Tôi hy vọng đây sẽ là những nguồn thông tin hữu ích về sự nguy hiểm mà bức xạ 5G sẽ gây ảnh hưởng cho thế giới khi nó được triển khai trong tương lai. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và cập nhật những thông tin này, và nếu bạn có điều gì muốn bổ sung, xin hãy để lại bình luận bên dưới.
Mặc dù tại thời điểm bài viết này (2019), 5G đang được thử nghiệm ở một số thị trường, nhưng cũng sẽ cần nhiều thời gian nữa để nó được kích hoạt trên diện rộng. Nhiều công ty viễn thông nói rằng họ sẽ triển khai được nó trong năm nay, tuy nhiên, đó không phải sự thật. Sẽ cần nhiều thời gian hơn thế để nó có thể chiếm được thị phần lớn.
Nguy cơ bức xạ gia tăng là kết quả của những công nghệ mới và cơ sở hạ tầng mới cần thiết để kích hoạt 5G. Chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả những điều này, nhưng trước khi làm thế, tôi muốn cung cấp cho bạn cấu trúc của bài viết này như sau:
- Tại sao bức xạ 5G lại nguy hiểm? – Tóm tắt
- Tại sao cần có 5G?
- 5G là gì và nó hoạt động như thế nào?
- Bức xạ 5G – Nguy cơ bức xạ RF
- Nghiên cứu bức xạ RF
- Nguy hiểm của bức xạ 5G – Những gì chúng ta biết
- Các chuyên gia nói gì về bức xạ 5G
- Cuộc chiến thông tin về 5G
- Cách bảo vệ bản thân trước bức xạ 5G
- Các cách để giảm tiếp xúc với bức xạ 5G
- Các cách để giảm tiếp xúc với bức xạ EMF
- Những suy nghĩ của tôi về bức xạ 5G
Hãy bắt đầu bằng cách nói về những lý do ngắn gọn tại sao bức xạ từ mạng không dây 5G sẽ nguy hiểm:
Phần phổ tần số vô tuyến hiện tại được sử dụng bởi 1G, 2G, 3G, 4G LTE (những gì chúng ta hiện có) là quá nhiều và sẽ không thể hỗ trợ số lượng thiết bị trực tuyến đang được ra mắt hàng ngày. Điều đó có nghĩa là 5G sẽ sử dụng sóng milimet ở tần số 30-30 gigahertz – mức tần chưa từng được sử dụng trong quá khứ. Các tần số cao hơn này có bước sóng ngắn và nguy hiểm hơn.
Các bước sóng ngắn hơn sẽ không thể truyền đi xa hoặc xuyên qua vật thể. Điều này có nghĩa là 5G sẽ cần hàng trăm nghìn tháp di động nhỏ để bù đắp. Bạn sẽ được thấy các tháp vi mô nhỏ trên các biển báo đường phố, cột đèn, bên cạnh các tòa nhà, nóc nhà và bất cứ nơi nào khác mà các công ty viễn thông có thể đặt chúng một cách hợp pháp.
Vì vậy, nó sẽ không chỉ là dạng bức xạ điện từ có tần số cao hơn rất nhiều, bước sóng ngắn hơn mà nó còn ở gần hơn, làm tăng khả năng phơi nhiễm và gây nguy hiểm cho chúng ta.
Hãy nhớ lại định luật Vật lý “Bình phương nghịch đảo/ còn được gọi là định luật vạn vật hấp dẫn của Newton), về cơ bản, định luật này nói rằng khi chúng ta tăng gấp đôi khoảng cách với nguồn bức xạ EMF, chúng ta sẽ giảm số lượng tiếp xúc với nó. Khái niệm này có nghĩa là khoảng cách mang lại cho chúng ta sự bảo vệ theo cấp số nhân.
Với mạng 4G LTE hiện tại, chúng ta chỉ cần xác định vị trí các tháp, cột thu phát sóng và chọn nhà cho phù hợp. Nhưng điều này gần như không thể xảy ra trong tương lai với sự gia tăng mạnh mẽ các tháp di động 5G.
Và tiếp theo, hãy nói một chút về 5G thực sự là gì, để chúng ta có thể hiểu rõ hơn tại sao nó sẽ gây nguy hiểm theo cấp số nhân so với mạng không dây 3G và 4G hiện tại.
Tại sao cần có 5G?
Nếu bạn đã sử dụng điện thoại di động nhiều năm như tôi, có lẽ bạn đã quen thuộc với các thế hệ công nghệ không dây khác nhau. 5G không phải là 5GHz, nó là thế hệ thứ 5 của viễn thông không dây.
- 1G là thế hệ ban đầu và về cơ bản chỉ sử dụng tin hiệu giọng nói tương tự giữa những người gọi.
- 2G là thế hệ thứ 2, được giới thiệu vào những năm 1990, cho phép những dữ liệu đầu tiên được gửi dưới dạng tin nhắn văn bản đơn giản.
- 3G cho phép truy cập Internet tốc độ cao thông qua việc truyền dữ liệu nhanh hơn. Điều này đã cho chúng ta kết nối với Internet và mở ra một thế giới hoàn toàn mới cho điện thoại thông minh.
- 4G được mở rộng trên nền tảng này, cho phép truyền dữ liệu nhanh hơn đáng kể. Điều này cho phép chúng ta có thể xem Netflix ở bất kỳ đâu và giúp bạn có thể liên tục lướt điện thoại trên các MXH.
Bây giờ, tất cả chúng ta đã sử dụng 4G LTE trong khoảng 10 năm qua và phần lớn, nó hoạt động khá tốt. Tuy nhiên, với mạng lưới thiết bị và điện thoại thông minh ngày càng phát triển, mạng lưới này ngày càng trở nên đông đúc và quá tải.
Tốc độ hỗ trợ 4G cũng không theo kịp nhu cầu công nghệ. Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nhiều thiết bị và phương tiện tự hành trên đường, mạng hiện tại sẽ không đủ để phục vụ những điều đó. Những loại thiết bị này không chỉ yêu cầu tốc độ nhanh hơn, nhiều băng thông hơn, mà còn giảm đáng kể độ trễ về thời gian hay những khoảng thời gian chờ đợi ở giữa các hoạt động.
Điều này đưa chúng ta đến với sự ra đời của 5G, vốn đã được nghiên cứu và xôn xao trong gần 1 thập kỷ qua, nhưng chỉ trong vài năm gần đây mới trở thành hiện thực. Nó đã đang được thử nghiệm ở một số thành phố, 5G đang gần hơn bao giờ hết và nhiều loại điện thoại đã ra đời sẽ hỗ trợ nó.
Tuy nhiên, nó vẫn chưa thể trở thành hiện thực bây giờ, và chủ yếu là liên quan đến vấn đề cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, khả năng cao là nhiều công ty viễn thông lớn như Verizon hay AT&T sẽ có các điểm phát sóng riêng biệt có sẵn để cung cấp cho bạn để trải nghiệm tốc độ của 5G.
Bởi thế, bây giờ bạn đã hiểu một chút lý do tại sao 5G ra đời, và sau đây hãy cùng tìm hiểu sâu hơn một chút về việc 5G là gì và cách thức hoạt động của nó.
5G là gì và nó hoạt động như thế nào?
(PS: Phần này liên quan nhiều đến kỹ thuật vậy nên nếu tôi dịch chưa sát nghĩa, mong các bạn lượng thứ).
Tất cả các thế hệ mạng di động từng có đã sử dụng cơ sở hạ tầng di động giống nhau. Khu vực dịch vụ mà bạn được kết nối thực sự là một phần của lưới địa lý kỹ thuật số (a digital geographical grid) được gọi là “cell/tế bào”. Dữ liệu được truyền từ thiết bị của bạn đến một tháp di động cục bộ (local cell/tháp tế bào) dưới dạng các gói (packets). Dữ liệu này sau đó được chuyển qua mạng điện thoại và internet đến bất cứ nơi nào mà nó được gửi đến.
Khi bạn di chuyển xung quanh, các tháp di động này có khả năng hỗ trợ bạn mà không làm gián đoạn cuộc gọi điện hoặc dữ liệu bạn đang nhận. Bạn có thể nhận thấy có nhiều tháp di động trong khu vực bạn đang sống hay trong thành phố. Đó là bởi các tháp di động lớn này có thể duy trì kết nối với các thiết bị của bạn trong khoảng cách xa và qua nhiều đối tượng do bước sóng của tần số đang được sử dụng.
Nhược điểm của mạng 4G LTE là các tháp di động hiện đang hỗ trợ đang dần trở nên lỗi thời khi nhu cầu công nghệ mới gia nhập thị trường.
5G sẽ nhanh đến mức nào?
5G, hoặc thế hệ thứ 5 của không dây, sẽ giải quyết vấn đề tốc độ này. Với tốc độ truyền dữ liệu lên đến 10 Gb/ mỗi giây, bạn có thể tải một bộ phim HD chỉ trong vài giây. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có internet nhanh hơn 100-200 lần so với mạng 4G hiện tại.
Mạng di động 5G không chỉ nhanh hơn mà có thể sẽ quan trọng hơn vì nó giảm thiểu được những khoảng thời gian chờ đợi chết (hay tiết kiệm thời gian hơn). Hãy tưởng tượng bạn đang chơi một trò chơi trên điện thoại của mình và bạn yêu cầu nó thực hiện một tác vụ. Hiện tại, quá trình này mất khoảng 40-50 mili giây để hoàn thành. 5G cho phép khoảng thời gian trễ này rút ngắn xuống 5 mili giây. Hiện tại, khoảng thời gian trễ này không phải là một vấn đề lớn và chúng ta hầu như khó nhận thức được nó.
Tuy nhiên, hãy thử ứng dụng điều này và mở rộng nó sang các công nghệ mới nổi như AI và lái xe tự động. Độ trễ thấp nghĩa là các phương tiện có thể phản hồi nhanh hơn nhiều với các dữ liệu đầu vào mới, giúp chúng ta lái xe an toàn hơn. Vì vậy, xét về tốc độ, độ trễ và kết nối – 5G sẽ tạo ra một số lợi thế lớn, nhưng điều này có xứng đáng không? Đừng lo, ở phần sau của bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu một số thông tin về khoa học và nghiên cứu đằng sau lý do tại sao bức xạ 5G có thể cực kỳ nguy hại.
5G sẽ hoạt động như thế nào?
Để hiểu tõ hơn một số phần tiếp theo này, hãy dành một chút thời gian và xem video nhanh dưới đây. Đây không phải là video mới nhất, nhưng nó thực sự đã làm rất tốt khi phác thảo một số công nghệ sẽ cho phép mạng 5G tồn tại và hoạt động.
Bây giờ, bạn đã có một chút ý tưởng rõ hơn về cách tất cả những công nghệ này hoạt động cùng nhau, hãy phân tích chúng để chúng ta có thể hiểu rõ thêm chút nữa.
5G sẽ sử dụng sóng milimet nằm trong dải tần số cao hơn từ 30 đến 300GHz. Mạng mà điện thoại của bạn hiện đang kết nối sử dụng băng tần vi sóng từ 700 MHz đến 3 GHz.
Trước hết, phạm vi 30-300 GHz về cơ bản chưa từng được sử dụng, bởi nó sẽ mang đến cho các nhà cung cấp dịch vụ dải băng thông lớn hơn vô hạn để cung cấp cho người dùng. Không chỉ vậy, những sóng ngắn hơn này sẽ cho phép gửi và nhận dữ liệu được truyền đồng thời trên một sóng mang duy nhất (single carrier wave).
Một trong những vấn đề với những sóng Milimet này là chúng gần như không thể xuyên qua mọi thứ tốt như các tháp di động hiện tại của chúng ta. Vì vậy, bức xạ từ sóng vô tuyến bị chặn bởi những thứ đơn giản như cây cối và các tòa nhà. Điều này có nghĩa là thay vì các tháp di động công suất lớn ở khoảng cách nửa dặm một, chúng ta sẽ có hàng nghìn ăng-ten nhỏ hơn trên các tòa nhà, biển báo, cột đèn…etc. Việc có những tháp di động nhỏ ở gần này sẽ giống như một con dao 2 lưỡi, mặc dù chúng cho phép tạo ra những điều kiện thuận lợi cho những tốc độ mạng cao này, chúng cũng sẽ thu hẹp khoảng cách về bức xạ 5G, đưa những bức xạ này đến gần cơ thể chúng ta hơn bao giờ hết.
Massive MIMO
Những ăng-ten sóng milimet nhỏ này cũng sẽ cho phép một thứ (mà bạn đã thấy trong video) – được gọi là Massive MIMO (đa đầu vào, đa đầu ra). Về cơ bản, điều này có nghĩa là thay vì dữ liệu truyền qua lại trên một sóng vô tuyến duy nhất, dữ liệu có thể được truyền từ một thiết bị đến nhiều ăng-ten cùng lúc. Điều này cho phép truyền dữ liệu nhanh hơn.
Để giữ cho tất cả những thứ này có trật tự, một thuật toán kỹ thuật được gọi là Beamforming sẽ được sử dụng. Về cơ bản, điều này có nghĩa là tuyến đường tốt nhất cho các mảng dữ liệu này sẽ được tính toán liên tục, thay đổi liên tục khi thiết bị của bạn di chuyển. Điều này cho phép hàng ngàn ăng-ten 5G nhỏ biết nơi gửi dữ liệu vào bất kỳ thời điểm nào.
Bây giờ, như bạn có thể tưởng tượng, số lượng lớn cơ sở hạ tầng mới sẽ phải được thiết lập và sẽ khiến cho việc lắp đặt này trở nên cực kỳ tốn kém. Vì vậy, hầu hết các chuyên gia tin rằng ban đầu nó sẽ được thực hiện ở các thành phố lớn, nơi các nhà mạng thực sự có thể thấy được lợi nhuận sinh ra từ tiền đầu tư của họ.
Có thể sẽ phải mất một khoảng thời gian nữa chúng ta mới thấy 5G xuất hiện ở các vùng nông thôn. Các chuyên gia tin rằng có thể sẽ không khả thi về mặt tài chính nếu đưa 5G về các vùng nông thôn. Vì vậy, nếu bạn đang lo lắng về bức xạ 5G như tôi thì bạn nên cân nhắc để đến sinh sống ở các nơi xa các thành phố lớn.
Bức xạ 5G – Nguy cơ bức xạ RF
Bây giờ, khi nói đến sự nguy hiểm của bức xạ RF mà 5G sẽ mang lại, có 2 điều chúng ta cần nói đến.
- Rủi ro chung về phơi nhiễm Bức xạ RF
- Rủi ro cụ thể khi tiếp xúc với 5G
Vì vậy, tôi muốn chia nhỏ những điều này và hướng dẫn bạn qua các nghiên cứu nhằm cho thấy mức độ nguy hiểm của công nghệ mới này. Hãy bắt đầu bằng việc nhìn lại các nghiên cứu cho thấy điện thoại di động và bức xạ tháp di động gây hại cho cơ thể như thế nào.
Nghiên cứu bức xạ RF
Bạn có thể đã nghe nói về một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, và tôi có thể cũng không thể trình bày được hết về chúng, nhưng tôi muốn đưa ra một bản tóm tắt chung về một số nghiên cứu và bằng chứng khoa học cho thấy mức độ tiếp xúc cao với bức xạ RF từ cấp tế bào – Điện thoại và tháp di động thực sự có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Nghiên cứu trên điện thoại: Nghiên cứu mở rộng này đã xem xét hơn 5000 trường hợp u Glioma (U thần kinh đệm) và Meningioma (U màng não) để xác định mức độ sử dụng điện thoại di động được quan sát thấy. Cuối cùng, họ phát hiện ra rằng những người tiếp xúc nhiều nhất với bức xạ RF từ điện thoại di động có nguy cơ phát triển khối u não cao hơn trong suốt cuộc đời của họ.
Nghiên cứu này cùng với hàng loạt bằng chứng khác là một phần lý do tại sao WHO (Tổ chức y tế thế giới) phân loại bức xa RF là “chất có thể gây ung thư” vào năm 2011, ngay sau khi nghiên cứu được công bố.
“Ảnh hưởng của việc ở đường truyền di động ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh ung thư” (“The Influence of Being Physically Near To A Cell Phone Transmission Mast On the Incidence of Cancer”) – một cái tên dài, nhưng đây là một nghiên cứu cực kỳ quan trọng cho thấy việc ở gần các tháp sóng (dưới bất kỳ hình thức nào), có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư như thế nào.
Điều này đặc biệt quan trọng bởi sự xuất hiện của 5G đồng nghĩa với việc khoảng cách của chúng ta với các tháp di động siêu nhỏ này sẽ gần hơn rất nhiều.
Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2004 tại Đức đã xem xét lịch sử của 1000 bệnh nhân khác nhau vào khoảng thời gian từ 1994-2004. Họ phân loại những người tham gia thành các nhóm dựa trên mức độ gần các tháp sóng nơi họ sinh sống. Cuối cùng, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có mối tương quan đáng kể giữa mức độ gần của những người sống gần các tháp sóng (cell-towels) và nguy cơ phát triển ung thư của họ.
Họ viết:
“Tỷ lệ các trường hợp ung thư mới phát triển cao hơn đáng kể trong số những bệnh nhân đã sống trong 10 năm qua ở khoảng cách 400m (1.300 feet) từ địa điểm cột phát sóng, đã hoạt động từ năm 1993, so với những bệnh nhân sống ở xa hơn, và những bệnh nhân đó đã bị ốm sớm hơn trung bình 8 năm.
Nghiên cứu Ramazzini – có lẽ là một trong những nghiên cứu đáng sợ nhất đã được công bố gần đây. Viện Ramazzini nổi tiếng ở Ý đã nghiên cứu mức độ thường xuyên tiếp xúc với bức xạ RF ở mức phù hợp với bức xạ tại các tháp sóng hợp pháp gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ như thế nào.
“Các kết quả NTP của Hoa Kỳ kết hợp với nghiên cứu Ramazzini hiện nay, củng cố thêm bởi các nghiên cứu trên người từ nhóm của chúng tôi và những người khác, cung cấp bằng chứng rõ ràng rằng bức xạ RF gây ra u dây thần kinh (u dây thần kinh tiền đình ốc tai/vestibular schwannoma) và U nguyên bào thần kinh đệm đa dạng (gliomas), và nên được phân loại là chất gây ung thư cho con người”, tiến sĩ/bác sĩ/nhà dịch tễ học tại Khoa ung thư, bệnh viện đại học Örebro, Thụy Điển Lennart Hardell cho biết – người đã từng xuất bản nhiều ấn phẩm liên quan đến nguyên nhân môi trường gây ung thư bao gồm chất độc da cam, thuốc trừ sâu và bức xạ tần số vô tuyến di động.
“Bằng chứng cho thấy sóng vô tuyến không dây là chất gây ung thư đã tăng lên và không thể bỏ qua được nữa”, Giáo sư danh dự Anthony B. Miller MD thuộc Đại học Toronto, Trường Y tế Công cộng, cho biết. Cố vấn Y tế cho EHT, đồng thời ông cũng là cố vấn lâu dài cho Tổ chức Y tế Thế giới.
Và còn rất nhiều những nghiên cứu và bằng chứng liên kết giữa bức xạ RF tới các tác động tiêu cực đến sức khỏe, nhưng tôi nghĩ rằng bằng đó là đủ cho mục đích của bài viết này.
Thay vào đó, tôi muốn dành nhiều thời gian hơn để nói về cách Bức xạ 5G đã được chứng minh là ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Vì nó chưa được phát hành trên diện rộng, nên việc chúng ta tiếp xúc với nó và khả năng nghiên cứu tác dụng của nó bị hạn chế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thứ có thể khiến bạn lo lắng.
Sự nguy hiểm của bức xạ 5G – Chúng ta biết những gì?
Bây giờ đã đến lúc nói cụ thể về một số cách mà bức xạ 5G sẽ gây hại trực tiếp cho chúng ta. Tôi xin trích dẫn một chút những gì Tiến sĩ Joel Moskowitz, giáo sư y tế công cộng tại Đại học California nói với Daily Mail về việc 5G sẽ có hại như thế nào.
“Việc triển khai 5G, hay thế hệ thứ 5 của sóng không dây, tạo thành một thử nghiệm lớn lên sức khỏe của tất cả các loài. Bởi MMW (Millimeter Wave ) yếu hơn vi sóng, chúng chủ yếu được hấp thụ bởi da, có nghĩa là sự phân bố của chúng khá tập trung ở đó. Bởi da có chứa các mao mạch và đầu dây thần kinh, nên các tác dụng sinh học MMW có thể được da truyền qua cơ chế phân tử hoặc qua hệ thần kinh”.
Ông cũng nói với Daily Mail Online rằng ông lo ngại rằng “5G sẽ sử dụng tần số băng tần cao, hoặc sóng milimet, có thể ảnh hưởng đến mắt, tinh hoàn, da, hệ thần kinh ngoại vi và tuyến mồ hôi”. Ông nói thêm “Sóng Milimet cũng có thể làm cho một số mầm bệnh kháng lại thuốc kháng sinh”.
Tiến sĩ Moskowitz không đơn độc trong sự e ngại của mình.
Hiệp hội Bác sĩ môi trường quốc tế (The International Society of Doctors for the Environment) và các nhánh của tổ chức này tại 27 quốc gia và hơn 200 bác sĩ, nhà khoa học đều đang kêu gọi ngừng triển khai 5G, ‘do lo ngại rằng bức xạ tần số vô tuyến 5G sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe”, Tiến sĩ Moskowitz nói.
Cho đến nay, những lời cảnh báo của họ vẫn chưa được lắng nghe”.
Bạn có thể đọc một DANH SÁCH NHỮNG KIẾN NGHỊ đến từ các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu khắp thế giới, khuyến cáo và phản đối việc sử dụng 5G và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến sức khỏe của con người trong bảng tổng kết này.
Các chuyên gia đang nói gì về bức xạ 5G
Cùng với những nghiên cứu, hàng trăm lá thư được gửi đến các nhà khoa học, bác sĩ, nhà nghiên cứu, đến các tổ chức trên thế giới kêu gọi ngừng triển khai 5G.
Năm 2017, một nhóm hơn 250 nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đã viết và xuất bản một tuyên bố có tên là “Lời kêu gọi 5G/5G Appeal” yêu cầu tạm hoãn việc xây dựng cơ sở hạ tầng 5G. Đây là một phần tiếp theo của bức thư trước đó gửi tới LHQ với yêu cầu tương tự.
Một phần của những gì họ viết trong tuyên bố: “Chúng tôi khuyến nghị tạm dừng triển khai thế hệ sóng không dây thứ 5 – 5G – cho viễn thông cho đến khi các mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe con người và môi trường được các nhà khoa học độc lập trong ngành kiểm tra đầy đủ…RF-EMF được chứng minh là có hại cho con người và môi trường”.
Bạn có thể đọc toàn bộ kháng nghị đã được xuất bản tại đây.
Một số nhận xét đáng chú ý khác của các chuyên gia (cảm ơn EHtrust.org đã tổng hợp những nhận xét này)
“Có rất nhiều bằng chứng cho thấy công nghệ này có hại cho con người và môi trường. Sóng 5G Milimet được biết đến có thể làm nóng mắt, da và tinh hoàn. Đặc biệt chúng ta cần quan tâm đến những đối tượng dễ bị tổn thương nhất như trẻ sơ sinh, trẻ em, người già yếu và người tàn tật. Ngoài ra, cũng có những lo ngại về việc sóng sẽ khiến quần thể ong và chim sẽ suy giảm nghiêm trọng”. – Từ bác sĩ chuyên khoa Lennart Hardell MD & Đồng nghiệp
“Ngày càng nhiều tài liệu khoa học đưa ra bằng chứng về những tổn thương tế bào do bức xạ nhiệt không dây ion hóa được sử dụng trong Viễn thông. RF-EMF này đã được chứng minh là gây ra hàng loạt những tác động xấu đến tính toàn vẹn của DNA, màng tế bào, biểu hiện gen, tổng hợp protein, chức năng tế bào thần kinh, hàng rào máu não, sản xuất melatonin, tổn thương tinh trùng và rối loạn chức năng miễn dịch” – Bài viết của Dr. Cindy Russell năm 2018 có tựa đề “Mở rộng viễn thông không dây 5 G: Sức khỏe cộng đồng và tác động đến môi trường.”
“Đây là tình huống có một không hai trong lịch sử loài người khi toàn bộ nhân loại sẽ tiếp xúc với các thiết bị nhân tạo phát ra bức xạ ion hóa chưa được kiểm nghiệm đầy đủ trước khi triển khai. Trách nhiệm của các nhà khoa học, những người đưa ra quyết định, các lãnh đạo ngành, những người cho phép triển khai công nghệ chưa được thử nghiệm đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến tất cả chúng ta là gì? Câu trả lời rất đơn giản là “Họ không phải chịu trách nhiệm”, bởi vì nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào xuất hiện trong tương lai thì những vấn đề này cũng sẽ mất hàng chục năm thời gian để biểu hiện và khi đó, những người hiện đang cho phép triển khai công nghệ 5G chưa được thử nghiệm đầy đủ đều đã nghỉ hưu, hay như cách người ta hay nói là “dưới sáu thước” – Dr. Darius Leszczynski
Cuộc chiến thông tin trên 5G
Sẽ chẳng ngạc nhiên chút nào khi các công ty viễn thông, các nhà sản xuất điện thoại di động hay toàn bộ lĩnh vực công nghệ sẽ không muốn cho bạn biết về sức mạnh thực sự của 5G. Họ không muốn bạn hiểu đầy đủ rằng bức xạ 5G có thể sẽ vượt xa bất cứ điều gì chúng ta đã có thể hiểu hay lĩnh hội được tính đến thời điểm này.
Tuy nhiên, chỉ cần biết rằng đây có thể sẽ là một cuộc chiến thông tin giữa các công ty và ngành công nghiệp đó, còn các bậc cha mẹ, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu thì lại cảm thấy rằng đây có thể sẽ là một mối nguy hiểm thực sự.
Gần đây, Verizon (Tập đoàn viễn thông đa quốc gia của Mỹ) đã thiết lập một website mới có tên “Let’s 5G”. Toàn bộ mục đích của trang web là ủng hộ việc triển khai 5G ngay lập tức. Các hình ảnh, bài báo, thông tin đều chỉ tập trung vào những mặt tích cực. Nó được truyền thông hướng tới những người trẻ tuổi và khuyến khích họ liên hệ với các nhà chức trách bang và ở địa phương nơi họ sống.
Verizon cũng đã thiết lập một trang web mới có tên “Let’s 5G”. Toàn bộ mục đích của trang web là ủng hộ việc triển khai 5G ngay lập tức. Các hình ảnh, bài báo và thông tin chỉ tập trung vào những mặt tích cực. Nó được tiếp thị cho những người trẻ tuổi và khuyến khích họ liên hệ với các quan chức nhà nước và địa phương của họ.
Họ đang đưa ra những câu trả lời đơn giản (theo ý kiến của tôi) cho những câu hỏi quan trọng.
Hãy xem ảnh chụp màn hình từ website của họ:
Dịch: “Tôi ủng hộ việc triển khai ngay lập tức dịch vụ không dây 5G trong cộng đồng của chúng ta vì những lợi ích mà nó sẽ mang lại hôm nay và những đột phá mà nó sẽ mang đến trong tương lai”.
Hãy xem tiếp hình ảnh chụp màn hình bên dưới, đây là toàn bộ câu trả lời cho câu hỏi “5G hoạt động như thế nào?”, nếu bạn đã đọc phần trên về cách 5G thực sự hoạt động thì bạn có thể hiểu rằng câu trả lời dưới đây đã bị đơn giản hóa quá mức và hoàn toàn không liên quan đến mối nguy hiểm mà những cột sóng “tế bào nhỏ/small-cell” gây ra.
Dịch: Tương tự như thiết bị đóng mở cửa nhà xe (garage door openers), TV, thiết bị giám sát trẻ em và mọi thế hệ không dây trước đây đều hoạt động theo cách tương tự – sử dụng tần số vô tuyến (RF). 5G sử dụng một mạng lưới các ăng-ten tế bào loại nhỏ (“small-cell” antennas) dày đặc có kích thước bằng một chiếc balo. Được thiết kế để hòa vào môi trường xung quanh, các ăng-ten này ẩn mình tốt đến mức bạn khó có thể nhận thấy sự có mặt của chúng – hiển nhiên như cột điện hay đèn đường.
Mặc dù những gì họ đề cập trong câu trả lời đó là đúng về mặt kỹ thuật, nhưng họ đã giấu đi một lượng lớn thông tin quan trọng và không chỉ ra việc những bức xạ tần số vô tuyến phát ra từ những thứ “cột điện, đèn đường” đó thực sự có hại đến mức nào.
Tiếp tục, họ trả lời cho câu hỏi “Tất cả các ăng-ten 5G đó có gây ra những mối quan ngại liên quan đến sức khỏe không?” là:
“Tất cả những thiết bị được sử dụng cho 5G phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn của liên bang. Những tiêu chuẩn đó có biên độ an toàn rộng và được thiết kế để bảo vệ tất cả mọi người, kể cả trẻ em. Việc tiếp xúc hàng ngày với năng lượng tần số vô tuyến từ các cột sóng tế bào 5G sẽ nằm trong giới hạn an toàn đó và có thể được so sánh tương tự với việc tiếp xúc với các sản phẩm khác như thiết bị giám sát trẻ em, bộ định tuyến wifi và thiết bị Bluetooth”.
Một lần nữa, tất cả đều đúng về mặt kỹ thuật nhưng loại bỏ những thông tin quan trọng nhất. Họ không nói rằng nó an toàn, chỉ là nó đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn của liên bang, điều mà bạn đã thấy trong bài viết này bị nhiều chuyên gia bác bỏ. Cũng giống như xếp hạng SAR, các tiêu chuẩn an toàn liên bang này không tránh khỏi áp lực hay những mối liên hệ phía sau với các công ty viễn thông và nhà sản xuất điện thoại di động. Chưa kể rằng các tiêu chuẩn an toàn liên bang mà họ đang đề cập vẫn chưa được thử nghiệm dựa trên việc triển khai rộng rãi 5G vì nó mới chỉ mới bắt đầu giai đoạn thử nghiệm ở một số nơi. Điều thường diễn ra trong những tình huống này là công nghệ được triển khai trước rất nhiều so với những tiêu chuẩn an toàn, và những tiêu chuẩn này chỉ được cập nhật sau đó khi cần thiết. Trong khi đó, công chúng nói chung phải tiếp xúc với một lượng lớn bức xạ 5G và sóng milimet chưa được nghiên cứu đầy đủ như ta đang thấy.
Hy vọng những điều này sẽ giúp bạn hiểu được rằng cuộc chiến thông tin sẽ tiếp tục tiếp diễn giữa những người được hưởng lợi từ việc triển khai 5G và những người cảm thấy nó có thể là một sự nguy hiểm cực độ.
Cách bảo vệ bản thân trước bức xạ 5G
Về cơ bản, nó sẽ liên quan đến 2 vấn đề. 1) Ủng hộ các chiến dịch chống lại sự triển khai 5G. 2) Tìm cách giảm thiểu bức xạ EMF trong cuộc sống của bạn và chuẩn bị bảo vệ bản thân trước sự ra mắt của 5G trong tương lai.
Chúng ta sẽ bàn sâu hơn về cả 2 điều này:
Vận động chống lại 5G
Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm (nếu bạn có khuynh hướng muốn làm) là phản đối việc triển khai 5G. Điều quan trọng cần nhớ là dù công nghệ này hiện đang được thử nghiệm, nhưng chúng ta vẫn còn đủ thời gian để dừng nó. Bởi việc xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ mạng di động mới này sẽ rất tốn kém, cộng thêm với sự phẫn nộ của công chúng, nó có thể trở thành một lý do đủ thuyết phục để các công ty suy nghĩ lại.
Cũng có thể nhờ đến các cơ quan liên bang tham gia vào việc bảo vệ công dân của họ. Hoặc, tối thiểu là trì hoãn việc triển khai nghiên cứu sâu hơn về các tác hại sinh học mà bức xạ từ mạng 5G sẽ gây ra đối với quần thể con người, động vật, thực vật.
Đừng làm bất cứ điều gì bạn cảm thấy không thoải mái, nhưng nếu bạn muốn nói lên ý kiến của mình, Tổ chức công nghệ an toàn đã tổng hợp rất nhiều cách mà bạn có thể lên tiếng chống lại 5G. Hãy tham gia cùng họ nếu bạn muốn.
Các cách giảm tiếp xúc với bức xạ 5G
Bây giờ sẽ đến phần chúng ta thực sự nói về những gì chúng ta có thể làm để bảo vệ chính mình. Vì 5G vẫn chưa thực sự ở đây, chúng ta sẽ chủ yếu nói về những cách mà chúng ta có thể chuẩn bị. Một số bao gồm những sản phẩm giúp giảm tiếp xúc với EMF, bao gồm cả bức xạ RF trong cuộc sống của chúng ta. Bây giờ chúng ta có thể hiểu rằng sự nguy hiểm của bức xạ có được do sự tích lũy, không phải cấp tính. Vì vậy bạn càng tiếp xúc với nhiều bức xạ trong suốt cuộc đời, bạn càng tạo cho nó cơ hội làm hại mình.
5G sẽ khiến chúng ta phải tiếp xúc với một lượng lớn bức xạ RF, vì vậy một trong những điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm là giảm phơi nhiễm nói chung.
Tôi sẽ phác thảo một số điều quan trọng mà bạn có thể làm. Sau đó tôi sẽ giới thiệu một số tài nguyên chất lượng để bạn có thể biết những cách bạn có thể tự bảo vệ mình trước bức xạ EMF. Tôi không muốn đưa tất cả những điều đó vào 1 bài viết vì nó không liên quan cụ thể đến 5G và bài viết này đã quá dài.
1. Mua một máy đo EMF
Bất kể bạn là ai hay bạn đang làm gì, nếu bạn quan tâm đến sự nguy hiểm của bức xạ EMF hoặc 5G, thì bạn cần phải có một máy đo EMF. Máy đo EMF chất lượng không chỉ cho phép bạn đo mức phơi nhiễm bức xạ xung quanh bạn mà còn cho biết liệu các cách bạn đang thực hiện để bảo vệ bản thân có thực sự hiệu quả hay không.
Ví dụ: giả sử bạn có một công tơ trong nhà và bạn muốn che chắn cho chính mình. Bạn mua một tấm chắn dùng cho đồng hồ thông minh chất lượng, nhưng không chắc chắn liệu nó có thực sự làm giảm bức xạ trong nhà bạn hay không. Một máy đo EMF tốt có thể cho bạn biết điều đó.
Có vô số cách mà bạn có thể sử dụng máy đo EMF để tìm hiểu về các rủi ro phơi nhiễm trong nhà, khu phố hoặc nơi làm việc. Bạn không chỉ biết chỉ số bức xạ mà còn biết mình đang tiếp xúc với loại bức xạ nào. Một máy đo EMF tốt cũng là người bạn tin cậy của bạn khi đo lường khả năng triển khai 5G trong khu vực lân cận hay nơi bạn sống.
Vấn đề là hiện nay hầu hết các máy đo EMF và RF trên thị trường được thiết kế để đo các đầu ra hiện tại của RF trong dải tần dưới 8GHz. Khi nói đến 5G, nó đang được thử nghiệm chủ yếu ở 2 phạm vi:
- Dưới 6GHz
- Từ 30-300 GHz
Hiện tại, không có loại đồng hồ đo được bán công khai nào có thể đo ở cả 2 phạm vi này, vì vậy chúng ta chỉ có thể sử dụng loại tốt nhất hiện có.
Trifield TF2 là máy tôi đề xuất, bạn có thể mua trên Amazon. Ít nhất tại thời điểm tôi viết bài này, Trifield TF2 có thể đo tất cả các ăng-ten 5G hiện được lắp đặt vì tất cả chúng đều sử dụng dải tần thấp hơn. Điều này có thể sẽ không phải luôn luôn như vậy. Đây là những gì trên trang web của Trifield nói:
Chế độ TF2 RF phủ sóng đến 6GHz. Tất cả 5G hiện tại được triển khai ở Mỹ đều nằm trong dải tần này (trên thực tế, tất cả đều dưới 5GHz). Tuy nhiên, trong vài năm tới, việc triển khai thương mại 5G ở băng tần cao hơn sẽ được thực hiện, một bước nhảy vọt lên đến 28GHz có thể bắt đầu. Hiện tại, không có máy đo RF nào trên thị trường có khả năng phát hiện đồng thời dải tần cao này và các tần số thấp hơn. Hiện vẫn chưa rõ liệu băng tần 28 GHz có được triển khai rộng rãi hay không, vì có nhiều vấn đề. Nguyên nhân chính trong số các vấn đề chính là việc 28GHz rất kém trong việc thâm nhập vào bên trong các tòa nhà hoặc thậm chí qua cửa sổ. Ngoài ra nó thường phải có tầm nhìn thẳng (LOS – Light-on-sight).
Máy đo này cũng thực sự dễ sử dụng và là một công cụ mà bạn có thể mang theo người mọi lúc. Nó được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này lựa chọn và bản thân tôi cũng sử dụng khi kiểm tra mức độ phơi nhiễm RF một cách nghiêm ngặt. Tuy nhiên, bất kể bạn chọn loại máy đo nào, chỉ cần đảm bảo rằng nó có thể đo bức xạ RF chứ không chỉ đơn giản là từ tính và điện từ như một số loại rẻ tiền hơn.
Hãy nhớ rằng bức xạ EMF bao gồm Điện trường (electric field), Từ trường (magnetic field) và bức xạ Tần số vô tuyến (radiofrequency radiation). Và khi nói đến 5G, chúng ta chỉ quan tâm đến bức xạ tần số vô tuyến (RF).
Đó là cách tốt nhất đầu tiên bạn có thể làm, tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu đến những cách sẽ giúp chúng ta chuẩn bị và chống lại bức xạ 5G bằng cách giảm mức phơi nhiễm tích lũy của chúng ta hàng ngày.
2. Sở hữu một vỏ điện thoại di động bảo vệ khỏi EMF chất lượng
Tôi đã phải liệt kê điều này bởi vì nó rất quan trọng. Có rất nhiều sản phẩm tuyệt vời trên thị trường mà tôi giới thiệu, nhưng có lẽ không có sản phẩm nào bảo vệ bạn khỏi những nguy cơ sắp tới mà 5G mang đến hơn là một vỏ điện thoại chất lượng. Bất kể các tháp di động nhỏ mới sẽ mạnh đến mức nào, hoặc chúng sẽ gần ta ra sao, thì điện thoại di động và các lựa chọn của chúng ta sẽ là thứ khuếch đại mối nguy hiểm.
Điện thoại di động là một trong những nguồn bức xạ EMF phổ biến nhất vì sức mạnh và sự gần gũi của chúng với cơ thể chúng ta. Một chiếc ốp lưng tốt sẽ bảo vệ não và cơ thể bạn khỏi phần lớn bức xạ này. Vì vậy, ngay khi điện thoại của bạn được kết nối 5G trong tương lai, sẽ nhận và phát ra nhiều bức xạ hơn, não của bạn sẽ vẫn được bảo vệ như cũ.
Bất kể các tháp di động nhỏ mới sẽ mạnh đến mức nào, hoặc chúng sẽ gần chúng ta đến mức nào, hoặc mạng mới này sẽ mạnh đến mức nào, thì điện thoại di động và các lựa chọn của chúng ta sẽ là thứ khuếch đại mối nguy hiểm.
Tất nhiên, tốt nhất vẫn là sử dụng điện thoại di động của bạn ít hơn, mua một cặp tai nghe Airtube, sử dụng loa ngoài và chế độ trên máy bay đều là những chiến lược quan trọng. Tuy nhiên, khi chúng ta kết nối nhiều hơn mỗi ngày, việc có điện thoại di động là một yêu cầu bắt buộc, và vì thế những phụ kiện bảo vệ là điều vô cùng quan trọng cấp thiết.
Cá nhân tôi đang sử dụng (và luôn khuyên dùng) những sản phẩm từ Defendershield. Đó là những sản phẩm chúng tôi thực sự trải nghiệm và chúng đến từ một công ty mà chúng tôi tin tưởng. Tuy nhiên, cũng vẫn sẽ có những sản phẩm chất lượng khác trên thị trường, chỉ cần bạn nghiên cứu kỹ và mua sản phẩm từ một thương hiệu có uy tín.
Những cách khác có thể giúp giảm tiếp xúc với bức xa EMF
Sẽ có những bài đăng chi tiết hơn về những cách này, tuy nhiên, dưới đây là một số mẹo hay nhất để giúp giảm bức xạ EMF, một cách ngắn gọn. Tôi sẽ viết chi tiết trong những bài viết sau.
- Nếu bạn có một cục phát wifi? Hãy tắt nó khi đi ngủ, hoặc sử dụng các bộ hẹn giờ để làm điều đó.
- Bạn có Thông-minh-kế (smart meters/ hay công tơ điện), những thứ giúp thông báo mức độ tiêu thụ các thiết bị trong nhà? Những thứ này tạo ra một lượng lớn bức xạ EMF, hãy thử liên hệ với công ty cung cấp thiết bị cho bạn để hỏi về việc lắp đặt một đồng hồ đo analog an toàn hơn.
- Tắt điện thoại di động của bạn vào ban đêm, nếu bạn sử dụng điện thoại làm đồng hồ báo thức, hãy nhớ đặt điện thoại ở chế độ máy bay để hạn chế lượng bức xạ mà điện thoại tạo ra.
- Khi sử dụng điện thoại di động, hãy dùng loa ngoài hoặc sử dụng một cặp tai nghe. Tốt hơn nữa thì hãy sử dụng một cặp tai nghe ống khí (air-tube-headphones).
- Bất cứ khi nào có thể, hãy sử dụng cáp ethernet với máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn thay vì wifi.
- Đừng để điện thoại trong túi, bức xạ gần cơ thể bạn có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe.
- Có em bé trong nhà? Cân nhắc sử dụng thiết bị theo dõi trẻ em có dây thay vì các phiên bản không dây hoặc màn hình theo dõi phổ biến.
- Bất cứ khi nào có thể, hãy thay thế không dây bằng có dây. Từ điện thoại, máy tính bảng đến máy tính, có dây hầu như luôn là phương pháp giảm bức xạ.
Những bài viết chi tiết từng phần sẽ được tiếp tục dịch và cập nhật.
Rất xin lỗi vì những phần dịch chưa chuẩn xác về các kiến thức vật lý hay kỹ thuật chuyên ngành.
Trân trọng và hy vọng những thông tin này sẽ phần nào hữu ích.
Tác giả Christian @ EMF Academy . Chuyển dịch/Tóm tắt: Gaia Moon
Điều thực sự hủy hoại một đứa trẻ không phải là TV, trò chơi điện tử hay điện thoại di động mà chính là là sự vô kỷ luật và thiếu giáo dục của cha mẹ.
1) Chuyện một đứa trẻ Cách đây một thời gian, tôi đến nhà một người bạn với tư cách là khách được mời. Khi đến giờ ăn, con trai học lớp hai của bạn tôi không chịu ra ngoài, nhạc nền của những đoạn video ngắn từ phòng nó thỉnh thoảng phát ra. Thấy vậy, bạn tôi cười ngượng nghịu nói:
"Đừng lo lắng cho nó, chúng ta ăn cơm trước đi”.
Bà của đứa trẻ không ngạc nhiên, bà vừa lấy thức ăn cho cháu vào một cái bát nhỏ, vừa giải thích với tôi:
“Thằng bé này bình thường rất ngoan, nhưng một khi nó nghịch điện thoại di động thì nó như một người khác hẳn. Nó không thích bị quấy rầy, càng không cho phép ai ở bên cạnh nói chuyện. Nếu như lúc này ai dám động đến điện thoại di động của nó, nó thật sự sẽ liều mạng đến điên cuồng để giành lại...".
Cuối cùng, bà của đứa trẻ thở dài:
"Thật là một đứa trẻ ngoan, chỉ là điện thoại di động sẽ làm hỏng cả đời nó. Nếu như vào thời của chúng ta, thì đâu có gặp vấn đề như vậy”.
Vẻ bất lực trên khuôn mặt của gia đình bạn tôi làm tôi nhớ đến một đoạn văn mà tôi đã xem trên Internet trước đây:
"Ba mươi năm trước, mọi người thốt lên rằng nhạc pop sẽ hủy diệt thế hệ tiếp theo; Hai mươi năm trước, mọi người thốt lên rằng các chương trình truyền hình sẽ hủy hoại thế hệ tiếp theo; Mười năm trước, mọi người thốt lên rằng máy tính và game sẽ hủy hoại thế hệ tiếp theo; Bây giờ, mọi người bắt đầu thốt lên rằng điện thoại di động sẽ hủy diệt thế hệ tiếp theo...". Tôi phải thừa nhận rằng trong thời đại ngày nay, cách nhanh nhất để hủy hoại một đứa trẻ là ném cho nó một chiếc điện thoại di động.
2. Cái giá của việc nghiện điện thoại di động đáng sợ hơn nhiều so với tưởng tượng của cha mẹ.
Người sáng lập ứng dụng "igetget" La Chấn Vũ từng tiết lộ: "Vinh quang của vương giả cần 10 phút để khiến mọi người cảm thấy phấn khích, trò chơi ‘ăn thịt gà’ cần trong ba phút và các video ngắn chỉ cần 1 phút đã khiến người ta phấn khích”.
Đằng sau những sản phẩm này thường có một đội ngũ R&D (nghiên cứu và phát triển) hùng hậu. Họ nắm rất rõ tâm lý người dùng và biết cách kích thích các giác quan khiến người ta mê đắm không thể dừng lại.
Về vấn đề này, người lớn thường khó cưỡng lại chứ đừng nói đến những đứa trẻ còn non nớt.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Trẻ tiếp xúc với điện thoại di động trong thời gian dài không chỉ bị hủy hoại khả năng diễn đạt ngôn ngữ, khả năng tư duy logic, khả năng tập trung mà thậm chí não bộ của trẻ cũng bị tổn thương không thể phục hồi.
Có một bức ảnh gây sốc như vậy:
Bên trái là não của một đứa trẻ không tiếp xúc nhiều với điện thoại di động, với hình não tròn đầy và các đường nét rõ ràng; bên phải là não của một đứa trẻ đã nghiện điện thoại di động, nó gần như teo tóp lại thành một quả óc chó.
Không chỉ vậy, ánh sáng xanh do màn hình phát ra còn có thể gây tổn thương tế bào não và gây lão hóa, biến đổi bệnh lý trong cơ thể. Nó thậm chí có thể gây ra các vấn đề như mất trí nhớ và rối loạn giấc ngủ.
Cách đây không lâu, vào sáng sớm ngày 31/1, tại một bệnh viện ở Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc, một bác sĩ đang trực đã phát hiện một bé gái đang nằm cùng giường với mình đột nhiên ngất xỉu.
Mặc dù sau khi được giải cứu, cô bé đã qua cơn nguy kịch. Nhưng điều mà mọi người không ngờ tới là nguyên nhân khiến bé gái ngất xỉu là do bé đã không ngủ trong suốt 81 giờ để chơi điện thoại!
Gián tiếp giết con chỉ vì dùng điện thoại trong lúc chăm trẻ
3. Vô số ước mơ của trẻ em đã bị điện thoại cướp mất
Trước đó, Hoa Kỳ đã mở cuộc điều tra: Các nhà khoa học đã theo dõi và khảo sát 100 trẻ em, 50 em trong số đó thường xuyên chơi với điện thoại di động và 50 em còn lại hiếm khi tiếp cận với điện thoại di động.
Không ngờ mười năm sau, sự thay đổi của bọn trẻ thật kinh hoàng: Trong số những đứa trẻ hay chơi điện thoại di động, chỉ có 2 đứa được nhận vào đại học.
Trong số những đứa trẻ không có điện thoại di động, tất cả đều vào đại học và 16 người trong số họ nhận được học bổng toàn phần.
Vâng! Chát, game, xem video ngắn... Chơi trên điện thoại di động thực sự thoải mái, nhưng cũng thực sự có hại.
Trước đây có một thời gian tôi đã từng đến một cửa hàng tiện lợi để mua đồ ăn tối.
Theo thời gian, tôi gặp nhân viên bán hàng ở đó, một cô gái 19 tuổi.
Cô ấy nói với tôi rằng khi cô ấy học trung học cơ sở, điểm số của cô ấy rất tốt. Cô luôn luôn tin tưởng mình sẽ vào đại học
Cho đến năm thứ hai trung học phổ thông, một người họ hàng đưa cho cô một chiếc điện thoại thông minh, vốn là để tiện liên lạc với gia đình, nhưng cô lại mê game và trở nên mất kiểm soát.
Cô trở nên đãng trí trong giờ học, không làm bài tập tốt khi về nhà và không thèm ôn tập khi đến kỳ thi.
Cuối cùng, cô đã trượt kỳ thi tuyển sinh đại học mà cô luôn mong đợi.
Cô không còn cách nào khác là phải ra ngoài làm việc vì gia đình không khá giả, cô ngậm ngùi nói: “Đây là điều mà cả đời tôi không thể buông bỏ, chỉ cần nghĩ đến kỳ thi tuyển sinh đại học, tôi lại cảm thấy rất buồn.
Nhưng trách ai được, tất cả là lỗi của tôi, không thấy được rằng đằng sau sự sung sướng, buông thả nhất thời là một hố sâu đau đớn đang rình rập…”.
Hối tiếc lớn nhất trên thế giới không phải là "Tôi không thể", mà là "Tôi có thể".
Vì vậy, cha mẹ phải hiểu: Mỗi ngày “ngơ ngẩn” mà đứa trẻ trải qua bây giờ là khúc dạo đầu cho những giấc mơ tan vỡ của nó và là cú trượt dẫn đến một cuộc sống tầm thường trong tương lai.
Hôm nay bạn cho nó tự do và vui vẻ để chơi với điện thoại di động, nhưng ngày mai nó sẽ trở thành nguồn gốc của nỗi đau và sự hối tiếc.
4. Chỉ có cha mẹ mới là bức tường ngăn cách giữa trẻ em với điện thoại di động
Vào các ngày trong tuần, tôi thường thấy các thông báo như thế này ở chế độ nền:
"Trẻ con thích nghịch điện thoại, cha mẹ đánh mắng cũng vô ích!".
"Không biết đã ném điện thoại bao nhiêu lần, nhưng đứa nhỏ vẫn như vậy, chỉ cần không có người lớn ở bên cạnh, nó sẽ lại bắt đầu chơi...".
Tuy nhiên, tác hại của điện thoại di động đối với trẻ em có thể tránh được.
Nhà văn Liu Na kể lại câu chuyện của cô và con trai:
Khi con trai cô còn nhỏ, nó thích nghịch điện thoại di động một thời gian và thường trốn một mình trong phòng và nói chuyện với trợ lý giọng nói trên điện thoại di động.
Cho đến một ngày, Liu Na cưỡng đoạt điện thoại của con trai, nói với cậu rằng nghịch điện thoại sẽ làm đau mắt cậu.
Nhưng cậu con trai đã khóc và vặn lại:
“Mẹ, điện thoại di động so với mẹ tốt hơn nhiều, mẹ chỉ biết viết bản thảo, con muốn cùng mẹ nói chuyện nhưng mẹ đều không thèm để ý tới con, nhưng bất cứ điều gì con nói với điện thoại, nó đều trả lời”.
Cũng tại thời điểm này, Liu Na nhận ra: Trong nhiều trường hợp, không phải điện thoại di động cướp đi con cái chúng ta mà chính chúng ta đã đẩy con mình đến với điện thoại di động.
Có một thống kê cho thấy: Thời gian sử dụng điện thoại di động của người Trung Quốc đứng thứ hai thế giới, trung bình khoảng 3 giờ mỗi ngày.
5. Trong cuộc sống, nhiều bậc cha mẹ không thể đặt điện thoại di động xuống.
Hàng ngày đi làm về, mắt vẫn dán vào màn hình, miệng nói “yêu con”, nhưng những gì cha mẹ dành cho con là sự lơ là, chiếu lệ.
Cho đến một ngày, khi muốn con mình tránh xa điện thoại di động, họ phát hiện ra rằng những đứa trẻ đã bị đầu độc bởi điện thoại di động và ăn sâu vào xương tủy.
Chúng ta luôn nói với con cái mình sự thật, nhưng lại quên: Trẻ em không vâng lời người lớn, chúng chỉ bắt chước người lớn mà thôi.
Trong nhiều trường hợp, chính sự thiếu giáo dục và đồng hành đã “gieo mầm” cho những đứa trẻ nghiện điện thoại di động.
Cha mẹ chính là bức tường chắn giữa con với điện thoại.
6. Đặt điện thoại xuống là kỷ luật tự giác cơ bản nhất của cha mẹ
Một hiệu trưởng của một trường trung học nổi tiếng đã nói: “Cho dù công việc của cha mẹ có khó khăn và phức tạp đến đâu, hãy nhớ rằng còn có một công việc khác khó khăn và phức tạp hơn đang chờ bạn, đó là nuôi dạy con cái”.
Khi phát hiện một đứa trẻ nghiện điện thoại di động, cha mẹ cần phải cố gắng giữ bình tĩnh và lý trí thì mới có thể xử lý được tốt.
Để trẻ tránh xa “rác rưởi” từ điện thoại và trở lên vui vẻ, cha mẹ phải bảo vệ ba tuyến phòng thủ sau:
- Tuyến phòng thủ đầu tiên: Quan tâm trẻ bằng tình yêu và sự đồng hành trong thực tế
Là cha mẹ, chúng ta cần nhận ra một sự thật: Ngày nay, những đứa trẻ lớn lên trong bê tông cốt thép và màn hình điện tử sẽ cô đơn hơn chúng ta khi còn nhỏ rất nhiều.
Các em không phải lo việc ăn uống nhưng lại thiếu cha mẹ bầu bạn, thiếu bạn bè để vui chơi, chỉ biết tìm kiếm cảm giác được quan tâm, được thỏa mãn, được khẳng định trong thế giới ảo.
Điện thoại di động và game đã trở thành cứu cánh cho những đứa trẻ khi chúng cô đơn.
Do đó, để giữ cho trẻ em tránh xa điện thoại di động, cha mẹ có thể dành một chút thời gian mỗi ngày với con cái của mình và trở thành đối tác phát triển của chúng.
Hãy đưa chúng đi leo núi và chơi các môn thể thao. Nếu có thời gian, hãy cùng con đi du lịch khắp nơi.
Hãy lắng nghe những đứa trẻ nói về những niềm vui và khó khăn của chúng.
Hãy để trẻ em trở về thực tại với tình yêu thương và sự đồng hành, đồng thời truyền sự quan tâm và sức sống vào trái tim chúng.
- Tuyến phòng thủ thứ hai: Dùng các quy tắc và sức mạnh hình mẫu để dẫn dắt trẻ
Giáo viên đứng lớp nổi tiếng Wang Jinzhan của Trung Quốc từng dẫn dắt một lớp gồm 55 học sinh, cuối cùng có 37 học sinh trúng tuyển vào Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh, 10 học sinh trúng tuyển vào các trường đại học nổi tiếng thế giới như Cambridge, Oxford và Yale. Số còn lại cũng trúng tuyển vào các trường mà họ lựa chọn.
Chìa khóa trong giáo dục của anh ấy là làm gương và không áp dụng "tiêu chuẩn kép" khi thực hiện các quy tắc.
Khi con gái anh học năm cuối trung học, phương thức giải trí của hầu hết các gia đình là xem TV.
Nhưng anh đã thỏa thuận với con gái rằng cả nhà sẽ không xem TV trong năm thứ ba trung học của con, đồng thời niêm phong TV, nói rằng con sẽ không thể "mở" cho đến khi con được nhận vào một trường đại học.
Vào ngày đầu tiên của năm mới, con gái đã thảo luận với Wang Jinzhan, nói rằng cô muốn học bài trong văn phòng của cha mình và để mẹ có thể xem Gala Lễ hội mùa xuân ở nhà.
Thế là cả hai mang mấy gói mì đi, đến cơ quan thì con gái ôn bài, cha thì viết sách, bận rộn đến 11 giờ khuya mới về, bầu trời đầy pháo hoa.
Nhiều năm sau, cô con gái được nhận vào Đại học Bắc Kinh nói với cha mình:
“Lễ hội mùa xuân đó là lễ hội mùa xuân đáng nhớ và trọn vẹn nhất trong cuộc đời con trong 17 năm qua”.
Tương tự như vậy, cách tốt nhất để trẻ em bỏ điện thoại di động là bố mẹ ít chơi với điện thoại di động, tốt nhất là không chơi gì cả.
Trong một gia đình, cha mẹ như thế nào quan trọng hơn nhiều so với những gì họ làm cho con cái.
Lời nói và việc làm của cha mẹ là thước đo tốt nhất cho sự trưởng thành của con cái.
- Tuyến phòng thủ thứ ba: Đón nhận con cái với sự kiên nhẫn và trí tuệ
Điều gì sẽ xảy ra nếu những đứa trẻ của chúng ta đã nghiện thú vui từ điện thoại?
Về vấn đề này, người dẫn chương trình Ni Ping đã đưa ra câu trả lời của riêng mình:
Con trai cô không muốn đến trường trong một thời gian vì nó bị ám ảnh bởi trò chơi, Ni Ping nói: "Được rồi, nếu con đã không muốn đến trường thì con cứ chơi game ở nhà”.
Lúc đầu, cậu con trai rất vui vẻ, chơi game đến nỗi không ăn, không ngủ.
Mặc dù Ni Ping rất lo lắng nhưng cô ấy biết rằng một khi cô ấy can thiệp quá mức, việc này sẽ thất bại.
Không ngờ vài ngày sau, con trai cô cảm thấy chán và nói muốn đi học lại.
Sau này, mặc dù con trai cô vẫn chơi game nhưng không còn nghiện nữa.
Khi một đứa trẻ nghiện game, điều quan trọng là học cách chấp nhận đứa trẻ hơn là đàn áp, kiểm soát hay đánh đập nó và cùng nó tìm ra chế độ phù hợp nhất giữa học tập và giải trí.
Đồng sáng lập Apple Steve Jobs đã từng nói: "Trong 30 năm đầu tiên của cuộc đời, bạn hình thành thói quen; trong 30 năm sau, thói quen định hình con người bạn”.
Vì vậy, ông không bao giờ cho con dùng iPad, lúc rảnh rỗi sẽ cùng con trồng hoa, làm việc nhà, chăm thú cưng.
Điều thực sự hủy hoại một đứa trẻ không phải là TV, trò chơi điện tử hay điện thoại di động mà chính là là sự vô kỷ luật và thiếu giáo dục của cha mẹ.
Nhiều bậc cha mẹ than thở rằng con cái họ không biết làm gì nếu không có điện thoại di động, mà quên rằng giáo dục mới là phương pháp hiệu quả nhất.
Những bậc cha mẹ ghét con cái chơi điện thoại di động thực ra là họ đang tự ghét chính bản thân mình.
Các bậc cha mẹ có tri thức, thuộc giới chủ lưu đã biết cách đặt điện thoại di động xuống, làm gương và đưa giáo dục vào cuộc sống hàng ngày, họ thường nhắc nhở con cái mình rằng:
“Không có hạnh phúc nào thú vị hơn là được tự do làm chủ cuộc đời mình và không có sức mạnh nào mạnh mẽ hơn kỷ luật tự giác và sự kiên trì”.
Nguồn: net (Aboluowang).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét