Sài Gòn nhìn từ trên cao bằng flycam.


Sài Gòn hôm nay thênh thang với những con đường mới



NGƯỜI, CHÓ SĂN & THỎ

Chuyện kể rằng: 
 Một chú chó săn chạy khắp cánh đồng dưới chân núi mà không bắt được con thỏ nào.
 Người chăn dê thấy thế thì cười, trêu chú chó:
- Chú thật bất tài. Con thỏ nhỏ hơn chú bao nhiêu mà còn chạy nhanh hơn.
 Chó săn đáp:
- Ông không biết mục đích chạy của bọn tôi hoàn toàn khác nhau! Tôi chạy chỉ vì miếng ăn, còn thỏ chạy vì tính mạng! Thợ săn nghe cuộc trò chuyện của người chăn dê và chú chó, nghĩ bụng: “Con chó này nói đúng. Nếu ta muốn có nhiều thỏ hơn thì phải nghĩ cách khác”. Một ý nghĩ lóe lên trong đầu thợ săn.
 Đó là tia lửa đầu tiên của khoa học quản lý.

Khoan Dung Với Những Gì Đã Mất



Có một đôi tình nhân rất đẹp đôi, chàng trai cao to, tuấn tú, cô gái xinh đẹp, dịu dàng. Tất cả mọi người đều nói họ là một cặp trời sinh. Nghe vậy chàng trai vui mừng lắm, chỉ mong ngay lập tức được dắt tay cô gái bước vào nhà thờ làm lễ.

Nhưng chàng trai không muốn cầu hôn một cách vội vàng, hấp tấp, vì anh vẫn chưa dành đủ tiền cho cuộc sống riêng tư, anh không muốn sau này cô gái phải chịu khổ cùng mình. Để nhanh chóng được lấy cô gái, chàng trai lao đầu vào kiếm tiền, một ngày anh làm một lúc mấy công việc.

Mặc dù rất mệt, nhưng nhìn số tiền mình kiếm được ngày một nhiều lên, ngay cả khi nằm mơ anh cũng mỉm cười. Trong khi anh đang hạnh phúc, phác thảo nên một tương lai tươi đẹp, cũng là lúc cô gái nói lời chia tay.

- Nhân Cách Người Nhật: "Chuyện về một hầu bàn người Nhật"


Một lời từ chối lịch sự, một cái cúi đầu, một bước đi lùi, một nụ cười thân ái, một gương mặt tự tin chỉ của một người hầu bàn đã một lần nữa làm nên nhân cách người Nhật. 

Cả lượt đi và về Hà Nội – Boston và Boston – Hà Nội, tôi đều quá cảnh ở sân bay Narita, Tokyo chừng dăm tiếng đồng hồ. Khi mua vé, một số người khuyên đừng đi qua Nhật vì có thể bị nhiễm phóng xạ. Nhưng có lẽ vì tôi đã quá cảnh Tokyo nhiều lần rồi nên thành thói quen và cũng thấy nhớ. Và thú thực, tôi cũng muốn được quan sát nước Nhật đang sống như thế nào sau cơn ” tiểu hồng thủy” mới tràn qua cho dù chỉ ở một trong không gian nhỏ là một sân bay. Báo chí đã nói vềbản lĩnh và nhân cách người Nhật sau thảm họa sóng thần cũng như bản lĩnh và nhân cách người Nhật sau khi người Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống đất nước này. Và cả bản lĩnh của người Nhật ngay khi dân tộc họ trở thành một trong những dân tộc giàu có nhất thế giới.

Ở nhiều nơi trong khu vực sân bay Narita, người ta có dán một tờ giấy với nội dung nước Nhật đang gặp khó khăn sau thảm họa sóng thần nên thiếu năng lượng, vì vậy quản lý sân bay xin lỗi hành khách khi hệ thống điều hòa trong khu vực sân bay không thể phục vụ hành khách nhưtrước kia. Lúc đầu không nhìn thấy lời xin lỗi đó, tôi tỏ ra khó chịu với sự nóng bức trong sân bay sau một chuyến bay quá dài. Nhưng khi đọc được lời xin lỗi đó thì tôi lại thầm xin lỗi những người Nhật. Lúc đó, tôi thấy mình thật ích kỷ. Sống tử tế thật khó.  Có lẽ chỉ khi chết rồi con người mới có thể tuyên bố rằng mình đã sống hoàn toàn tử tế.


Một bí quyết nấu ăn rất cần cho mỗi gia đình hằng ngày 

MÓN CHAY, ĂN CHAY

Dùng củ cải trắng nướng thay bột ngọt, bột nêm.
Lựa củ cải ốm ốm, thon thon, nướng đến khi bóc vỏ được là dùng được.
 
Nồi canh cho 6-7 người (3-4 lít nước ), chỉ cần 1 củ cải chừng 250 gram, nướng chín, bóc vỏ, cắt ra nhỏ nhỏ để vô từ khi bắt đầu nấu canh. Nước canh ngọt ngon hơn nêm bột ngọt.
Ai muốn dùng cho các món xào thì cắt củ cải nướng ra mỏng mỏng, xào chung với rau cải, cũng ngọt vậy.
Quí vị nướng củ cải cho chín rồi cắn một miếng nhai thử coi, nó có vị ngọt y chang  bột nêm, bột ngọt.  
Nướng đến khi ta có thể bóc vỏ trọc lóc là coi như chín.

Chú ý : Củ cải nướng mới ngọt. Không nướng không ngọt. 

Tâm Minh

Chuyện phiếm: VỢ DẠI

Có thể nói được rằng tục ngữ ca dao là cái túi khôn của người Việt Nam, đã tích luỹ được biết bao nhiêu kinh nghiệm quí giá.

Xin đưa ra một vài thí dụ cụ thể:
Chẳng hạn như bàn về cái ngu, các cụ ta đã bảo:
– Trên đời có bốn cái ngu,
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu.

Chẳng hạn như bàn về cái khó, các cụ ta đã nói:
– Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà,
Cả ba việc đó đều là khó thay.

Chẳng hạn như bàn về cái khổ, các cụ ta đã cho hay:
– Thứ nhất vợ dại trong nhà,
Thứ hai nhà dột, thứ ba nợ đòi.

- TÓM TẮT CĂN BẢN PHẬT GIÁO



TÓM TẮT CĂN BẢN PHẬT GIÁO


Hỏi: Phật Giáo là gì?
- Đáp: Đạo Phật là một tôn giáo có hơn 1tỷ tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ “buddhi”, có nghĩa “giác ngộ”, “thức tỉnh”. Đạo Phật phát nguồn từ hơn 2,500 năm trước,  tên của Ngài trước khi xuất gia là Thái tử Siddhartha Gautama (Tất-Đạt-Đa Cồ-Đàm), hay Đức Phật, tự mình giác ngộ vào lúc 35 tuổi.

Hỏi: Có phải Phật Giáo chỉ thuần là một tôn giáo?
- Đáp: Đối với nhiều người, Đạo Phật không phải chỉ là một tôn giáo mà còn có thể xem như là một triết học, hay đúng hơn, đó là “một lối sống”. Gọi Đạo Phật là một triết học, vì danh từ “triết học – philosophy” có nghĩa là “sự yêu chuộng trí tuệ”, và con đường của đạo Phật có thể tóm tắt như sau:
(1) sống có đạo đức, (2) nhận thức rõ ràng về mọi ý nghĩ và hành động, và (3) phát triển sự hiểu biết và trí tuệ.

Hỏi: Đạo Phật giúp tôi bằng cách nào?
- Đáp: Đạo Phật giải thích mục đích của đời sống, giải thích hiện tượng bất công và bất bình đẳng trên thế gian, và cung ứng một phương cách thực hành hay một lối sống để đưa đến hạnh phúc thật sự.

Hỏi: Tại sao Đạo Phật trở nên phổ biến?
- Đáp: Đạo Phật ngày càng phổ biến ở các nước Tây phương vì nhiều lý do. Thứ nhất là vì Đạo Phật có những giải đáp cho nhiều vấn đề trong các xã hội vật chất hiện đại. Tiếp đến, cho những ai có chú tâm, Đạo Phật cung ứng một sự thông hiểu sâu sắc về tâm trí con người và các cách trị liệu tự nhiên, mà các nhà tâm lý nổi tiếng trên thế giới đều công nhận là rất cao cấp và rất hiệu quả.

Hỏi: Đức Phật là ai?
- Đáp: Ngài Thái tử Siddhārtha Gautama sinh ra vào năm 563 trước Tây Lịch, trong một hoàng tộc tại Lumbini, nay thuộc xứ Nepal. Vào năm 29 tuổi, Ngài nhận thức rằng tiện nghi vật chất và an ninh trong thế gian không bảo đảm hạnh phúc; vì thế, Ngài đi tìm học các lời dạy, tôn giáo và triết học thời đó, để tìm kiếm chìa khóa đưa đến hạnh phúc. Sau sáu năm học tập và hành thiền, Ngài tìm ra con đường “Trung Đạo” và giác ngộ. Sau khi chứng đắc, Ngài dùng quãng đời còn lại để truyền giảng các nguyên lý trong đạo Phật — gọi là Pháp, hay Chân lý, cho đến khi Ngài nhập diệt vào năm 80 tuổi.

Hỏi: Có phải Đức Phật là Thượng Đế?
- Đáp: Không, Ngài không là Thượng Đế, và Ngài cũng không tuyên bố như thế. Ngài là người giảng dạy con đường đưa đến giác ngộ, từ kinh nghiệm thực chứng của Ngài.

Hỏi: Phật tử có tôn thờ các thần tượng không?
- Đáp: Những người Phật tử tỏ lòng tôn kính các hình ảnh của Đức Phật, nhưng không tôn thờ, cũng không van xin những điều lợi lạc. Một pho tượng Phật ngồi trong tư thế với hai tay dịu dàng đặt trên vế, với nụ cười từ bi, nhắc nhở chúng ta nỗ lực phát triển tình thương và an định nội tâm. Lễ lạy tượng Phật là để tỏ lòng biết ơn về các lời dạy của Ngài.

Hỏi: Tại sao nhiều quốc gia Phật Giáo lại nghèo như vậy?
- Đáp: Không hẳn đúng như vậy. Nhật Bản là một quốc gia có truyền thống Phật Giáo sâu đậm và ngày nay cũng là một quốc gia có kinh tế giàu mạnh. Thái Lan, với Phật giáo là quốc giáo, cũng có một nền kinh tế tương đối vững mạnh và phát triển. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng một trong các điều dạy của Phật Giáo là tài sản của cải không bảo đảm được hạnh phúc, và tài sản của cải cũng không bao giờ thường còn. Dân chúng trong bất kỳ quốc gia nào cũng chịu đau khổ, cho dù họ giàu sang hay nghèo nàn. Chỉ những người nào thông hiểu các lời dạy trong Phật thì mới có thể tìmđược hạnh phúc thật sự.

Hỏi: Có phải có nhiều tông phái Phật Giáo không?
- Đáp: Có nhiều tông phái trong Đạo Phật là vì có những khác biệt về văn hóa và truyền thống lịch sử của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, căn bản của Đạo Phật vẫn không thay đổi, đó là Pháp hay Chân lý.

Hỏi: Có phải các tôn giáo khác đều sai lầm?
- Đáp: Đạo Phật là một hệ thống tín ngưỡng có tính bao dung đối với các tín ngưỡng hay tôn giáo khác. Phật Giáo chấp nhận các lời giảng đạo đức của các tôn giáo khác, nhưng Phật Giáo còn tiến xa hơn, bằng cách cung ứng một mục tiêu dài hạn trong sự hiện hữu của chúng ta, qua trí tuệ và sự hiểu biết thật sự. Phật Giáo chân chính thì rất bao dung, và không quan tâm đến các nhãn hiệu như là “tín hữu Ky-tô giáo”, “tín hữu Hồi giáo”, “tín hữu Ấn-độ giáo”, hay “Phật tử”. Vì vậy, trong lịch sử, không bao giờ có các cuộc thánh chiến mang danh Phật Giáo. Cũng vì thế mà những người Phật tử không đi truyền giảng hay cải đạo người khác; họ chỉ giảng giải nếu được ai hỏi đến.

Hỏi: Đạo Phật có tính khoa học không?
- Đáp: Khoa học là tri thức được kết hợp thành hệ thống, qua các dữ kiện được quan sát và thực nghiệm và đề ra các định luật tổng quát của thiên nhiên. Cốt lõi của Đạo Phật phù hợp với định nghĩa đó, bởi vì Tứ Diệu Đế hay Bốn Sự Thật thâm diệu & Bát Chánh Đạo, có thể được thử nghiệm và minh chứng bởi bất kỳ người nào, và ngay chính Đức Phật cũng đã từng nói với các đệ tử rằng họ phải thực chứng các lời dạy của Ngài, mà không nên chỉ tin suông. Phật Giáo dựa nhiều trên trí tuệ, hơn là lòng tin.

Hỏi: Đức Phật đã dạy những gì?
- Đáp: Đức Phật đã giảng dạy rất nhiều đề tài, nhưng các điều căn bản trong Phật Giáo có thể tóm tắt trong Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo.

Hỏi: Diệu đế thứ nhất là gì?
- Đáp: Khổ Đế, chân lý thâm diệu đầu tiên, nói rằng đời sống là đau khổ, nghĩa là phải chịu đau đớn thể xác, già nua, bệnh hoạn, rồi chết. Ta cũng phải chịu đau khổ về mặt tâm lý như cô đơn, phiền giận, bực bội, sợ hãi, bối rối, thất vọng, sân hận. Đây là một sự kiện hiển nhiên, không thể chối cãi. Đây là thực tế khách quan, không phải bi quan; vì bi quan là mong đợi những điều gì trở nên tệ hại. Mặt khác, Đạo Phật giải thích cách thức giải quyết các đau khổ đó và cách thức để có hạnh phúc thật sự.

Hỏi: Diệu đế thứ nhì là gì?
- Đáp: Tập Đế, chân lý thâm diệu thứ nhì, dạy rằng tất cả mọi đau khổ đều do ái dục và tham thủ. Ta sẽ bị phiền khổ nếu ta mong đợi người khác phải tuân theo ý muốn của mình, phải làm giống như mình, nếu ta không được những gì mình muốn, v.v. Ngay cả khi ta muốn và được, điều này cũng không bảo đảm có hạnh phúc. Tâm khát khao ham muốn cướp đoạt của ta niềm vui được thỏa lòng và hạnh phúc. Thay vì kiên trì chiến đấu để thành đạt điều mong muốn, hãy cố gắng sửa đổi chính cái lòng ước muốn của mình.

Hỏi: Diệu đế thứ ba là gì?
- Đáp: Diệt Đế, chân lý thâm diệu thứ ba, là có thể chấm dứt đau khổ và đạt được trạng thái thỏa lòng và hạnh phúc. Khi ta dứt bỏ ái dục, vốn là vô ích, và tập sống từng ngày, chúng ta bắt đầu sống an vui và tự do. Chúng ta sẽ có nhiều thì giờ và năng lực để giúp đỡ người khác. Trạng thái ấy được gọi là Niết Bàn.

Hỏi: Diệu đế thứ tư là gì?
- Đáp: Đạo Đế, chân lý thâm diệu thứ tư, là con đường đưa đến chấm dứt đau khổ. Con đường này gọi là Bát Chánh Ðạo.

Hỏi: Bát Chánh Đạo là gì?
- Đáp: Đó là con đường gồm 8 yếu tố chân chánh: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, và Chánh Định. Đây là con đường của đạo đức và tỉnh thức — qua lời nói, ý nghĩ và hành động, và phát triển trí tuệ bằng sự nhận thức rõ ràng về Tứ Diệu Đế và bằng sự tăng trưởng lòng từ bi.

Hỏi: Ngũ giới là gì?
- Đáp: Đây là năm điều giới luật đạo đức của Đạo Phật. Đó là: không sát hại, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói dối, và không dùng các chất say làm lu mờ trí óc.

Hỏi: Nghiệp là gì?
- Đáp: Nghiệp hay “nghiệp-quả” là một định luật cho biết rằng mỗi một nguyên nhân đều tạo ra một hậu quả, có nghĩa là các hành động của ta đều có những hậu quả. Định luật đơn giản này đã giải thích nhiều vấn đề: sự bất công trên thế gian, tại sao có người sinh ra lại bị phế tật, có người lại có nhiều tài năng, có người có đời sống rất ngắn ngủi. Nghiệp cho thấy tầm quan trọng về việc tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về các hành động của chính mình, trong quá khứ và hiện tại. Làm thế nào để thử nghiệm tác động nghiệp quả của các hành động của ta? Câu trả lời được tóm tắt bằng cách hãy nhìn xem 3 điểm chính: (1) ý định đằng sau của mỗi hành động, (2) hậu quả của hành động đó vào chính mình, và (3) hậu quả của hành động đó vào những người khác.

Hỏi: Trí tuệ là gì?
- Đáp: Trong Đạo Phật, Trí tuệ phải được phát triển cùng với Từ bi. Trong một cực đoan, bạn có thể là một người tốt bụng nhưng khờ dại, và trong một cực đoan khác, bạn có thể có nhiều kiến thức nhưng lại không có tình cảm. Đạo Phật dạy ta nên giữ thật sự cân bằng và trọn vẹn cả hai, phải trau dồi cả trí tuệ lẫn và từ bi. Trí tuệ cao nhất là thấy rõ ràng rằng trên thực tế, mọi hiện tượng đều không hoàn toàn, không thường còn, và không có một thực thể cố định. Trí tuệ thật sự không phải chỉ vì tin vào những gì được dạy, mà phải chứng nghiệm và thông hiểu chân lý và thực tế. Trí tuệ đòi hỏi phải có một tâm ý rộng mở, khách quan, không cố chấp. Con đường của Đạo Phật đòi hỏi phải can đảm, nhẫn nhục, mềm dẻo và thông minh.

Hỏi: Từ bi là gì?
- Đáp: Từ bi bao gồm các phẩm hạnh của lòng san sẻ, sẵn sàng an ủi người khác, thiện cảm, chăm lo và ưu tư. Trong Đạo Phật, ta chỉ thật sự cảm thông người khác khi nào ta thật sự cảm thông chính mình, qua trí tuệ.

Hỏi: Tôi phải làm thế nào để trở thành một Phật tử?
- Đáp: Bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu và thực nghiệm các lời dạy của Đức Phật. Ngài dạy rằng lời giải đáp cho mọi vấn đề của chúng ta là ở bên trong chúng ta, không phải ở bên ngoài. Ngài nói với các đệ tử không được tin ngay vào lời dạy của Ngài, mà họ phải tự thử nghiệm các lời dạy đó. Như thế, mỗi người tự có quyết định và tự chịu trách nhiệm về các hành động và sự hiểu biết của mình. Điều này cho thấy Đạo Phật không phải là một tập hợp cố định các tín điều cần phải được chấp nhận trọn vẹn. Đây là những lời dạy để mỗi người tự tìm hiểu, học tập và áp dụng theo tình huống riêng của mình.
Người bạn quí mến của tôi...

Xin hãy bảo trọng và giữ gìn sức khỏe…


- Dù bận bịu thế nào đi chăng nữa cũng phải quan tâm tới bản thân mình.

- Bạn bè tuy không thường xuyên liên hệ với nhau, nhưng vẫn cứ nhớ tới nhau.

- Hãy uống ít trà sữa, không nên ăn nhiều đồ ngọt và tránh xa nguồn điện cao thế.

- Ban ngày hãy uống nhiều nước, vào buổi tối cần uống ít đi. Không uống quá 2 cốc cà phê một ngày.

Vạn vật đều có linh: Chuyện sơn lộc báo ân

Vạn vật đều có linh, động vật cũng có tình, làm người chính là sống lương thiện thì sẽ luôn được thần linh cùng vạn vật bảo hộ. Nhân quả là công bình, chỉ vì con người không tin nên không thấy.
vạn vật đều có linh, sơn lộc báo ân, lương thiện, Bài chọn lọc,
 Có một gia đình nọ sống ở vùng núi cao, đương lúc sắp xong hôn sự ngày thứ sáu, cả nhà đang bái lạy tổ tiên, thì bỗng đâu một con sơn lộc (hươu núi) vẻ mặt hoảng sợ chạy vào nhà.
Hóa ra con hươu này đang bị một người thợ săn cùng bầy chó săn đuổi bắt, trong lúc cùng đường không biết chạy đi đâu nên đã chạy vào và chui xuống bàn thờ của gia đình này để trốn.



Điên đảo “độ” cân ăn gian, 1kg còn 6 lạng


TT - Cân khi qua bàn tay ma quái của những tay “độ” có thể nhảy từ 1 - 20 kg/lần cân. Người mua bị mất tiền mà không hay biết.
Cùng cân một khối lượng: cân chuẩn của chợ Bà Chiểu, TP.HCM (trái) có chỉ số 2,3kg, trong khi cân đã được “độ” (phải) lại lên đến gần 2,7kg - Ảnh: Quang Định
Cùng cân một khối lượng: cân chuẩn của chợ Bà Chiểu, TP.HCM (trái) có chỉ số 2,3kg, trong khi cân đã được “độ” (phải) lại lên đến gần 2,7kg - Ảnh: Quang Định
Ngoài việc gắn “phụ kiện” tăng trọng lượng “ảo” cho hàng hóa, nhiều người buôn bán còn giở trò “độ” cân để ăn gian. 
Ông N.V.C. (40 tuổi, quê tỉnh Hải Dương), người có thâm niên gần 15 năm buôn bán trái cây dạo dọc các tuyến đường ở TP.HCM, đúc kết:
“Bán buôn dọc đường quan trọng nhất là thủ thuật ghi giá, giá có bắt mắt mới lôi kéo được người đi đường. Khách mua hàng cứ nghĩ mua được giá rẻ, nhưng thực tế với giá tiền họ bỏ ra chỉ được cân một nửa, thậm chí 1/3 trọng lượng hàng, do cân được “độ” ăn gian từ trước”.
 Ai là người phát minh ra đôi đũa?


Đôi đũa là dụng cụ dùng cho bữa ăn rất độc đáo do người tộc Hán, Trung Quốc phát minh ra. Trong “Hàn Phi Tử - Dụ Lão” ghi: “Vua Trụ dùng ngà voi làm trợ, Ky Tử sợ hãi”. Trụ Vương là vua cuối đời nhà Thương, như vậy có thể thấy loại đũa làm bằng ngà voi đã xuất hiện rất sớm, ngay từ thế kỷ 11 trước CN, có nghĩa là lịch sử dùng đôi đũa đến nay đã hơn 3000 năm.

Đôi đũa là dụng cụ dùng cho bữa ăn rất độc đáo do người tộc Hán, Trung Quốc phát minh ra. Trong “Hàn Phi Tử - Dụ Lão” ghi: “Vua Trụ dùng ngà voi làm trợ, Ky Tử sợ hãi”. Trụ Vương là vua cuối đời nhà Thương, như vậy có thể thấy loại đũa làm bằng ngà voi đã xuất hiện rất sớm, ngay từ thế kỷ 11 trước CN, có nghĩa là lịch sử dùng đôi đũa đến nay đã hơn 3000 năm.

Đôi đũa vừa nhẹ nhàng lại linh hoạt, là công cụ độc đáo trong các đồ dụng cụ dùng cho ăn uống trên thế giới, được người phương Tây khen là “văn minh của phương Đông”. Khởi nguồn của đũa là từ Trung Quốc, tiếng Hán cổ gọi là “trợ” (箸), hoặc “hiệp đề” (挟提). Dùng để kẹp đồ ăn cho vào miệng. Cùng với quá trình di dân, dụng cụ này sau đó ngày càng được phổ biến đến nhiều nơi trên thế giới.



NHỮNG MÓN ĂN KỴ NHAU

Nấu ăn ngon, trình bày đẹp đẽ chưa đủ mà các món ăn còn cần phải được kết hợp đúng cách. Thật vậy có những loại thực phẩm không thể ăn cùng một lúc đươc vì tương khắc với nhau, có thể gây những phản ứng không tốt cho sức khỏe đôi khi còn nguy hại đến tính mạng. 

Dưới đây là một số những kết hợp thực phẩm cần phải tránh:
Kết hợp.

=> Lý do 
1. Thịt dê với nước trà.
Thịt dê rất giàu protein.
 Sau khi ăn hai loại thịt này, nếu bạn dùng ngay một tách nước chè, chất a-xit tanin từ chè sẽ kết hợp với protein trong thịt, tạo thành chất tanalbit.
Chất này làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột, khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, dẫn đến táo bón, gây nguy cơ ung thư.


Sai một phẩy, nhảy ngàn dặm




Phiên tòa xử vụ ly dị, tòa phán với ông chồng:
- Ở với vợ lớn, không được ở với vợ nhỏ.


Ông chồng về nhà đưa bản án cho bà vợ lớn, nhưng sửa lại dấu phẩy:
- Ở với vợ lớn không được, ở với vợ nhỏ

Có người hỏi nhà văn Oscar Wilde (1856 - 1900) sao ông thường có vẻ đăm chiêu.
-  Nhà văn Anh này đáp: "Sáng nay tôi đã bỏ quên một dấu phẩy trong một bài thơ. Chiều nay tôi phải lấy lại".

Một giáo viên tiếng Anh đã đề nghị mỗi sinh viên đặt những dấu thích hợp vào câu sau: “Woman without her man is nothing”.


- Bọn con trai ngắt câu: “Woman, without her man, is nothing” (đàn bà, nếu thiếu nửa kia của mình, thì chẳng là gì cả).
 - Bọn con gái lại ngắt câu như sau: “Woman: without her, man is nothing” (phụ nữ: thiếu cô ta, đàn ông chẳng là gì cả).

Một phụ nữ Mỹ đi du lịch ở châu Âu gửi điện về cho chồng: “Có một chiếc xuyến đẹp mê hồn, giá 75 đô.
- Em mua được không?”
 Anh chồng lập tức trả lời
- “No, price too high” (không, giá quá cao).
 Nhưng nhân viên điện tín mắc một sai lầm nhỏ đã bỏ qua dấu phẩy và thành:
- “No price too high” (không giá nào là quá cao).
 Được lời như cởi tấm lòng, cô vợ mua ngay chiếc xuyến. Khi về Mỹ, cô vợ khoe chiếc xuyến làm người chồng choáng váng. Người chồng đem vụ “bỏ sót dấu phẩy” này ra toà và thắng kiện.

BÍ QUYẾT MẠNH KHOẺ SỐNG LÂU.

Mỗi ngày nhiều lượt chải đầu.
Lưu thông khí huyết, nhớ lâu, giảm phiền.
Thường xuyên xát huyệt dũng tuyền (giữa lòng bàn chân),
Chữa được nhiều bệnh càng yên nỗi lòng.
Nuốt nước bột tưởng lạ lùng,
Nước thần tiêu độc diệt trùng thật hay.

Mẹ dại mới mặc kệ con khóc

Nhiều chị em ưa rèn kỷ luật cho con bằng phương pháp “Makeno” mà không biết hậu quả nghiêm trọng.
Ngày nay, rất nhiều bà mẹ trẻ rỉ tai nhau rằng con khóc cứ mặc kệ, như vậy bé mới không làm nũng mẹ, như vậy mới là ngoan, là khoa học. Tuy nhiên theo tôi, phương pháp này là hoàn toàn sai lầm. Mặc kệ con khi khóc sẽ có những ảnh hưởng cực xấu đến trẻ nhỏ. Tôi xin liệt kê ra đây 10 lý do vì sao ta không nên mặc kệ con khóc:
Mặc kể con khóc ảnh hưởng xấu đến não bộ
Bé sơ sinh nào cũng khóc. Trẻ khóc để cho người lớn nhận thấy trẻ đang có một nhu cầu hoặc đòi hỏi nào đó. Khi mẹ không phản ứng với tiếng khóc của con, không giải tỏa nhu cầu cho con tự nhiên sẽ gây nên một sự bức xúc lên trẻ nhỏ. Cũng giống như khi nhu cầu của chính người lớn không được đáp ứng sẽ nảy sinh những khó chịu dai dẳng vậy.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những ức chế và căng thẳng của trẻ nhỏ sẽ gây nên những tác động xấu đối với não bộ của trẻ. Những trẻ khóc dai dẳng và kéo dài có thể gây tăng huyết áp trong não, tăng áp lực và cản trở máu lưu thông, có nguy hiểm lớn đến não của trẻ. Chưa kể những tác động tâm lý do ảnh hưởng của não bộ, khóc nhiều nhưng không được để tâm sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy sợ hãi khi phải ở một mình, luôn có cảm giác bị tấn công và mất tự chủ. Căng thẳng và ức chế ở trẻ nhỏ còn có những tác hại lớn hơn gấp nhiều lần so với ở người lớn vì hậu quả sẽ xảy ra nhanh hơn gấp nhiều lần.