=>> VIỄN LY SANH Y

Sanh y (Upadhi) là một thuật ngữ của Kinh tạng Pàli, chỉ cho những nhân tố đưa đến tái sinh hay những điều kiện khiến cho một đời sống mới tiếp tục xảy ra trong các cảnh giới khổ đau sinh tử luân hồi. Đó là dục hỷ (nandi)1, hay tham-sân-si, hay năm triền cái (tham, sân, hôn trầm thụy miêntrạo hối, nghi), hay bảy tùy miên (tham tùy miên, sân tùy miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên, mạn tùy miênhữu tham tùy miênvô minh tùy miên) hay mười kiết sử (thân kiến, nghi, giới cấm thủtham dụcsân hậnsắc áivô sắc ái, mạn, trạo cửvô minh), hay mười hai chi phần duyên khởi (vô minh, hành, thức, danh sắclục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, già chết). Sanh y được ví như nhiên liệu của một ngọn đèn, nếu được tiếp thêm vào thì ngọn đèn tiếp tục cháy đỏ, nếu không được tiếp thêm vào thì ngọn đèn sẽ bị tắt, không còn điều kiện tồn tại.

=>> Phật Hoàng Trần Nhân Tông

THÀNH KÍNH TƯỞNG NIỆM LẦN THỨ 716
ĐỨC VUA - PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG NHẬP NIẾT-BÀN
Ngày 1-11-Mậu Thân (1308) - 1-11-Giáp Thìn (2024) - Dương lịch
01-12-2024

Sơ tổ Trúc Lâm sau khi ngộ đạo đã dành hết cuộc đời còn lại của mình đi khắp nhân gian giảng dạy Thập thiện, khuyến tấn dân chúng bỏ ác làm lành, trừ các dâm từ. Tùy duyên giáo hóa, tùy cơ tiếp dẫn, cả một đời không biết mệt mỏi vì lợi lạc quần sinh. Đặc biệt, Thiền tông đời Trần mang đậm nét bản sắc dân tộc, không ngoại lai với Thiền tông các nước khác. Nhờ thế người dân Việt dễ nhận ra yếu chỉ của chư Tổ Việt Nam, dễ tu theo đường lối truyền dạy của các ngài. Văn hóa của Phật giáo hòa quyện cùng văn hóa dân tộc, đưa đời sống văn hóa và đời sống tâm linh người dân Việt ngày một thăng hoa.

=>> XIỂN DƯƠNG ĐẠO LỘ GIÁC NGỘ CỔ XƯA


=> Hơn 26TK trước, Như Lai đắc quả vị sau 49 ngày thiền định thành Phật Chánh Đẳng Chánh Giác... của cõi Trời người.

- Mấy chục năm trước, khi còn là "ông chủ" con cũng chứa đầy tham sân... Hữu duyên nghe/xem được Chánh pháp/kinh tạng qua băng đĩa/Mp3..., xem/nghe nhiều rồi tập tành dần buông bỏ sanh y (dẫn tâm vào đạo), chuyển ăn thực vật, rồi sống thuần chay, giữ 5 giới & chọn hành thiền, ăn ngày cũng chỉ 1 bữa... tinh tấn gần 2 tháng đã tịnh chỉ được hơi thở, mở được một cánh cửa "Nhị thiền", buông hẳn lòng tham ái, nhờ đó nhịp sống hàng ngày luôn có trường từ (bi) cùng niềm hỷ lạc, an yên... Tín căn cũng từ đây mới thực sự trở nên kiên cố...

=> Sự thật về Vaccine - Tập 1 (The Truth about Vaccine Ep1)


=>> Bức xạ EMF gây ung thư, sảy thai...

Bức xạ điện từ: “kẻ thù” ở xung quanh ta?

Những nguy hại của diện thoại di động lên sức khỏe sẽ không bao giờ được liệt kê đầy đủ, và bạn cũng đừng mong đợi các hãng sản xuất và cung cấp dịch vụ tự lên tiếng cảnh báo nhắc nhở bạn. Giống như các nguy cơ khác, nó sẽ gặm nhấm cơ thể một cách từ từ theo thời gian trước khi bạn kịp nhận ra vấn đề. Do vậy tốt nhất, hãy để “dế yêu” của bạn xa xa một chút, hoặc là dùng tai nghe khi nói chuyện, sử dụng loa ngoài, hạn chế thời gian đàm thoại bằng cách nhắn tin, email…

=>> Cách sống cân bằng, vượt lên trên thế giới nhị nguyên

 Nhị nguyên là hai cực, hai đầu đối kháng, như là đúng và sai, thiện và ác, chánh pháp và tà pháp, chánh đạo và tà đạo, chính trị và tà trị, xấu và đẹp, tốt và xấu…

https://anastasiaholisticsage.com/the-galactic-backstage-evolution-of-consciousness-on-planet-earth/
 Thế giới thường tư duy nhị nguyên, cho nên có chia rẽ và chiến tranh triền miên. Ví dụ: Về một vấn đề nào đó, hai bên (hai nhóm, hai nước) đánh nhau và nhóm nào cũng cho là mình đúng và bên kia sai.

=>> Thái Tử Tất-Đạt-Đa Dời Khổ Hạnh Nhập Thiền Đắc Quả Vị

 Thuyết về nàng Sujata dâng bát cháo Sữa để ngài thọ dụng thoát đói sau nhiều năm khổ hạnh ẩn dụ rằng Ngài cũng từ bỏ việc hành hạ thân xác vì Hành hạ thân xác không dẫn đến sự giải thoát về Tâm. Vì vậy, Ngài từ bỏ và đi tìm kiếm phương pháp Tu tập khác.

=>> Những Thánh Địa Phật Giáo tại Ấn Độ


Những địa danh này đã lôi cuốn không biết bao nhiêu khách thập phương đến chiêm bái, và nhiều ngôi đền, tháp, bia ký cũng được xây dựng chung quanh những thánh địa này. Tuy nhiên, trong thời kỳ đạo Phật suy tàn tại Ấn Độ, một vài thánh địa đã bị hoang phế tàn rụi theo cát bụi và thời gian.

ẢNHnguồn: https://www.kathmanduandbeyond.com/bodh-gaya-bodhi-tree/

Lời giới thiệu:

Thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên là thế kỷ hoàng kim của các tôn giáo Á Đông. Những biến cố mang tính cách lịch sử vĩ đại đã lần lượt xảy ra tại các nước Đông Phương: Khổng Tử và Lão Tử tại Trung Hoa, Zoroaster tại Iran (Ba Tư), Mahavira và Đức Phật Thích Ca tại Ấn Độ.

Trong vùng lốc xoáy tôn giáo đó, đaọ Phật do Đức Thích Ca sáng lập, đã đứng vững và tiếp tục lớn mạnh như một ngọn đuốc sáng để đáp ứng nhu cầu tâm linh của loài người. Đaọ Phật đã đem đến cho con người một đời sống tâm linh hoàn hảo. Lẽ dĩ nhiên, đaọ Phật cũng không thoát ra ngoài quy luật chung của vũ trụ “thành, trụ, hoại, không,” và cũng đã trãi qua không biết bao nhiêu biến cố thăng trầm của lịch sử các dân tộc và tôn giáo; nhưng đạo Phật vẫn tồn tại và còn tồn tại mãi trong dòng sinh mệnh của các đất nước đạo Phật đã đi qua và để lại dấu ấn.

=>> THÂN NGƯỜI KHÓ ĐƯỢC

MUỐN VỀ CÕI PHẬT LẬP THÂN XỨ NGƯỜI

Trong kinh A Hàm ghi rõ: “thân người khó được, ví như có một con rùa mù, sống vô lượng kiếp giữa bể khơi; trăm năm mới trồi đầu lên một lần... (Mặt biển mênh mông một khúc gỗ trôi bập bềnh vô định, lênh đênh theo gió trôi nổi Đông Tây, việc con rùa chui được vào cái lỗ rỗng là không thể, nhưng ngàn vạn lần còn dễ hơn được thân người)”.

Đức Phật đã dạy “thân người khó được, Phật pháp khó nghe”, nguyên chữ Hán là “nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn”. Đề tài này chúng ta thấy rất dễ, rất gần gũi nhưng hiểu hết giá trị của nó cần phải suy nghiệm chín chắn mới thấy rõ. Hiện giờ tất cả chúng ta có mặt ở đây đều là thân người, nên ta thấy được nó đâu có khó. Đó là cái thấy cạn cợt, nếu nhìn theo đức Phật sẽ khác hơn nhiều. Ở đây tôi sẽ thứ tự giải thích cho quí vị hiểu.

=>> Kỳ Na Và Phật Giáo, Tương Đồng - Khác Biệt

  

=> Ý nghĩa 10 danh hiệu của Đức Phật

Là người con Phật, chúng ta cần phải biết về danh xưng của Đức Phật để phát khởi tâm rung động chí thành khi nghe danh hiệu Ngài và trưởng dưỡng niềm tin sâu sắc vào bậc Thầy gốc của tất cả chúng sinh ở cõi Ta bà.

Ý nghĩa 10 danh hiệu của Đức Phật 1

Hàng ngày các Phật tử có thể “Xưng danh hiệu” hay “Niệm danh hiệu” của chư Phật, tức là đọc tên của chư Phật và tưởng nhớ đến các ngài. Tưởng nhớ đến các ngài là cốt học và làm theo những lời dạy của các ngài. Việc tưởng nhớ sẽ thuận duyên hơn nếu chúng ta hiểu được ý nghĩa danh hiệu của chư Phật.