Hiển thị các bài đăng có nhãn Điển Tích. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điển Tích. Hiển thị tất cả bài đăng

- Khi lãnh đạo trên thế giới & VN “trình diễn” trồng cây

Thượng đỉnh G8 7-2008 tại Tokyo – Comple cà vạt.

Thấy vụ trồng cây của các vị lãnh đạo nhà mình bị chê ghê quá, tôi vào Google và tìm ra thế giới người ta “diễn kịch” cũng không kém.
 Nói một cách công bằng, các vị bên ta cũng không đến nỗi nào. 
Đây là “phóng sự” Cua Times về chủ đề này.


Nhận xét chung: Đống đều ăn mặc tươm tất, trồng cây bé, riêng Tập Cận Bình và TBT NP.Trọng chọn cổ thụ, cuốc xẻng đều mới toanh, chỗ trồng cây rất sạch, có cỏ xanh, trừ VN.

- Vợ chồng tương kính như tân

Vào thời đại nhà Hán, gia đình họ Mạnh (Mạnh gia) sinh được một cô con gái tên là Mạnh Quang. Cô gái từ khi sinh ra đã có tướng mạo xấu xí nhưng lại khỏe mạnh, hiền thục, thông minh và hiểu biết lễ nghĩa.

- 10 câu nói nổi tiếng nhất của Tào Tháo

Nói không phải mê tín chứ nói về Tào Tháo chắc ai cũng biết sợ còn rành hơn lịch sử nước mình nữa chứ giỡn. Dù người đời gọi ông là gian hùng nhưng ông vẫn có những câu nói lưu truyền đến hàng ngàn năm thì hiểu rằng ông không hề đơn giản. Cùng nhìn những câu nói nổi tiếng nhất của ông.

- Mua trâu phóng sinh được trâu báo ơn

Vào triều đại nhà Minh, tại Giang Sơn có một thư sinh tên là Chu Khải, tên chữ là Thọ Nhân. Chu Khải thật thà chất phác, từ nhỏ đã rất hiếu học. Gia đình họ Chu trải qua 3 đời đều không ăn thịt trâu, thịt bò và thịt chó.
Chu Khải mồ côi cha từ nhỏ, bệnh tật lại nhiều. Vậy mà mỗi lần bị ốm nặng, Chu Khải chỉ cần uống một bát canh thịt bò thì sức khỏe của anh lại chuyển biến tốt hơn. Vì vậy, từ nhỏ đến lúc trưởng thành, Chu Khải ăn thịt bò không phải ít. Chu Khải hàng ngày đều đi sang làng bên dạy học kiếm tiền sinh sống.

- Truyền thuyết về chiếc khăn đỏ che mặt của cô dâu trong ngày cưới

ngày cuối, khăn đỏ, hoàng nguyệt anh, Gia Cát Lượng, cô dâu, che mặt,
Kỳ thực, người phát minh ra chiếc khăn voan đỏ che mặt cô dâu, chính là vợ của Gia Cát Lượng (dân gian tương truyền rằng, vợ của Gia Cát Lượng tên là Hoàng Nguyệt Anh, Hoàng Thụ hoặc là Hoàng Thạc), bài viết này sẽ lấy cái tên mang màu sắc đẹp đẽ là  Hoàng Nguyệt Anh.

- Nguyên Nhân Vợ Chồng Xung Khắc

Vào triều đại nhà Đường ở Trung Hoa, Thiền sư Chí Công là một bậc Cao Tăng, là tác giả của bộ Lương Hoàng Sám nổi danh nức tiếng. 


Không sử sách nào ghi lại song thân của Thiền sư là ai. Khi trưởng thành, Ngài xuất gia tu đạo, chứng được ngũ nhãn lục thông, được vua Lương Võ Đế hết sức kính ngưỡng.

- Con chim ưng của Thành Cát Tư Hãn

Thời điểm con người dễ phạm phải sai lầm nhất, đó là lúc đang tức giận. Vì vậy khi đang tức giận bạn đừng nên quyết định làm việc gì nhé, câu chuyện sau đây là minh họa bài học này rõ ràng nhất.
tranh sơn dầu của Vadim Gorbatov
tranh sơn dầu của Vadim Gorbatov
Thành cát Tư Hãn là một vị vua nổi tiếng, quân đội của ông đánh đến đâu thắng đến đó. Vó ngựa của quân Mông Thát tung hoành khắp nơi, phía bắc đến tận dải Bai Can, phía nam đến Hoàng Hà tức chiếm cả nước Trung Quốc (lúc đó là nhà Kim và nhà Tống) , phía đông đến sông Tùng Hoa, Tây đến Lý Hải (biển Casienne), nghĩa là bao gồm phần đất liền mênh mông Nam Sibere, Trung Quốc, Trung Á và một phần ngoại Cáp-ca-do (Caucase), một phần châu Âu có cả thành phố Matxcova

- Kẻ trộm cũng có Đạo

Ảnh: hk.epochtimes
Ảnh: Hk.Epochtimes
Những năm Càn Long triều đại nhà Thanh, huyện Sùng Đức (xưa gọi là huyện Thạch Môn), tỉnh Chiết Giang, có một viên tri huyện là Chương Thanh, xuất thân là người đọc sách, học vấn uyên thâm, làm quan thanh liêm, thanh danh vang khắp trong dân chúng. Chương Thanh đến huyện Sùng Đức đảm nhiệm chỉ có mấy năm, huyện đã trở nên an bình trật tự, dân chúng an cư lạc nghiệp, đêm không cần khóa cửa.
Lúc này, khắp huyện kế bên trộm án xảy ra liên tục, nhân tâm nhốn nháo. Bên trên có văn thư xuống, điều Chương Thanh sang huyện lân cận làm tri huyện, chỉnh đốn tình hình ở đó. Chương Thanh một mình đến huyện ấy nhậm chức, lập tức sử dụng các biện pháp nghiêm khắc kịp thời. Kể cũng lạ, từ khi Chương Thanh đến nhậm chức, đạo tặc liền im hơi lặng tiếng, không còn xảy ra vụ trộm nào nữa. Chương Thanh rất nhanh chóng chỉnh đốn cả huyện trở nên an bình hòa hợp.

GIA CÁT LƯỢNG “Xác giả” đánh lui quân Tư Mã Ý

Phong Thủy Kỳ Bí 

SAU CÁI CHẾT CỦA GIA CÁT LƯỢNG



Ngay cả với cái chết của vị quân sư họ Gia Cát này người ta cũng truyền tai nhau đủ chuyện phong thủy thần bí…
Lâu nay, Gia Cát Lượng vẫn được người dân khắp khu vực Đông Á nhắc tới như một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc nhưng đồng thời cũng là một thầy phong thủy, tướng số có khả năng hô phong hoán vũ, nhìn sao đoán mệnh, dự báo tương lai. Có lẽ chính vì vậy mà ngay cả với cái chết của vị quân sư họ Gia Cát này người ta cũng truyền tai nhau đủ chuyện phong thủy thần bí…
“Xác giả” đánh lui quân Tư Mã Ý

Bí quyết hưng thịnh gia tộc

Bí quyết hưng thịnh suốt 800 năm của một gia tộc

“Lo trước điều lo của thiên hạ, vui sau điều vui của thiên hạ”, đây là câu danh ngôn của vị tướng triều Tống tên là Phạm Trọng Yêm, đó cũng là phương châm của rất nhiều những trí thức từ xưa đến nay.
Phạm Trọng Yêm xuất thân rất nghèo, lúc còn trẻ ông vô cùng khốn khó, cuộc sống khó khăn gian khổ, nghĩ thầm rằng mai sau nếu có thể hơn người, nhất định phải cứu tế những người nghèo khó. Sau này làm tới chức Tể Tướng, liền đem bổng lộc lấy ra để mua ruộng đất, cấp cho những người nghèo không có ruộng để cày cấy và trồng trọt.

Giữa sống và chết

Truyện cổ Phật gia 

(Ảnh: Pixabay)
Ngày xửa ngày xưa, ở Ấn Độ cổ có một người đàn ông vì chán ghét cõi đời hiểm ác nên đã tìm đến cửa Phật, quy y Phật giáo.
Tuy rằng thân đã xuất gia, nhập không môn, nhưng trong tâm ông vẫn quyến luyến ngoại giới, bị ái dục ràng buộc, thường dùng dầu thơm sát lên thân thể, dùng nước nóng để tắm. Ông thích có làn da thơm tho, lựa chọn đồ ăn, tâm bị chôn vùi bởi vật chất, như bị dây mơ trói thân thể vậy, không lúc nào tự tại. Mặc dù trên hình thức đã xuất gia, thụ giới, nhưng về hành vi và cảnh giới thì vẫn là phàm phu tục tử, cách thánh đạo Niết Bàn còn xa lắm.

Dùng người trung thực và trách nhiệm

Tránh người xảo ngôn 

Hán Văn Đế (Ảnh: Epochtimes)
Hán Văn Đế (Ảnh: Epochtimes)
Hán Văn Đế được coi là một trong những vị vua nhân từ nhất trong lịch sử Trung Quốc. Thời kỳ trị vì của ông và của con trai ông, Cảnh Đế, thường được biết đến cùng nhau với tên “Hán Cảnh Luật”. Sự cai trị của họ đã được vinh danh vì sự ổn định chung và luật pháp nới lỏng.
Có một câu chuyện về khả năng của Văn Đế tiếp nhận chỉ trích, trong đó ông bỏ qua lỗi lầm và chọn một người ăn nói rõ ràng trong số những người có nhiều khả năng tốt hơn và xuất chúng hơn.

Truyền thụ bí quyết để có được mảnh đất phong thủy tốt

Phong thủy tốt có thể giúp thay đổi vận mệnh hoặc kéo dài vận may. Người xưa rất coi trọng việc đem hài cốt của tổ tiên chôn ở vùng đất phong thủy tốt, điều này có thể khiến đời sau nhận được lợi ích. Tuy nhiên, đất phong thủy tốt vốn không hề dễ tìm, cách giản tiện mà lại hay nhất là để nó chủ động tìm đến cửa.
đất phong thủy tốt, Tôn Quyền, thiện lương, Bài chọn lọc,
Dòng họ Tôn thành Vương nhờ tâm thiện lương được Thần chỉ điểm
Nhận gian có lưu truyền một câu chuyện như thế này, vào thời Hậu Hán, có người tên Tôn Chung, sống ở một nơi gọi là Dương Bình sơn, gần phủ Hàng Châu. Ông mất cha từ nhỏ, gia cảnh bần hàn, cùng với mẹ nương tựa vào nhau, sống bằng nghề trồng dưa hấu.

"Đào viên kết nghĩa"

Bài Học từ cái chết của Quan - Trương 

Trương Phi bị ám sát bởi tính cách bạo ngược khiến binh sĩ của ông bất mãn, nhưng thực tế, đằng sau sự bạo ngược của vị tướng này là một âm mưu được sắp đặt nhiều năm.
Nhà nghiên cứu Trung Quốc Uông Hoành Hoa chỉ ra, trong "Tam Quốc diễn nghĩa", tác giả La Quán Trung đã thực hiện một số "thủ thuật che đậy sự thực", nhằm phù hợp với quan niệm chính thống "Lưu chống Tào".
   Trâu đen cứu chủ trả nợ tiền kiếp

“Nợ thì phải hoàn trả” ấy là quy luật của vũ trụ, thế nên con người
cũng chớ vì các món nợ khó đòi mà phải lao tâm khổ tứ, bởi dẫu trước hay sau gì thì món nợ ấy cũng được hoàn trả, vì vũ trụ là công bình.

Vào những năm cuối triều đại nhà Thanh, vùng đông bắc Trung Quốc có một thôn xóm, trong thôn có một người họ Vương, bởi mỗi ngày ông đều gánh dầu ăn ra chợ bán, nên mọi người đều gọi ông là Vương bán dầu.

Đầu mùa xuân năm ấy, vợ ông mắc phải bệnh nặng. Nửa năm nay, vì để chữa bệnh cho vợ, tất cả số tiền dành dụm được đều đã dùng hết.

Hành thiện tích âm đức, đại nhẫn tiêu đại họa

Ảnh: Epochtimes
Ảnh: Epochtimes
Tô Thành người huyện Trâu Bình triều Thanh, trước nay luôn vui vẻ hành thiện giúp người, thường hay làm những việc tốt, mang lại lợi ích cho người khác. Bên đường cách thôn trang Tô Thành ở khoảng 10 dặm, có một cây liễu rất to, cành lá xum xuê, mỗi khi có người đi qua con đường này thì chắc chắn sẽ ngồi nghỉ ngơi hóng mát dưới gốc cây. Mùa hè năm đó, Tô Thành đi từ huyện về nhà, trời vô cùng nóng nực nên bèn đi tới gốc cây liễu, nhanh chóng bỏ nón, cởi bớt áo, đứng ngược chiều hóng gió cho bớt nóng nực.
Lúc đó, có một người mù cả hai mắt đi từ phía Đông tới, người này đi bộ rất nhanh, đến cả người mắt sáng cũng khó mà đuổi kịp. Sau khi người mù tới chỗ gốc cây, lẩm nhẩm nói rằng: “Hôm nay thời vận không tốt, cả nửa ngày trời mà chưa kiếm được một xu, giờ may mắn tìm được gốc cây này, được cây che chở mới có thể nghỉ ngơi một chút. Giờ ta sẽ bói cho cây này một quẻ, xem vận mệnh của cây liễu này thế nào?”. Một lúc sau người mù thất kinh nói: “Quả thực là tang tóc! Cây liễu này sắp chết rồi, giống như bói quẻ cho người chết vậy”. Sau đó vừa than thở vừa lặng lẽ rời đi.

Chú chó trung nghĩa xả thân mình cứu chủ

Mọi người đều biết, chó là bạn thân của con người và là con vật trung thành nhất trong các loài. Vào những lúc then chốt, chó thậm chí có thể xả thân mình cứu chủ. Đây có lẽ là nguyên nhân vì sao những người đi săn thường hay mang chó theo bên mình.

trung thanh, cứu chủ, chó,
Vào thời Tam Quốc, thành phố Kỷ Nam, quận Tương Dương, có một người tên là Lý Tín Thuần. Nhà ông có nuôi một con chó, đặt tên là Hắc Long. Ông vô cùng yêu quí con chó này, bất luận là ra ngoài hay ở nhà đều dẫn con chó theo, khi ăn cũng chia phần cho nó.

Nghiệp báo truyền sáu đời, phúc phận 800 năm

Ảnh: Epochtimes
Ảnh: Epochtimes
Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa mưu hại huynh đệ Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận, chiếm đoạt ngôi vua, làm nhiều việc bất nghĩa, gây hại cho đời sau, con cháu bị tuyệt hậu hai lần, phải chịu nỗi nhục cả hoàng tộc bị bắt làm nô lệ nước Kim. Ngược lại, Phạm Trọng Yêm là một minh thần Bắc Tống, suốt cuộc đời ông đều lo lắng cho đất nước và tạo phúc cho trăm họ, không hề hối tiếc cho dù bị giáng chức bốn lần. Phạm Trọng Yêm sống thanh đạm suốt một đời, nhưng con cháu đời sau rất hưng vượng, phú quý tám đời, vậy bí quyết nằm ở đâu?

Nguồn sạch nước tự trong, đại tín hành thiên hạ

Ảnh: Epochtimes
Ảnh: Epochtimes
Thời đầu những năm Trinh Quan (627-647) triều đại nhà Đường, có người đệ trình thư thỉnh cầu trừ bỏ nịnh thần. Đức Vua Đường Thái Tông hỏi: “Trẫm bổ nhiệm quan viên, là để họ trở thành những hiền thần. Theo khanh, làm thế nào phân biệt ai là nịnh thần?”.
Người đã viết thư đó trả lời: “Tâu bệ hạ, hạ thần ở nơi dân chúng, không biết rõ ai là nịnh thần trong cung. Nếu bệ hạ muốn biết, thì bệ hạ giả vờ nổi giận để thử lòng người. Nếu ai không sợ hãi mà đứng ra can gián, thì đó chắc chắn là người cương trực. Còn ai thuận theo mà a dua xu phụ thì quả nhiên là nịnh thần”.

10 câu nói bất hủ trong “Tam Quốc diễn nghĩa”

Tam Quốc diễn nghĩa là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc làm đắm lòng không biết bao đọc giả khắp nơi trên thế giới không chỉ bởi cốt truyện thu hút mà còn bởi nội dung sâu sắc truyền tải nhiều thông điệp mà không phải ai cũng có thể thấu tỏ. Điểm lại những câu nói bất hủ trong tác phẩm này, chúng ta có thể hiểu hơn về điều đó.

Tôn Sách, tào tháo, Tam quốc diễn nghĩa, Lưu Bị,
Tranh “Tam cố nhất ngộ” kể về điển tích Lưu Bị ba lần tìm gặp Khổng Minh nhưng đến lần thứ ba mới thỉnh mời được vị quân sư tài ba này.
“Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố”, tức người thì phải được như Lữ Bố, ngựa thì phải là ngựa Xích Thố.
Chỉ vỏn vẹn với 8 chữ nhưng lại ca ngợi hai sự vật, đủ để thấy được rằng bút pháp thời xưa ngôn ngữ tinh tế mà ý nghĩa lại vô cùng sâu xa. Hơn nữa câu văn còn sáng sủa dễ đọc, ngay đến cả đàn bà trẻ nhỏ cũng đều thuộc lòng một cách dễ dàng. Về sau, Quan Vũ tuy cũng có được ngựa Xích Thố, nhưng cũng chưa từng nghe ai nói như vậy cả, đoán chắc rằng tác giả ắt hẳn phải là người hâm mộ của Lữ Ôn Hầu rồi.