Người Việt nên tham khảo
Hoàng Hương
Một lần nữa, dâu tây đứng ở vị trí đầu tiên trong danh sách 12 loại rau củ quả "bẩn" nhất nước Mỹ năm 2018 vì có thể chứa đến 20 loại thuốc trừ sâu.
Cứ vào trung tuần tháng 4 hàng năm, Nhóm Công tác Môi trường (EWG), một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động về môi trường của Mỹ lại công bố danh sách những loại rau quả chứa hàm lượng thuốc trừ sâu nhiều nhất và ít nhất ở Mỹ.
Kể từ năm 2004, EWG đã xem xét 6 tiêu chí, trong đó có số lượng và dư lượng chất trừ sâu của 47 loại rau củ quả phổ biến trên thị trường nhằm đưa ra hướng dẫn tiêu dùng cho người mua sắm.
Thuốc trừ sâu được sử dụng rộng rãi trong trồng cây để kiểm soát sâu bệnh như côn trùng, loài gặm nhấm, cỏ dại, vi khuẩn, nấm mốc và nấm.
Danh sách 12 loại rau củ quả chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất năm 2018
Kết quả cho thấy một mẫu dâu tây nhiễm đến 20 loại thuốc trừ sâu. Năm nay là lần thứ ba liên tiếp dâu tây xếp ở vị trí đầu bảng trong danh sách 12 loại rau củ quả bẩn nhất.Theo EWG, một người Mỹ ăn gần 4 kg dâu tây tươi/năm. Ngay cả khi được rửa sạch tại nơi trồng, sau đó được rửa tiếp trước khi ăn, loại quả này vẫn chứa thuốc trừ sâu.
Vị trí thứ 2 thuộc về rau cải bó xôi, nhiều dư lượng thuốc trừ sâu hơn các cây trồng khác 1,8 lần. Đứng ở vị trí tiếp theo là quả xuân đào, táo, nho, đào, cherry, lê, cà chua, cần tây, khoai tây và ớt chuông.
Ngoài 12 loại rau củ quả đã kể tên, năm nay, tổ chức EWG còn đưa ra cảnh báo về loại quả thứ 13 cũng có hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Đó là quả ớt cay.
Theo tổ chức này, ớt cay được phát hiện có chất độc gây hại thần kinh. Bất cứ ai thường ăn ớt thì nên mua loại ớt hữu cơ.
"Nếu bạn không đủ khả năng để mua ớt cay hữu cơ, hãy nấu chín loại quả này bởi vì hàm lượng thuốc trừ sâu thường sẽ bị giảm khi được nấu chín", các tác giả ghi trong bản báo cáo.
Danh sách 15 loại rau củ quả chứa ít thuốc trừ sâu nhất năm 2018
Không chỉ đưa ra danh sách 12 loại rau củ quả bẩn nhất, tổ chức EWG còn công bố danh sách 15 loại rau củ quả chứa hàm lượng thuốc trừ sâu ít nhất.Năm 2018, quả bơ đã đứng đầu danh sách này. Năm ngoái, vị trí này thuộc về ngô ngọt. Các vị trí kế tiếp thuộc về ngô ngọt, dứa, bắp cải, hành tây, đậu đông lạnh, đu đủ, măng tây, xoài, cà tím, dưa mật, kiwi, dưa vàng, súp lơ trắng và súp lơ xanh.
EWG hướng dẫn cách giảm thiểu rủi ro khi ăn rau củ quả
Báo cáo của EWG nhấn mạnh trẻ em là đối tượng phải bị gánh hậu quả nghiêm trọng nếu cơ thể hấp thụ nhiều thuốc trừ sâu.
Hiệp hội Bác sĩ Nhi khoa Mỹ chỉ ra thuốc trừ sâu có thể dẫn đến những biến chứng sức khỏe mạn tính bao gồm các vấn đề phát triển thần kinh và hành vi, dị tật bẩm sinh, hen suyễn và ung thư. Trẻ tiếp xúc với thuốc trừ sâu lúc còn ở trong bụng mẹ cũng dễ gặp nguy hiểm.
Tổ chức EWG nhấn mạnh muốn giảm thiểu rủi ro với sức khỏe, nếu người tiêu dùng muốn ăn những loại rau củ quả bị "liệt vào danh sách đen", hãy mua những nông sản có nguồn gốc hữu cơ.
Ngoài ra, rửa cẩn thận dưới vòi nước sạch cũng là một cách hiệu quả để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu ra khỏi sản phẩm. Đó là lời khuyên của Trạm Thí nghiệm Nông nghiệp Connecticut , một nhóm khoa học do chính phủ quản lý.
Các nhà khoa học ủng hộ việc rửa sạch tất cả các sản phẩm tươi dưới nước sạch trước khi dùng ít nhất 30 giây.
Còn nghiên cứu mới nhất của Trường Đại học Massachusetts cho thấy ngâm các nông sản trong dung dịch nước pha baking soda cũng là một cách để loại bỏ thuốc trừ sâu trên rau củ quả.
Lưu ý: Danh sách này của Mỹ chỉ mang tính tham khảo, bởi tại Việt Nam chưa ghi nhận danh mục tương tự hàng năm. Tất nhiên nhìn vào đó, bạn cũng có thể cảnh giác hơn với một số loại trong danh mục này.
* Theo CNN
Chuyên gia hướng dẫn cách RỬA RAU CỦ QUẢ để loại bỏ hóa chất và vi sinh vật có hại
Tác hại của hóa chất bảo quản thực phẩm
Chất bảo quản thực phẩm là gì?
Chất bảo quản là các hóa chất tự nhiên hay tổng hợp được thêm vào sản phẩm như thực phẩm, dược phẩm, sơn, các mẫu phẩm sinh học v.v để ngăn ngừa hoặc làm chậm lại sự thối rữa, hư hỏng gây ra bởi sự phát triển của các vi sinh vật hay do các thay đổi không mong muốn về mặt hóa học. Chúng có thể sử dụng như là một hóa chất duy nhất mà cũng có thể trong tổ hợp với nhiều loại hóa chất có các tác dụng khác.
Tại sao phải bảo quản thực phẩm?
Thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có giá trị dinh dưỡng lớn, giúp duy trì cuộc sống. Nhưng cũng chính bởi thực phẩm có chứa chất hữu cơ nên chúng lại dễ dàng bị phân huỷ và bị hỏng, bắt đầu từ khi chúng không còn được tồn tại ở dạng cây hay con.
Khi chúng ta ngắt hoa quả, nghĩa là chúng ta chấm dứt sự cung cấp chất dinh dưỡng tự nhiên cho nó, việc tiếp nhận dưỡng chất bị ngừng lại và bắt đầu một chu trình mới là phân hủy. Đây là điều không thể tránh khỏi.
Quá trình này xảy ra do 3 yếu tố:
Thứ nhất, là do các vi sinh vật bên ngoài xâm nhập, phân huỷ các chất hữu cơ trong thực phẩm thành các chất của riêng mình; thứ hai, là do chính các men tồn tại trong thực phẩm bắt đầu hoạt động; thứ ba, đó là do các côn trùng, bọ, rệp… phá hoại.
Đây là những tác nhân luôn tồn tại. Với sự tác động đồng thời của cả ba yếu tố này, thực phẩm sẽ bị huỷ hoại, dưỡng chất mất dần, xuất hiện thêm nhiều chất độc mới không phải là chất dinh dưỡng. Điều nghịch thường không mong muốn này chính là yếu tố quan trọng nhất khiến chúng ta bắt buộc phải bảo quản thực phẩm.
Bảo quản thực phẩm là làm cho thực phẩm có thể giữ nguyên được trạng thái như lúc tươi mới mà không bị thối hỏng trong một thời gian dài. Và bảo quản thực phẩm như một nhu cầu tất yếu và như một biện pháp bắt buộc để lưu thông phân phối cũng như dự trữ thực phẩm.
Sự bảo quản thực phẩm còn nhằm lưu giữ những giá trị thành phần dinh dưỡng để chúng ta có thể sử dụng được. Thực phẩm không được bảo quản thì những thành phần dinh dưỡng trong chúng dễ dàng bị biến tính.
Bảo quản thực phẩm còn giúp chuyên chở, luân chuyển, buôn bán thực phẩm một cách dễ dàng. Nó giúp duy trì hoa quả tươi lâu, thịt cá và các loại rau củ có thể được vận chuyển dễ dàng từ vùng này sang vùng khác trong một quốc gia, từ nước này sang nước khác trên trường quốc tế.
Tác hại của hóa chất bảo quản thực phẩm
Với bảo quản ngũ cốc, người ta thường sử dụng phương pháp phơi và sấy khô. Trong một số trường hợp, người ta sử dụng hoá chất mà hay gặp là cloro pyrifot metyl, methyl bromide (CH3Br) và phosphin.
Việc bảo quản thịt cá thường là khó nhất vì hàm lượng nước, hàm lượng đạm và chất béo cao. Chúng lại có nhiều men phân huỷ nên việc bảo quản không đơn giản. Người ta thường dùng clorin và clorin dioxit. Hai chất này có khả năng diệt vi khuẩn E. coli, listeria monocytogenes, pseudomonas, lactobacillus, E. coli, salmonella, aeromonas hydrophila. Người ta cũng sử dụng một số chất khác như axit lactic, axit axetic, axit propionic và các hợp chất nitrat.
Mục đích sử dụng hóa chất bảo quản đó là làm bất hoạt các enzym phân hủy tự có trong thực phẩm, ức chế sự phá hủy của các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm, mốc, ngăn ngừa côn trùng phá hoại.
1/ Hóa chất bảo quản thực phẩm gây ung thư
Tiến sĩ Phạm Thành Quân, Phó Khoa Công nghệ Hóa học Đại học Bách khoa TP.HCM, cho biết các chất trên “bị” đưa vào củ quả ngoài tính chất diệt côn trùng, diệt tất cả vi khuẩn (kể cả vi khuẩn có lợi) nên ngăn chặn được quá trình chuyển hóa các tế bào, các vitamin bị chậm chuyển hóa cũng như chống ôxy hóa làm củ quả tươi lâu.
Thông tin từ Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm cho thấy, tại một số địa phương ở các tỉnh phía Bắc, nhất là vùng giáp biên giới, người ta còn sử dụng cả chất 2,4D (thuốc diệt cỏ) để tẩm ướp củ quả nhằm mục đích bảo quản được lâu.
Theo tiến sĩ Lê Quang Hưng, Trưởng Bộ môn Cây công nghiệp Đại học Nông Lâm TPHCM, chất 2,4D nếu sử dụng liều lượng cao sẽ có công dụng diệt cỏ. Sử dụng nồng độ thấp sẽ trở thành chất kích thích cực mạnh làm cho củ quả tăng kích thước nhanh bất thường. Ngoài ra, còn có công dụng làm chậm quá trình lão hóa, tươi lâu cũng như giữ được màu sắc củ quả khá tốt. Nó còn diệt cả côn trùng, vi khuẩn… nên bị giới kinh doanh trái cây lợi dụng.
Theo các chuyên gia hóa học, hai chất NaNO3 và NaNO thường được sử dụng để bảo quản thực phẩm là nhóm tác nhân có thể gây ra ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng bởi nó có thể gây ra đột biến DNA và sự thoái biến tế bào.
2/ Chất bảo quản thực phẩm gây quái thai
Không kể tới việc chúng gây ra các biểu hiện của nhiễm độc thực phẩm, những chất này còn gây ra thiếu máu do thiếu hemoglobin, giảm hàm lượng phosphat và magie máu, tăng hàm lượng canxi huyết.
Tuyến giáp có thể bị suy giảm chức năng do chất này và đo đạc người ta thấy hàm lượng hormon giáp giảm xuống rõ rệt. Ở hệ thống da, niêm mạc, chúng gây tăng tiết và làm tăng kích thích như tăng tiết dịch phế quản. Trên phụ nữ có thai, chúng là tác nhân gây ra quái thai. Do đó mà liều cho phép với chất này là dưới 50mg/l nước.
3/ Nguy hại từ foc-môn
Khác với các hợp chất nitrit và nitrat, formaldehyt (thường gọi là foc-môn) là một chất cực độc và có thể gây tử vong.
Đây là một hợp chất vẫn dùng để ướp xác. Nếu sử dụng hoá chất này trong xử lý thực phẩm, thực phẩm có thể lưu giữ được thời gian vô cùng lâu. Nhưng tác hại mà nó gây ra thì cũng vô cùng lớn.
Nếu cố tình dùng quá nhiều trong công nghệ xử lý thì nó có thể gây tử vong do ngộ độc. Chỉ cần đạt 0,5 – 0,8µg/kg là đã đủ gây chết một nửa động vật thực nghiệm.
Mặc dù tác dụng gây ung thư không mạnh và không rõ ràng nhưng tác dụng gây quái thai thì không cần phải bàn. Đây là một chất hoá học gây quái thai mạnh, ngay từ liều nhỏ, chưa đến 200µg/kg.
Về tác hại trên các mô bề mặt như da, niêm mạc, đây là một chất kích thích mạnh. Hơi của chúng hoặc mùi của chúng dễ dàng làm chảy nước mắt, nước mũi, dịch phế quản. Các tác hại khác có thể gặp đó là kích ứng da, viêm da, giảm tế bào lympho ngoại vi. Một số báo cáo cho thấy nó có thể làm biến đổi DNA.
Để chứng minh tác hại của hoá chất bảo quản khi lạm dụng, chúng ta cùng xem tác động của clorin, là một chất bảo quản thịt hay được dùng.
Chất này có khả năng gây kích thích mạnh hệ hô hấp. Mặc dù không có những bằng chứng rõ ràng về ung thư và quái thai nhưng đây là một chất oxy hoá mạnh và có thể gây ra các phản ứng viêm trong phổi. Ở một nồng độ cao hơn 60ppm thì nó có thể gây ra phá huỷ phổi. Nếu chúng ta hít thở với nồng độ trên 1000ppm hoặc ăn vào với một hàm lượng tương đương thì có thể gây tử vong tại chỗ. Điều đó cho thấy, clorin là một chất cực độc.
Vì vậy, chúng ta hãy thận trọng khi sử dụng thực phẩm có chất bảo quản. Lời khuyên tốt nhất là hãy sử dụng thực phẩm tươi, không nên sử dụng thực phẩm có hoá chất bảo quản mà không rõ nguồn gốc. Với một quả cam hay quả táo để hàng tháng không úng, bạn hãy thận trọng vì rất có thể chúng chứa một lượng cao các chất bảo quản. Hãy tránh xa những thực phẩm ôi thiu đã được tẩy mùi làm “tươi” lại, vì rất có thể hôm nay chúng ta ăn, ngày mai chúng ta mắc bệnh.
Các chất bảo quản thực phẩm gây hại cho sức khỏe
Dưới đây là một số chất thường dùng trong bảo quản thực phẩm và nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng:
BHT và BHA (Chất chống oxi hóa)
Để chống lại quá trình oxy hóa tự nhiên của thực phẩm, một số chất chống oxy hóa thân thiện và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người như anpha-carotene được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng.
Tuy nhiên có những chất độc hại như BHT (butylated hydroxytoluene) và BHA (Butylated hydroxyanisole) vẫn được sử dụng khá rộng rãi. Một số nước đã cấm sử dụng hai chất này trong bảo quản thực phẩm do tác dụng của chúng với sức khỏe con người. Tuy nhiên, không ít người đã bất chấp sự nguy hiểm mà vẫn sử dụng chúng trong lưu giữ sản phẩm.
Theo các nhà khoa học, BHT và BHA có thể gây nên chứng tăng động ở trẻ, nguy cơ dị ứng, và có thể làm phát triển khối u hoặc ung thư. BHT và BHA cũng được xem là chất độc với gan và hệ thần kinh.
Sodium Nitrat và Sodium Nitrit
Đây là hai chất thường được sử dụng trong bảo quản thực phẩm. Nitrat và Nitrit có thể ảnh hưởng tới sức khỏe vì gây co mạch, tăng huyết áp, tạo thành Nitrosamin, một loại hóa chất có khả năng gây ung thư.
Sodium Benzoat
Mặc dù Sodium Benzoat được coi là an toàn với con người, tuy nhiên khi kết hợp với axit ascorbic có trong những thực phẩm có tính axit sẽ tạo nên Benzen, một loại hóa chất độc hại. Benzen có độc tính với máu và cơ quan tạo máu, tổ chức thần kinh. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra benzen làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp ở người tiếp xúc với hóa chất này ở nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Sodium Benzoat cũng được sử dụng để bảo quản nước ép hoa quả đóng chai và đồ uống có ga. Hóa chất này có thể gây nên phản ứng phụ như dị ứng, gây cơn hen, tăng động ở trẻ em, phát ban, huyết áp thấp, tiêu chảy, đau bụng… Những phản ứng không mong muốn này gặp với một tỷ lệ nhỏ trong dân số.
Lưu huỳnh đioxít (SO2)
SO2 được sử dụng để bảo quản hoa quả sấy khô, làm hạn chế xuất hiện những vết màu nâu trên vỏ của rau quả tươi, như táo, khoai tây. Chất này còn giúp cho thực phẩm nhìn bắt mắt hơn khi có tác dụng chống mốc. Tuy nhiên chất SO2 có thể gây ra những phản ứng bất lợi cho sức khỏe con người như dị ứng, gây tăng tần suất hen phế quản ở những người mắc bệnh hen. SO2 cũng làm giảm hàm lượng Vitamin B có trong thực phẩm.
Cacbon monoxit (CO)
CO được sử dụng rộng rãi trong bảo quản thực phẩm và rau quả tươi. Thông thường rau quả sẽ được bảo quản lạnh ngay sau khi thu hái để làm chậm quá trình dị hóa. Sau đó, chúng được đóng gói với điều kiện có nồng độ oxy thấp và CO cao hơn không khí để thực phẩm nhìn tươi, mới và hấp dẫn hơn.
Bản thân CO cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật, do đó làm tăng thời gian sử dụng của sản phẩm. Thông thường thịt dưới các động của quá trình oxy hóa tự nhiên sẽ biến màu, chuyển từ đỏ tươi sang nâu đỏ, thậm chí xám trong vòng một vài ngày.
https://www.livestrong.com/article/288335-the-most-common-food-preservatives/
Tác hại của hóa chất bảo quản thực phẩm
Chất bảo quản thực phẩm là gì?
Chất bảo quản là các hóa chất tự nhiên hay tổng hợp được thêm vào sản phẩm như thực phẩm, dược phẩm, sơn, các mẫu phẩm sinh học v.v để ngăn ngừa hoặc làm chậm lại sự thối rữa, hư hỏng gây ra bởi sự phát triển của các vi sinh vật hay do các thay đổi không mong muốn về mặt hóa học. Chúng có thể sử dụng như là một hóa chất duy nhất mà cũng có thể trong tổ hợp với nhiều loại hóa chất có các tác dụng khác.
Tại sao phải bảo quản thực phẩm?
Thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có giá trị dinh dưỡng lớn, giúp duy trì cuộc sống. Nhưng cũng chính bởi thực phẩm có chứa chất hữu cơ nên chúng lại dễ dàng bị phân huỷ và bị hỏng, bắt đầu từ khi chúng không còn được tồn tại ở dạng cây hay con.
Khi chúng ta ngắt hoa quả, nghĩa là chúng ta chấm dứt sự cung cấp chất dinh dưỡng tự nhiên cho nó, việc tiếp nhận dưỡng chất bị ngừng lại và bắt đầu một chu trình mới là phân hủy. Đây là điều không thể tránh khỏi.
Quá trình này xảy ra do 3 yếu tố:
Thứ nhất, là do các vi sinh vật bên ngoài xâm nhập, phân huỷ các chất hữu cơ trong thực phẩm thành các chất của riêng mình; thứ hai, là do chính các men tồn tại trong thực phẩm bắt đầu hoạt động; thứ ba, đó là do các côn trùng, bọ, rệp… phá hoại.
Đây là những tác nhân luôn tồn tại. Với sự tác động đồng thời của cả ba yếu tố này, thực phẩm sẽ bị huỷ hoại, dưỡng chất mất dần, xuất hiện thêm nhiều chất độc mới không phải là chất dinh dưỡng. Điều nghịch thường không mong muốn này chính là yếu tố quan trọng nhất khiến chúng ta bắt buộc phải bảo quản thực phẩm.
Bảo quản thực phẩm là làm cho thực phẩm có thể giữ nguyên được trạng thái như lúc tươi mới mà không bị thối hỏng trong một thời gian dài. Và bảo quản thực phẩm như một nhu cầu tất yếu và như một biện pháp bắt buộc để lưu thông phân phối cũng như dự trữ thực phẩm.
Sự bảo quản thực phẩm còn nhằm lưu giữ những giá trị thành phần dinh dưỡng để chúng ta có thể sử dụng được. Thực phẩm không được bảo quản thì những thành phần dinh dưỡng trong chúng dễ dàng bị biến tính.
Bảo quản thực phẩm còn giúp chuyên chở, luân chuyển, buôn bán thực phẩm một cách dễ dàng. Nó giúp duy trì hoa quả tươi lâu, thịt cá và các loại rau củ có thể được vận chuyển dễ dàng từ vùng này sang vùng khác trong một quốc gia, từ nước này sang nước khác trên trường quốc tế.
Tác hại của hóa chất bảo quản thực phẩm
Với bảo quản ngũ cốc, người ta thường sử dụng phương pháp phơi và sấy khô. Trong một số trường hợp, người ta sử dụng hoá chất mà hay gặp là cloro pyrifot metyl, methyl bromide (CH3Br) và phosphin.
Việc bảo quản thịt cá thường là khó nhất vì hàm lượng nước, hàm lượng đạm và chất béo cao. Chúng lại có nhiều men phân huỷ nên việc bảo quản không đơn giản. Người ta thường dùng clorin và clorin dioxit. Hai chất này có khả năng diệt vi khuẩn E. coli, listeria monocytogenes, pseudomonas, lactobacillus, E. coli, salmonella, aeromonas hydrophila. Người ta cũng sử dụng một số chất khác như axit lactic, axit axetic, axit propionic và các hợp chất nitrat.
Mục đích sử dụng hóa chất bảo quản đó là làm bất hoạt các enzym phân hủy tự có trong thực phẩm, ức chế sự phá hủy của các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm, mốc, ngăn ngừa côn trùng phá hoại.
1/ Hóa chất bảo quản thực phẩm gây ung thư
Tiến sĩ Phạm Thành Quân, Phó Khoa Công nghệ Hóa học Đại học Bách khoa TP.HCM, cho biết các chất trên “bị” đưa vào củ quả ngoài tính chất diệt côn trùng, diệt tất cả vi khuẩn (kể cả vi khuẩn có lợi) nên ngăn chặn được quá trình chuyển hóa các tế bào, các vitamin bị chậm chuyển hóa cũng như chống ôxy hóa làm củ quả tươi lâu.
Thông tin từ Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm cho thấy, tại một số địa phương ở các tỉnh phía Bắc, nhất là vùng giáp biên giới, người ta còn sử dụng cả chất 2,4D (thuốc diệt cỏ) để tẩm ướp củ quả nhằm mục đích bảo quản được lâu.
Theo tiến sĩ Lê Quang Hưng, Trưởng Bộ môn Cây công nghiệp Đại học Nông Lâm TPHCM, chất 2,4D nếu sử dụng liều lượng cao sẽ có công dụng diệt cỏ. Sử dụng nồng độ thấp sẽ trở thành chất kích thích cực mạnh làm cho củ quả tăng kích thước nhanh bất thường. Ngoài ra, còn có công dụng làm chậm quá trình lão hóa, tươi lâu cũng như giữ được màu sắc củ quả khá tốt. Nó còn diệt cả côn trùng, vi khuẩn… nên bị giới kinh doanh trái cây lợi dụng.
Theo các chuyên gia hóa học, hai chất NaNO3 và NaNO thường được sử dụng để bảo quản thực phẩm là nhóm tác nhân có thể gây ra ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng bởi nó có thể gây ra đột biến DNA và sự thoái biến tế bào.
2/ Chất bảo quản thực phẩm gây quái thai
Không kể tới việc chúng gây ra các biểu hiện của nhiễm độc thực phẩm, những chất này còn gây ra thiếu máu do thiếu hemoglobin, giảm hàm lượng phosphat và magie máu, tăng hàm lượng canxi huyết.
Tuyến giáp có thể bị suy giảm chức năng do chất này và đo đạc người ta thấy hàm lượng hormon giáp giảm xuống rõ rệt. Ở hệ thống da, niêm mạc, chúng gây tăng tiết và làm tăng kích thích như tăng tiết dịch phế quản. Trên phụ nữ có thai, chúng là tác nhân gây ra quái thai. Do đó mà liều cho phép với chất này là dưới 50mg/l nước.
3/ Nguy hại từ foc-môn
Khác với các hợp chất nitrit và nitrat, formaldehyt (thường gọi là foc-môn) là một chất cực độc và có thể gây tử vong.
Đây là một hợp chất vẫn dùng để ướp xác. Nếu sử dụng hoá chất này trong xử lý thực phẩm, thực phẩm có thể lưu giữ được thời gian vô cùng lâu. Nhưng tác hại mà nó gây ra thì cũng vô cùng lớn.
Nếu cố tình dùng quá nhiều trong công nghệ xử lý thì nó có thể gây tử vong do ngộ độc. Chỉ cần đạt 0,5 – 0,8µg/kg là đã đủ gây chết một nửa động vật thực nghiệm.
Mặc dù tác dụng gây ung thư không mạnh và không rõ ràng nhưng tác dụng gây quái thai thì không cần phải bàn. Đây là một chất hoá học gây quái thai mạnh, ngay từ liều nhỏ, chưa đến 200µg/kg.
Về tác hại trên các mô bề mặt như da, niêm mạc, đây là một chất kích thích mạnh. Hơi của chúng hoặc mùi của chúng dễ dàng làm chảy nước mắt, nước mũi, dịch phế quản. Các tác hại khác có thể gặp đó là kích ứng da, viêm da, giảm tế bào lympho ngoại vi. Một số báo cáo cho thấy nó có thể làm biến đổi DNA.
Để chứng minh tác hại của hoá chất bảo quản khi lạm dụng, chúng ta cùng xem tác động của clorin, là một chất bảo quản thịt hay được dùng.
Chất này có khả năng gây kích thích mạnh hệ hô hấp. Mặc dù không có những bằng chứng rõ ràng về ung thư và quái thai nhưng đây là một chất oxy hoá mạnh và có thể gây ra các phản ứng viêm trong phổi. Ở một nồng độ cao hơn 60ppm thì nó có thể gây ra phá huỷ phổi. Nếu chúng ta hít thở với nồng độ trên 1000ppm hoặc ăn vào với một hàm lượng tương đương thì có thể gây tử vong tại chỗ. Điều đó cho thấy, clorin là một chất cực độc.
Vì vậy, chúng ta hãy thận trọng khi sử dụng thực phẩm có chất bảo quản. Lời khuyên tốt nhất là hãy sử dụng thực phẩm tươi, không nên sử dụng thực phẩm có hoá chất bảo quản mà không rõ nguồn gốc. Với một quả cam hay quả táo để hàng tháng không úng, bạn hãy thận trọng vì rất có thể chúng chứa một lượng cao các chất bảo quản. Hãy tránh xa những thực phẩm ôi thiu đã được tẩy mùi làm “tươi” lại, vì rất có thể hôm nay chúng ta ăn, ngày mai chúng ta mắc bệnh.
Các chất bảo quản thực phẩm gây hại cho sức khỏe
Dưới đây là một số chất thường dùng trong bảo quản thực phẩm và nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng:
BHT và BHA (Chất chống oxi hóa)
Để chống lại quá trình oxy hóa tự nhiên của thực phẩm, một số chất chống oxy hóa thân thiện và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người như anpha-carotene được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng.
Tuy nhiên có những chất độc hại như BHT (butylated hydroxytoluene) và BHA (Butylated hydroxyanisole) vẫn được sử dụng khá rộng rãi. Một số nước đã cấm sử dụng hai chất này trong bảo quản thực phẩm do tác dụng của chúng với sức khỏe con người. Tuy nhiên, không ít người đã bất chấp sự nguy hiểm mà vẫn sử dụng chúng trong lưu giữ sản phẩm.
Theo các nhà khoa học, BHT và BHA có thể gây nên chứng tăng động ở trẻ, nguy cơ dị ứng, và có thể làm phát triển khối u hoặc ung thư. BHT và BHA cũng được xem là chất độc với gan và hệ thần kinh.
Sodium Nitrat và Sodium Nitrit
Đây là hai chất thường được sử dụng trong bảo quản thực phẩm. Nitrat và Nitrit có thể ảnh hưởng tới sức khỏe vì gây co mạch, tăng huyết áp, tạo thành Nitrosamin, một loại hóa chất có khả năng gây ung thư.
Sodium Benzoat
Mặc dù Sodium Benzoat được coi là an toàn với con người, tuy nhiên khi kết hợp với axit ascorbic có trong những thực phẩm có tính axit sẽ tạo nên Benzen, một loại hóa chất độc hại. Benzen có độc tính với máu và cơ quan tạo máu, tổ chức thần kinh. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra benzen làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp ở người tiếp xúc với hóa chất này ở nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Sodium Benzoat cũng được sử dụng để bảo quản nước ép hoa quả đóng chai và đồ uống có ga. Hóa chất này có thể gây nên phản ứng phụ như dị ứng, gây cơn hen, tăng động ở trẻ em, phát ban, huyết áp thấp, tiêu chảy, đau bụng… Những phản ứng không mong muốn này gặp với một tỷ lệ nhỏ trong dân số.
Lưu huỳnh đioxít (SO2)
SO2 được sử dụng để bảo quản hoa quả sấy khô, làm hạn chế xuất hiện những vết màu nâu trên vỏ của rau quả tươi, như táo, khoai tây. Chất này còn giúp cho thực phẩm nhìn bắt mắt hơn khi có tác dụng chống mốc. Tuy nhiên chất SO2 có thể gây ra những phản ứng bất lợi cho sức khỏe con người như dị ứng, gây tăng tần suất hen phế quản ở những người mắc bệnh hen. SO2 cũng làm giảm hàm lượng Vitamin B có trong thực phẩm.
Cacbon monoxit (CO)
CO được sử dụng rộng rãi trong bảo quản thực phẩm và rau quả tươi. Thông thường rau quả sẽ được bảo quản lạnh ngay sau khi thu hái để làm chậm quá trình dị hóa. Sau đó, chúng được đóng gói với điều kiện có nồng độ oxy thấp và CO cao hơn không khí để thực phẩm nhìn tươi, mới và hấp dẫn hơn.
Bản thân CO cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật, do đó làm tăng thời gian sử dụng của sản phẩm. Thông thường thịt dưới các động của quá trình oxy hóa tự nhiên sẽ biến màu, chuyển từ đỏ tươi sang nâu đỏ, thậm chí xám trong vòng một vài ngày.
https://www.livestrong.com/article/288335-the-most-common-food-preservatives/
Thật nguy hiểm vậy mà cả một năm trời nay, mình vẫn sử dụng nó: Máy ép dầu thực vật Nanifood, Máy ép tinh dầu Nanifood, Máy ép dầu Nanifood, Máy lọc dầu Nanifood, Máy ép dầu, May ep dau, Máy ép tinh dầu thực vật, Máy lọc dầu, Máy ép tinh dầu, Máy ép dầu thực vật, Máy ép dầu gia đình, Máy ép dầu kinh doanh, Bán máy ép dầu thực vật, Giá máy ép dầu, Máy ép dầu lạc, Máy ép dầu lạc mini, ...............
Trả lờiXóatrời ơi sốc quá giờ mới biết
Trả lờiXóanơi bán phụ kiện máy dán cạnh ván công nghiệp tốt nhất toàn quốc