- Béo gầy, khỏe yếu là do "tạng": Biết để chăm sóc bản thân

Giáo sư Vương Kỳ sau hàng chục năm nghiên cứu cho biết, cơ thể có 9 loại thể chất khác nhau. Bạn thuộc "tạng" người nào thì phải chăm sóc đúng cách mới có thể duy trì sức khỏe.


Không biết thể trạng để chăm sóc, giống như trồng cây ưa nước trên sa mạc
Chúng ta hay nói cơ thể khỏe hay yếu, gầy hay béo đều do "tạng người", nhưng nhiều người chưa biết "tạng" của mình thuộc loại nào. Theo công trình nghiên cứu kéo dài hàng chục năm vừa được công bố thành sách của Giáo sư Tiến sĩ Vương Kỳ, Đại học Trung Y dược Bắc Kinh (Trung Quốc), có tất cả 9 nhóm thể trạng phổ biến, mỗi một thể trạng cần một cách chăm sóc khác nhau.

Kết quả nghiên cứu này cũng giúp giáo sư Kỳ giành được giải thưởng lớn, được phong tặng danh hiệu Quốc y Đại sư Trung Quốc (một danh hiệu danh giá nhất của ngành y học truyền thống Trung Quốc).

Nếu bạn chăm sóc không đúng, không những cơ thể không khỏe lên mà mọi thứ còn trở nên tồi tệ đi. Giống như một cây ưa nước lại đem trồng trên sa mạc, còn một cây thích khô bạn lại gieo xuống hồ vậy. Vì thế, hãy tham khảo thông tin tóm tắt công trình nghiên cứu của giáo sư Kỳ để dưỡng sinh hợp lý.

(Giáo sư Tiến sĩ Vương Kỳ, sinh năm 1943, là một Quốc y đại sư của Trung Quốc)

1. Thể chất bình hòa (cân bằng, khỏe mạnh)
Người có thể chất bình hòa là người có sức khỏe bình thường, hình thể những người này cân đối, sắc mặt, sắc da đều trơn nhẵn sáng sủa, tóc dày bóng mượt, ánh mắt có thần, môi đỏ hồng hào, không dễ mệt mỏi, tràn đầy năng lượng, ăn ngủ tốt, đại tiểu tiện bình thường, tính cách vui vẻ dễ chịu, ít bệnh tật.

Phương pháp dưỡng sinh:
Chú trọng và duy trì trạng thái hiện tại.

Bình thường chỉ cần chú ý chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày, kết hợp chế độ làm việc và kiên trì luyện tập điều độ thích hợp là được.

2. Thể chất âm hư (tạng nóng, thiếu nước)
Người có thể chất âm hư thường gầy cao, hay cảm thấy nóng ở lòng bàn tay bàn chân, mặt nóng bừng, má ửng hồng, hồng nhạt, khó chịu khi gặp thời tiết nóng của mùa hè, mắt khô, miệng lưỡi khô, háo nước, da khô ráp, tính tình vội vã, hướng ngoại, dễ kích động, lưỡi hơi đỏ. Bệnh nhân dễ mắc các bệnh như ho, hô hấp

Giải pháp dưỡng sinh:
Chú ý bổ sung các yếu tố sinh âm và phòng tránh các bệnh về hô hấp.

Chú ý ăn thực phẩm dễ sinh âm, ăn nhiều các loại thực phẩm ngọt mát tăng độ ẩm như thịt lợn, trứng vịt, đậu xanh, bí đao… nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có tính ôn khô như thịt dê, tỏi tây, ớt, hạt hướng dương.

Cuộc sống hàng ngày nên tránh thức khuya, tránh làm việc ở môi trường nhiệt độ cao. Không nên vận động quá nhiều, khi luyện tập nên hạn chế chú ý để không bị đổ mồ hôi, kịp thời bổ sung đủ nước, không nên tắm hơi.

3. Thể chất dương hư (tạng lạnh, sợ lạnh)

Người có thể chất dương hư, cơ thịt không săn chắc, lúc nào cũng cảm thấy chân tay lạnh, vùng thượng vị, vùng lưng và eo đều sợ lạnh, thích mặc áo nhiều hơn người khác, mùa hè không thích ngồi điều hòa, thích yên tĩnh, khó chịu khi ăn và uống các loại thực phẩm lạnh, dễ bị đi phân lỏng, nước tiểu màu nhạt và đi tiểu lượng rất nhiều.

Tính cách thường lặng lẽ, hướng nội. Khuynh hướng dễ bị các bệnh như nhiễm lạnh, tiêu chảy, liệt dương…

Giải pháp dưỡng sinh: Ôn dương bổ khí, phòng các bệnh như tiêu chảy, liệt dương…

Ăn các loại thực phẩm bổ dương như thịt bò, thịt dê, tỏi tây, gừng, hành… Hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ sinh lạnh như quả lê, dưa hấu, củ mã thầy, nên uống ít trà xanh.

Cuộc sống hằng ngày nên chú ý giữ ấm, đặc biệt là vùng lưng và phần huyệt đan điền ở bụng dưới, tránh ở trong phòng điều hòa quá lâu, tránh để ra nhiều mồ hôi, nên chú ý ra ngoài vận động dưới ánh mặt trời thường xuyên hơn.

Người thiếu dương nên ăn các món ấm (Ảnh minh họa)

4. Thể chất khí hư (hơi thở yếu)

Người có thể chất khí hư nhìn ngoài cảm giác rất mệt mỏi, khó thở, tiếng nói nhỏ nhẹ yếu ớt, dễ đổ mồ hôi. Người có thể chất khí hư dễ bị mắc các bệnh như cảm lạnh, sau khi mắc bệnh khó chữa lành do sức đề kháng kém, còn dễ bị các bệnh nội tạng như bệnh dạ dày…

Giải pháp dưỡng sinh: Cần chú ý bổ sung những phương pháp ích khí kiện tỳ, chú ý các bệnh về dạ dày. Nên tham gia các bài tập hít thở sâu.

Bình thường nên ăn các loại thực phẩm có lợi cho khí và lá lách, ví dụ như đậu nành, đậu trắng, thịt gà, nấm hương, táo tàu, nhãn, mật ong… Hạn chế ăn các loại thực phẩm có tác dụng hao tổn khí huyết như rau muống, cà rốt sống…

Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày nên có thiết lập thời gian biểu rõ ràng, nghỉ ngơi sinh hoạt đúng thời gian và theo mùa, bảo đảm ngủ đủ giấc.

Chú ý giữ ấm, tránh lao động và tập thể dục nhiều dẫn tới đổ mồ hôi nhiều dễ gây đột quỵ. Không nên làm việc quá sức, để tránh tổn thương khí huyết. Tập luyện nhẹ nhàng vừa đủ, không nên tập luyện các bài thể dục mạnh.

Người đoản khí nên tập hít thở nhiều, thường xuyên vận động (Ảnh minh họa)

5. Thể chất thấp nhiệt (thiếu năng lượng)Người có thể chất thấp nhiệt, mặt mũi bóng nhẫy dầu, dễ bị mụn trứng cá, da dễ bị ngứa rát. Thường cảm thấy khô miệng, hôi miệng, miệng có mùi lạ, phân nhớt, đi tiểu cảm giác nóng, nước tiểu màu vàng, nữ giới thường sắc mặt vàng vọt, nam giới thường bị đổ mồ hôi ướt ở bìu. Bệnh nhân dễ bị mắc các bệnh như nổi mụn nhọt, vàng da…

Giải pháp dưỡng sinh:
Chú ý các biện pháp thanh nhiệt lợi tiểu.

Nên kiêng các loại thực phẩm mỡ béo ngậy. Ăn uống thanh đạm, có thể ăn nhiều các loại thực phẩm ngọt mát, như đậu đỏ, cần tây, dưa chuột, ngó sen. Hạn chế ăn các loại thực phẩm có tính nóng, nhiều dầu mỡ ngậy như thịt dê, tỏi tây, ớt, gừng tươi, hạt tiêu, tần bì và các món lẩu, món chiên, món nướng.

Trong sinh hoạt hằng ngày tránh ở môi trường nóng ẩm. Nên lựa chọn môi trường sống khô ráo, thông thoáng gió. Không nên thức đêm, làm việc lao lực. Mùa hè là mùa nóng ẩm, nên hạn chế hoạt động ngoài trời. Tăng cường tập luyện, tập luyện với cường độ và thời gian lâu.

Người thể chất thấp nhiệt thì không nên thức đêm, làm việc lao lực (Ảnh minh họa)

6. Thể chất huyết ứ (tắc máu, nổi mụn)

Người có thể chất huyết ứ, sắc mặt, môi nhợt nhạt, tĩnh mạch dưới lưỡi ứ. Da thô, có lúc tự nhiên xuất hiện tình trạng bầm tím dưới da. Trong mắt xuất hiện rất nhiều các tia máu dạng sợi, khi đánh răng rất dễ bị chảy máu chân răng. Dễ cáu gắt, hay quên, tính tình nóng vội.

Giải pháp dưỡng sinh:
Cần hành khí hoạt huyết, phòng tránh xuất hiện khối u, đột quỵ, tức ngực…

Ăn các loại thực phẩm hành khí hoạt huyết, loại bỏ ứ trệ, thông khí, giúp giảm sự trì trệ khí huyết ở gan ví dụ như táo gai, giấm, trà hoa hồng, quất…, hạn chế ăn các loại thực phẩm béo như các loại dầu mỡ, thịt mỡ.

Trong sinh hoạt hằng ngày, không nên ngồi nhiều nhàn nhã, lười vận động để tránh tình trạng khí cơ bị trì trệ, làm cho huyết mạch không thông. Nên ngủ đủ giấc, có thể ngủ sớm dậy sớm, tăng cường luyện tập thể dục, xoa bóp mát xa cơ thể.

Thể trạng huyết ứ, máu không lưu thông thì nên xoa bóp, bấm huyệt (Ảnh minh họa)

7. Thể chất khí uất (hay buồn chán)

Người có thể chất khí uất, vóc dáng thường gầy, cảm giác u uất không vui vẻ, tâm trạng chán nản, dễ căng thẳng, thần kinh lo lắng bất an, đa sầu đa cảm, yếu đuối trong chuyện tình cảm, dễ có cảm giác sợ, dễ bị làm cho sợ hãi, thường cảm thấy căng đau tức ở nhũ hoa và hai bên sườn.

Phiền muộn, vô cớ thở dài, cổ họng bị nghẽn hoặc như có vật lạ chèn mắc. Người có loại thể chất này thường có khuynh hướng mất ngủ, trầm cảm, rối loạn thần tinh, tăng sinh tuyến vú…

Giải pháp dưỡng sinh:
Tránh để nảy sinh các loại bệnh như trầm cảm, rối loạn thần kinh, tinh thần, tình cảm...

Ăn các loại thực phẩm giúp thư giãn và lưu thông khí huyết, giảm buồn phiền lo lắng, thức ăn dễ tiêu hóa, hỗ trợ thần kinh như cây rong biển, sơn trà, trà hoa hồng…

Cuộc sống sinh hoạt hằng ngày không nên quá tĩnh tại, không ở nhà nhiều, tăng cường tham gia các hoạt động ngoài trời, giao lưu bạn bè. Tránh uống các loại nước có tác dụng kích thích thần kinh trước khi ngủ như trà, cà phê, nước ngọt, bia rượu…

Nếu hay buồn chán, mệt mỏi thì nên ra ngoài nhiều, giao lưu bạn bè (Ảnh minh họa)

8. Thể chất đặc bẩm (dị ứng)

Người thể đặc bẩm là người có thể chất rất đặc biệt. Mặc dù không bị cảm cúm, nhưng thường xuyên bị ngẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, hen suyễn. Da dễ bị nổi mề đay, dễ dị ứng với các loại thuốc, thức ăn, mùi, phấn hoa, thời tiết, da dị ứng thường xuất hiện các nốt đỏ bầm tím, xuất huyết dưới da, bị đỏ và có các vết trầy xước.

Giải pháp dưỡng sinh:
Tránh để mắc các bệnh như hen suyễn, các bệnh về da, dị ứng, mẫn cảm.

Ăn các loại thực phẩm bổ sung và tăng cường khí, thanh đạm, và các loại thực phẩm bổ khí, hạn chế ăn kiều mạch vì nó chứa chất gây dị ứng fluorescein, và các loại thực phẩm mang tính kích thích, cay nóng.

Ăn vừa phải các thực phẩm có chất gây dị ứng như đậu tằm, đậu lăng trắng, thịt bò, thịt ngỗng, cá chép, tôm, cua, cà tím, rượu, hạt tiêu, chè đặc, cà phê…

Người có thể chất đặc bẩm thì nên tránh những thứ gây dị ứng (Ảnh minh họa)

9. Thể chất đàm thấp (dễ béo)

Người có thể chất đàm thấp hình thể béo mập, béo bụng, không săn chắc, dễ đổ mồ hôi. Thường cảm thấy nặng nề, di chuyển không dễ dàng. Cảm giác trên mặt như có một lớp mỡ, miệng thường có cảm giác dinh dính hoặc ngọt.

Cổ họng luôn có đờm, tính cách tương đối ôn hòa, lưỡi dày và bóng nhờn. Có khuynh hướng nhạy cảm với các bệnh như tiểu đường, đột quỵ, đau tức ngực…

Giải pháp dưỡng sinh chính:
Loại bỏ đờm và ẩm, phòng tránh các bệnh như đột quỵ, đau tức ngực..

Ăn uống thanh đạm, hạn chế ăn các loại thịt mỡ và các loại thực phẩm ngọt, dính, nhiều dầu mỡ béo ngậy. Có thể ăn nhiều các loại thực phẩm như rong biển, bí đao…

Sinh hoạt hằng ngày nên tránh để ẩm ướt, môi trường sống nên khô ráo, nên tham gia nhiều các hoạt động thể dục ngoài trời. Quần áo nên chọn loại thoáng khí thoát mồ hôi, thường xuyên tắm nắng.

Trong điều kiện khí hậu lạnh ẩm ướt, nên hạn chế tập thể dục ngoài trời, tránh bị nhiễm lạnh và mưa. Cơ thể béo mập, dễ buồn ngủ, nên dựa vào tình trạng của bản thân để có các bài tập thể dục thích hợp, cần kiên trì tập luyện lâu dài.

Giáo sư Tiến sĩ Vương Kỳ, Đại học Trung Y dược Bắc Kinh (Trung Quốc), Giám đốc Trung tâm nghiên cứu y học thể chất và sinh thực Bắc Kinh, thành viên của nhiều tổ chức y tế uy tín Trung Quốc, được phong danh hiệu Quốc y Đại sư Trung Quốc.

*Theo Health Sina/Baidu/Tân Hoa Xã

Ăn uống đạm bạc để sống lâu, khỏe


Sơn hào hải vị thường chỉ đáp ứng khoái khẩu ăn uống nhất thời, còn những món ăn thanh đạm bình dân, nếu biết tận dụng đúng cách sẽ giúp bạn trường thọ, bách niên giai lão mà chẳng cần đến một viên thuốc bổ đắt tiền nào.

Bổ trợ kiến thức dinh dưỡng để sống trường thọ, vừa hữu ích cho chính bản thân mình, vừa tốt khi cần chăm sóc cho cha mẹ, người thân. 

Dưới đây là những sở thích được tổng kết từ những người sống thọ sống khỏe.
1. Thích ăn cháo

Nhìn từ thói quen ăn uống, trong những người sống trường thọ thì không có một ai là không thích ăn cháo. 

Nhà kinh tế học nổi tiếng của Trung Quốc – Mã Dần Sơ và phu nhân Trương Quế Quân đều là những người trường thọ trăm tuổi. Hai người đặc biệt thích ăn cháo sáng và mỗi sáng đều lấy 50g yến mạch và 250g nước nấu thành cháo.

Người sống thọ trăm tuổi ở Thượng Hải (Trung Quốc) là Tô Cục Tiên mỗi ngày ba bữa đều ăn cháo nấu từ gạo, định lượng mỗi bữa là một bát nhỏ.

Các nhà y học và dinh dưỡng từ bao đời nay đều cổ động người già nên ăn cháo vì nó tốt cho sức khoẻ. Cháo dễ tiêu hoá, hấp thụ, có thể điều hòa dạ dày, bổ tỳ, thanh lọc phổi, mát đường ruột.

Nhà dinh dưỡng học thời nhà Thanh – Tào Từ Sơn đã từng nói: “Người già, mỗi ngày nên ăn cháo, không kể bữa, có thể tăng cường sức khoẻ cho cơ thể và hưởng đại thọ”. Ông biên tập cách chế biến 100 loại cháo bổ dưỡng, chuyên dùng cho người già, được rất nhiều người yêu thích.

Là thanh niên “không bị món” không cứ phải ăn cháo thường ngày nhưng bạn nên tăng số bữa cháo trong 1 tuần hoặc thường xuyên có 1 bát cháo khai vị cũng sẽ rất tốt cho sức khoẻ.

2. Các món kê
Hạt kê

Nhiều người thích nhất ăn kê và xem kê là thực phẩm bổ dưỡng tốt cho cơ thể. Kê từ trước đến nay đều được xứng danh với tên gọi mỹ miều là “món đầu đàn của ngũ cốc”. Người có thể chất ốm yếu, bệnh tật thường dùng kê để bồi bổ sức khoẻ.

Theo y học cổ truyền, hạt kê có ích cho ngũ tạng, đặc biệt là dạ dày (làm dày đường ruột, dạ dày), bổ sung tinh dịch, mạnh khoẻ gân cốt, cơ bắp.

Có một danh sư nổi tiếng thời nhà Thanh đã nói: “Hạt kê là dinh dưỡng tốt nhất cho sức khoẻ con người. Khi dùng hạt kê nấu cháo, dầu kê trong cháo có tác dụng tốt hơn cả canh nhân sâm”. Có thể nói, người già trường thọ thích ăn kê là rất đúng và có cơ sở.

3. Lấy hạt “trân châu ngọc mễ”làm món ăn chính

Ngô còn có tên gọi khác là Ngọc trân châu, là “thực phẩm vàng” (đúng cả nghĩa đen và bóng) được toàn thế giới công nhận và cũng là món ăn chính mà người trường thọ không thể “rời xa”.

Các nhà khoa học Mỹ nhận thấy người Pueblo bản địa (người da đỏ) không ai bị cao huyết áp và xơ cứng động mạch. Nghiên cứu thì được biết là do người dân vùng này thường xuyên ăn ngô.

Các chuyên gia phát hiện ra rằng, trong ngô hàm chứa lượng lớn lecithin, acid linoleic, vitamin E, vì vậy không dễ gây ra cao huyết áp và xơ cứng động mạch.

4. Mỗi ngày ăn một quả trứng gà


Tiến sĩ Chert Hansheng nhà kinh tế học nổi tiếng có tuổi thọ 100, đã tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng học, mỗi ngày kiên trì ăn uống theo quy tắc “3 trong 1” tức là: “Sáng ăn 1 quả trứng gà, buổi trưa ăn 1 quả táo to, tối uống 1 cốc sữa”.

Ngoài ra, ngày ba bữa ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ăn ít thịt, ăn uống điều độ… Đều đặn như thế thì sẽ trường thọ.

Lòng trắng trứng chứa nhiều nước và protein có tác dụng khôi phục tế bào gan bị tổn thương. Chất lecithin trong lòng đỏ trứng có thể thúc đẩy tế bào gan tái sinh, còn có thể nâng cao lượng protit huyết tương trong cơ thể, tăng cường chức năng bài tiết và chức năng miễn dịch. Sau khi lecithin được cơ thể tiêu hoá, sẽ giải phóng ra choline, choline có thể cải thiện trí nhớ. Trong lòng đỏ trứng hàm chứa muối vô cơ, canxi, photpho, sắt và vitamin khá phong phú.

6. Thích món khoai lang dân giã

Ăn khoai lang là một trong những sở thích của người già trường thọ.

Theo nghiên cứu, khoai lang có 5 tác dụng lớn:
Khoai lang hàm chứa lượng lớn chất keo protit vì vậy có thể ngăn ngừa các bệnh gan và thận, tăng cường hệ miễn dịch, tiêu trừ các gốc tự do, tránh bệnh ung thư do các gốc tự do gây ra.

Trong khoai lang lại còn chứa khá nhiều canxi, magie, vì vậy có thể phòng ngừa chứng xương cốt rời rạc. Từ đó có thể thấy, khoai lang là một báu vật không thể thiếu của người trường thọ.

6. Đậu phụ là lựa chọn đầu tiên


Chuyên gia dưỡng sinh ví đậu phụ như là “thịt từ cây”, họ cho rằng: “Ăn cá sinh nóng, thịt sinh đờm, bắp cải, đậu phụ đảm bảo bình an”.

Sách “Tùy tức cư ẩm thực phổ” viết: “Món ăn này mọi nơi đều có thể tạo ra, thích hợp với cả người giàu lẫn người nghèo, xuất hiện trong bữa ăn chay cũng như trong bữa tiệc, đặc biệt ăn vào mùa đông rất ngon.”

Đậu phụ có công dụng ích khí, bổ hư, lọc chì trong máu, bảo vệ gan, thúc đẩy chức năng trao đổi chất trong cơ thể. Thường xuyên ăn đậu phụ có lợi cho sức khoẻ và phát triển trí lực. Người già thường xuyên ăn đậu phụ có tác dụng rất tốt để trị liệu các chứng như xơ cứng mạch máu, xương cốt lỏng lẻo, rời rạc.

7. “Sùng bái” cải thảo – vua của các loại rau


Người già có kinh nghiệm thường nói: “cải thảo ăn nửa năm, thầy thuốc hưởng thanh nhàn”. Có thể thấy, thường xuyên ăn cải thảo hỗ trợ việc xua đuổi bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.

Cải thảo có mùi vị tươi ngon, dinh dưỡng hài hoà, chứa chất khoáng, vitamin, protein, chất xơ, carotene, ngoài ra còn hàm chứa một loại chất có thể phân giải nitrosamine – một chất gây ra ung thư.

Danh họa Tề Bạch Thạch Trung Quốc đã để lại một bức tranh cải thảo rất có ý nghĩa, bức tranh độc luận cải thảo là “vua của các loại rau” và ca ngợi “trăm loại rau không bằng cải thảo”.

Nhìn từ công dụng dược lý, cải thảo có 7 công dụng lớn là: dưỡng dạ dày, nhuận tràng, giải rượu, lợi tiểu, giảm mỡ, thanh nhiệt và chống ung thư.

8. Không quên củ cải


Người già trường thọ mùa đông không rời xa củ cải. 

Họ nói: “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng, 1 năm 4 mùa đảm bảo an khang”.

Củ cải hàm chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, không chứa chất béo, có tác dụng đẩy mạnh trao đổi chất cũ mới, tăng cường cảm giác thèm ăn và giúp tiêu hoá.

Củ cải đích thực là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của người già. 
Y học cổ truyền cho rằng, củ cải có thể “hoá giải” và tiêu hoá thực phẩm tích trữ trong dạ dày, trị mất tiếng do ho, đờm gây ra; trị ho ra máu, chảy máu mũi; giải khát, trị kiết lỵ, giảm đau đầu, lợi tiểu…

Nếu ăn sống có thể giải khát, thanh nhiệt, giải đờm, ngăn hen suyễn và trợ giúp tiêu hoá; luộc chín ăn có tác dụng bổ ích, khoẻ tỳ.

“Củ cải và trà” tức là ăn củ cải, sau đó uống trà, có thể tiêu trừ khô nhiệt, bài trừ khí nóng độc tích tụ trong cơ thể, có tác dụng rất tốt để khôi phục thanh khí và tinh thần.

Củ cải kho với thịt sẽ là một món rất ngon nhưng không được ăn cùng với nhân sâm và cam quýt.

9. Cà rốt là “vật báu” của người trường thọ

Cà rốt hàm chứa nhiều vitamin A, có chứa phong phú chất carotene. 

Nghiên cứu chỉ rõ, cà rốt có thể cung cấp các thành phần dinh dưỡng cần thiết để phòng ngừa bệnh tim mạch, trúng gió, cao huyết áp và xơ vữa động mạch.

Chất carotene ít bị phá hủy dù ở nhiệt độ cao mà cơ thể lại dễ hấp thụ. Vào cơ thể, carotene sẽ chuyển hoá thành vitamin A, giúp trị các chứng khô mắt và quáng gà do thiếu vitamin A gây nên.

Chất carotene chỉ dễ hấp thu khi có dầu mỡ vì vậy, những người già “trường thọ” có kinh nghiệm thường cắt cà rốt thành miếng nhỏ và xào với dầu mỡ, như thế khả năng bảo tồn của carotene có thể đạt trên 79%. Cà rốt cắt miếng vuông dài rán trong chảo dầu thì chất carotene có thể bảo tồn đến 81%. Cà rốt cắt miếng nấu với thịt, tỉ lệ bảo tồn chất carotene đạt đến 95%.

Cà rốt còn có tác dụng tăng cường trí nhớ. 

Trước khi đọc sách hay học bài nếu ăn một đĩa cà rốt xào, rất có lợi cho việc tăng cường và củng cố trí nhớ lại có thể duy trì đôi mắt không mỏi mệt, nhất cử lưỡng tiện.

Hoàng Kỳ (T/h)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét