sử dụng nhiều điện như hiện nay.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, giảm bớt bậc thang cần đi đôi với thu hẹp khoảng cách về giá điện một cách phù hợp để người tiêu dùng được hưởng lợi. Nếu không, bậc thang ít nhưng giá điện giữa mỗi bậc thang lại chênh lệch lớn thì người tiêu dùng vẫn bị thiệt.
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/se-thay-doi-cach-tinh-gia-dien-20150724223002167.htm
Có thể chỉ còn 1 bậc thang
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng vừa yêu cầu các đơn vị liên quan phải thay đổi cách chia biểu giá điện thành nhiều bậc thang nhỏ như hiện nay, về chỉ còn 1 bậc thang. Trước mắt, chưa thể xây dựng được mức 1 bậc thang thì phải rút xuống chỉ còn khoảng 3 bậc.

- Sổ tay CK bỏ túi dành cho NĐT mới vào nghề


Đây là 1 loạt Series bài viết của 1 cao thủ mà tớ vô tình lượm được trong 1 lần lang thang trên internet. Những kinh nghiệm dưới đây ít nhiều sẽ giúp các pác có được 1 cái nhìn toàn diện tổng thể về 1 công việc mà chúng ta vẫn thường gọi là “đầu tư CK”. Đây là series bài rất hữu ích và có giá trị với dân chơi chứng, mà tớ nghĩ là ai đã và đang tham gia vào TTCK thì nên đọc qua.

Phụ thuộc TQ, dân cắn răng chịu thua lỗ vì trồng khoai
Khoai ế bỏ la liệt trên đồng ruộng, nông dân lỗ nặng
Đi dọc theo các con đường trên địa bàn xã Tân Thành, Bình Tân (Vĩnh Long) bắt gặp nhan nhản cảnh nông dân đổ bỏ khoai lang. Dưới ruộng, hàng tấn khoai bị máy cày, máy trục chém nát để trồng cây khác.

   
Đó là thực trạng đáng buồn tại vùng trồng khoai lớn nhất ĐBSCL - huyện Bình Tân (Vĩnh Long). Người dân ở đây cho biết, để hòa vốn thì giá khoai phải ở mức từ 350.000 đồng-400.000 đồng/tạ, thế nhưng vụ khoai khoai này giá chỉ ở mức từ 25.000-180.000 đồng/tạ.


Khoai ế bỏ la liệt trên đồng ruộng, nông dân lỗ nặng - 1
Nhiều người dân đau lòng khi nhìn thấy cảnh hàng tấn khoai bị máy cày, máy trục chém nát trên đồng ruộng để trồng cây khác.