- Quay về 'thức ăn chậm'

Thời đại của thức ăn nhanh đã kéo theo nhiều dấu hiệu tiêu cực như sụt giảm số lượng thực vật toàn cầu, chế độ ăn bản địa đa dạng dần nhường chỗ cho các loại thực phẩm ít dinh dưỡng, tỷ lệ bệnh tật tăng cao. 

Đây chính là lúc chúng ta cần nhìn lại và quay về với các loại thực phẩm địa phương, hay còn gọi là “thức ăn chậm”.

- Ăn nước tương (xì dầu) sai cách, cả nhà 4 người mắc bệnh nghiêm trọng

Sản phẩm đối với cơ thể cũng có những lợi ích nhất định, nhưng dùng sai cách sẽ gây hại rất lớn.

Ăn nhiều nước xì dầu, một gia đình bốn người bị bệnh
Theo bác sĩ Trần Khiết Trân, phó giám đốc chuyên khoa Gan mật tại Bệnh viện trung tâm tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đặc biệt chỉ ra một trường hợp của gia đình cô Lý (29 tuổi), khi lần lượt từng người trong gia đình đều gặp vấn đề sức khỏe phải nhập viện.

Đầu tiên là ông Trần 60 tuổi - bố cô Lý liên tục bị cao huyết áp và đỉnh điểm là 3 tháng trước ông đột quỵ phải nhập viện. Tiếp theo đến 2 người anh trai của cô Lý đang ở tuổi trung niên cũng gặp tình trạng đau đầu, chóng mặt, đi kiểm tra kết quả cho thấy cả hai đều bị huyết áp cao, tăng acid uric máu, thậm chí một người có triệu chứng suy thận. Còn riêng cô Lý một năm trở lại đây, thể trọng đột ngột tăng hơn 20 kg, toàn thân luôn có cảm giác khó chịu.

Sau khi trò truyện và tìm hiểu thói quen ăn ăn uống trong gia đình bác sĩ phát hiện: Gia đình này có thói quen dùng xì dầu thay thế muối khi nấu nướng. Bác sĩ chỉ ra đây chính là nguyên nhân dẫn đến cả gia đình cô Lý bị bệnh.

Nhà cô Lý có thói quen dùng xì dầu thay muối

- Xảo trá như thị trường thực phẩm chức năng:


(GDVN) - Ở đó, khi mọi chuẩn mực đạo đức bị gạt sang một bên, thì một kẻ đọc, viết chưa sõi cũng có thể dõng dạc chẩn bệnh, kê đơn.

LTS: Thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều chiêu lừa mua bán thực phẩm chức năng không có nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém, gây hoang mang cho người dân.

Trước thực trạng này, phóng viên Báo Lao động đã vào cuộc điều tra và chỉ rõ âm mưu, thủ đoạn của những kẻ lừa gạt. Được sự đồng ý của Báo Lao động, Báo Giáo dục Việt Nam dẫn lại các bài viết với mong muốn có thêm nhiều độc giả biết được các thủ đoạn của một số nhóm bán thực phẩm chức năng kém chất lượng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.

Tàn nhẫn và xảo trá, đó chính xác là những gì nhóm phóng viên Báo Lao Động muốn lột tả qua loạt phóng sự này, sau khi dày công tìm đến mảng hỗn độn nhất của thị trường thực phẩm chức năng (thực phẩm chức năng) - kênh giao dịch online.

Ở đó, khi mọi chuẩn mực đạo đức bị gạt sang một bên, thì một kẻ đọc, viết chưa sõi cũng có thể dõng dạc chẩn bệnh, kê đơn.

Một kẻ nửa chữ về chuyên ngành y, dược không biết nhưng cũng có thể nổi lên như một bậc thầy tư vấn sức khỏe…

Tất cả quay cuồng, sấp ngửa chỉ vì hai chữ lợi nhuận.

Bên trong "lò" đào tạo "bác sĩ online" và những mẫu quảng cáo trí trá xuất hiện nhan nhản trên mạng.

- Trường công lập Mỹ đưa thiền định vào giảng dạy:

Kết quả ngoài sức mong đợi
Người ta đã chứng minh rằng thiền định có thể giúp các em học sinh giảm bớt căng thẳng và áp lực học đường. Nhiều trường học đang bổ sung thêm các khóa dạy trẻ thiền định vào chương trình học.
Thiền định giúp học sinh giảm bớt căng thẳng và áp lực học đường.


Những nhà giáo dục có định hướng nhìn xa trông rộng ngày một nhiều lên. Những trường công lập ở thành phố Pittsburgh, bang Pennsylvania, Mỹ cũng không ngoại lệ khi đưa mô hình thiền định vào chương trình giảng dạy hàng ngày cho học sinh. Nhìn vào những lợi ích mà việc thiền định mang lại so với những biện pháp giáo huấn kỷ luật trước đây, chúng ta sẽ thấy được hiệu quả của phương pháp này.

- Dòng chảy chết người

Tại sao dòng chảy xa bờ nguy hiểm ngay cả với người biết bơi?

Nhiều người khi đi biển thường chọn bơi ở những vùng nước phẳng lặng mà không ngờ rằng, đó chính là “cạm bẫy” dẫn đến nhiều vụ chết đuối thương tâm.
Trong những ngày hè oi ả, để tránh cái nóng như thiêu như đốt làm chúng ta mệt mỏi và khó chịu, đi tắm biển là một giải pháp hợp lý đối với nhiều người. Còn gì thích hơn được vùng vẫy với những con sóng mát lạnh; những đứa trẻ vùng vẫy với cát rồi rủ nhau nhảy ùm xuống nước. Đây cũng thời gian chúng ta được trò chuyện vui vẻ và thưởng thức những món hải sản tuyệt vời, đậm chất biển cả.

Đi biển là một điều tuyệt vời trong những ngày hè nóng nực. (Ảnh: Wall2born.com)

- Tìm hiểu hàm lượng dinh dưỡng & Sự nguy hại của mì ăn liền

Một tô mì gói ăn cho bụng đỡ đói nhưng vì mì gói không có dinh dưỡng gì hết ngoài bột ngọt và đồ nêm - Mì gói một tô có được Calories: 188. Carbs: 27 grams. Total fat: 7 grams. Saturated fat: 3 grams.
Mỗi ngày trung bình người VN cần 1880 calories, do đó cần phải ăn 10 tô thì mới đủ calories, tuy nhiên ăn nhiều mì gói rất hại vì đồ nêm làm cho gum disease hư nướu răng và lâu dài thì thiếu dinh dưỡng. Vậy thì làm sao giải quyết được - dễ thôi.

Mỗi ngày nếu ăn mì gói không thì mỗi tô xin quý anh chị bỏ vào tô mì gói 4 đót Broccoli (bông cải xanh) vì trong Broccoli chứa đầy đủ sắt, kali, canxi, selen và magiê cũng như các vitamin A, C, E, K và một loạt các vitamin B tốt bao gồm axit folic.

Mỗi ngày quý anh chị ăn 1 quả trứng bỏ vào mì chung với Broccoli (bông cải xanh) nếu ăn vào buổi trưa - Nhớ mỗi ngày chỉ 1 quả trứng - Trứng có nhiều vitamin tốt và khoáng chất, tuy nhiên Cholesterol cao tới 373 mg/quả - do đó không nên ăn nhiều.

Broccoli (bông cải xanh) mua về tách nhỏ ra và bỏ cứ 4 đót vào 1 bao bì rồi đem cất vào ngăn đá trong tủ lạnh - Mỗi ngày bỏ 3 bịt xuống ngăn thường của tủ lạnh cho tan đá để ăn với mì gói nếu không có thức ăn khác.

Mình khuyên mọi người đừng ăn mì gói thay cơm, tuy nhiên nếu chẳng đặng đừng thì phải kèm theo Broccoli (bông cải xanh) và hành lá nếu thích - Hành lá có lượng nhỏ vitamin K, chất xơ, vitamin C, vitamin A và folate.

Và cuối cùng cần nhớ rõ là sau mỗi tô mì gói phải uống ít nhất 1/2 ly nước cam, chanh hoặc vitamin C để giúp giữ nướu răng tốt hơn.

Đây là vài điều mọi người cần biết.

Thân
Bs Nguyễn Thùy Trang, MD, PhD